Nghị định thư kyoto của công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

pdf
Số trang Nghị định thư kyoto của công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 33 Cỡ tệp Nghị định thư kyoto của công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 468 KB Lượt tải Nghị định thư kyoto của công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 3 Lượt đọc Nghị định thư kyoto của công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 87
Đánh giá Nghị định thư kyoto của công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 33 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nghị định thư kyoto của công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Kyoto protocol to the united nations framework convention on climate change 1 Lời nói đầu Hiện tượng biến đổi khí hậu có nguồn gốc từ việc phát thải quá mức khí nhà kính do các hoạt động kinh tế xã hội của con người vào khí quyển. Nhằm ngăn chặn những hiểm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil tháng 6 năm 1992, 155 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Mục tiêu của Công ước là nhằm "ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu". Thực hiện các cam kết trong Công ước sẽ là vận hội để chúng ta bảo vệ hệ thống khí hậu trên trái đất. Để có thể triển khai thực hiện Công ước, tại Hội nghị các Bên lần thứ 3 tổ chức vào tháng 12 năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã được đệ trình. Cho đến nay (12/2000) Nghị định thư Kyoto đang được các Bên tiếp tục xem xét, đàm phán phê chuẩn. Để có tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, tìm hiểu điều ước quốc tế về vấn đề biến đổi khí hậu - một vấn đề mang tính thời sự hiện nay, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức dịch và in tái bản Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu bằng tiếng Việt . Việc dịch thuật có thể còn có những thiếu sót, chúng tôi mong bạn đọc đóng góp ý kiến để sửa chữa, hoàn thiện. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Vụ hợp tác quốc tế Bộ tài nguyên và môi trường 2 Cùng bạn đọc Các Điều của Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu không có tiêu đề; các tiêu đề dưới đây chỉ nhằm mục đích giúp bạn đọc trong tra cứu. Phần mở đầu 1. Các định nghĩa 2. Các chính sách và biện pháp 3. Các cam kết hạn chế và giảm phát thải theo định lượng 4. Việc cùng nhau hoàn thành các cam kết 5. Các vấn đề phương pháp 6. Việc chuyển giao và tiếp nhận các đơn vị giảm phát thải (cùng thực hiện) 7. Thông báo các thông tin 8. Duyệt lại thông tin 9. Duyệt lại Nghị định thư 10. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết hiện có 11. Cơ chế tài chính 12. Cơ chế phát triển sạch 13. Hội nghị các Bên phục vụ như là cuộc họp của các Bên của Nghị định thư 14. Ban thư ký 15. Các cơ quan bổ trợ 16. Quá trình tư vấn đa phương 17. Mua bán quyền phát thải 18. Việc không tuân thủ 19. Dàn xếp bất đồng 20. Các sửa đổi 21. Chấp nhận và sửa đổi các phụ lục 22. Quyền bầu phiếu 23. Người lưu trữ 24. Ký và phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập 25. Việc có hiệu lực 26. Các bảo lưu 27. Việc rút khỏi Nghị định thư 3 28. Các văn bản xác thực Phụ lục A: Các khí nhà kính và phân loại lĩnh vực/nguồn Phụ lục B: Các cam kết hạn chế hoặc giảm phát thải theo định lượng của các Bên Nghị quyết của Cuộc họp các Bên không thuộc văn kiện Nghị định thư Kyoto nhưng được đưa vào để cung cấp những thông tin cần thiết cho việc chấp thuận và thi hành Nghị định thư Nghị quyết 1/CP.3: Việc chấp thuận Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu Nghị quyết 2/CP.3: Các vấn đề phương pháp liên quan tới Nghị định thư Kyoto Nghị quyết 3/CP.3: Việc thi hành Điều 4, mục 8 và 9 của Công ước Bảng về tổng lượng các phát thải carbon dioxide của các Bên thuộc Phụ lục I năm 1990, nhằm các mục đích của Điều 5 của Nghị định thư Kyoto. 4 nghị định thư kyoto của Công ước khung liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Dịch từ nguyên bản tiếng Anh) Các bên của Nghị định thư này, Là các Bên của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), dưới đây gọi tắt là “Công ước“, Theo đuổi mục tiêu cuối cùng của Công ước như đã nêu ở Điều 2, Nhắc lại những điều khoản của Công ước, Được định hướng theo Điều 3 của Công ước, Tuân thủ Cam kết Berlin được thông qua bởi nghị quyết 1/CP.1 của Hội nghị các Bên của Công ước tại khoá họp thứ nhất, Đã thoả thuận như sau: Điều 1 Để phục vụ các mục đích của Nghị định thư này, sẽ áp dụng những định nghĩa trong Điều 1 của Công ước. Ngoài ra: 1. “Hội nghị các Bên“ là cuộc họp các Bên của Công ước. 2. “Công ước“ là Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, được thông qua ở New York ngày 9 tháng 5 năm 1992. 3. “Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu“ (IPCC) là Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu được thành lập năm 1988 bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc. 4. "Nghị định thư Montreal“ là Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, được thông qua ở Montreal ngày 16 tháng 9 năm 1987 và đã được sửa đổi và bổ sung sau đó. 5. “Các Bên có mặt và bỏ phiếu“ là các Bên có mặt và bỏ phiếu khẳng định hay phủ định. 6. Trừ phi có chỉ định khác trong ngữ cảnh, “Bên“ có nghĩa là một Bên của Nghị định thư này. 7. “Bên thuộc Phụ lục I” là một Bên thuộc Phụ lục I của Công ước, có thể được sửa đổi, hoặc một Bên đã thông báo theo Điều 4, khoản 2(g) của Công ước. Điều 2 5 1. Mỗi Bên thuộc Phụ lục I, trong quá trình đạt tới những cam kết hạn chế và giảm phát thải định lượng theo Điều 3, nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững, sẽ: a) Thực hiện và/hoặc tiếp tục hoàn thiện các chính sách và biện pháp phù hợp với tình hình trong nước mình như: i) Nâng cao hiệu suất năng lượng trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế quốc dân; ii) Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và bể hấp thụ các khí nhà kính không bị kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, có tính đến những cam kết theo các hiệp định môi trường quốc tế liên quan; đẩy mạnh các công tác quản lý rừng bền vững, trồng rừng và khôi phục rừng; iii) Đẩy mạnh các phương thức canh tác nông nghiệp bền vững xét về mặt biến đổi khí hậu; iv) Nghiên cứu và đẩy mạnh, phát triển và tăng cường sử dụng các dạng năng lượng mới và tái tạo được, các công nghệ thu hồi carbon dioxide và các công nghệ tiên tiến và sáng tạo lành mạnh cho môi trường; v) Giảm dần hoặc loại trừ dần những sai lệch của thị trường, những khuyến khích về tài chính, miễn trừ thuế và các trợ giá trong mọi lĩnh vực phát thải khí nhà kính đi ngược lại mục tiêu của Công ước và việc áp dụng các công cụ thị trường; vi) Khuyến khích các cải cách phù hợp trong các lĩnh vực thích hợp nhằm tăng cường các chính sách và biện pháp hạn chế hoặc giảm phát thải các khí nhà kính không bị kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal; vii)Các biện pháp hạn chế và/hoặc giảm phát thải các khí nhà kính không bị kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal trong lĩnh vực vận tải; viii)Hạn chế và/ hoặc giảm phát thải mêtan thông qua thu hồi và sử dụng trong quản lý chất thải, cũng như trong sản xuất, truyền tải và phân phối năng lượng; b)Hợp tác với các Bên khác nhằm tăng cường tính hiệu quả đơn lẻ và hỗn hợp của các chính sách và biện pháp của mình được thông qua theo Điều này, căn cứ vào Điều 4, mục 2(e)(i), của Công ước. ở đây, các Bên này sẽ tiến hành các bước để trao đổi kinh nghiệm và thông tin về các chính sách và biện pháp đó, bao gồm việc triển khai các cách nhằm nâng cao khả năng so sánh, tính minh bạch và hiệu quả. Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này, tại khoá họp đầu tiên hoặc ngay khi có thể thực hiện sau đó, sẽ xem xét các phương thức để tạo điều kiện cho sự hợp tác như vậy, có tính đến mọi thông tin liên quan. 2. Các Bên thuộc Phụ lục I sẽ tiến hành việc hạn chế hoặc giảm phát thải các khí nhà kính không bị kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, từ các bể chứa nhiên liệu của 6 ngành hàng không và trên các tàu biển, hoạt động thông qua Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế và Tổ chức Hàng hải Quốc tế tương ứng. 3. Các Bên thuộc Phụ lục I sẽ phấn đấu thực hiện các chính sách và biện pháp thuộc Điều này theo phương thức nhằm giảm tối thiểu các tác động có hại, bao gồm các ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, các ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, và các tác động về xã hội, môi trường và kinh tế đối với các Bên khác, đặc biệt các Bên là nước đang phát triển và nhất là các Bên được xác định trong Điều 4, mục 8 và 9 của Công ước, có tính đến Điều 3 của Công ước. Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này có thể có hành động tiếp, thích hợp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các khoản của mục này. 4. Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này, nếu quyết định rằng sẽ có lợi khi điều phối bất kỳ chính sách và biện pháp trong mục 1(a) nói trên, có tính đến các tình trạng khác nhau của các quốc gia và các ảnh hưởng tiềm tàng, sẽ xem xét các đường lối và biện pháp để hoàn thiện việc điều phối các chính sách và biện pháp như vậy. Điều 3 1. Các Bên thuộc Phụ lục I, đơn phương hoặc phối hợp, sẽ bảo đảm rằng toàn bộ các phát thải khí nhà kính tương đương carbon dioxide do con người gây ra, được liệt kê trong Phụ lục A không vượt quá lượng đã định của mình, được tính theo các cam kết hạn chế và giảm phát thải định lượng đã ghi trong Phụ lục B và phù hợp với các khoản của Điều này, với mục đích giảm tổng lượng phát thải của các khí đó ít nhất 5 phần trăm dưới mức năm 1990 trong thời kỳ cam kết từ 2008 đến 2012. 2. Mỗi Bên thuộc Phụ lục I vào năm 2005 phải có những tiến bộ rõ ràng trong việc đạt được những cam kết theo Nghị định thư này. 3. Những thay đổi cuối cùng về sự phát thải khí nhà kính từ các nguồn và sự thủ tiêu bởi các bể hấp thụ do kết quả của thay đổi sử dụng đất do con người trực tiếp gây ra và các hoạt động về lâm nghiệp, chỉ tính tới việc trồng rừng, khôi phục rừng và phá rừng từ năm 1990, được tính như những thay đổi có thể xác minh được về tổng lượng carbon trong mỗi thời kỳ cam kết, sẽ được sử dụng để đáp ứng những cam kết theo Điều này của mỗi Bên thuộc Phụ lục I. Sự phát thải khí nhà kính từ các nguồn và sự thủ tiêu bởi các bể hấp thụ đi đôi với những hoạt động đó sẽ được báo cáo một cách minh bạch, xác minh được và được duyệt lại phù hợp với Điều 7 và 8. 4. Trước khoá họp đầu tiên của hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này, mỗi Bên thuộc Phụ lục I sẽ cung cấp cho Ban Bổ trợ về Tư vấn Khoa học và Công nghệ xem xét các số liệu nhằm thiết lập mức tổng lượng carbon của mình trong năm 1990 và để tạo điều kiện đánh giá về những thay đổi của mình về tổng lượng carbon trong những năm tiếp theo. Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này, tại khoá họp đầu tiên hoặc ngay khi có thể thực 7 hiện được sau đó, sẽ quyết định về các phương thức, qui tắc và các hướng dẫn về việc các hoạt động do con người gây ra thêm, liên quan tới những thay đổi về sự phát thải khí nhà kính từ các nguồn và sự thủ tiêu bởi các bể hấp thụ trong đất nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất và các thể loại lâm nghiệp, sẽ được tính thêm vào hoặc trừ đi ra sao từ tổng lượng đã chỉ định cho các Bên thuộc Phụ lục I, có tính đến những sự không chắc chắn, sự minh bạch trong báo cáo, kiểm chứng, Công tác về phương pháp của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, tư vấn của Ban Bổ trợ về Tư vấn Khoa học và Công nghệ theo Điều 5 và những nghị quyết của Hội nghị các Bên. Một nghị quyết như vậy sẽ áp dụng trong các thời kỳ cam kết thứ hai và tiếp theo đó. Một Bên có thể chọn áp dụng một nghị quyết như vậy đối với những hoạt động do con người gây ra thêm cho thời kỳ cam kết đầu tiên của mình, miễn là những hoạt động đó diễn ra từ năm 1990. 5. Các Bên thuộc Phụ lục I đang trải qua quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường mà năm hoặc thời kỳ cơ sở đã được thiết lập theo nghị quyết 9/CP.2 của Hội nghị các Bên khoá hai sẽ sử dụng năm hoặc thời kỳ cơ sở đó cho việc thực hiện các cam kết của mình theo Điều này. Bất kỳ Bên nào khác thuộc Phụ lục I, đang trải qua quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường, chưa nộp thông báo quốc gia đầu tiên của mình theo Điều 12 của Công ước cũng có thể thông báo cho Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này của mình dự định sử dụng một năm hoặc thời kỳ cơ sở lịch sử khác với năm 1990 để thực hiện các cam kết của mình theo Điều này. Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này sẽ quyết định về việc chấp thuận thông báo như vậy. 6. Khi xem xét Điều 4, mục 6 của Công ước, về việc thực hiện các cam kết của mình theo Nghị định thư này ngoài những cam kết theo Điều này, Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này sẽ cho phép một mức độ mềm dẻo nhất định đối với các Bên thuộc Phụ lục I đang trải qua quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. 7. Trong thời kỳ cam kết hạn chế và giảm phát thải định lượng đầu tiên, từ năm 2008 đến 2012, lượng chỉ định cho mỗi Bên thuộc Phụ lục I sẽ bằng số phần trăm quy cho Bên đó trong Phụ lục B về tổng lượng phát thải tích luỹ tương đương carbon dioxide do con người gây ra của các khí nhà kính liệt kê trong Phụ lục A năm 1990, hoặc năm hay thời kỳ cơ sở được xác định theo mục 5 trên, nhân với năm. Những Bên thuộc Phụ lục I mà sự thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp tạo thành nguồn phát thải khí nhà kính thuần trong năm 1990 sẽ đưa vào trong năm hoặc thời kỳ cơ sở phát thải năm 1990 của mình tổng lượng phát thải tương đương carbon dioxide do con người gây ra bởi các nguồn trừ đi sự thủ tiêu bởi các bể hấp thụ trong năm 1990 vào thay đổi sử dụng đất nhằm những mục đích tính toán lượng chỉ định của mình. 8. Bất kỳ Bên nào thuộc Phụ lục I có thể sử dụng năm 1995 làm năm cơ sở cho các hydro fluorocarbon, perfluorocarbon and sulphur hexafluoride cho các mục đích tính toán nói đến ở mục 7 trên. 8 9. Những cam kết cho các thời kỳ tiếp theo đối với các Bên thuộc Phụ lục I sẽ được thiết lập trong các sửa đổi của Phụ lục B của Nghị định thư này, sẽ được thông qua phù hợp với các điều khoản của Điều 21, mục 7. Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này sẽ bắt đầu xem xét các cam kết như vậy ít nhất bẩy năm trước khi kết thúc thời kỳ cam kết đầu tiên đề cập tại mục 1 ở trên. 10. Bất kỳ các đơn vị giảm phát thải nào, hoặc bất kỳ phần nào của lượng chỉ định mà một Bên tiếp nhận từ một Bên khác, phù hợp với các khoản của Điều 6 hoặc Điều 17 sẽ được cộng vào lượng chỉ định cho Bên tiếp nhận. 11. Bất kỳ các đơn vị giảm phát thải nào, hoặc bất kỳ phần nào của lượng chỉ định mà một Bên chuyển giao cho một Bên khác, phù hợp với các khoản của Điều 6 hoặc Điều 17 sẽ được trừ khỏi lượng chỉ định cho Bên chuyển giao. 12. Bất kỳ sự giảm phát thải được xác nhận nào mà một Bên tiếp nhận từ một Bên khác phù hợp với các khoản của Điều 12 sẽ được cộng thêm vào lượng chỉ định cho Bên tiếp nhận. 13. Nếu những phát thải của một Bên thuộc Phụ lục I trong một thời kỳ cam kết ít hơn lượng chỉ định của mình theo Điều này, sự chênh lệch đó, theo yêu cầu của Bên đó, được cộng thêm vào lượng chỉ định cho Bên đó trong các thời kỳ cam kết tiếp theo. 14. Mỗi Bên thuộc Phụ lục I sẽ nỗ lực thực hiện các cam kết nêu trong mục 1 nói trên để giảm thiểu các tác động có hại về mặt xã hội, môi trường và kinh tế đối với các Bên nước đang phát triển, đặc biệt các Bên được xác định trong Điều 4, mục 8 và 9 của Công ước. Tuỳ theo các nghị quyết liên quan của Hội nghị các Bên về việc thực hiện các mục đó, Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này, tại khoá đầu tiên, sẽ xem xét những hành động cần thiết để giảm thiểu những tác động có hại của biến đổi khí hậu và/hoặc các tác động của các biện pháp ứng phó đối với các Bên nói tới trong các mục này. Trong các vấn đề được xem xét sẽ có việc thiết lập quĩ, việc bảo hiểm và chuyển giao công nghệ. Điều 4 1. Bất kỳ Bên nào thuộc Phụ lục I đã đạt được một thoả thuận hoàn thành các cam kết của mình theo Điều 3 trên cơ sở phối hợp sẽ được coi như đã đáp ứng các cam kết đó miễn là tổng lượng phối hợp phát thải tích luỹ tương đương carbon dioxide do con người gây ra của các khí nhà kính liệt kê trong Phụ lục A không vượt quá các lượng chỉ định, tính theo các cam kết giảm và hạn chế phát thải định lượng của mình, được ghi trong Phụ lục B và phù hợp với các khoản của Điều 3. Mức phát thải tương ứng được qui cho mỗi Bên của thoả thuận sẽ được nêu trong thoả thuận đó. 2. Các Bên của bất kỳ thoả thuận nào như vậy sẽ thông báo cho Ban thư ký về các khoản thoả thuận vào ngày lưu chiểu các văn bản phê chuẩn, chấp thuận hay tán 9 thành hoặc gia nhập Nghị định thư này. Về phần mình, Ban thư ký sẽ thông báo cho các Bên và những người ký Công ước về các điều khoản của thoả thuận đó. 3. Bất kỳ thoả thuận nào như vậy sẽ vẫn có tác dụng trong thời kỳ cam kết nêu trong Điều 3, mục 7. 4. Nếu các Bên hành động phối hợp thực hiện như vậy trong khuôn khổ và cùng một tổ chức liên kết kinh tế khu vực, bất kỳ sự thay đổi nào trong thành phần của tổ chức sau khi tán thành Nghị định thư này sẽ không ảnh hưởng đến các cam kết đã có theo Nghị định thư. Bất kỳ sự thay đổi nào trong thành phần của tổ chức sẽ chỉ áp dụng cho các mục đích của các cam kết theo Điều 3 được thông qua sau sự thay đổi đó. 5. Trong trường hợp các Bên của thoả thuận đó không đạt được tổng mức giảm phát thải kết hợp, mỗi Bên của thoả thuận đó sẽ chịu trách nhiệm về mức phát thải của mình được xác định trong thoả thuận. 6. Nếu các Bên cùng thực hiện như vậy trong khuôn khổ, của và cùng với, một tổ chức liên kết kinh tế khu vực là một Bên của Nghị định này, mỗi nước thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực đó hành động riêng rẽ và cùng với tổ chức liên kết kinh tế khu vực đó, phù hợp với Điều 24, trong trường hợp không đạt được tổng mức giảm phát thải kết hợp, sẽ chịu trách nhiệm nhiệm về mức phát thải của mình như được thông báo theo Điều này. Điều 5 1. Mỗi Bên thuộc Phụ lục I, không muộn hơn một năm trước khi bắt đầu thời kỳ cam kết đầu tiên, sẽ phải có một hệ thống quốc gia để đánh giá sự phát thải do con người gây ra từ các nguồn và sự thủ tiêu bởi các bể hấp thụ tất cả các khí nhà kính không bị kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal. Các hướng dẫn về các hệ thống quốc gia đó, bao gồm những phương pháp được định rõ trong mục 2 dưới đây, sẽ được quyết định bởi Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này tại khoá họp đầu tiên. 2. Các phương pháp nhằm đánh giá sự phát thải do con người gây ra từ các nguồn và sự thủ tiêu bởi các bể hấp thụ tất cả các khí nhà kính không do Nghị định thư Montreal kiểm soát sẽ được Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu tán thành và được Hội nghị các Bên tại khoá họp thứ ba đồng ý. ở nơi nào không sử dụng các phương pháp như vậy, sẽ áp dụng những điều chỉnh thích hợp theo các phương pháp được nhất trí bởi Hội nghị các Bên phục vụ như là cuộc họp của các Bên Nghị định thư này tại khoá họp đầu tiên. Ngoài những vấn đề khác, dựa trên công tác của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu và tư vấn của Ban Bổ trợ về Tư vấn Khoa học và Công nghệ, Hội nghị các Bên tức là cuộc họp của các Bên Nghị định thư sẽ thường xuyên duyệt lại, và khi thấy thích hợp, sẽ sửa đổi các phương pháp và điều chỉnh đó, có xem xét đầy đủ bất kỳ các nghị quyết liên quan của Hội nghị các Bên. Bất kỳ sửa đổi nào đối với các phương pháp hoặc điều chỉnh nào sẽ 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.