NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN

docx
Số trang NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN 61 Cỡ tệp NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN 125 KB Lượt tải NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN 0 Lượt đọc NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN 4
Đánh giá NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN LỜI TỰA Trong nền hiện đại, sự phát triển của các NHTM đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp và điều chuyển vốn. NH trên lĩnh vực vô cùng nhạy cảm là tiền tệ, các vấn đề xung quanh lĩnh vực này luôn được xem xét một cách hết sức thận trọng vì có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của NH nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Hoạt động quản lý thanh khoản đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Tính thanh khoản hay tính lỏng là khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản. NH có đáp ứng được thanh khoản thì mới có thể có hiệu quả nhằm tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tránh được nguy cơ phá sản. Theo các chuyên gia, trong 36 loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm nhất. Bởi nó không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng thương mại, mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi NHNN siết chặt nguồn tiền thông qua công cụ lãi suất, các ngân hàng "đại gia" tăng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng và ngân hàng nhỏ buộc phải đua lãi suất... một tình huống điển hình về những khó khăn trong thanh khoản của các ngân hàng đang hiện hữu. Trong khi đó, nguy cơ về tăng dự trữ bắt buộc cũng có thể sẽ xảy ra khiến nỗi lo thanh khoản của các ngân hàng ngày càng lớn. A. Khái niệm về thanh khoản trong hoạt động của NHTM 1. Khái niệm về thanh khoản trong kinh doanh NH Thanh khoản trong kinh doanh NH là khả năng NH đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay , thanh toán và các giao dịch tài chính khác. Tính thanh khoản là một vấn đề mà các NH luôn phải đối mặt. Với nghiệp vụ chính là huy động bằng việc nhận một lượng lớn tiền gửi và dự trữ từ các cá nhân, tổ chức sau đó chuyển thành các khoản tín dụng cho người đi vay, ngân hàng luôn phải giải quyết bài toán khó về sự mất cân bằng giữa kì hạn của tài sản và kì hạn của các nguồn vốn. Thêm vào đó, vì NH có chức năng tạo phương tiện thanh toán nên họ luôn phải nắm giữ một tỷ lệ cao các nguồn vốn thanh toán tức thời nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng khi họ cần. 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Một nguồn gốc khác đối với vấn đề thanh khoản là sự nhạy cảm của NH trước những thay đổi trong lãi suất. Khi lãi suất tăng, người gửi tiền sẽ rút vốn để gửi vào những nơi có thu nhập cao, hoặc chính sự thay đổi lãi suất lại ảnh hưởng tới giá trị thị trường của tài sản mà ngân hàng đang dự định bán. Những điều đó đều tác động tới trạng thái thanh khỏan của ngân hàng. 2. Tính thanh khoản của tài sản - Ngân hàng quan tâm đến tính thanh khoản của mỗi tài sản và của danh mục toàn bộ tài sản của họ. Tính thanh khoản của mỗi tài sản chính là khả năng chuyển tài sản thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí trong khoản thời gian nhất định. Chi phí ở đây không phải là chi phí để bán tài sản thành tiền mà là tổn thất(giảm giá) của tài sản. - Tính thanh khoản này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể thay đổi theo thời gian, giữa các vùng và các nước. - Kết cấu tài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của danh mục tài sản.Tính thanh khoản của danh mục tài sản được đo bằng tỷ lệ ts có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản. - Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng được các tiêu chí sau: + Có sẵn số lượng để mua hoặc bán + Có sẵn thị trường giao dịch + Có sẵn thời gian giao dịch + Giá cả(chi phí giao dịch hợp lí) 3. Tính thanh khoản của nguồn vốn - Khả năng huy động vốn tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng, phản ánh tính thanh khoản của nguồn vốn, được đo bằng thời gian và chi phí mở rộng nguồn khi cần thiết. - Tính thanh khoản của nguồn vốn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như sự phát triển của thị trường tài chính, sự gia tăng thu nhập của dân cư, tính nhạy cảm của thu nhập đối với lãi suất, vị trí và mạng lưới ngân hàng... 2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN 4. Cung, cầu và trạng thái thanh khoản 4.1 Cung thanh khoản: Là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của ngân hàng bao gồm việc giữ tài sản thanh khoản và khả năng huy động mới. 4.2 Cầu thanh khoản: Là nhu cầu thanh toán của khách hàng của ngân hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng. 4.3 Trạng thái thanh khoản (khe hở thanh khoản) – Net Liquility Position - NLP là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm và được xác định như sau: NLP = ∑cung thanh khoản - ∑cầu thanh khoản o NLP > 0 : ngân hàng đối mặt với thặnn dư thanh khỏan : o NLP < 0: NH đối mặt với thâm hụt thanh khoản o NLP = 0 trạng thái cân bằng thanh khoản 4.4 Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến của ngân hàng, làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh 5. Tại sao cần phải quản lí thanh khoản? - Sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời: nếu NH ở trạng thái thăng dư thanh khoản quá mức, nghĩa là NH đã duy trì một lượng vốn không sinh lời. Nếu NH ở trạng thái thâm hụt thanh khoản nghĩa là ngân hàng không có khả năng chi trả tức thời dẫn đến rủi ro thanh khoản - Nếu rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy theo mức độ mà ngân hàng có thể phải chịu: o Chuyển hóa tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao 3 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN o Tiếp cận thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn: phải có TS thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không được tuần hoàn nợ cũ, hạn mức tín dụng bị xem xét lại thuyên hoặc bị từ chối cho vay. o Đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập o Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống với các cơ quan quản lí. Tất cả các biểu hiện này đều làm cho ngân hàng tiến gần tới bờ vực mất khả năng thanh khoản và đi đến phá sản. - Trong trường hợp đặc biệt, nếu như ngân hàng bị phá sản sẽ trở thành hiệu ứng lây lan cho toàn bộ hệ thống ngân hàng và có thể đe dọa sự ổn định của cả hệ thống. 6.Nguyên nhân rủi ro thanh khỏan 6.1 Nguyên nhân tiền tệ - Chuyển đổi kì hạn gửi tiền và cho vay: NH thường huy động vốn và đi vay với kì hạn ngắn sau đó tuần hoàn chúng để cho vay với thời hạn dài hơn.Thật hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có vừa khít luồng tiền ròng bên tài sản nợ. Trong thực tế, NH luôn có một tỷ lệ đáng kể TS nợ phải được hoàn trả tức thời: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn có thể rút trứơc, tài khoản NOW, do đó, ngân hàng luôn phải sẵn sàng thanh khoản - Sự nhạy cảm của TS tài chính với thay đổi lãi suất. Thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi và luồng tiền vay và cuối cùng là ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến thị giá của các TS mà ngân hàng đem bán, trực tiếp làm tăng chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ(phát hành kì phiếu, tín phiếu) - NH luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào ngân hàng 6.2 Nguyên nhân hoạt động - Nguyên nhân bên tài sản nợ: rủi ro thanh khỏan xảy ra bất cứ khi nào người gửi tiền rút tiền ngay lập tức. 4 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN - Nguyên nhân bên tài sản có: rủi ro thanh khỏan phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. 7.Dấu hiệu thị trường nhận biết RRTK o Lòng tin của dân chúng o Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng o Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường o Chịu lỗ khi bán tài sản o Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng o Ngân hàng buộc phải vay NHTW với khối lượng lớn và thường xuyên hơn. B. Quản lí thanh khoản  Quản lí thanh khoản là gì? Quản trị rủi ro thanh khoản (quản lí thanh khoản) là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn.  Mục tiêu quản lí thanh khỏan: - Thanh khoản liên quan trực tiếp đến an toàn và sinh lợi, 2 mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng. - Duy trì an toàn thanh khoản, tức là khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản là mục tiêu quan trọng nhất và xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động quản lí thanh khoản của ngân hàng. - Cụ thể: 2 mục tiêu nhỏ o Đảm bảo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng với chi phí hợp lí o Dự đoán các nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy ra. 5 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. QUẢN LÝ THANH KHOẢN Các phương pháp đo lường : 1. Phương pháp cung cầu thanh khoản Nghĩa là xác định nhu cầu chi trả của các nguồn thu của NH tại một thời điểm nhất định T  Cầu thanh khoản: a. Khách hàng rút tiền gửi - Đây là nhu cầu thanh khoản chủ yếu có tính thường xuyên, tức thời và vô điều kiện. - Bao gồm tất cả các loại tiền gửi không kì hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kì hạn có thể rút trước hạn, tiền gửi có kì hạn thanh toán khi đến hạn, thanh toán kì phiếu và trái phiếu đến hạn. b. Nhu cầu tín dụng của khách hàng - Nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng để thanh toán hàng hóa dịch vụ mà ngân hàng cam kết cho vay. Đây thường là các quan hệ tín dụng mà ngân hàng muốn duy trì và đáp ứng. - Bao gồm: nhu cầu tín dụng mới, gia hạn khi khoản vay đến hạn, sử dụng hạn mức tín dụng hay thực hiện cam kết tín dụng. c. Các khoản vay đến hạn phải trả : Đây là các qua hệ tín dụng trên thị trường tiền tệ, bao gồm hoàn trả tiền vay cho các ngân hàng khác, cho NHTW và các thỏa thuận mua lại. d. Chi phí hoạt động và trả thuế : bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động như : chi tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, công tác phí, mua sắm tài sản, chi sử dụng dịch vụ của các đơn vị khác, chi trả thuế các loại. e. Thanh toán cổ tức cho cổ đông : chi trả cổ tức bằng tiền cho tất cả các loại cổ phiếu mà ngân hàng phát hành. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu thanh khoản 6 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN - Thứ nhất, nhóm nhân tố tạo ra hoảng loạn trong khách hàng gửi tiền như bất ổn chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, các khoản cho vay xấu dẫn đến mất khả năng thanh toán của 1 ngân hàng, lan sang các ngân hàng khác, - Thứ hai, là nhóm nhân tố liên quan đến thu nhập và nhu cầu chi tiêu của khách hàng, như tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng, mức thu nhập và hệ số tiết kiệm, mật độ dân số và doanh nghiệp sự đa dạng khách hàng gửi tiền và vay tiền VD: cầu về thanh khoản thường rất lớn vào màu hè, cuối hè gắn với ngày tựu trường ngày nghỉ và các kế hoạch du lịch của khách hàng.Việc kế hoạch được những yêu cầu thanh khoản này sẽ giúp ngân hàng hoạch định được nhiều nguồn đáp ứng được cầu thanh khoản dài hạn hơn là trong trường hợp đối với cầu thanh khoản trong ngắn hạn. - Thứ ba , là nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính như chính sách lãi suất huy động , chính sách tín dụng…của mỗi tổ chức. - Thứ tư, nhóm nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của bản thân ngân hàng như cán bộ, công nghệ, thị phần, uy tín…các nhân tố này có thể tác động tới nhu cầu thanh khoản tức thời và xu hướng.  Cung thanh khoản a. Tiền gửi bổ sung của khách hàng: - Đây được xem là nguồn cung thanh khoản quan trọng nhất đối với ngân hàng để duy trì nhu cầu thanh khoản thường xuyên. - Bao gồm : tất cả các lọai tiền gửi mới, tiền gửi bổ sung hay kéo dài thời hạn gửi tiền. b. Khách hàng hoàn trả tín dụng - Đây được xem là nguồn thanh khoản quan trọng thứ hai. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng rủi ro mất vốn cao, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng 7 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN c. Đi vay trên thị trường tiền tệ - Vay TCTD khác hoặc vay ngân hàng TW. Phản ánh năng lực của ngân hàng có thể đi vay tức thời trên thị trường tiền tệ. - Phụ thuộc vào : uy tín của ngân hàng, tính thanh khoản của hệ thống tài chính nói chung,sự hoàn hảo của thị trường tiền tệ...??? - Bao gồm các khoản: vay mới , gia hạn và tuần hoàn nợ vay kí kết hạn mức tín dụng hay bằng các hợp đồng mua lại. d. Thu nhập từ bán tài sản: - Chuyển hóa một phần tài sản có thành tiền mặt tức thời. Tài sản có thanh khoản của ngân hàng chủ yếu gồm : trái phiếu , tín phiếu kho bạc, ngoài ra còn có: trái phiếu, kì phiếu , cổ phiếu của các ngân hàng và các công ty có độ tín nhiệm cao. e. Thu nhập từ cung cấp dịch vụ - Bao gồm: thu chủ yếu từ các dịch vụ ngoại bảng như mở và thông báo L/C, bảo lãnh ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,...Đối với một ngân hàng hiện đại, thì tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ ngày càng cao nên ngày càng có ý nghĩa trong việc hình thành nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng. Trạng thái thanh khoản ròng tại thời điểm T là NLPt= St-Dt - NLP<0 => Thâm hụt thanh khoản: Khi đó nhà quản lý phải quyết định xem khi nào và ở đâu để Nh tăng nguồn cung thanh khoản( cần chú ý là cầu thanh khoản độc lập với ý chí của NH nên NH ko thể muốn giảm là giảm được) - NLP>0 => Thặng dư thanh khoản: Nhà quản lý phải quyết định xem khi nào và ở đâu để đầu tư sinh lãi các thăng dư 2. Phương pháp chỉ số tài chính Là việc dùng các chỉ số tài chính để đo lường trạng thái thanh khoản của NH 8 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Các chỉ số tài chính gồm: các hệ số H1 (Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động) và H2 (Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”)  chỉ số về trạng thái tiền mặt ( cash position indicator) H3 = Hoặc: H3= Cả hai công thức trên đều đo lường về trạng thái tiền mặt của ngân hàng. Sở dĩ trạng thái này quan trọng trong việc đánh giá tính thanh khoản là vì tiền mặt cũng như các khoản được nêu trong phần tử số của hai công thức đều là những tài sản có tính lỏng cao. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Sự khác biệt giữa hai công thức là không đáng kể vì phần tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước của các ngân hàng thường là rất ít  Chỉ số H4 :Chỉ số năng lực cho vay H4 H4 = Chỉ số này cho biết phần trăm các khoản cho vay tín dụng trong tổng mức tài sản “Có” của ngân hàng. Đây là chỉ số thanh khoản âm vì cho vay là tài sản có mức thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số này rất quan trọng trong nhận biết rủi ro lãi suất: khi có biến động về lãi suất khiến lãi suất trên thị trường tăng lên, vì ngân hàng bị buộc với các khoản vay có mức lãi suất cố định nên lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Ngoài ra còn có rủi ro về kì hạn khi ngân hàng dùng các khoản vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn khi có biến động xảy ra khiến khách hàng rút tiền thì ngân 9 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN hàng cũng không thể đảm bảo cho khả năng chi trả. Vì vậy, chỉ số này càng cao thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng càng kém.  Chỉ số H5 được tính theo công thức: H5 = Chỉ số này cho biết tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi huy động được của ngân hàng. Tỉ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp. Cá biệt, H5 có thể lớn hơn 100% khi ngân hàng đi vay từ các nguồn khác ngoài tiền gửi khách hàng để thực hiện nghiệp vụ cho vay  chỉ số chứng khoán thanh khoản H6= Chỉ số này cho biết tỉ lệ nắm giữ các chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt  Chỉ số H7 được tính toán theo công thức: H7= Vì các khoản vay và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng thường có kì hạn ngắn nên chỉ số này thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong giải quyết các vấn đề thanh khoản. H7 thấp là dấu hiệu cho thấy ngân hàng bị động trong khả năng thanh khoản và ngược lại khi H7 cao. Để đánh giá chỉ tiêu này, trong phân tích, ta so sánh H7 với 1: H7 >1: Ngân hàng chủ động trong thanh khoản. H7<1: Ngân hàng bị động trong các vấn đề thanh khoản 10 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN  Chỉ số H8 được tính theo2 công thức: H8= Hoặc: H8= Chỉ số H8 cho biết tỷ lệ của tài sản có tính thanh khoản cao và sẵn sàng để huy động khi cần thiết so sánh với số lượng tiền gửi của khách hàng. Chỉ số này cũng thể hiện tính chủ động của ngân hàng khi giải quyết các vấn đề về thanh khoản. H8 cao chứng tỏ ngân hàng chủ động và có tính thanh khoản tốt. 3. Phương pháp cấu trúc nguồn vốn Các phương pháp đo lường thanh khoản ở trên đề cập đồng thời đến cung và cầu thanh khoản, phương pháp cấu trúc nguồn chỉ đề cập đến xác định cầu thanh khoản của NH là ntn. Phương pháp này dựa vào việc phân chia nguồn vốn theo khả năng có thể bị rút ra khỏi NH và được thể hiện qua các bước sau: Bước 1: Chia tổng nguồn vốn của NH thành nhiều nhóm theo khả năng vốn bị rút khỏi ngân hàng. Thông thường được chia thành 3 nhóm chủ yếu sau: - Nhóm một: nguồn vốn nóng ( hot or speculative money) : Gồm 3 khoản : vốn đi vay, tài sản nhạy cảm với lãi suất hoặc dự tính sẽ rút ra khỏi ngân hàng trong kì kế hoạch. - NHóm 2: nguồn vốn kém ổn định: bao gồm các khỏan tiền gửi của khách hàng trong đó một phần đáng kể có thể bị rút khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kì kế hoạch. - Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định :Bao gồm các khảon cốn mà ngân hàng tin tưởng là ít có khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng. Nguồn vốn này còn gọi là tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở của ngân hàng. Bước 2: Xác định nhu cầu dự trữ thanh khoản cho từng nguồn vốn 11 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Tùy theo nguyên tắc quản trị, ngân hàng sẽ dành riêng một phần vốn trên nhằm đáp ứng nhu cầu rút vốn ra khỏi ngân hàng. Thông thường tỷ lệ dự trữ thanh khoản được lựa chọn như sau: - NHóm 1: 95% - NHóm 2: 30% - NHóm 3: 15% Dự trữ thanh khoản = 0.95% (nguồn vốn nóng - DTBB) + 0.3 (nguồn vốn kém ổn định- DTBB) + 0.15 (nguồn vốn ổn định- DTBB) Bước 3: Xác định nhu cầu thanh khoản đáp ứng các khoản vay có chất lượng Chất lượng kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng các khoản cho vay, chính vì vậy ngân hàng thường xây dựng một chính sách tín dụng nhằm thỏa mãn tối đa các khoản cho vay có chất lượng cao. Với quan điểm như vậy, NH thườn dự tính chovay tối đa tiềm năng và dự trữ thanh khoản cho các khoản vay chất lượng cao, thường bằng 100% chênh lệch giữa tổng cho vay tối đa tiềm năng và dư nợ thực tế hiện tại Bước 4: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản:  Tổng nhu cầu thanh khoản = Nhu cầu dự trữ thanh khoản vốn + nhu cầu thanh khoản cho vay.  Dự trữ thanh khoản cho vay = Quy mô cho vay tối đa - Tổng dư nợ hiện tại  Tổng dự trự thanh khoản = DT thanh khoản vốn + DT thanh khoản cho vay  Tổng dự trữ thanh khoản = 0.95%(nguồn vốn nóng - DTBB) + 0.3 (nguồn vốn keóm ổn định- DTBB) + 0.15 (nguồn vốn ổn định- DTBB) + 1 (quy mô cho vay tối đa + tổng dư nợ hiện tại) Ví dụ : Xác định nhu cầu thanh khoản của ngân hàng XYZ biết rằng : 12 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - NHóm 1: 25 tỷ VND - NHóm 2: 24 tỷ VND - NHóm 3: 100 tỷ VND QUẢN LÝ THANH KHOẢN Tỷ lệ DTBB là 3% đối với tất cả các loại nguồn vốn. NH quyết định dự trữ thanh khoản 95% đối với nhóm 1, 30% đối với nhóm 2, 15% đối với nhóm 3 Dư nợ cho vay hiện tại là 135 tỷ VND, mức tối đa gần đây đạt được là 140 tỷ VND, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân là 10% / năm. NH sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có chất lượng tốt. Hãy xác định tổng nhu cầu dự trữ thanh khoản của ngân hàng đó. Giải Nhu cầu thanh khoản nguồn = 0.95 x 25 x(1-0.03) + 0.3x24 x(1-0.03) +0.15 x 100x(1-0.03) = 44.5715 Dự trữ thanh khoản cho vay = 140 x 1.1 -135 = 19 Tổng nhu cầu dự trữ thanh khoản = 63.5715 II. Các biện pháp quản lí thanh khoản Trên bảng cân đối tài sản của NH, phần lớn tài sản nợ có đặc trưng là ngắn hạn như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kỳ hạn có thể rút trước hạn… Trong khi đó phần lớn các tài sản có lại có thời hạn dài như tín dụng các khoản đầu tư,cho thuê… Thực tế các NH đều biết rằng số dư trong điều kiện bình thường chỉ có một sô ít những người gửi tiền có nhu cầu rút tiền hàng ngày, do đó phần lớn số dư tiền gửi không kỳ hạn trở thanh số dư thường xuyên hàng ngày cung cấp nguồn vốn dài hạn cho NH. Đồng thời những nhu cầu rút tiền hàng ngày đc cân đối chủ yếu bởi những khoản tiền mới và các khoản thu nhập của NH. Hơn nữa qua thời gian nhà quản lý sẽ có kinh nghiệm dự tính khoản rút tiền gửi quá mức hàng ngày. 13 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Có 2 phương án chính để NH quản lý khoản rút tiền gửi ra quá mức: thông qua quản lý tài sản nợ và thông qua tài sản có. Theo truyền thống NH thường dự vào phương pháp quản lý TS có, nhưng ngày nay nhiều NH, đặc biệt là các NH lớn lại dựa và các TS nợ thông qua việc tiếp cận thị trường tiện tệ để tăng nguồn vốn vay tức thời để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của NH  Các phương pháp trước khi rủi ro xảy ra: 1. Phương pháp quản lý tài sản nợ  Nếu như các NH nhỏ thường quản trị TK từ tài sản( bởi họ thấy chiến lược này ít rủi ro hơn so với chiến lược quản lý TK từ phía nguồn tức là Nợ) thì hầu hết các NH lớn đều dùng cách quản trị TK từ bên nguồn. Trong cách này thì đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay mượn này chủ yếu đáp ứng nhu cầu TK tức thời và chỉ thực hiện khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh.  Quản lý cung thanh khoản từ phía bên nguồn bao gồm: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian và chi phí huy động - Lựa chọn cung TK từ phía bên nguồn thông qua việc phân tích thời gian và chi phí mở rộng nguồn. - Nghiên cứu các công cụ nợ mới nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí 1.1Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian và chi phí huy động  Các biện pháp đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía bên nguồn phụ thuộc rất nhiều vào chi phí và thời gian huy động, tức là phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường nguồn.  Các nhân tố ảnh hưởng: - Chính sách ổn định vĩ mô của chính phủ và ngân hàng Trung ương, sự phát triển. - Cạnh tranh của các NH và các trung gian tài chính khác trong nước, trong khu vực và quốc tế. - Độ nhạy cảm của tiền gửi đối với lãi suất. 14 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - QUẢN LÝ THANH KHOẢN Mạng lưới cũng như uy tín NH. 1.2 Lựa chọn cung thanh khoản từ phía bên nguồn  Để đáp ứng thanh khoản NH có thể vay nợ - Vay ngân hàng Trung Ương thường xuyên được ưu tiên nhất, có thể vay với lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Khả năng vay được từ NHTW phụ thuộc vào chính sách chính sách tiền tệ ở từng thời kì,tỷ lệ dự trữ bắt buộc??... - Vay ngắn hạn : thường vay các NH khác trên thị trường liên NH, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các NHTM thường nối mạng với nhau tạo điều kiện để các NHTM cho nhau vay tạm thời khi vốn chưa được sử dụng. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thường cao hơn lãi suất của NHTW, thủ tục cho vay cũng đơn giản( các NH thường cho nhau vay dựa trên uy tín), thời hạn ngắn. - Vay dài hạn: Vay bằng cách phát hành các giấy nợ NH như chứng chỉ tiền gửi. Lãi suất của các giấy nợ này thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn, tuy nhiên, NH chủ động huy động một lượng tiền đúng như yêu cầu trong khoản thời gian xác định với thời gian tương đối nhanh. Loại giấy nợ này thường tập trung tại thị trường doanh nghiệp và nơi tập trung dân cư có thu nhập cao.  