Nghị định 39-CP

pdf
Số trang Nghị định 39-CP 2 Cỡ tệp Nghị định 39-CP 170 KB Lượt tải Nghị định 39-CP 0 Lượt đọc Nghị định 39-CP 0
Đánh giá Nghị định 39-CP
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ ******** VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 39-CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 1962 NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 39-CP NGÀY 22-03-1962 QUY ĐỊNH NỘI DUNG THU, CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ Căn cứ vào Điều 24, 31 và 32 của Hiến pháp Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Để cải tiến và thống nhất các chế độ có tính chất bảo hiểm xã hội hiện hành, nhằm cải thiện đời sống của công nhân, viên chức Nhà nước; Theo đề nghị của Ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam; Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 1961; Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong phiên họp ngày 4 tháng 12 năm 1961; NGHỊ ĐỊNH : Điều 1. Nay quy định nội dung thu, chi của quỹ bảo hiểm xã hội Nhà nước như sau: Điều 2. Nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước gồm có : a) Tiền do các cơ quan chính quyền và đoàn thể, các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường... của Nhà nước nộp hàng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng quỹ tiền lương. Tỷ lệ này được ấn định ở Điều 5 dưới đây; b) Tiền trợ cấp hàng năm của Nhà nước do quỹ bảo hiểm xã hội trong những trường hợp thật cần thiết ; c) Các khoản thu khác thuộc quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước (thu về tiền ủng hộ, về các tặng phẩm...). Điều 3. Quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước có nhiệm vụ đài thọ tất cả các khoản chi dưới đây theo quy định của Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội: a) Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước ốm đau; b) Trợ cấp khi nữ công nhân, viên chức Nhà nước sinh đẻ, sẩy thai, mất sữa; c) Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp; d) Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước nghỉ mất sức lao động phải thôi việc; đ) Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước về hưu trí; e) Trợ cấp chôn cấp và tiền tuất khi công nhân, viên chức Nhà nước chết; g) Các chi phí về công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và quản lý các sự nghiệp bảo hiểm xã hội; h) Quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước không kết dư. Nếu quản lý tốt mà hàng năm còn thừa tiền thì được phép dùng số tiền thừa đó chi vào việc xây dựng thêm các sự nghiệp bảo hiểm xã hội. Điều 4. Các khoản thu, chi về quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước được quyđịnh trong các Điều 2 và 3 trên đây đều được ghi vào ngân sách Nhà nước theo các loại khoản trong mục lục tài khoản ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính quy định. Điều 5. Tỷ lệ tiền do các cơ quan chính quyền và đoàn thể nhân dân, các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường... của Nhà nước nộp hàng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội là 4,7% so với tổng quỹ tiền lương của công nhân, viên chức. Điều 6. Hàng quý, hàng năm, Tổng Công đoàn Việt Nam gửi báo cáo về tình hình thu, chi của quỹ bảo hiểm xã hội (có phân tích rõ ràng, từng khoản thu, chi theo Quy định ở Điều 3 trên đây) đến Bộ Tài chính để tổng hợp vào ngân sách Nhà nước. Điều 7. Tổng Công đoàn Việt Nam cùng với Bộ Tài chính quy định những biện pháp cụ thể về việc quản lý tài vụ của quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước. Điều 8. Nghị định nàycó hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1962. Điều 9. Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Tổng Công đoàn Việt Nam hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành Nghị định này. Phạm Văn Đồng (Đã ký)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.