Nghị định số 16/2000/NĐ-CP

pdf
Số trang Nghị định số 16/2000/NĐ-CP 11 Cỡ tệp Nghị định số 16/2000/NĐ-CP 217 KB Lượt tải Nghị định số 16/2000/NĐ-CP 0 Lượt đọc Nghị định số 16/2000/NĐ-CP 0
Đánh giá Nghị định số 16/2000/NĐ-CP
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 11 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 16/2000/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2000 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 16/2000/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2000 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Phần thứ VI Chương III, Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995; Căn cứ Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định phải bị xử phạt hành chính thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này. 2. Vi phạm hành chính các quy định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ bao gồm: a) Các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về quyền sở hữu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ; vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực văn hóa, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội; b) Các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước về: nội dung, hình thức, thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 4, Điều 8, Điều 15 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 45/1998/NĐ-CP); c) Các hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về: báo cáo quá trình thực hiện hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước, định mức giá thanh toán hợp đồng, phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, nghĩa vụ cung cấp thông tin quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP; d) Các hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; e) Các hành vi vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ. 3. Các hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc diện phải phê duyệt hoặc đăng ký theo quy định của Nghị định số 45/1998/NĐ-CP nhưng các bên tham gia hợp đồng tự nguyện yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt hoặc đăng ký cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. 4. Các thuật ngữ về chuyển giao công nghệ sử dụng trong Nghị định này được áp dụng theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP. Điều 2. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm của cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính). 2. Trong trường hợp xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình, nhưng không được giảm thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình, nhưng không được cao hơn mức tối đa của khung tiền phạt. 3. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo các Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Điều 3. Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ 1. Hình thức xử phạt chính: a) Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với những vi phạm nhỏ, lần đầu có tình tiết giảm nhẹ; b) Phạt tiền: áp dụng đối với những vi phạm có tính chất, mức độ cao hơn hình thức phạt cảnh cáo. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để quyết định mức phạt tiền theo khung mức phạt đã quy định. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ. 3. Áp dụng các biện pháp khác: a) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động chuyển giao công nghệ (đối với những thiệt hại đến 1.000.000 đồng do hành vi vi phạm gây ra mà các bên không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường). Những thiệt hại từ trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra; c) Buộc tiêu huỷ sản phẩm được sản xuất ra từ công nghệ được chuyển giao gây hại đối với sức khoẻ con người, môi trường, gây hậu quả xấu đến văn hoá. Điều 4. Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ là hai năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện đối với hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; thời hiệu được tính là một năm đối với hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm b và c khoản 3, Điều 3 Nghị định này. 2. Đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động chuyển giao công nghệ bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì bị xử phạt hành chính nếu vi phạm các quy định nêu tại Nghị định này; thời hiệu xử phạt hành chính là ba tháng kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ. 3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại khoản 1 và khoản 2 điều này. Thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Chương 2: HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT Điều 5. Hành vi vi phạm quyền sở hữu trong chuyển giao công nghệ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với bên giao công nghệ, trong trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ không phải phê duyệt, nhưng bên giao công nghệ không phải là chủ sở hữu hợp pháp của công nghệ, hoặc không phải là người được chủ sở hữu hợp pháp uỷ quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ và gây thiệt hại cho bên nhận công nghệ. 2. Áp dụng các biện pháp khác: buộc bồi thường thiệt hại đối với trường hợp vi phạm khoản 1 của Điều này. Điều 6. Hành vi lợi dụng quyết định phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ; hành vi vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực văn hoá, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội. 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyết định phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ để thực hiện những hành vi trái pháp luật. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển giao công nghệ này. 3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc diện không phải phê duyệt hợp đồng, nhưng công nghệ chuyển giao có tác động và gây hậu quả xấu đến văn hoá, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội. 4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác: a) Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với hành vi vi phạm nêu tại khoản 1 Điều này; b) Buộc tiêu huỷ các sản phẩm được sản xuất ra từ thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ nêu tại khoản 2 và 3 của Điều này có tác động và gây hậu quả xấu đến văn hoá, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ có hành vi vi phạm nêu tại khoản 3 của Điều này. Điều 7. Hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về: đăng ký hợp đồng, phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ; hành vi thực hiện hợp đồng đã bị vô hiệu, hoặc hợp đồng có nội dung bị cấm trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc diện phải đăng ký mà không đăng ký; thuộc diện phải được phê duyệt mà không trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Không đăng ký hoặc xin phê duyệt bổ sung khi sửa đổi, bổ sung từng phần nội dung hợp đồng đối với các hợp đồng thuộc diện phải đăng ký hoặc phải được phê duyệt; c) Đưa vào hợp đồng chuyển giao công nghệ không phải phê duyệt hoặc không phải đăng ký những nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ có nội dung đã bị vô hiệu quy định tại Điều 18 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ trong trường hợp có hành vi vi phạm nêu tại điểm b, khoản 1; khoản 2 của Điều này. Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không nộp hoặc nộp chậm so với thời gian quy định biên bản nghiệm thu; biên bản đánh giá việc thực hiện hợp đồng trong từng giai đoạn; báo cáo hàng năm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP; b) Không thông báo cho các cơ quan đã phê duyệt hợp đồng theo quy định của pháp luật khi các bên tham gia hợp đồng tự nguyện hủy bỏ hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt. Điều 9. Hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về thời hạn tối đa cần hoàn thành hợp đồng chuyển giao công nghệ và định mức giá thanh toán vượt quá định mức quy định 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dưới đây khi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ không sử dụng vốn Nhà nước: a) Thời hạn thực hiện hợp đồng vượt quá định mức thời hạn quy định tại Điều 15 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP; b) Định mức giá thanh toán vượt quá định mức giá quy định tại Điều 23 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dưới đây khi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ có sử dụng vốn Nhà nước: a) Thời hạn thực hiện hợp đồng vượt quá định mức thời hạn quy định tại Điều 15 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP; b) Định mức giá thanh toán vượt quá định mức giá quy định tại Điều 23 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu, sung công quỹ Nhà nước phần chênh lệch giá thanh toán vượt quá giá trị quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này. Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về lập hợp đồng Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ có nhiều nội dung nhưng không lập thành một hợp đồng chung theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP mà tách thành các hợp đồng riêng cho từng nội dung để trốn tránh sự kiểm soát của Nhà nước. Điều 11. Hành vi giả mạo, gian dối trong hồ sơ xin phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, gian dối hồ sơ xin phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. Điều 12. Hành vi cản trở bao gồm cả hành vi từ chối cung cấp thông tin đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; vi phạm quy định về hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi từ chối cung cấp thông tin liên quan đến chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ thực hiện một trong các hành vi sau: a) Tư vấn sai, thông báo sai các quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc các bên tham gia hợp đồng; b) Lừa dối, ép buộc các bên tham gia hợp đồng trong quá trình tư vấn; c) Mạo danh cơ quan quản lý nhà nước, người của cơ quan quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ để thực hiện dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ, làm hiểu sai lệch chức năng, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức hoặc cá nhân hoạt động dịch vụ tư vấn. 4. Hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. Chương 3: THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 13. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ 1. Thanh tra viên chuyên ngành về khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 200.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; d) Buộc tiêu huỷ các sản phẩm do hoạt động chuyển giao công nghệ tạo ra gây hại cho môi trường, sức khoẻ con người; gây hậu quả xấu đến văn hoá. 2. Chánh Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ; d) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đến 1.000.000 đồng; e) Buộc tiêu hủy các sản phẩm do hoạt động chuyển giao công nghệ tạo ra gây hại cho môi trường, sức khoẻ con người; gây hậu quả xấu đến văn hoá. 3. Chánh Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp; Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; d) Thực hiện các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khác nêu tại khoản 2, khoản 3, Điều 3 Nghị định này. Điều 14. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ do ủy ban nhân dân tỉnh cấp. Đối với quyền sử dụng giấp phép liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ do các Bộ, ngành và cơ quan Nhà nước cấp trên cấp, thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép; d) Buộc thực hiện các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 3 Nghị định này. Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường Các cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính liên quan đến chuyển giao công nghệ theo đúng thẩm quyền quy định tại các Điều 30, 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 16. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ 1. Trường hợp vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện. 2. Trường hợp vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ không thuộc thẩm quyền xử phạt của người có thẩm quyền đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quyết định. 3. Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người có thẩm quyền đang thụ lý phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra cùng cấp giải quyết. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm trong chuyển giao công nghệ để xử phạt vi phạm hành chính. Điều 17. Thủ tục xử phạt 1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ, người có thẩm quyền quy định tại các Điều 13, 14 và 15 Nghị định này phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm. 2. Việc lập biên bản, ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ và phải thực hiện đúng nội dung quy định tại Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 3. Việc xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền từ trên 20.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt và tiến hành các thủ tục phạt tiền theo đúng quy định tại các Điều 47, 48, 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 4. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ; tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ phải tuân theo quy định tại các Điều 50, 51 và 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 18. Thi hành quyết định xử phạt 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày được giao quyết định, trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành khác. 2. Tổ chức, cá nhân, bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ mà cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế chấp hành và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 3. Tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trong khi thi hành công vụ được giao trực tiếp gây ra vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Chương 4: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 19. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. 2. Cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền những vi phạm hành chính của mọi đối tượng trong chuyển giao công nghệ, hoặc tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chuyển giao công nghệ. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo; thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều 20. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong chuyển giao công nghệ mà vi phạm các quy định về xử phạt hành chính, sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng thẩm quyền thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Chương 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 21. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Điều 22. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này. Điều 23. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.