Tác động vào nguồn tiền gửi : phát triển thị trường bán lẻ  Ưu điểm: chi phí vốn thấp và ổn định  Nhược điểm : Chi phí hạ tầng cơ sở cao và phỉa thườn xuyên đổi mới và mở rộng. - NH có thể tăng lãi suất tiền gửi để tăng cạnh tranh với các NH khác nhằm huy động được nhiều hơn. Biện pháp này thường được các NH áp dụng trong truờng hợp thị trường thiếu vốn cho vay vì chi phí của nó cao. - Nhiều NH sử dụng các biện pháp mở rộng và đa dạng hóa khách hàng gửi tiền(mở chi nhanh ở các vùng, các quốc gia khác nhau, cung cấp nhiều loại hình tiền gửi, tăng tiện ích cho khách hàng, tạo sản phẩm mới…) để hạn chế nhu cầu thanh khoản thời vụ và chu kì. Nhà quản lý phải luôn cân 15 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN nhắc đến chi phí mở chi nhánh và các chi phí khác có liên quan khả năng cấp tín dụng và khả năng đầu tư để xem xét xem có nên theo đuổi chiến lược này. Có một nguyên tắc an toàn trong đầu tư: “ không nên bỏ hết trứng vào một giỏ ”. NH nên đa dạng hóa nguồn vốn của mình nhằm giảm sự phụ thuộc vào bất kì một thị trường nào, khu vực địa lí nào, hay một công cụ huy động nào. KHi nguồn vốn có sự đan dạng càng cao thì ngân hàng càng được đảm bảo thanh khỏan tốt hơn trong mọi điều kiện của thị trường. 1.3 Nghiên cứu các công cụ nợ mới nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí Các NH luôn nghiên cứu các công cụ nợ mới nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Khi gặp nhu cầu thanh khoản lớn các NH có thể tiếp cận các tập đoàn, tổng công ty nhằm thu hút nguồn vốn lớn.... 1.4 Ưu nhược của chiến quản lý thanh khoản thì phía bên nguồn  Ưu điểm: - Các ngân hàng thường duy trì tài sản thanh khoản ở một mức vừa phải vì các tài sản này ít sinh lợi ,vì vậy quản lý thanh khoản từ phía bên nguồn thường đáp ứng được khối lượng thanh khoản lớn. - Khi chính sách tiền tệ nới lỏng thì dễ dàng vay được từ NHTW . Mặt khác NH dễ dàng vay trên thị trường liên ngân hàng dựa vào uy tín của nhau.  Nhược điểm - NH phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài: như chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của NHTW,thị trường tiền tệ do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ... - Hơn nữa một NHTM mà vay mượn nhiều sẽ bị đánh giá là ngân hàng khó khăn về tài chính, khi thông tin này lan rộng ra thì những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng loạt hoặc NH phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần. Cùng lúc đó các định chế tài chính khác để tranh rủi ro có thể gặp phải thì sẽ dè dăt hơn trong việc tài trợ vốn cho NH này để đáp ứng thanh khoản. 2. Quản lý tài sản có 16 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Có một số sự đánh đổi mà ngân hàng phải chịu đó là: lợi nhuận và việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao, sự lệch pha trong kì hạn của các tài sản có và tài sản nợ. Nếu bạn muốn quản lí tài sản mà giữ nguyên cấu trúc nguồn vốn của mình thì bạn phải thay đổi cấu trúc tài sản của mình. Quản lí thanh khoản từ phía tài sản chính là việc ngân hàng phải tính toán , cân nhắc, lựa chọn các danh mục tài sản sao cho đảm bảo kết hợp hài hòa các yếu tố : kì hạn, lợi nhuận và thanh khoản. Quản lí thanh khoản gồm các nội dung sau: - Phân tích ngân quỹ: Duy trì ngân quỹ với quy mô và cấu trúc thích hợp - Phân tích tính thanh khoản của tài sản thông qua khả năng chuyển tài sản thành ngân quỹ - Lựa chọn danh mục tài sản phù hợp với điều kiện cụ thể của ngân hàng nhằm đảm bảo thanh khoản thông qua các tỉ lệ thanh khoản thích hợp hoặc thông qua dự đoán nhu cầu thanh khoản sắp tới - Điều chỉnh thanh khoản của tài sản bằng cách thay dổi cấu trúc kỳ hạn của tài sản hoặc tạo thị trường cho tài sản, nhằm thay dổi tính thanh khoản của tài sản. .2.1 Phân tích ngân quỹ - Tiền mặt taị quỹ o Bao gồm giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại. o Tùy thuộc : quy mô hoạt động của từng Ngân hàng thương mại , nhu cầu thường xuyên cũng như nhu cầu thời vụ của các khoản chi tiền mặt mà Ngân hàng thương mại . o Tồn quỹ tiền mặt có khả năng thanh toán kịp thời nhất, nhưng tiền này không sinh lời cho ngân hàng. Nếu để tiền quá nhiều sẽ động vốn, nếu duy trì một lượng tiền quá ít không đáp ứng nhu cầu khách hàng thì sẽ mất khách hàng. Vì vậy Ngân hàng thương mại cần phải tính toán duy trì cho hợp lí. - Tiền gửi tại các ngân hàng và TCTD khác 17 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN o Nhằm : bổ sung ngân quỹ và đáp ứng, trang trải nhu cầu thực tế theo yêu cầu của khách hàng ,nhờ các ngân hàng thực hiện một số dịch vụ như mua chứng khoán, chuyển tiền, bảo lãnh tín dụng…số tiền này được tính toán theo mức độ của quan hệ đại lí giữa các Ngân hàng thương mại. - Tiền gửi ở ngân hàng trung ương: gồm 2 loại o Tiền gửi dự trữ bắt buộc ( Tiền gửi dự trữ pháp định ): được tính theo tỷ lệ quy định của Ngân hàng Trung ương và số vốn tiền gửi huy động trong một thời kỳ nhất định. Ở Việt Nam, tỷ lệ dự trữ quy định bắt buộc từ 0 đến 20% trên tổng số tiền gửi huy động được của các tổ chức tín dụng. o Tiền gửi thanh toán: tiền gửi của các NHTM tại NHTW để đảm bảo nhu cầu thanh toán, thường là thanh toán giữa các ngân hàng với nhau. Ngân quỹ bao gồm những tài sản thanh khoản nhất của NHTM, được bổ sung thường xuyên từ các dòng tiền vào NH như gia tăng các khoản tiền gửi , vay, thu nợ, chứng khoán do ngân hàng nắm giữ đến hạn thanh toán…và cũng được sử dụng thường xuyên để chi trả, cho vay, đầu tư… Ngân quỹ gia tăng ( hoặc giảm sút) có thể do nhiều yếu tố khách quan như: thời vụ, chu kỳ kinh doanh, thu nhập của khách hàng, thay đổi trong các quyết định của cơ quan quản lý, hoặc trong hệ thống ngân hàng…hoặc do ngân hàng quyết định gia tăng( hoặc giảm ngân quỹ) theo chiến lược dự trữ ma ngân hàng đang theo đuổi. 2.2 Dự trữ các tài sản thanh khỏan khác  Các ngân hàng luôn tìm kiếm các tài sản có khả năng thay thế được ngân quỹ trên phương diện thanh khoản, đồng thời gia tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng. Khi xuất hiện yêu cầu thanh khoản, NH bán một số tài sản thanh khoản cho tới khi toàn bộ yều cầu thanh khoản được đáp ứng. Đây được gọi là chiến lược chuyển đổi tài sản vì vốn được hình thành bằng việc chuyển tài sản phi tiền mặt sang tiền mặt. Tài sản thanh khoản thỏa mãn 3 đặc điểm như sau: 18 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN - Có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng. - Chi phí chuyển nhượng thấp và giá cả hợp lí. - Được giao dịch trên một thị trường hoàn hảo Thị trường hoàn hảo là một thị trường tại mức giá nhất định của thị trường thì mọi yêu cầu đều được đáp ứng và bao nhiêu hàng hóa cũng bán hết. Điều này hàm ý khối lượng giao dịch mua bán không ảnh hưởng đến giá cả, hoặc chỉ ảnh hưởng đáng kể trong ngắn hạn  Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất : như trái phiếu chính phủ, tín phiếu ngân hàng nhà nước, tiền gửi tại các ngân hàng khác, trái phiếu chính quyền địa phương, thương phiếu chấp nhận thanh toán.  Các khoản mục tín dụng và chứng khoán khác cũng có tính thanh khoản khác nhau. Nhiều ngân hàng không có điều kiện nắm giữ chứng khoán thanh khoản có thể tạo nên tính lỏng của danh mục tín dụng và chứng khoán đầu tư thông qua lựa chon các kỳ hạn. Các khoản chiết khấu(thương phiếu có chất lượng)có thể tái chiết khấu với chi phí thấp, các khoản tín dụng có chất lượng cao sắp mãn hạn, hoặc dễ bán, các khoản tín dụng kỳ hạn nợ nhỏ…đều làm tăng tính lỏng của tài sản. 2.3 Phân tích cấu trúc kì hạn của tài sản - Một vấn đề khó khăn của ngân hàng là sự không phù hợp về kỳ hạn và quy mô của các dòng tiền vào và nhu cầu sử dụng của NH. Ngân hàng thường huy động vốn và đi vay với kì hạn ngắn sau đó tuần hoàn chúng để cho vay với thời hạn dài hơn.Thật hiếm khi luồng tiền ròng bên tài sản có vừa khít luồng tiền ròng bên tài sản nợ. Do vậy, phân tích cấu trúc kì hạn của tài sản giúp ngân hàng đưa ra các chiến lược chuyển đổi kì hạn hợp lí để vừa đảm bảo 2 mục tiêu của ngân hàng là: sinh lợi và an toàn. 2.4 Một số ưu và nhược điểm của chiến lược quản lý thanh khoản thông qua tài sản  Ưu điểm: Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà không bị lệ thuộc vào chủ thể khác.  Nhược điểm: 19 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN - Một khi bán tài sản là ngân hàng mất đi một phần thu nhập do tài sản tạo ra. Như vậy NH chịu chi phí cơ hội do bán tài sản đã đầu tư. - Phần lớn khi bán tài sản đều phải chịu phí hoa hồng như trung gian môi giới. - Tổn thất lớn cho NH nếu tài sản bán đi giảm giá trên thị trường hoặc bị người mua ép giá do bán gấp rút để đáp ứng nhu cầu thanh khoản - NH phải đầu tư vào tài sản có tính khoản cao mà lại có tính sinh lời thấp nên tất yếu sử dung hiệu quả vốn của NH. Tóm lại, chiến lược dự trữ của NH luôn phải cân nhắc giữa an toàn thanh khoản và sinh lợi. NH cân nhắc giữa thu nhập phải từ bỏ trong hiện tại để duy trì thanh khoản với chi phí có thể bỏ ra trong tương lai để mua được thanh khoản. Cân nhắc này phải dựa trên phân tích và định lượng nhu cầu thanh khoản, khả năng cung ứng thanh khoản hiện tại và tương lai thông qua tính thanh khoản của tài sản. Một NH được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu NH tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời. 3. Chiến lược quản lý thanh khoản cân bằng - Như đã phân tích ở trên thì cả 2 hình thức đáp ứng thanh khoản từ tài sản hoặc từ nguồn vốn đều có những hạn chế nhất định. Do đó các ngân hàng thường dung hòa và kết hợp cả 2 chiến lược để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng - Định hướng chiến lược : Theo tính chất thường xuyên của các khoản tiền o Nhu cầu thanh khoản thường xuyên và an toàn sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khoán thanh khoản hoặc các tài sản thanh khoản khác. o Nhu cầu thanh khoản không thường xuyên, có thể dự đoán trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu hướng sẽ được đáp ứng bằng thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác. 20 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN o Các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo được đáp ứng bằng việc vay mượn trên thị trường tiền tệ,các nhu cầu thanh khoản được hoạch định và nguồn tài trợ là vay ngắn hạn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hóa thanh tiền. Theo yếu tố thời gian o Nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, mang tính tức thời hoặc gần như thế : các khỏan tiền gửi giao dịch hoặc các khoản tiền gửi có kì hạn, các công cụ huy động thuộc thị trường tiền tệ. Để đáp ứng nhu cầu này, đòi hỏi các NH phải duy trì khá lớn các loại tài sản có tính thanh khoản cao.(tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, chứng khoán chính phủ) o Nhu cầu thanh khỏan dài hạn mang tính chất chất htời vụ, chu kì và xu hướng tạo ra : các khoản rút tiền haợc vay tiền của cá nhân thường đặc biệt tăng cao vào các dịp lễ hội trong năm để trang trải chi tiêu mua sắm. Để đáp ứng nhu cầu này đồi hỏi các NH phải dự phòng trước khả năng cung cấp vốn từ nhiều nguồn khác nhau và ở mức độ cao hơn so với nhu cầu thanh khoản ngắn hạn : đặt kế hoạch thu hút các khoản tiền gửi mới, thỏa thuận vay dài hạn từ công chúng hoặc từ quỹ dự trự của các NH khác...  Các phương pháp quản lý sau khi rủi ro xảy ra: Sau khi rủi ro xảy ra thì uy tín của NH bị giảm sút nên khả năng tăng vốn từ các nguồn tiền gửi là rất khó hoặc là chi phí sẽ rất cao. Các NH thường đối phó với rủi ro thanh khoản thông qua vay NHTW hoặc trên thị trường liên NH. Ví dụ rủi ro thanh khoản tại NH Á Châu ACB 10/3/2003 có tin đồn là Tổng GĐ ACB bỏ trốn, tin đồn này gây hoang mang cho một số KH. 9h ngày 14/10 khoảng 600-700 tỷ đồng, trong đó có 16 triệu USD đã chi trả cho khách hàng là người dân. Để đảm bảo an toàn chi trả cho ACB, NHTW đã cho ACB vay liên tiếp 2 khoản 500 tỷ đồng tối 14/10 và 1400 tỷ đồng và sáng 15/10. Các NH khác cũng tiếp tục hỗ trợ cho ACB như Vieetcombank- TP HCM cho vay 7 triệu $, Sài 21 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN gòn thương tín 2 triệu$. Các NH như eximbank, chi nhánh BIDV-TP HCM cũng hỗ trợ hết mình cả về vật chất và tinh thần. C. NGUYÊN TẮC VỀ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT RỦI RO THANH KHOẢN I. NGUYÊN TẮC BASEL VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN 1. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản. Nguyên tắc 1: Ngân hàng phải chịu trách nhiệm quản lý tốt rủi ro thanh khoản. Ngân hàng nên thiết lập một khung quản lý rủi ro thanh khoản mạnh mẽ, đảm bảo duy trì một trạng thái thanh khoản thích hợp, bao gồm việc tạo ra tài sản có tính thanh khoản cao để có thể chống đỡ được với các trường hợp khó khăn thanh khoản liên quan đến những khoản lỗ hoặc sự sụt giảm của cả những nguồn vốn có bảo đảm và không có bảo đảm. Giám sát viên nên đánh giá sự đầy đủ của khung quản lý rủi ro thanh khoản cũng như tình trạng thanh khoản của ngân hàng và nên hành động một cách khẩn trương nếu như ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản nhằm bảo vệ người gửi tiền và hạn chế những nguy cơ tiềm tàng cho cả hệ thống tài chính. Ngân hàng nên thiết lập một khung quản lý rủi ro thanh khoản thống nhất với quy trình quản lý rủi ro chung trong toàn ngân hàng. Mục tiêu chủ yếu của khung quản lý rủi ro thanh khoản là đảm bảo chắc chắn rằng ngân hàng có thể thực hiện việc thanh khoản hàng ngày cũng như có đủ sức chống đỡ với áp lực thanh khoản trong những thời kì khó khăn. Bên cạnh đó, để duy trì sự điều hành và thử nghiệm quản lý rủi ro thanh khoản tốt, ngân hàng nên nắm giữ một tài sản đệm có tính thanh khoản thích hợp như là những tài sản có thể dễ dàng mua bán trên thị trường để có thể tồn tại an toàn trong thời kì áp lực thanh khoản cao. Ngân hàng nên chứng tỏ rằng cái đệm thanh khoản của mình là tương xứng với quy mô của các hoạt động trong cũng như ngoài bảng, tính thanh khoản của các tài sản và các khoản nợ, quy mô của các nguồn huy động khác nhau cũng như tính đa dạng của lĩnh vực hoạt động và chiến lược huy động vốn của ngân hàng. Ngân hàng nên sử dụng những giả định một cách thận trọng, hợp lý về tính khả mại ( khả năng mua bán trên thị trường ) của các tài sản và khả năng huy động các nguồn vốn, kể cả có và không có bảo đảm, trong suốt thời kì khó khăn về thanh khoản. Ngoài ra, ngân hàng cũng không nên cho phép áp lực cạnh tranh làm 22 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN ảnh hưởng đến sự nhất quán trong công việc quản lý rủi ro thanh khoản cũng như làm ảnh hưởng đến cái đệm thanh khoản của mình. Một điều quan trọng đối với các nhà giám sát là sự chú ý đến rủi ro thanh khoản cũng phải cẩn thận như các rủi ro khác. Mục đích của việc giám sát và quản lý tình trạng thanh khoản là nhằm làm giảm tần số và hậu quả nghiêm trọng do tình trạng mất thanh khoản gây ra, từ đó hạn chế những tác động bất lợi đối với hệ thống tài chính, rộng hơn là cả nền kinh tế và bảo vệ người gửi tiền. Thậm chí, mặc dù trạng thái vốn tự có lành mạnh làm giảm khả năng thiếu hụt thanh khoản, nhiều ngân hàng có khả năng thanh toán một cách rõ ràng vẫn phải đối mặt với vấn đề thanh khoản. Vấn đề thanh khoản xảy ra không thường xuyên nhưng ảnh hưởng của nó lại cao tiềm tàng, và các nhà quản lý thường hướng sự quan tâm của mình đến các vấn đề khác nhiều hơn, khi đó mức độ xảy ra rủi ro sẽ cao hơn hoặc sẽ hạn chế sự giảm thiểu rủi ro thanh khoản của ngân hàng do áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự trông chờ NHTW sẽ hỗ trợ về thanh khoản, cùng đó là sự bảo hiểm đối với tiền gửi của cơ quan bảo hiểm tiền gửi, có thể làm giảm động cơ của ngân hàng quản lý tình trạng thanh khoản một cách thận trọng như nó có thể. Sự tăng lên trong trách nhiệm của các nhà giám sát đảm bảo rằng ngân hàng không cho phép hạ thấp các tiêu chuẩn quản lý rủi ro thanh khoản và lựa chọn một hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản kém hiệu lực. Từ việc rút ra kinh nghiệm và những kiến thức về các tình huống trong phạm vi hoạt động, các nhà giám sát nên đánh giá có hay không ngân hàng quản lý rủi ro thanh khoản có hiệu lực để duy trì một trạng thái thanh khoản lành mạnh và nên tiến hành giám sát nếu như ngân hàng có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản. 2. Điều hành việc quản lý rủi ro thanh khoản. Nguyên tắc 2: Ngân hàng nên xác định một cách rõ ràng mức rủi ro thanh khoản ( liquidity risk tolerance ) phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình và vai trò của ngân hàng trong hệ thống tài chính. Ngân hàng nên thiết lập một mức rủi ro thanh khoản ( liquidity risk tolerance ) trong mối tương quan với mục tiêu kinh doanh, định hướng chiến lược và xu hướng quản lý rủi ro chung của ngân hàng. HĐQT chịu trách nhiệm chủ yếu về rủi ro thanh khoản 23 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN được tạo ra bởi ngân hàng và cách thức mà rủi ro đó được quản lý, do đó, nên thiết lập một mức rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Mức rủi ro này nên phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng cũng như vai trò của nó trong hệ thống tài chính và nên phản ánh điều kiện tài chính và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Mức rủi ro này cũng nên đảm bảo rằng ngân hàng có thể quản lý tình trạng thanh khoản của mình lành mạnh trong điều kiện bình thường theo cách mà ngân hàng có thể chống đỡ hiệu quả trong thời kì gặp khó khăn thanh khoản. Mức rủi ro nên được xác định rõ ràng theo cách mà tất cả các cấp quản lý có thể hiểu rõ sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Có nhiều phương pháp định tính và định lượng khác nhau để ngân hàng biểu hiện mức rủi ro thanh khoản của mình. Ví dụ: một ngân hàng có thể xác định mức độ rủi ro thanh khoản của mình bằng rủi ro thanh khoản tuyệt đối mà ngân hàng có thể chấp nhận trong điều kiện kinh doanh bình thường và trong điều kiện thị trường có khó khăn. Các nhà giám sát sẽ đánh giá sự thích hợp của mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng và bất cứ những thay đổi về mức độ rủi ro qua thời gian. Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao nên phát triển một chiến lược cùng những chính sách và những thử nghiệm để quản lý rủi ro thanh khoản trong mối quan hệ với mức rủi ro thanh khoản của ngân hàng và đảm bảo rằng ngân hàng duy trì được một tình trạng thanh khoản tốt. Quản lý cấp cao nên liên tục xem xét diễn biến tình trạng thanh khoản của ngân hàng và báo cáo hội đồng quản trị một cách thường xuyên. Hội đồng quản trị của ngân hàng nên xem xét và phê chuẩn chiến lược, những chính sách và những thử nghiệm liên quan đến việc quản lý thanh khoản ít nhất một năm một lần và đảm bảo rằng quản lý cấp cao có thể quản lý rủi ro thanh khoản một cách hiệu quả. Quản lý cấp cao chịu trách nhiệm vạch ra và thực hiện chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản trong mối quan hệ với mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Chiến lược này nên bao gồm những chính sách cụ thể về quản lý thanh khoản, như: thành phần và hạn kỳ của các TS Nợ và TS Có; tính đa dạng và ổn định của nguồn vốn; các cách tiếp cận quản lý thanh khoản đối với các đồng tiền khác nhau trên các khu vực, các lĩnh vực kinh doanh và các thực thể pháp lý khác nhau; chính sách quản lý thanh khoản trong ngày; những giả định về tính thanh khoản và tính khả mại của tài sản. Chiến lược này nên quan tâm đến nhu cầu thanh khoản dưới điều kiện bình thường 24 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN cũng như việc điều hành thanh khoản trong thời kì khó khăn, có thể là khó khăn riêng biệt của ngân hàng hoặc là khó khăn mang tính toàn thị trường, hoặc là sự kết hợp của cả hai. Chiến lược này có thể bao gồm những mục tiêu định tính và định lượng với mức độ khác nhau. Hội đồng quản trị nên xem xét và phê chuẩn chiến lược cùng các chính sách, thử nghiệm quan trọng và rà soát lại ít nhất một năm một lần. Ban quản trị nên chắc chắn rằng quản lý cấp cao có thể biến chiến lược thành những hướng dẫn và tiêu chuẩn hoạt động rõ ràng, cụ thể ( như các chính sách, sự kiểm soát hoặc các quy trình ). Ban quản trị cũng nên đảm bảo rằng quản lý cấp cao và những nhân viên thích hợp có trình độ chuyên môn cần thiết, và ngân hàng có những quy trình và hệ thống đo lường, kiểm tra, giám sát các nguồn rủi ro thanh khoản một cách hiệu quả. Chiến lược thanh khoản nên phù hợp với tính chất, phạm vi và sự kết hợp các hoạt động của ngân hàng. Trong việc hình thành chiến lược này, ngân hàng nên lưu tâm đến cấu trúc pháp lý của mình (ví dụ: sự kết hợp giữa các chi nhánh ở nước ngoài với các công ty con hoạt động ở nước ngoài ), những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, sự rộng lớn và đa dạng của thị trường, sản phẩm và phạm vi mà ngân hàng hoạt động... Quản lý cấp cao nên xác định cấu trúc, những nhiệm vụ và những quy định đối với việc quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát tình trạng thanh khoản của tất cả các đơn vị, chi nhánh, công ty con trong phạm vi hoạt động của ngân hàng, và vạch ra những yếu tố trong các chính sách thanh khoản mà ngân hàng thực hiện. Cấu trúc của việc quản lý thanh khoản ( tức là mức độ tập trung hoặc phi tập trung của sự quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng ) nên chú ý đến những sự hạn chế về pháp luật, quy định hay hoạt động trong việc chuyển đổi các nguồn vốn. Khi một tập đoàn bao gồm cả các thực thể ngân hàng và phi ngân hàng, quản lý ở cấp độ tập đoàn nên hiểu những đặc tính rủi ro thanh khoản khác biệt đối với mỗi thực thể, liên quan đến bản chất của lĩnh vực kinh doanh và môi trường pháp lý. Bất kể cấu trúc quản lý rủi ro thanh khoản nào được sử dụng, quản lý cấp cao nên giám sát rủi ro thanh khoản thông qua ngân hàng và ở mỗi thực thể. Các quy trình nên thích hợp để đảm bảo quản lý cấp cao của tập đoàn có thể theo dõi chủ động và phản ứng nhanh chóng với tất cả những diễn biến cơ bản trong tập đoàn và báo cáo với Hội đồng quản trị một cách hợp lý. Bên cạnh đó, quản lý cấp cao và ban quản trị nên có một hiểu biết sâu sắc về những quan hệ chặt chẽ giữa rủi ro thanh khoản của nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị 25 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN trường, cũng như các rủi ro khác, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động tác động đến chiến lược rủi ro thanh khoản nói chung của ngân hàng. Chiến lược rủi ro thanh khoản, những chính sách chủ yếu để thực hiện chiến lược và cấu trúc quản lý rủi ro thanh khoản nên được kết nối trong suốt ngân hàng và bởi quản lý cấp cao. Tất cả các đơn vị kinh doanh tiến hành các hoạt động có ảnh hưởng tới tình trạng thanh khoản nên nhận thức đầy đủ về chiến lược thanh khoản và hoạt động dưới những chính sách, quy trình, hạn mức và kiểm soát được phê chuẩn. Những cá nhân chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản nên duy trì mối liên kết chặt chẽ với sự giám sát điều kiện thị trường, cũng như với các cá nhân khác trong việc tiếp cận các thông tin quan trọng, chẳng hạn các nhà quản lý rủi ro tín dụng. Hơn nữa, rủi ro thanh khoản và những tác động qua lại của nó với các rủi ro khác nên được bao hàm trong các rủi ro được quản lý bởi các ủy ban quản lý rủi ro và/hoặc bởi các chức năng quản lý rủi ro độc lập. Quản lý cấp cao nên chắc chắn rằng ngân hàng có kiểm soát nội bộ thích hợp để đảm bảo sự nhất quán trong quy trình quản lý rủi ro thanh khoản. Quản lý cấp cao cũng nên chắc chắn rằng những nhân viên có kĩ năng và được đào tạo, hoạt động một cách độc lập có trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ. Một điều quan trọng là những nhân viên với chức năng kiểm soát nội bộ phái có kĩ năng và quyền hành để thu thập thông tin và mô hình hóa các giả định được cung cấp bởi các lĩnh vực kinh doanh. Khi những thay đổi quan trọng tác động đến hiệu quả của sự kiểm soát và giám sát, và hiệu lực đối với kiểm soát nội bộ được đảm bảo, quản lý cấp cao nên chắc chắn rằng những thay đổi cần thiết sẽ được thực hiện với cách thức thích hợp. Kiểm toán nội bộ nên xem xét một cách thường xuyên việc thực hiện và hiệu quả của hệ thống được chấp nhận trong kiểm soát rủi ro thanh khoản. Quản lý cấp cao nên xem xét một cách cẩn thận những xu hướng hiện tại và những diễn biến thị trường tiềm tàng, những yếu tố tạo nên những thách thức phức tạp, khó khăn đối với việc quản lý rủi ro thanh khoản, để họ có thể thực hiện những thay đổi phù hợp và đúng lúc đối với chiến lược thanh khoản theo yêu cầu. Quản lý cấp cao cũng nên xác định những những quy trình và sự chấp nhận đặc biệt cần thiết cho những ngoại lệ đối với những chính sách và những giới hạn... 26 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Hội đồng quản trị nên xem xét những báo cáo định kì về tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị nên được thông báo ngay lập tức về những khó khăn thanh khoản mới và đáng chú ý. Chúng bao gồm sự gia tăng chi phí hoặc sự tập trung nguồn vốn, kích cỡ đang mở rộng của khoảng trống nguồn vốn ( funding gap ), sự suy giảm trong các nguồn cung thanh khoản khác nhau, sự vi phạm những giới hạn quan trọng và/hoặc lâu dài, sự suy giảm đáng kể trong đệm thanh khoản của những tài sản có tính lỏng cao, hoặc những thay đổi trong điều kiện thị trường bên ngoài là tín hiệu cho những khó khăn trong tương lai. Hội đồng quản trị nên đảm bảo rằng quản lý cấp cao có thể tiến hành những hoạt động phòng ngừa thích hợp để giải quyết các khó khăn. Nguyên tắc 4: Ngân hàng nên hợp nhất những chi phí, lợi ích và rủi ro thanh khoản trong thước đo biểu diễn, đánh giá nội bộ và quy trình chấp nhận sản phẩm mới cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng (bao gồm cả hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán ), bằng cách đó liên kết những động cơ chấp nhận rủi ro của các dòng kinh doanh cá nhân với sự bộc lộ rủi ro thanh khoản mà họ tạo ra cho ngân hàng nói chung. Quản lý cấp cao nên hợp nhất một cách phù hợp các chi phí, lợi ích và rủi ro thanh khoản trong thước đo biểu diễn, đánh giá nội bộ và quy trình chấp nhận sản phẩm mới cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng cả trong và ngoài bảng. Nhà quản lý cấp cao nên đảm bảo rằng quy trình quản lý thanh khoản của ngân hàng bao gồm việc đo lường chi phí, lợi ích và rủi ro thanh khoản bao hàm trong tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng, kể cả các hoạt động không ngay lập tức tác động trực tiếp tới bảng cân đối kế toán. Những chi phí, lợi ích và rủi ro đó được cho là thuộc các hoạt động cơ bản để các động cơ quản lý trở nên phù hợp và làm lành mạnh mức độ rủi ro và chiến lược rủi ro thanh khoản của ngân hàng, với một giá cả thanh khoản được phân chia phù hợp với các tình trạng, các khoản đầu tư và các giao dịch cá nhân. Sự phân chia các chi phí, lợi ích và rủi ro thanh khoản nên kết hợp các nhân tố liên quan đến thời hạn nắm giữ dự kiến của các tài sản và nguồn vốn, những đặc tính rủi ro thanh khoản của thị trường, và các nhân tố cơ bản khác, bao gồm lợi ích từ việc tiếp cận được các nguồn ổn định một cách tương đối, chẳng hạn như một số loại tiền gửi. 27 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Sự định lượng và định tính những rủi ro thanh khoản nên rõ ràng và minh bạch ở cấp độ quản lý và nên bao gồm sự xem xét tình trạng thanh khoản sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong điều kiện khó khăn. Khung phân tích nên được xem xét hợp lý để phản ánh những thay đổi trong kinh doanh và trong điều kiện thị trường tài chính và duy trì sự xếp hạng các động cơ thích hợp. Bên cạnh đó, các chi phí, lợi ích và rủi ro thanh khoản nên được quan tâm một cách rõ ràng trong quy trình chấp nhận sản phẩm mới. 3. Đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản. Nguyên tắc 5: Ngân hàng nên có một quy trình phù hợp cho việc xác định, đo lường, kiểm tra và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Quy trình này nên bao gồm một hệ thống dự tính một cách toàn diện những dòng tiền phát sinh từ các tài sản, các khoản nợ và các khoản mục ngoài bảng trong một khoảng thời gian xác định. Một ngân hàng nên định nghĩa và xác định rủi ro thanh khoản qua những gì thể hiện ở tất cả đơn vị, chi nhánh và công ty con trong phạm vi hoạt động của ngân hàng. Những nhu cầu thanh khoản và nguồn cung thanh khoản sẵn sàng đáp ứng cho cầu thanh khoản phụ thuộc đáng kể vào những loại hình sản phẩm và loại hình kinh doanh của ngân hàng, cấu trúc bảng cân đối kế toán và dòng tiền của các nghĩa vụ trong cũng như ngoài bảng cân đối kế toán. Kết quả là, ngân hàng nên đánh giá tình hình chủ yếu trong và ngoài bảng, bao gồm cả ảnh hưởng của những lựa chọn mang tính ổn định và những biểu hiện mang tính ngẫu nhiên, những nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn và sử dụng nguồn của ngân hàng, và xác định xem nó tác động đến rủi ro thanh khoản như thế nào. Một ngân hàng nên xem xét mối quan hệ qua lại giữa rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường. Một ngân hàng nhận được thanh khoản từ thị trường vốn nên nhận thức rằng những nguồn này có thể không ổn định hơn là các nguồn tiền 28 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN gửi tiết kiệm truyền thống. Ví dụ, trong điều kiện khó khăn thanh khoản, những nhà đầu tư vào các công cụ thị trường tiền tệ có thể yêu cầu một mức bù rủi ro cao hơn, yêu cầu thanh toán ở những kì hạn ngắn hơn, hoặc từ chối mở rộng sự tài trợ vốn...Bên cạnh đó, việc trông cậy vào chức năng và tính thanh khoản đầy đủ của thị trường tài chính có thể không thực tế khi thị trường tài sản và vốn bị suy sụp trong thời kì khủng hoảng. Tính kém thanh khoản của thị trường có thể làm khó khăn thêm cho ngân hàng trong công tác tăng vốn thông qua việc bán các tài sản, và do đó làm tăng yêu cầu đối với tính thanh khoản của nguồn. Nguyên tắc 6: Ngân hàng nên kiểm tra và giám sát một cách chủ động đối với rủi ro thanh khoản và tài trợ cho các nhu cầu trong phạm vi và thông qua các thực thể pháp lý, và những loại tiền tệ, quan tâm xem xét đến những hạn chế về luật pháp, quy tắc và hoạt động đối với sự chuyển đổi tính thanh khoản. Bất kể cấu trúc tổ chức của ngân hàng như thế nào và mức độ quản lý rủi ro thanh khoản là tập trung hay phi tập trung, ngân hàng đều nên chủ động theo dõi và giám sát rủi ro thanh khoản ở cấp độ đơn vị pháp lý riêng biệt, các chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài và các công ty con và cấp độ chung nhất là cả tập đoàn, các quy trình thống nhất liên kết các dữ liệu thông qua các hệ thống đa dạng để phát triển một cái nhìn chung về rủi ro thanh khoản cho toàn tập đoàn thể hiện và xác định những sự hạn chế trong chuyển giao tính thanh khoản bên trong tập đoàn. Đối với mỗi quốc gia mà ngân hàng hoạt động, ngân hàng nên đảm bảo có một hiểu biết chuyên môn cần thiết về những đặc trưng pháp luật và chế độ pháp lý, những nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý rủi ro thanh khoản, bao gồm những chính sách liên quan đến phá sản ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi, cơ chế hoạt động của ngân hàng Trung ương và chính sách tài sản thế chấp. Những yếu tố này nên được phản ánh trong quy trình quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Nguyên tắc 7: Ngân hàng phải thiết lập một chiến lược chuẩn bị về vốn để cung cấp có hiệu quả cho việc đa dạng hóa trong các nguồn và kỳ hạn của nguồn vốn. 29 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Mỗi ngân hàng cũng cần thường xuyên đánh giá năng lực của mình để có khả năng thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Bởi việc đánh giá đúng năng lực sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng của ngân hàng trong việc thu hút và giám sát các nguồn vốn này. Việc đa dạng các nguồn kinh phí để đáp ứng khả năng thanh khoản cần được ngân hàng thực hiện liên tục trong thời gian ngắn, trung và dài hạn. Mục tiêu này nên trở thành một phần của kế hoạch trung và dài hạn về huy động vốn và có sự liên kết với ngân sách và tiến trình của dự án kinh doanh. Kinh phí của những dự án này nên được phản ánh vào những tài khoản tương quan giữa nguồn vốn và các điều kiện thị trường. Việc đạt đến sự đa dạng hóa các nguồn vốn cũng bị giới hạn bởi chính trị, bảo đảm các nguồn vốn huy động trong thị trường không có đảm bảo, công cụ sử dụng, tiền tệ và các điều kiện về địa lý. Như là một thông lệ trong việc quản lý chung về thanh khoản, các ngân hàng nên hạn chế việc tập trung quá mức vào một nguồn kinh phí cụ thể nào. Một vài ngân hàng hiện nay đang phụ thuộc quá nhiều vào kinh phí bán buôn (wholesale funding) đang có xu hướng biến động nhiều hơn là kinh phí bán lẻ. Do đó các ngân hàng này cần đảm bảo rằng nguồn kinh phí bán buôn đảm bảo để duy trì tính thanh khoản cho các khoản tiền gửi đến kỳ thanh toán. Hơn nữa, đối với các ngân hàng dựa nhiều vào kinh phí bán buôn cần duy trì tính thanh khoản của tài sản cao hơn là các ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào kinh phí bán lẻ. Đối với những tổ chức mà hoạt động gắn liền với nhiều loại tiền tệ, việc đảm bảo tính thanh khoản cho mỗi loại tiền tệ là rất cần thiết bởi ngân hàng không phải luôn luôn có thể đảm bảo việc khả năng chuyển đổi dễ dàng giữa các loại tiền tệ. (Chú ý: Kinh phí bán buôn – wholesale funding là một phương pháp được ngân hàng sử dụng bên cạnh tiền gửi gốc để tài trợ cho các hoạt động và quản lý rủi ro. Nguồn kinh phí bán buôn bao gồm quỹ Liên bang, quỹ công chúng, các chương trình tín dụng dự trữ liên bang, tiền gửi nước ngoài, tiền gửi môi giới và tiền gửi có được thông qua Internet…Nguồn: vi.wikipedia.org). 30 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Quản lý cấp cao là người nắm rõ về tình hình của ngân hàng, thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài sản và nguồn vốn cho ngân hàng. Quản lý cấp cao cũng nên thường xuyên xem lại chiến lược kinh phí của ngân hàng trong sự thay đổi của các yếu tố nội bộ và bên ngoài. (Chú ý: Chiến lược kinh phí – Funding strategy giống như một kế hoạch kinh doanh. Nó được phát triển bởi toàn bộ tổ chức trên cơ sở những mục tiêu cốt lõi cần đạt được. Nó nên được viết và sử dụng như một tài liệu làm việc và có thể sửa đổi. Nguồn: financehub.org.uk) 4. Quản lý việc tiếp cận thị trường: Một thành phần quan trọng trong việc đa dạng nguồn vốn bảo đảm là duy trì sự tiếp cận thị trường (Market access). Tiếp cận thị trường là rất quan trọng quản lý có hiệu quả rủi ro thanh khoản, vì nó có ảnh hưởng tới cả việc huy động nguồn vốn mới và thanh lý tài sản. Quản lý cấp cao nên đảm bảo rằng việc tiếp cận thị trường đang được quản lý một cách tích cực, được giám sát và kiểm tra bởi những nhân viên thích hợp. Quản lý tiếp cận thị trường có thể bao gồm những thị trường đang phát triển về doanh số tài sản hoặc các ràng buộc chặt chẽ mà theo đó một ngân hàng có thể vay có đảm bảo hoặc không có đảm bảo. Ngân hàng nên duy trì sự hoạt động liên tục trong những thị trường có liên quan đến kinh phí chiến lược. Điều này đòi hỏi phải có những cam kết liên tục và sự đầu tư đầy đủ và thích hợp về cơ sở hạ tầng, quy trình thực hiện và thu thập thông tin. Một ngân hàng không nên cho rằng có thể tiếp cận thị trường mà không có sự chuẩn bị cần thiết về thiết lập mạng lưới, các tài liệu có liên quan, hoặc ngân hàng chưa có sự chắc chắn về các điều kiện đưa ra của đối tác. Ngoài ra, các điều khoản về bán các khoản vay (loan-sale clauses) thích hợp cho đa dạng các đối tác khác nhau có thể giúp ngân hàng giải quyết rủi ro thanh khoản trong những trường hợp khó khăn. Trong tất cả các trường hợp, một ngân hàng cần có kiến thức đầy đủ về khung pháp lý quản trị tài sản tiềm năng và chắc chắn rằng tài liệu này là hợp pháp và đáng tin cậy. 31 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Mỗi ngân hàng cần xác định những nguồn vốn thay thế để tăng cường năng lực trong việc đáp ứng tính thanh khoản khi có một cú sốc về tính thanh khoản trong toàn hệ thống hay trên thị trường. Tùy theo mức độ, tính chất và thời gian xảy ra của những cú sốc thanh khoản (Liquidity shock, những nguồn vốn tiềm năng này cần bảo đảm: - Tăng trưởng tiền gửi - Thời gian ra hạn của các khoản vay - Những vấn đề mới về các công cụ nợ ngắn hạn và dài hạn - Tài sản chứng khoán - Tính thanh khoản cao của tài sản… Tuy nhiên, không phải tất cả các sự lựa chọn này đều tồn tại sẵn có trong mọi trường hợp. Việc quản lý ngân hàng cũng cần phải xem xét và kiểm tra thường xuyên đến các phương thức được lựa chọn để huy động vốn nhằm đánh giá có hiệu quả việc cung cấp khả năng thanh khoản trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nguyên tắc 8: Một ngân hàng cần thiết lập một chiến lược quản lý khả năng thanh khoản ở các bộ phận, vị trí trong ngân hàng theo từng ngày và đánh giá những rủi ro gặp phải để thực hiện nghĩa vụ thanh toán và quyết toán kịp thời cả khi bình thường hoặc trong những trường hợp gặp khó khăn về thanh khoản. Từ đó đảm bảo sự hoạt động trơn tru của hệ thống thanh toán trong ngân hàng. Quản lý khả năng thanh khoản theo từng ngày là một phần quan trọng trong việc chiến lược quản lý tính thanh khoản dài hạn của ngân hàng. Chỉ một sai lầm trong việc quản lý thanh khoản hàng ngày ở một vị trí hay bộ phận trong ngân hàng không được thực hiện hiệu quả cũng có thể dẫn đến việc không thể đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo thời hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản ở bộ phận (vị trí) đó và có ảnh hưởng liên đới tới các bộ phận khác. Hoạt động chủ chốt của các ngân hàng là tạo thanh khoản. Rất nhiều hoạt động của ngân hàng phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào khả năng tạo thanh khoản cho khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng có thể phải chịu rủi ro lớn khi xảy ra những vấn đề về 32 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN khả năng thanh khoản, cả các vấn đề có tính chất cụ thể đối với từng đơn vị cũng như các vấn đề ảnh hưởng tới thị trường nói chung. Gần như mọi cam kết hoặc giao dịch tài chính đều có tác động tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần chú ý tới chiến lược về khả năng thanh khoản, các chính sách và phương pháp quản lý khả năng thanh khoản của mình. Chiến lược về khả năng thanh khoản cần đưa ra phương pháp chung mà ngân hàng sẽ thực hiện đối với khả năng thanh khoản, bao gồm cả các mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Chiến lược này cần đề cập tới mục tiêu bảo vệ sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những sự kiện căng thẳng trên thị trường. Một ngân hàng có thể gặp một vài khó khăn trong việc quản lý tính thanh khoản hàng ngày ở các vị trí trong ngân hàng. Thứ nhất, luồng tiền vào và luồng tiền ra ở một ngân hàng là không cố định, một phần là tùy do hoạt động của khách hàng mà luồng tiền vào-ra này sẽ thay đổi. Thứ hai, do thời gian của các luồng tiên vào-ra ở ngân hàng có thể bị chi phối bởi các yếu tố không chắc chắn. Việc đánh giá liệu một ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản hay không phụ thuộc nhiều vào diễn biến của các luồng tiền dưới những điều kiện khác nhau. Phân tích khả năng thanh khoản đòi hỏi phải đưa ra một số tình huống dạng “nếu thì”. Với từng tình huống, một ngân hàng có thể cố gắng tính tới các luồng tài sản đi ra hoặc đi vào có thể xảy ra. Những tình huống này cần tính tới các yếu tố cả trong nội bộ ngân hàng (các yếu tố cụ thể cho từng ngân hàng) và yếu tố bên ngoài (các yếu tố có liên quan tới cả thị trường). Trong khi khả năng thanh khoản thông thường sẽ được quản lý trong những tình huống “bình thường” thì ngân hàng cũng cần chuẩn bị tốt để quản lý khả năng thanh khoản của mình trong những tình huống bất thường. Chiến lược về khả năng thanh khoản của ngân hàng cần đưa ra được những chính sách về những cạnh cụ thể của việc quản lý khả năng thanh khoản, như cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, phương pháp quản lý khả năng thanh khoản đối với các đồng tiền khác nhau và đối với các quốc gia khác nhau, mức độ tin cậy đối với việc sử dụng các công cụ tài chính nhất định, mức độ thanh khoản và tính chất thị trường của các tài sản có. Cũng cần có một chiến lược thống nhất về việc xử lý những vấn đề tiềm ẩn khi có sự 33 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN gián đoạn về khả năng thanh khoản kể cả sự gián đoạn chỉ mang tính tạm thời hay mang tính dài hạn . Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản cần được phổ biến trong toàn ngân hàng đặc biệt khi trong thực tế ở nhiều ngân hàng, quản lý khả năng thanh khoản không còn là trách nhiệm thuần tuý của bộ phận ngân quỹ. Ngoài ra, các chiến lýợc kinh doanh và các sản phẩm mới nhý sự phát triển của chứng khoán hoá tín dụng thýõng mại có thể có những tác ðộng quan trọng và ðôi khi là phức tạp tới rủi ro thanh khoản. Sự thất bại trong hệ thống hoạt ðộng cũng thể có tác ðộng mạnh tới rủi ro thanh khoản. Tất cả các ðõn vị kinh doanh trong ngân hàng ảnh hýởng tới rủi ro thanh khoản cần nhận thức ðầy ðủ về chiến lýợc thanh khoản và hoạt ðộng trong khuôn khổ những chính sách, quy trình và giới hạn được phép. Các cán bộ quản lý cao cấp và cán bộ có thẩm quyền cần hiểu biết sâu sắc về việc các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động ảnh hưởng tới chiến lược thanh khoản chung của ngân hàng như thế nào. Ví dụ, các vấn đề tín dụng với một số đối tác cụ thể có thể ảnh hưởng tới giá trị các luồng tiền dự kiến của ngân hàng đòi hỏi ngân hàng cần có các biện pháp thay thế. Nguyên tắc 9: Một ngân hàng nên chủ động quản lý tất cả các tài sản thế chấp của ngân hàng. Một ngân hàng nên xem xét tới tất cả các tài sản thế chấp ở ngân hàng hiện tại, bao gồm cả tài sản đảm bảo và tài sản không có đảm bảo đang được thế chấp. Các mức độ về tài sản thế chấp ở ngân hàng cần được quản lý chặt chẽ bởi một thực thể pháp lý, thẩm quyền quy định và các hệ thống phải có khả năng theo dõi sự thay đổi của các tài sản thế chấp bất kể ngày hay đêm. Một ngân hàng cần phải đánh giá các điều kiện có liên quan đến các loại tài sản thế chấp có giá trị lớn. Hơn nữa ngân hàng cần phải đa dạng hóa các nguồn tài sản thế chấp đồng thời cần tính tới các yếu tố như sự nhạy cảm về giá cả, kiểu dáng và các yêu cầu khác liên quan đến tài sản đó, đặc biệt trong những điều kiện căng thẳng của thị trường. 5. Lập kế hoạch dự phòng 34 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Nguyên tắc 10: Một ngân hàng cần tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên về khả năng rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn và dài hạn, tìm kiếm các nguồn thay thế trong những trường hợp căng thẳng về thanh khoản. Đồng thời nên sử dụng các kết quả về quá trình kiểm tra đánh giá khả năng thanh khoản trong toàn hệ thống để có những chiến lược điều chỉnh hợp lý về quản lý rủi ro thanh khoản, có những kế hoạch dự phòng hiệu quả. Trong khi khả năng thanh khoản thông thường được quản lý trong những trường hợp “bình thường” thì ngân hàng cũng cần có sự chuẩn bị để quản lý thanh khoản ngay cả trong những điều kiện căng thẳng. Một ngân hàng cần thực hiện những cuộc kiểm tra về mức độ căng thẳng thanh khoản (stress tests) và phân tích các kết quả này một cách thường xuyên để đánh giá đúng về khả năng thanh khoản trong tương lai. Kết quả của những cuộc kiểm tra cần được thảo luận kỹ lưỡng bởi những nhà quản lý, có dựa trên sự thảo luận, và đề ra những hành động để khắc phục những rủi ro thanh khoản. Kết quả của những cuộc kiểm tra này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình kế hoạch hoạt động cho ngân hàng, trong việc xác định chiến lược và chiến thuật để đối phó với sự căng thẳng thanh khoản. Như vậy, cuộc thử nghiệm về căng thẳng thanh khoản (stress testing) và kế hoạch dự phòng phải có sự gắn bó chặt chẽ với nhau:  Chiến lược Một kế hoạch dự phòng để xử lý những vấn đề về khả năng thanh khoản cần bao gồm một vài yếu tố. Quan trọng nhất là những yếu tố về sự phối hợp quản lý. Kế hoạch dự phòng cần quy định rõ các quy trình để đảm bảo là dòng thông tin vẫn được duy trì một cách kịp thời và không gián đoạn, và chúng cung cấp cho các cán bộ quản lý cao cấp những thông tin chính xác mà họ cần để đảm bảo ra quyết định nhanh chóng. Cần có sự phân định rõ trách nhiệm để mọi cán bộ hiểu họ cần phải làm gì trong những tình huống khó khăn. Trong kế hoạch dự phòng cũng cần có một chiến lược thực hiện những hành động nhất định để thay đổi các diễn biến của tài sản có và tài sản nợ. Khi đưa ra những giả thiết về diễn biến có thể của tài sản có và tài sản nợ trong những điều kiện nhất định (như đã trình bày ở phần trên), một ngân hàng có thể thay đổi những tính chất này. Ví dụ, ngân hàng có thể kết luận là nó sẽ phải chịu sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản trong một cuộc khủng hoảng dựa trên những giả thiết có liên quan tới số lượng tiền vào trong tương lai từ việc bán tài sản và số lượng tiền ra do khách hàng rút tiền gửi. 35 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng đó, ngân hàng có thể bán các tài sản của mình một cách quyết liệt hơn, hoặc bán các tài sản mà đáng lẽ ra không bán trong những điều kiện bình thường và từ đó làm tăng thêm luồng tiền vào. Các thành phần khác của kế hoạch dự phòng liên quan tới việc duy trì quan hệ với khác hàng, với người đi vay và các đối tác có các giao dịch kinh doanh hoặc giao dịch ngoại bảng với ngân hàng. Khi vấn đề trở nên trầm trọng thì ngân hàng phải quyết định sẽ bán tài sản nào. Thông thường, các ngân hàng xem xét toàn bộ phía tài sản có của bảng cân đối tài sản và chọn ra những tài sản ít làm thiệt hại cho các quan hệ kinh doanh và uy tín của ngân hàng trong con mắt công chúng nhất. (ví dụ các chứng khoán của chính phủ). Đồng thời, những mối quan hệ với chủ nợ sẽ trở nên quan trọng hơn trong những điều kiện bất lợi. Nếu chiến lược của ngân hàng đòi hỏi các cán bộ quản lý tài sản nợ cần duy trì mối quan hệ tốt liên tục với các đối tác và các chủ nợ lớn trong những giai đoạn tương đối êm ả thì ngân hàng có thể có vị thế tốt hơn trong việc giữ các nguồn vốn của mình trong những hoàn cảnh không bình thường.  Khả năng thanh khoản dự phòng Các kế hoạch dự phòng cũng cần đưa ra những quy trình cho việc đối phó với sự thiếu hụt các dòng tiền trong những hoàn cảnh bất lợi. Ngân hàng cần có một số nguồn vốn dự phòng bao gồm những công cụ tín dụng chưa dùng tới. Tuỳ thuộc vào mức độ trầm trọng của tình hình mà một ngân hàng có thể chọn, hoặc buộc phải chọn sử dụng một hoặc nhiều những nguồn vốn như vậy. Kế hoạch dự phòng cũng cần giải thích càng rõ càng tốt về giá trị có thể của nhưng nguồn vốn này và trong những hoàn cảnh nào thì ngân hàng mới sử dụng chúng. Các ngân hàng cần thận trọng không dựa quá nhiều vào những khoản dự phòng này và cần hiểu là nhiều điều kiện, chẳng hạn như thời gian báo trước, có thể ảnh hưởng tới khả năng của ngân hàng tiếp cận nhanh chóng với những nguồn vốn này. Thực tế, các ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng cho những thời điểm mà các nguồn dự phòng không sử dụng được. Các ngân hàng cũng cần xem xét trong hoàn cảnh nào và với mục đích nào họ sẽ xây dựng những cam kết về cấp vốn, những khoản nào họ sẽ trả phí, những khoản nào họ có thể sẵn sàng sử dụng trong những hoàn cảnh bất thường nếu các công cụ không cam kết không thể sử dụng. 36 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN  Các chương trình chứng khoán hoá tài sản Sự có mặt của các quy định về truy đòi trong việc bán tài sản, việc mở rộng các công cụ thanh khoản sang các chương trình chứng khoán hoá tài sản và một số giao dịch chứng khoán hoá tài sản bắt nguồn từ việc rút vốn sớm có thể tạo ra rủi ro thanh khoản đối với những tổ chức có hoạt động tín dụng trên những thị trường thứ cấp đó. Các tổ chức này cần đảm bảo là kế hoạch dự phòng về khả năng thanh khoản của họ đã tính tới đầy đủ những rủi ro tiềm năng do các hoạt động tín dụng trên thị trường thứ cấp gây nên. Với việc phát hành các chứng khoán dựa trên tài sản mới, ngân hàng phát hành cần xác định những ảnh hưởng có thể tới khả năng thanh khoản của mình khi bắt đầu từng giao dịch và trong suốt thời hạn của chứng khoán để biết chắc hơn về nhu cầu cấp vốn trong tương lai của mình. Các kế hoạch dự phòng của một tổ chức cần tính tới nhu cầu thay đổi nguồn vốn và chỉ ra những nguồn vốn có thể được sử dụng trong trường hợp rút vốn sớm của các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản đang xử lý. Cũng cần biết rằng việc rút vốn lớn của các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản của một ngân hàng có thể ảnh hưởng tới khả năng tự cấp vốn, hoặc thông qua việc tái phát hành, hoặc qua các khoản vay khác vì uy tín của ngân hàng đối với các nhà đầu tư và những người cho vay đã bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Nguyên tắc 11: Một ngân hàng cần xây dựng một kế hoạch dự phòng chính thức một cách rõ ràng cụ thể (a formal contingency fuding plan – CFP) để khắc phục những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra và giải quyết thiếu hụt thanh khoản trong những tình huống khẩn cấp. Bản kế hoạch này cần phác thảo các chính sách để quản lý hàng loạt các tình huống căng thẳng khác nhau, xác định rõ trách nhiệm của những người có liên quan đồng thời cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật để chắc chắc rằng bản kế hoạch này đang được thực hiện có hiệu quả. Bản kế hoạch này phải phù hợp với tính phức tạp của một ngân hàng, rủi ro thông tin, phạm vi hoạt động và vai trò trong hệ thống tài chính, trong đó ngân hàng hoạt động. Nó cũng nên bao gồm việc mô tả rõ ràng các biện pháp tài chính hữu hiệu, sẵn có và khả