Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành qua hoạt động cá nhân

pdf
Số trang Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành qua hoạt động cá nhân 4 Cỡ tệp Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành qua hoạt động cá nhân 465 KB Lượt tải Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành qua hoạt động cá nhân 0 Lượt đọc Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành qua hoạt động cá nhân 57
Đánh giá Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành qua hoạt động cá nhân
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Số 11 (229)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 47 NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH QUA HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN ENHANCING ESP VOCABULARY THROUGH INDIVIDUAL ACTIVITIES NGUYỄN THỊ THANH VÂN (ThS; Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) Abstract: Learning English for specific purposes (ESP) is challenging to a lot of learners even though they have a great demand for using it in their future career. When attending an ESP training course, one of their aims is to comprehend and build up their own source of ESP vocabulary. According to Belcher1, ESP helps learners meet their both academic and professional demand and requirements of a particular subject. Gairns and Redman2 (p.76) also note that it is necessary for ESP learners to do their individual activities to enhance their own source of ESP vocabulary because it is they who know their current demand. This article presents some of individual activities that they can participate in to enrich their ESP vocabulary needed for their exchanging information and translating documents in their future jobs. Key words: technical vocabulary; authentic materials; vocabulary bank; internet. 1. Tiếng Anh đang ngày càng trở thành ngôn ngữ của thế giới đa văn hoá, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như thành công trong công việc của rất nhiều người hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau. Trong môi trường toàn cầu hoá, nhu cầu sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đang được coi là nhu cầu thiết yếu của lực lượng lao động khi tham gia vào thị trường lao động toàn cầu, cũng như thành công trong công việc hiện tại của mình trong nước. Để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết đó, người học và sử dụng tiếng Anh không chỉ cần trang bị cho mình vốn tiếng Anh cơ bản mà còn phải biết sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh có liên quan đến ngành nghề của họ. Vì thế, một trong những nhiệm vụ của người học tiếng Anh chuyên ngành là xây dựng được ngân hàng từ vựng chuyên ngành cho bản thân. Bài viết này muốn đưa ra một số hoạt động cá nhân cho người học để họ có thể độc lập xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành để có thể sử dụng trong giao tiếp . 2. Theo Hatch và Brown (tr.115) “các chuyên ngành khác nhau sẽ có khối từ vựng chuyên ngành riêng, và mỗi ngành có các thuật ngữ chuyên ngành chuyên biệt diễn đạt các khái niệm trừu tượng”. Trong các văn bản chuyên ngành, từ vựng được chia thành các từ cơ bản, thuật ngữ và bán thuật ngữ. Theo Jordan, các từ cơ bản là phần cơ bản để xây dựng nên nội dung giao tiếp. Từ cơ bản có khoảng 2000-3000 từ, thường chiếm đến 80% lượng từ vựng được sử dụng trong giao tiếp. Các từ cơ bản đều được cho là dễ sử dụng vì người ta dễ tìm được các từ trái nghĩa, cũng như đồng nghĩa với chúng, văn phong của chúng lại rất thông dụngvà có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Các thuật ngữ là mối quan tâm lớn của rất nhiều người học tiếng Anh chuyên ngành. Các thuật ngữ là khối lượng từ tập trung vào chuyên ngành cụ thể và là một phần của hệ thống kiến thức về chuyên ngành đó. Ví dụ như các từ demand deposit, mortgage, sub-letting, deem, bull, bear là các thuật ngữ chuyên ngành tài chính ngân hàng mà các chuyên gia, nhân viên ngành tài chính ngân hàng sẽ thường xuyên sử dụng trong công việc. Các từ bán thuật ngữ bao gồm các từ không phải là các thuật ngữ chuyên ngành cụ thể nhưng cũng không được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường hàng ngày, mà được sử dụng rất nhiều trong các văn bản về khoa học, kĩ thuật chuyên ngành. Các từ thuộc nhóm này là các từ đa nghĩa, rất khó có thể xác định nghĩa của chúng mà không đặt chúng vào trong ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: derivation, conversion, dense và isolation. Theo Baker, vai trò của các từ bán thuật ngữ đối với người học tiếng Anh chuyên ngành rất quan trọng vì trên thực tế để hiểu được một bài viết chuyên ngành không phải là vấn đề người đọc biết được tất cả các thuật ngữ chuyên ngành mà còn NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 48 là hiểu được nghĩa của các từ dùng trong ngôn ngữ hàng ngày nhưng được viết và hàm ý trong ngữ cảnh chuyên ngành. Có thể hình dung bằng sơ đồ dưới đây của Baker: NHÓM TỪ CƠBẢN NHÓM NHÓMTỪ BÁN THUẬT NGỮ NHÓM TỪ THUẬT NGỮ Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa từ cơ bản, thuật ngữ và bán thuật ngữ Sơ đồ trên cũng một lần nữa nhấn mạnh một điểm chính của bài viết này là rất khó có thể phân loại rõ ràng ba nhóm từ vựng nêu trên. Vấn đề mấu chốt ở đây là phải tìm ra các biện pháp thích hợp để giúp người học Tiếng Anh chuyên ngành có thể xây dựng được vốn từ thuật ngữ chuyên ngành và bán thuật ngữ đủ lớn để thực hiện các mục tiêu giao tiếp, trao đổi thông tin, học tập, và nghề nghiệp của họ. Có thể thấy, từ vựng đóng một vai trò quan trọng nhất trong giao tiếp. Wilkins (tr.111) cho rằng trên thực tế, không có ngữ pháp, người học có thể diễn đạt được ít thông tin, nhưng không có từ vựng, họ không thể diễn đạt được điều gì. Điều này đặc biệt đúng trong các hoàn cảnh giao tiếp chuyên ngành. Theo Thornbury (tr.23), “trong thực tế, việc học từ vựng là việc nhớ và dùng đúng các từ đó. Không giống như học ngữ pháp, nó cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc; học từ vựng là quá trình tích luỹ của cá nhân”. Tác giả đã phân trí nhớ thành ba loại: 1) Trí nhớ ngắn hạn: Thông tin đầu tiên về một từ mới sẽ được lưu trong bộ nhớ trong một thời gian rất ngắn (vài giây). Người học có thể nhắc lại từ mới mà họ vừa nghe được. 2) Trí nhớ lưu động: Khoảng trống trong não mà người học sẽ đưa thông tin đầu tiên về từ đó vào bộ não để sau này có thể nhớ lại nó nhiều lần. Trí nhớ này kéo dài khoảng 20 giây. 3) Trí nhớ dài hạn: Khả năng lưu trữ thông tin về từ đó nhiều hơn và lâu hơn rất nhiều so với trí nhớ lưu động. Như vậy, một thách thức lớn đối với người học là phải chuyển được những từ vựng họ học từ việc nhanh chóng quên trong trí nhớ ngắn hạn sang giai Số 11 (229)-2014 đoạn không bao giờ quên trong trí nhớ dài hạn và chuyển được các từ vựng thụ động sang nhóm từ tích cực. Nhiều nghiên cứu về trí nhớ cho rằng để đảm bảo thông tin được chuyển sang trí nhớ dài hạn vĩnh viễn, người học cần tuân thủ một số nguyên tắc. Nguyên tắc lớn nhất là phải ứng dụng được từ vựng mới học vào trong ngữ cảnh chuyên ngành cụ thể để nhận biết, hiểu ý nghĩa và biết cách dùng nó. 3. Một số hoạt động cá nhân có thể giúp học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành là: Thứ nhất, sử dụng nguồn tài liệu thực trong cuộc sống (authentic material) để học từ vựng chuyên ngành. