Nghị định số 42/2001/NĐ-CP

pdf
Số trang Nghị định số 42/2001/NĐ-CP 18 Cỡ tệp Nghị định số 42/2001/NĐ-CP 213 KB Lượt tải Nghị định số 42/2001/NĐ-CP 0 Lượt đọc Nghị định số 42/2001/NĐ-CP 0
Đánh giá Nghị định số 42/2001/NĐ-CP
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 18 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 42/2001/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2001 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 42/2001/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2001 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHN ĐNNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐNNH CHUNG Điều 1. Phạm vi áp dụng 1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. 2. Nghị định này áp dụng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm và hoạt động đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm thực hiện. 3. Nghị định này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Điều 2. Chính sách của Nhà nước đối với chương trình bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp 1. Nhà nước có cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; 2. Nhà nước trợ giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nghiên cứu, phát triển sản phNm bảo hiểm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập; mở rộng nội dung, phạm vi, địa bàn hoạt động; 3. Nhà nước có các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Điều 3. Chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước 1. Nhà nước bảo đảm cấp đủ vốn điều lệ cho các doanh nghiệp hoạt động; 2. Nhà nước đầu tư các nguồn lực để thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ cho chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; 3. Nhà nước có các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Điều 4. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở ở Việt Nam trong những trường hợp sau đây: a) Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam chưa cung cấp được loại sản phNm bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm; b) Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. 3. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở ở Việt Nam trái với các quy định tại khoản 2 Điều này bị coi là vô hiệu. Điều 5. Sản phNm bảo hiểm 1. Căn cứ các loại nghiệp vụ bảo hiểm quy định tại Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính công bố danh mục chi tiết các sản phNm bảo hiểm. 2. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kinh doanh các loại sản phNm bảo hiểm quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động, theo quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính hoặc được Bộ Tài chính phê chuNn, ban hành. Điều 6. Bảo hiểm bắt buộc 1. Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc. 2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc. Chương 2: DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM MỤC 1: THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM Điều 7. Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động; mức lệ phí mỗi lần cấp giấy phép là 0,1% vốn pháp định. Điều 8. Thủ tục trước khi doanh nghiệp bảo hiểm khai trương hoạt động 1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để khai trương hoạt động. Nếu quá thời hạn này mà doanh nghiệp bảo hiểm không bắt đầu hoạt động thì bị thu hồi giấy phép. 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày của báo Trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong 5 số liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm; b) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; c) Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp; d) Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; đ) Số giấy phép và ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động; e) Các sản phNm bảo hiểm được phép kinh doanh. Điều 9. Gửi thông báo cấp, thu hồi, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động Trong trường hợp Bộ Tài chính cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, chấp thuận cho doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi một trong những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính thông báo ngay bằng văn bản kèm theo bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hoặc quyết định chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. Điều 10. Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức và hoạt động dưới các hình thức sau đây: 1. Đối với Tổng công ty bảo hiểm nhà nước: a) Văn phòng trụ sở chính của Tổng công ty; b) Văn phòng trụ sở chính của các đơn vị thành viên; c) Văn phòng đại diện. 2. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước khác, công ty cổ phần bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài: a) Văn phòng trụ sở chính của công ty; b) Chi nhánh; c) Văn phòng đại diện. 3. Việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam ra nước ngoài phải được Bộ Tài chính chấp thuận và tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan. Điều 11. Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm 1. Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động theo quy định của Nghị định này và được quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của chi nhánh. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được mở chi nhánh ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để thực hiện các nội dung hoạt động được quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động. 3. Hồ sơ xin mở chi nhánh bao gồm: a) Đơn xin mở chi nhánh; b) Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính trước; c) Báo cáo điều tra nhu cầu bảo hiểm nơi doanh nghiệp bảo hiểm xin phép mở chi nhánh; d) Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm tới, trong đó nêu rõ nội dung, phạm vi hoạt động, các sản phNm bảo hiểm dự kiến kinh doanh; dự kiến tổ chức bộ máy, nhân sự; địa điểm đặt chi nhánh; đ) Lý lịch, văn bằng, chứng chỉ của người điều hành chi nhánh. 4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do. Điều 12. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm 1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, không được hoạt động kinh doanh. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được mở văn phòng đại diện ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chi nhánh. 3. Hồ sơ xin mở văn phòng đại diện bao gồm: a) Đơn xin mở văn phòng đại diện; b) Tài liệu giải trình về sự cần thiết mở văn phòng đại diện; nội dung hoạt động; địa điểm đặt văn phòng đại diện; c) Lý lịch, văn bằng, chứng chỉ của trưởng văn phòng đại diện. 4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do. Điều 13. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động 1. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải có đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gửi Bộ Tài chính. 2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm muốn mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải gửi kèm quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phNm bảo hiểm dự kiến triển khai; kế hoạch kinh doanh, trong đó nêu rõ nhu cầu khách hàng; dự báo thị trường; dự kiến kết quả kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời doanh nghiệp bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do. 4. Trong trường hợp Bộ Tài chính chấp thuận cho doanh nghiệp thay đổi một trong các nội dung theo quy định tại Điều 69 của Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện đăng báo theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này về nội dung được chấp thuận. Điều 14. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) 1. Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp bảo hiểm phải là người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm phải là người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp, có thực tiễn quản lý kinh doanh hay quản lý nhà nước về bảo hiểm ít nhất 3 năm và phải thường trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. 3. Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. 4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời doanh nghiệp bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do. MỤC 2: KHAI THÁC BẢO HIỂM Điều 15. Bán bảo hiểm 1. Doanh nghiệp bảo hiểm được mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm theo nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động. Việc mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm được thực hiện trực tiếp với khách hàng hoặc thông qua đại diện của họ. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức. Điều 16. Bán bảo hiểm thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm 1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể ủy quyền cho đại lý bảo hiểm bán sản phNm bảo hiểm. 2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng. 3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ: a) Giải thích trung thực các thông tin về sản phNm bảo hiểm để bên mua bảo hiểm hiểu rõ sản phNm bảo hiểm dự định mua; b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm. 4. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được tác động để bên mua bảo hiểm cung cấp sai lệch hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp bảo hiểm. Điều 17. Bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu 1. Việc mua, bán bảo hiểm có thể được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. 2. Việc tổ chức đấu thầu phải thực hiện theo các quy định sau: a) Bảo đảm công khai, các điều kiện gọi thầu được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đấu thầu; b) Hồ sơ tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, phí bảo hiểm và các quy định khác theo yêu cầu của tài liệu gọi thầu; c) Căn cứ để xét thầu là tài liệu mời thầu, bản chào giá phí bảo hiểm và các dịch vụ phục vụ có liên quan khác. 3. Thủ tục đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 18. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm 1. Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc. 2. Đối với các sản phNm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm được Bộ Tài chính phê chuNn. 3. Đối với các sản phNm bảo hiểm khác, doanh nghiệp bảo hiểm phải đăng ký với Bộ Tài chính quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm trước khi áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 4. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm không theo quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuNn hoặc đã đăng ký với Bộ Tài chính thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm. Điều 19. Thủ tục phê chuNn sản phNm bảo hiểm 1. Đối với loại sản phNm bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuNn quy tắc, điều khoản, biểu phí quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính kèm theo các tài liệu sau: a) Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của sản phNm bảo hiểm dự kiến triển khai; b) Công thức, phương pháp và giải trình cơ sở tính phí, dự phòng nghiệp vụ của sản phNm bảo hiểm dự kiến triển khai. 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do. Điều 20. Hoa hồng bảo hiểm 1. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được chi trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thực tế thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. 2. Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm bao gồm: a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; b) Đại lý bảo hiểm. 3. Không được chi trả hoa hồng bảo hiểm cho các đối tượng sau: a) Tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam; b) Tổ chức, cá nhân trực tiếp mua bảo hiểm, trừ trường hợp đại lý bảo hiểm mua bảo hiểm nhân thọ cho chính mình; c) Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm. MỤC 3: HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM Điều 21. Tái bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác theo phương thức hiệu quả và phải bảo đảm trách nhiệm đã cam kết đối với bên mua bảo hiểm. Điều 22. Tái bảo hiểm bắt buộc 1. Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm theo tỷ lệ 20% trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết cho Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam. Việc giảm tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. 2. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam đối với mỗi rủi ro liên quan tới hợp đồng nhận tái bảo hiểm bắt buộc sẽ bắt đầu và kết thúc cùng với hợp đồng bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm. 3. Bộ Tài chính quy định danh mục nghiệp vụ tái bảo hiểm, hoa hồng tái bảo hiểm bắt buộc. Điều 23. Nhượng tái bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm. Điều 24. Nhận tái bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. MỤC 4: CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM Điều 25. Đề phòng, hạn chế tổn thất 1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thNm quyền. 2. Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm: a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro; c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm. 3. Doanh nghiệp bảo hiểm được trích một tỷ lệ trên phí bảo hiểm thực thu theo quy định của Bộ Tài chính để thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất. Điều 26. Giám định tổn thất 1. Việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm. Cơ quan giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình. 2. Việc giám định tổn thất phải bảo đảm trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác. 3. Kết quả giám định tổn thất phải được thể hiện trong biên bản giám định. Điều 27. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm 1. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại các Điều 74, 75 và 76 Luật kinh doanh bảo hiểm. 2. Trong trường hợp chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động. Chương 3: ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM MỤC 1: ĐẠI LÝ BẢO HIỂM Điều 28. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm 1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm. 2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó. 3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý. Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm 1. Doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau: a) Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm; b) Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo các quy định của pháp luật; c) Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm; d) Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm; e) Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ: a) Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định của pháp luật; b) Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm; c) Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết; d) Thanh toán hoa hồng theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm; đ) Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thoả thuận; e) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của mình gây ra theo thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm; g) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thNm quyền đối với các hoạt động do đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện. Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm 1. Đại lý bảo hiểm có các quyền sau: a) Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật; b) Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức; c) Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm; d) Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.