năng triển khai linh hoạt các biện pháp dự phóng để tăng tính thanh khoản, đáp ứng khả năng thiếu hụt tiền mặt trong những trường hợp khó khăn. Kế hoạch dự phòng cũng nên thể hiện rõ ràng nguồn dự phòng ngân sách tiềm năng. Đồng thời 37 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN cũng cần xây dựng một khung đánh giá tính linh hoạt của khả năng thanh khoản để ngân hàng có thể đáp ứng nhanh chóng trong một loạt các tình huống. Nguyên tắc 12: Ngân hàng cần duy trì tính thanh khoản cao của các loại tài sản, kế hoạch dự phòng thường xuyên như một hình thức bảo hiểm cho rủi ro thanh khoản trong những trường hợp khó khăn. Một yếu tố quan trọng của khả năng phục hồi sau căng thẳng thanh khoản ở các ngân hàng là duy trì liên tục một bước đệm thanh khoản nghĩa là luôn có sẵn các tài sản có tính lỏng cao có thể bán hoặc cầm cố để có được một khoản tiền trong các tình huống khó khăn. 7. Công khai thông tin Nguyên tắc 13: Ngân hàng phải công bố công khai thông tin 1 cách thường xuyên để cho những người tham gia thị trường có điều chỉnh thông tin về tính đúng đắn của khung quản lý rủi ro thanh khoản. Mỗi ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo một mức độ hợp lý về công khai thông tin về ngân hàng để đảm bảo uy tín của ngân hàng trong con mắt công chúng. Công khai thông tin là một phần quan trọng trong việc quản lý khả năng thanh khoản. Kinh nghiệm cho thấy khi có những dòng thông tin liên tục về ngân hàng thì việc quản lý uy tín của ngân hàng trên thị trường trong những giai đoạn khó khăn lại dễ dàng hơn. Các ngân hàng cũng cần đảm bảo cung cấp đủ thông tin một cách liên tục cho công chúng và đặc biệt là cho các chủ nợ và đối tác lớn. Các ngân hàng phải quyết định cách thức làm việc với báo chí và truyền thông khi các thông tin tiêu cực về ngân hàng được đưa ra như là một phần của kế hoạch dự phòng. Việc xử lý khôn khéo các quan hệ với công chúng có thể giúp ngân hàng đối phó được với những lời đồn đại gây ra việc rút vốn ồ ạt của những người gửi tiền nhỏ và các nhà đầu tư có tổ chức. Ví du, nếu những thông tin bất lợi về ngân hàng được công 38 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN bố thì ngân hàng cần chuẩn bị sẵn sàng thông báo ngay lập tức về những hành động chấn chỉnh của mình đang được thực hiện. Điều này sẽ giúp làm giảm bớt sự lo ngại của các đối tượng tham gia thị trường và chứng minh là các cấp quản lý cao nhất của ngân hàng đang chú ý giải quyết những vấn đề còn tồn tại. 8. Vai trò của người giám sát Nguyên tắc 14: Giám sát nên thực hiện đánh giá toàn diện khung quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng Người giám sát yêu cầu các ngân hàng : phải có 1 chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản mạnh mẽ, các chính sách và thủ tục để xác đinh, đo lường, giám sát kiểm soát thanh khoản rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, và duy trì một mức độ tính thanh khoản như bảo hiểm chống lại các trường hợp căng thẳng về thanh khoản. Giám sát cần có một khung giám sát, cho phép ngân hàng đánh giá rủi ro thanh khoản của mình Tiếp cận các phương pháp giám sát rủi ro thanh khoản ở các NH chi nhánh, người giám sát nên cân nhắc các đặc trưng và rủi ro của ngân hàng trong khu vực pháp lý đó cũng như các yếu tố của từng vùng như là khuôn khổ pháp lý và cấu trúc thị trường. Người giám sát cũng nên đánh giá mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng để xác nhận rằng nó đảm bảo tính thanh khoản đầy đủ, …mô hình kinh doanh của ngân hàng và vai trò trong hệ thống tài chính. Giám sát cần đánh giá xem liệu ban giám đốc và quản lý cấp cao đang hoàn toàn chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản và được cung cấp giám sát và hướng dẫn để quản lý chuyên ngành và nhân viên. Giám sát cần đánh giá hiệu quả của các quá trình của một ngân hàng để đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản và xém xét các kỹ thuật( quy trình và kiểm soát nội bộ) và các giả định cơ bản đã được sử dụng để ước tính yêu cầu quỹ ròng tương lai. Giám sát cần đảm 39 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN bảo rằng các giả định chính của ngân hàng được phân tích để xác định tính hợp lệ theo quan điểm điều kiện thị trường hiện tại và tiềm năng. Nguyên tắc 15:Các giám sát nên thường xuyên đánh giá khung quản trị rủi ro hoạt động trong ngân hàng và tình hình thanh khoản bằng cách giám sát sự kết hợp các bản báo cáo nội bộ, các báo cáo an toàn và thông tin thị trường Các giám sát nên yêu cầu các ngân hàng đệ trình các thông tin về tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản định kì. Các giám sát cũng nên tận dụng thông tin có sẵn trên thi trường về ngân hàng. Người giám sát nên theo dõi sự phát triển của thị trường một cách chặt chẽ và có những điều chỉnh cần thiết để nội dung phù hợp với các bản báo cáo. Có sự hợp tác chặt chẽ giữa các giám sát và NHTW trong việc giám sát tình hình thanh khoản của các ngân hàng lớn và các điều kiện thanh khoản chung của thị trường tài chính. Đối với mục đích theo dõi và đánh giá, giám sát cần phải thu thập và sử dụng các báo cáo quản lý nội bộ của ngân hàng.tuy nhiên để các so sánh giữa các NH có ý nghĩa, các giám sát cũng thương đòi hỏi một khung báo cáo giám sát tiêu chuẩn hóa, bao gồm các mục dữ liệu giám sát cần thiết. trong những trương hợp này, người giám sát nên cung cấp các định nghĩa rõ ràng Nguyên tắc 16: Các giám sát nên can thiệp để yêu cầu các hành động khắc phục hậu quả kịp thời và hiệu quả để giải quyết thiếu sot trong quá trình quản lý rủi ro thanh khoản hoặc tình hình thanh khoản. Giám sát cần có 1 loạt các công cụ để giải quyết bất kì các thiếu sót họ xác định, bao gồm cả quyền buộc NH áp dụng các biện pháo khắc phục thích hợp. việc chọn lựa công cụ để sử dụng và khung thời giantrong đó bất kì hành đọng khắc phục hậu quả 40 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN dự kiến để thực hiện bởi các NH nên tương ứng với mức độ rủi ro thiếu sót… cho sự an toàn và lành mạnh của NH đó hoặc hệ thống tài chính liên quan. Khi giám sát yêu cầu các hành khắc phục hậu quả của NH, các giám sát thiết lập một thời gian biểu cho các hành động và theo dõi để đảm bảo những thiếu sót được giải quyết một cách kịp thời và thích hợp. các giám sát cần có các thủ tục để yêu cầu các hành động khắc phục hậu quả nhanh chóng và nghiêm ngặt hơn trong các trường hợp mà NH ko giải quyết đầy đủ các thiếu sót đã được xác định. Nguyên tắc 17: Các giám sát viên cần phải trao đổi với các giám sát viên lien quan khắc và cơ quan công quyền như là NHTW cả trong và qua biên giới quốc gia, để tạo điều kiện hợp tác hiệu quả về việc giám sát và giám sát quản lý rủi ro thanh khoản. các giám sát viên cần phải trao đổi, chia sẻ các thông tin thường xuyên Việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, bao gồm cả các NH giám sát, NHTW và cơ quan quản lý chứng khoán cũng như là cơ quan bảo hiểm tiền gửi, có thể đóng góp đáng kể vào hiệu quả của các cơ quan này trong vai trò tương ứng. Như trao đổi có thể giúp giám sát cải thiện việc đánh giá hồ sơ tổng thể của một ngân hàng và những rủi ro phải đối mặt, và giúp các cơ quan khác đánh giá những rủi ro đối với hệ thống tài chính rộng hơn. Ví dụ, người giám sát có thể thông báo cho ngân hàng trung ương các điều chỉnh của họ liên quan đến phạm vi của các rủi ro thanh khoản mà các NH đang đối mặt. trong khi ngân hàng trung ương có thể giúp giám sát tăng cường sự hiểu biết của họ về môi trường thị trường tài chính hiện tại và cũng như rủi ro đối với hệ thống tài chính. Thông tin về các điều kiện thị trường có thể đặc biệt có lợi cho người giám sát trong các đánh giá của họ về sự phù hợp của các giả định được thực hiện bởi các ngân hàng. Trong vai trò như là hệ thống thanh toán, quyết toán, ngân hàng trung ương có thể giúp giám sát tăng cường sự hiểu biết của họ về các mối liên kết giữa các tổ chức và tiềm năng cho sự gián đoạn để lây lan trên hệ thống tài chính xuyên đối thoại và hợp tác giữa các bên liên quan trong thời gian bình thường giúp để xây dựng làm việc thực tế 41 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN Thảo luận giữa các giám sát viên từ khu vực pháp lý khác nhau trong quản lý rủi ro thanh khoản và lập kế hoạch dự phòng tăng cường quá trình giám sát. Đối với nhóm ngân hàng vươt ra ngoài biên giới, việc hợp tác hiệu quả và chia sẻ thông tin giữa giám sát trong và ngoài nước là cần thiết để đánh giá rủi ro ở cả NH và công ty con nước ngoài / các cấp ngành chính xác II. QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ 13 VỀ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT RỦI RO THANH KHOẢN Sau khi Việt Nam gia nhập WTO,NHNN Việt nam và các tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành , đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế .Theo đó việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel được đặc biệt chú trọng. Về phía cơ quan quản lý, mới đây, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định mới về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010).Nội dung của thông tư 13 về vấn đề quản trị thanh khoản tập trung ở những điều sau: Điều 4: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tổ chức tín dụng trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có Điều 8: +Giới hạn cho vay: Tổng dư nợ cho của tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có, và không vượt quá 50% đối với nhóm khách hàng Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh với 1 khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, và không vượt quá 60% với 1 nhóm khách hàng Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Mục 3 quy định: -Tổ chức tín dụng phải thành lập quản lý tài sản nợ, tài sản có để theo dõi khả năng chi trả hàng ngày 42 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN -tổ chức tín dụng phải xác định và ban hành qui định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với đồng Việt Nam và ngoại tệ => đảm bảo khả năng thanh toán Điều 12: Tỷ Lệ khả năng chi trả -Cuối mỗi ngày tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau: + Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả +tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối vơi VND, Euro,GBP,USD. Các tổ chức tín dụng phải có bảng theo dõi và quản lý các tỷ lệ khả năng chi trả NHNN được áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý các tổ chức tín dụng gặp khó khăn và có rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh toán. Điều 18: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động : Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo được tỷ lệ khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác được quy định trong thông tư và không vượt quá tỷ lệ: + Đối với Ngân hàng: 80% +Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85%. D. THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN I. Thực trạng rủi ro thanh khoản: Hệ thống NHTM Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, các NHTM đã được tổ chức lại để tăng cường chất lượng quản trị và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức của NH. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng đã được hiện đại hoá hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ mới cho thị trường. Tuy quá trình cải cách đã đạt được những kết quả nhất định nêu trên, nhưng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến độ an toàn, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống điều đó dẫn đến Ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Điều này được thể hiện rõ qua giai đoạn 2007-2008 và cuộc chạy đua lãi suất trong thời gian gần đây. 43 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN 1. Giai đoạn 2007-2008:  Những nhân tố tác động: Từ phía ngân hàng nhà nước: Từ năm 2003 đến 2007, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Cung tiền cho nền kinh tế tăng 25% mỗi năm trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước chỉ đạt 5-7%, trong khi lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc được giữ ở mức không đổi. Điều này đã khiến lạm phát liên tục ở mức cao. Đặc biệt trong năm 2008, lạm phát đã lên tới 24%. Trước tình hình đó, để ổn định nền kinh tế vĩ mô, NHNN đã thực hiện một loạt các biện pháp trong một thời gian khá ngắn nhằm thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát : - Tăng lãi suất cơ bản lên rất cao, từ 8.25% (01/01/2008) lên 14% (11/06/2008) nhằm nâng lãi suất trong toàn bộ nền kinh tế. - Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các NHTM: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND không kì hạn và dưới 12 tháng, từ 2% lên 4% đối với tiền gửi VND từ 12-24 tháng… - Ngày 15/2, NHNN phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM tuy nhiên các tín phiếu này không được giao dịch trên thị trường mở, do đó không thể vay tái cấp vốn tại NHNN. Đây có lẽ là quyết định gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, vốn đã thiếu thanh khoản từ cuối 2007. Nguyên nhân từ phía các NHTM: - Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM là quá “nóng” so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ huy động vốn (năm 2007, tốc độ này là 53,89%). - Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế của nhà nước, tính liên kết hệ thống giữa các ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu khiến cho khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống không cao. Những yếu kém khác của các NHTM như quản trị tài sản nợ và sự thiếu hụt các công cụ quản lý hữu hiệu… cũng khiến NHNN khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản và sự thay đổi lớn tài sản của mỗi NHTM để điều chỉnh.  Tác động của nhân tố trên đến các ngân hàng: - Các NHTM do không huy động kịp vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng quá nhanh và mua tín phiếu kho bạc bắt buộc nên phải vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tránh mất thanh khoản, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao. Vốn 44 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN VND khan hiếm, trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm…Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Như vậy, trong vòng 1 tuần, một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần. - Mặc dù tiền mặt trong dân vẫn nhiều, nhưng khi hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt thì tín dụng cấp cho nền kinh tế cũng bị cạn kiệt nhanh chóng. Hệ quả trong ngắn hạn của khủng hoảng thanh khoản là nhiều ngân hàng phải ngừng cho vay, hoặc nếu cho vay thì lãi suất cho vay ở mức rất cao ( có lúc lên tới 21%), khiến cho các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng, đặc biệt làm cho các dự án kinh doanh cần nhiều vốn (như bất động sản) bị đình đốn. - Việc các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động dẫn đến việc người gửi tiền rút từ ngân hàng chưa kịp tăng lãi suất để gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn, dẫn đến việc nhiều ngân hàng không đủ tiền mặt để trả cho người rút tiền. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng này là một số NHTM nếu không có phương án xử lý để đáp ứng tính thanh khoản sẽ dẫn đến phá sản. Nhưng với sự hỗ trợ của NHNN và những điều chỉnh hợp lý , tình hình căng thẳng thanh khoản của các NHTM Việt Nam đã dần được giảm bớt, và đi vào ổn định. 2. Từ năm 2010 trở lại đây: cuộc chạy đua lãi suất.  Nguyên nhân cuộc chạy đua lãi suất: Tác động từ phía NHNN và chính phủ: - Trước tình hình lạm phát tăng cao của năm 2010, tại cuộc họp sáng ngày 24/2 chính phủ đã đưa ra Nghị quyết số 11/NQ-CP về việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng: Theo đó, Chính phủ yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan địa phương thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chặt chẽ, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tài khóa để kiềm chế lạm phát. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa. Giảm tốc độ và 45 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - QUẢN LÝ THANH KHOẢN tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định tăng một số lãi suất chủ chốt trong điều hành, bắt đầu từ ngày 1/4/2011. Ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 692/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng Theo quyết định này, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 13%/năm, tăng 1% so với trước. Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước tăng một số loại lãi suất điều hành. Trước đó, vào ngày 8/3, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 11% lên 12%/năm. Ngày 17/2, mức tăng lãi suất tái cấp vốn là từ 9%/năm lên 11%/năm. - Hoạt động trên thị trường mở OMO cũng bị thu hẹp cả về phạm vi lẫn quy mô lượng giao dịch so với cuối năm ngoái. Nguồn tin trên cho biết: nếu như tháng 1/2011, tỷ lệ "đấu" trên OMO là "1 ăn 1" hoặc "1,5 ăn 1" nhưng kể từ tháng 2/2011, tỷ lệ này là "4 ăn 1" và đặc biệt, trong tháng 3, có những thời điểm Ngân hàng Nhà nước giao dịch "5 hoặc 6 ăn 1". Tuy nhiên, đến ngày 30/3 tỷ lệ "đấu" giảm xuống "3 ăn 1" ( Tỷ lệ "đấu" được hiểu là tổ chức tín dụng bỏ ra 3 nghìn tỷ đồng giấy tờ có giá thì được "đấu" 1 nghìn tỷ đồng "tiền tươi thóc thật"). Cùng với thu hẹp thị trường OMO, Ngân hàng Nhà nước cũng rút các khoản cho vay tái cấp vốn. Một ngân hàng thương mại nhà nước trước đây được Ngân hàng Nhà nước cho vay 10 nghìn tỷ đồng đã bị rút về 7 nghìn tỷ đồng. Tác động từ phía các ngân hàng: - Do lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên chóng mặt. Nếu như trước đây, bất kỳ ngân hàng nào thiếu thanh khoản sẽ được ngân hàng lớn hỗ trợ thì những năm trở lại đây tinh “thần tương thân tương ái” giữa các ngân hàng thương mại không còn nữa, hầu hết các NH lớn đều làm ngơ trước khó khăn của NH nhỏ. Khi 46 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN mà các ngân hàng nhỏ cần vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn NHNN thì mục tiêu của các ngân hàng lớn là các ngân hàng trong thị trường liên ngân hàng. Vì vậy mà khi các ngân hàng tăng lãi suất cho vay trên thị trường liên NH thì các ngân hàng nhỏ buộc phải đua lãi suất để thu hút nguồn vốn kinh doanh, điều đó ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của ngân hàng. Điều này đã dẫn các ngân hàng vào một cuộc đua lãi suất mới không cân sức giữa một bên là nhóm các ngân hàng lớn và một bên là nhóm các ngân hàng nhỏ. Chính vì sức cạnh tranh yếu hơn mà những ngân hàng nhỏ phải đối diện với những phương án kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro lớn. Hiện nay, lãi suất liên ngân hàng qua đêm có lúc lên đến 16-17%/năm, thậm chí 17-20%/năm. các số liệu ngày 28/3 cho thấy, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Kỳ hạn 1 tuần đã vọt lên 21-22%/năm, tăng 2-3%/năm so với cuối tuần trước. Kỳ hạn 1 tháng lãi suất có lúc lên đến 23%/năm. Điều này cho thấy, thị trường liên ngân hàng vẫn tiếp tục căng thẳng, các ngân hàng tiếp tục khó khăn về vốn và đang chấp nhận những khoản vay với lãi suất cắt cổ để đảm bảo an toàn cho chính mình. Do vậy,các ngân hàng thương mại tăng lãi suất không kỳ hạn lên 9-12%/năm vì vẫn lợi hơn là vay liên ngân hàng lãi suất cao. Đó có thể là lý do đơn giản nhưng cũng là bản chất của việc lãi suất tăng hiện nay. - Có những ngân hàng đang vật lộn với cuộc chiến lãi suất để “mưu sinh” nhưng cũng có những ngân hàng đua tranh với mục tiêu lợi nhuận đầy tham vọng của mình. Chỉ tính riêng mục tiêu lợi nhuận của hơn một nửa trong số các ngân hàng cổ phần năm 2010 đã lên đến hơn 25.000 tỉ đồng, lớn hơn cả tổng giá trị tín phiếu NHNN bắt buộc lúc đó là 20.300 tỉ đồng. Chính vì áp lực phải đạt được mục tiêu lợi nhuận của năm là quá lớn nên cuộc chiến lãi suất để giành lấy khách hàng và thị phần giữa các ngân hàng từ nay cho đến cuối năm sẽ trở nên khốc liệt hơn. - Những ngân hàng nhỏ hầu như luôn là kẻ chịu thiệt thòi trong cuộc chiến không cân sức như vậy. Với quy mô vốn, tài sản và mạng lưới nhỏ hẹp; tiềm lực tài chính, công nghệ và nhân lực yếu kém; cộng với lịch sử hoạt động ngắn và thương hiệu chưa có nên để cạnh tranh được với các ngân hàng lớn trong việc thu hút tiền gửi, các ngân hàng này phải chấp nhận mức lãi suất huy động vốn cao hơn. Mục tiêu ưu tiên của họ trong cuộc chiến lãi suất này chỉ đơn giản là để tồn tại, còn lợi nhuận cũng chỉ là thứ yếu. - Trong khi đó, các ngân hàng lớn vốn đã có quá nhiều lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng nhỏ nên mục tiêu của họ ít nhất là để giữ vững được thị phần và níu kéo khách hàng mà cuối cùng cũng nhằm đạt hoặc vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ đầu 47 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN năm. Nhìn bức tranh cạnh tranh giữa các ngân hàng ai cũng thấy mâu thuẫn và có vẻ phi lý nhưng nó là quy luật cạnh tranh mà các ngân hàng đều hiểu và chấp nhận. Có thể nói cuộc chạy đua lãi suất diễn ra giữa các ngân hàng rất căng thẳng. Khi mà tính thanh khoản luôn được đặt lên hàng đầu, thì xuất hiện nhiều thủ đoạn, cách thức đẩy lãi suất huy động lên cao, thu hút lượng tiền gửi chảy vào Ngân hàng. Tuy nhiên với sự quản lý chặt chẽ của NHNN đã đưa cuộc chạy đua này vào quỹ đạo ổn định.  Cuộc chạy đua lãi suất: Chính sách tiền tệ đang siết chặt hơn cùng hoạt động thu vốn từ lực lượng kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng đã dồn ép ngân hàng thương mại phải huy động VND bằng mọi giá. Ngân hàng Nhà nước đang phải giữ thăng bằng trên sợi dây mong manh, giữa một bên là giữ lạm phát và bên kia là thanh khoản hệ thống - Ví dụ một ngân hàng có uy tín nhưng cũng không tránh khỏi những sai lầm trong quá trình chạy đua lãi suất. Sáng ngày 8/12/2010 Techcombank đẩy lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lên 17% thông qua gói sản phẩm “ 3 ngày vàng” . Đây được coi là phát súng đầu tiên trong cuộc chạy đua lãi suất. Ngay trưa hôm đó, Ngân hàng cổ phần Đông Nam Á (Seabank) đã công khai lãi suất tiết kiệm 18% một năm. - Một loại sản phẩm khác là "tiền gửi có kỳ hạn" nhưng được "rút gốc linh hoạt" và "được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi" hay "tiết kiệm lãi suất thả nổi" bung ra như nấm, đang làm thị trường méo mó và phức tạp thêm. Với sự xuất hiện của dòng sản phẩm "tiền gửi kỳ hạn cho phép rút trước hạn nhưng vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực nhận" như nói trên đã biến một bộ phận không nhỏ "tiền gửi kỳ hạn" thành "tiền gửi không kỳ hạn". Ví dụ, khách hàng ký hợp đồng gửi 100 tỷ đồng thời hạn 3 tháng, lãi suất 14%/năm nhưng một tháng sau, hoặc vài tuần sau, khách hàng rút cả 100 tỷ đồng nhưng vẫn được hưởng lãi suất 14%/năm theo thời gian thực gửi. Và khi rút bất thình lình như thế, số tiền 100 tỷ đồng nói trên từ chỗ "có kỳ hạn" đã biến thành "không kỳ hạn". Có vẻ như huy động tiền gửi không kỳ hạn đang trở thành "xu hướng", và dẫn đến hệ quả là trước đây, cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn ở các ngân hàng chỉ khoảng 10%/tổng nguồn huy động thì bây giờ, tỷ lệ này gấp vài lần, thậm chí có ngân hàng lên tới 39% - 40%. - Các ngân hàng đã không ngừng lách luật. Trong Thông tư 04/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu: “tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất 48 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ THANH KHOẢN tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng theo từng đồng tiền trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn; mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn này là thấp nhất tại thời điểm tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn”. Các ngân hàng đã “tương kế, tựu kế” ở chỗ: Khi Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư này, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn khoảng 3%/năm nhưng sau khi Ngân hàng Nhà nước khống chế lãi suất “tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn” bằng “lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất” thì lập tức, ngân hàng dâng ngay lãi suất không kỳ hạn để một công đôi việc. Thời gian vừa qua, lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND của SeABank lên đến 12%/năm. Gói sản phẩm VP Super của VPBank dành cho các khách hàng có nguồn tiền VND luân chuyển qua tài khoản thanh toán với lãi suất lên đến 9%/năm. Theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng, nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không có giải pháp quyết liệt, rất có thể mức lãi suất này sẽ được đẩy lên kị...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.