Nghị định hướng dẫn thi hành - Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin

pdf
Số trang Nghị định hướng dẫn thi hành - Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin 74 Cỡ tệp Nghị định hướng dẫn thi hành - Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin 1 MB Lượt tải Nghị định hướng dẫn thi hành - Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin 0 Lượt đọc Nghị định hướng dẫn thi hành - Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin 34
Đánh giá Nghị định hướng dẫn thi hành - Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 74 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nhμ xuÊt b¶n b−u ®iÖn Lêi nhμ xuÊt b¶n Ngày 12/7/2006, Luật Công nghệ thông tin đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật này. Để phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến và triển khai thực hiện Luật vào thực tiễn cuộc sống, Nhà xuất bản Bưu điện xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin và các Nghị định hướng dẫn thi hành” do các cộng tác viên là giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cán bộ quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông: ThS. Lê Minh Toàn, ThS. Dương Hải Hà, LG. Lê Minh Thắng phối hợp thực hiện. Nội dung cuốn sách được trình bày dưới dạng Hỏi - Đáp (99 câu hỏi và trả lời) về các vấn đề quan trọng của Luật Công nghệ thông tin và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ như: Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết các nội dung xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Với cách trình bày đơn giản, dễ hiểu; hy vọng cuốn sách sẽ là tư liệu thực sự hữu ích cho các cán bộ quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Sở Bưu chính Viễn thông, các cơ quan đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các Bộ, ngành, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các giáo viên, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin và những bạn đọc quan tâm tìm hiểu Luật Công nghệ thông tin (CNTT). Ý kiến góp ý của quý vị và bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Nhà xuất bản Bưu điện, 18 Nguyễn Du, Hà Nội - Điện thoại: 04.9430202 - Fax: 04.9431285. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2007 NHÀ XUẤT BẢN BƯU ĐIỆN + Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Công nghệ thông tin thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Câu 1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và việc áp dụng Luật Công nghệ thông tin? Trả lời: Điều 1, 2 và 3 Luật Công nghệ thông tin quy định: - Phạm vi điều chỉnh: Luật Công nghệ thông tin quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. - Đối tượng áp dụng: Luật Công nghệ thông tin áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam. - Áp dụng Luật Công nghệ thông tin + Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Công nghệ thông tin với quy định của luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thì áp dụng quy định của Luật Công nghệ thông tin. 7 Câu 2: Chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quy định như thế nào trong Luật Công nghệ thông tin? Trả lời: Điều 5, Luật Công nghệ thông tin quy định các chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như sau: 1. Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. 3. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin. 4. Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. 5. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. 6. Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với nông 8 nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn. 7. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. 8. Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Câu 3: Các nội dung quản lý nhà nước về công nghệ thông tin được quy định như thế nào trong Luật Công nghệ thông tin? Trả lời: Các nội dung quản lý nhà nước về công nghệ thông tin được quy định trong Điều 6 Luật Công nghệ thông tin như sau: 1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. 2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 3. Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. 4. Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia. 5. Quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin. 6. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. 9 7. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 8. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định về việc huy động nguồn lực công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp quy định tại Điều 14 của Luật này. 9. Quản lý thống kê về công nghệ thông tin. 10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Câu 4: Luật Công nghệ thông tin quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin như thế nào? Trả lời: Điều 7, Luật Công nghệ thông tin quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước như sau: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghệ thông tin. 2. Bộ Bưu chính, Viễn thông(1) chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo phân công của Chính phủ. (1) Nay lμ Bé Th«ng tin vμ TruyÒn th«ng. 10 4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại địa phương. 5. Việc tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Chính phủ quy định. Câu 5: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin có các quyền gì? Trả lời: Luật Công nghệ thông tin quy định các quyền này như sau (Điều 8): 1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền sau đây: a) Tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, trừ thông tin có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này; b) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này. c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó; d) Phân phát các địa chỉ liên lạc có trên môi trường mạng khi có sự đồng ý của chủ sở hữu địa chỉ liên lạc đó; đ) Từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc đó. 11 2. Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin có các quyền sau đây: a) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin; b) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin; số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin. 3. Cơ quan nhà nước có quyền từ chối nhận thông tin trên môi trường mạng nếu độ tin cậy và bí mật của thông tin đó được truyền đưa qua môi trường mạng không được bảo đảm. Câu 6: Hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là gì? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin? Trả lời: Khái niệm: Luật Công nghệ thông tin quy định về khái niệm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin như sau (Điều 2): 1. Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này. 2. Phát triển công nghệ thông tin là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ công nghệ thông tin. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quy định tại Điều 9, Luật Công nghệ thông tin như sau: 12 1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin số của mình trên môi trường mạng. 2. Tổ chức, cá nhân khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng phải thông báo công khai trên môi trường mạng những thông tin có liên quan, bao gồm: a) Tên, địa chỉ địa lý, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử; b) Thông tin về quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có); c) Tên cơ quan quản lý nhà cung cấp (nếu có); d) Thông tin về giá, thuế, chi phí vận chuyển (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ. 3. Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin có trách nhiệm sau đây: a) Bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên cứu phát triển; b) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cơ sở dữ liệu và không gây cản trở cho việc sử dụng cơ sở dữ liệu đó khi thực hiện hành vi tái sản xuất, phân phối, quảng bá, truyền đưa, cung cấp nội dung hợp thành cơ sở dữ liệu đó. 4. Khi hoạt động trên môi trường mạng, cơ quan nhà nước có trách nhiệm sau đây: a) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động thực hiện trên môi trường mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này; b) Thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan địa chỉ liên hệ của cơ quan đó trên môi trường mạng; 13 c) Trả lời theo thẩm quyền văn bản của tổ chức, cá nhân gửi đến cơ quan nhà nước thông qua môi trường mạng; d) Cung cấp trên môi trường mạng thông tin phục vụ lợi ích công cộng, thủ tục hành chính; đ) Sử dụng chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; e) Bảo đảm độ tin cậy và bí mật của nội dung thông tin trong việc gửi, nhận văn bản trên môi trường mạng; g) Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin, văn bản được trao đổi, cung cấp và lấy ý kiến trên môi trường mạng; h) Bảo đảm hệ thống thiết bị cung cấp thông tin, lấy ý kiến trên môi trường mạng hoạt động cả trong giờ và ngoài giờ làm việc, trừ trường hợp bất khả kháng; i) Thực hiện việc cung cấp thông tin và lấy ý kiến qua trang thông tin điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này. Câu 7: Luật Công nghệ thông tin quy định về thanh tra công nghệ thông tin như thế nào? Trả lời: Theo Điều 10, Luật Công nghệ thông tin: 1. Thanh tra Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về công nghệ thông tin. 2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Câu 8: Luật Công nghệ thông tin quy định về Hội, Hiệp hội về Công nghệ thông tin như thế nào? Trả lời: Luật Công nghệ thông tin quy định về Hội, hiệp hội về công nghệ thông tin như sau (Điều 11): 14 1. Hội, hiệp hội về công nghệ thông tin có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. 2. Hội, hiệp hội về công nghệ thông tin được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội. Câu 9: Theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, các hành vi nào bị nghiêm cấm? Trả lời: Theo Luật Công nghệ thông tin, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm (Điều 12): 1. Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng. 2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây: a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định; d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; 15 đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định. 3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó. Chương II ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Câu 10: Nêu các nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin? Trả lời: Điều 13, Luật Công nghệ thông tin quy định các nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin như sau: 1. Tổ chức, cá nhân có quyền tiến hành các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; hoạt động phòng, chống lụt, bão, thiên tai, thảm họa khác, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động khác được Nhà nước khuyến khích. 3. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động viễn thông, hoạt động phát thanh, truyền hình trên môi trường mạng phải thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, báo chí và các quy định của Luật này. 16 Câu 11: Việc ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào trong Luật Công nghệ thông tin? Trả lời: Luật Công nghệ thông tin quy định vấn đề ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp như sau (Điều 14). 1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin để ưu tiên phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khi có một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây: a) Phục vụ phòng, chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa khác; b) Phục vụ cấp cứu và phòng, chống dịch bệnh; c) Phục vụ cứu nạn, cứu hộ; d) Phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm. 2. Chính phủ quy định cụ thể việc ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường hợp khẩn cấp. Câu 12: Thông tin số là gì? Việc quản lý và sử dụng nội dung thông tin số được quy định như thế nào? Trả lời: Luật Công nghệ thông tin quy định: Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số. Việc quản lý và sử dụng nội dung thông tin số được quy định như sau (Điều 15): 17 1. Tổ chức, cá nhân có quyền tự do sử dụng thông tin số vào mục đích chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm việc truy nhập và sử dụng thuận lợi thông tin số. 3. Việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số phải bảo đảm không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Tổ chức, cá nhân không được trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp chủ sở hữu thông tin số đó có cảnh báo hoặc pháp luật quy định việc trích dẫn thông tin là không được phép. 5. Trường hợp được phép trích dẫn thông tin số, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nêu rõ nguồn của thông tin đó. Câu 13: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin số? Trả lời: Luật Công nghệ thông tin quy định trách nhiệm truyền đưa thông tin số của tổ chức, cá nhân như sau (Điều 16): 1. Tổ chức, cá nhân có quyền truyền đưa thông tin số của tổ chức, cá nhân khác phù hợp với quy định của Luật này. 2. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin số của tổ chức, cá nhân khác không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được lưu trữ tự động, trung gian, tạm thời do yêu cầu kỹ thuật nếu hoạt động lưu trữ tạm thời nhằm mục đích phục vụ cho việc truyền đưa thông tin và thông tin được lưu trữ trong khoảng thời gian đủ để thực hiện việc truyền đưa. 18 3. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin số có trách nhiệm tiến hành kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin số của tổ chức, cá nhân khác không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó, trừ trường hợp thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chính mình bắt đầu việc truyền đưa thông tin; b) Lựa chọn người nhận thông tin được truyền đưa; c) Lựa chọn và sửa đổi nội dung thông tin được truyền đưa. Câu 14: Trình bày các quy định của Luật Công nghệ thông tin về: Lưu trữ tạm thời thông tin số, cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân? Trả lời: Theo quy định tại Điều 17 Luật Công nghệ thông tin, việc lưu trữ tạm thời thông tin số được quy định như sau: 1. Tổ chức, cá nhân có quyền lưu trữ tạm thời thông tin số của tổ chức, cá nhân khác. 2. Tổ chức, cá nhân lưu trữ tạm thời thông tin số của tổ chức, cá nhân khác không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó, trừ trường hợp thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Sửa đổi nội dung thông tin; b) Không tuân thủ quy định về truy nhập hoặc cập nhật nội dung thông tin; c) Thu thập dữ liệu bất hợp pháp thông qua việc lưu trữ thông tin tạm thời; 19 d) Tiết lộ bí mật thông tin. Việc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số được quy định như sau (Điều 18): 1. Cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số là dịch vụ cho thuê dung lượng thiết bị lưu trữ để lưu trữ thông tin trên môi trường mạng. 2. Nội dung thông tin số lưu trữ không được vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này. 3. Tổ chức, cá nhân cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số để thiết lập trang thông tin điện tử và danh sách chủ sở hữu thông tin số được lưu trữ bởi tổ chức, cá nhân đó; b) Tiến hành kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin số hoặc loại bỏ thông tin số trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Ngừng cho tổ chức, cá nhân khác thuê chỗ lưu trữ thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đang được lưu trữ là trái pháp luật; d) Bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin. Câu 15: Công cụ tìm kiếm thông tin số là gì? Trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân với việc theo dõi, giám sát nội dung thông tin số? Trả lời: Điều 19 và 20 Luật Công nghệ thông tin quy định: 20
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.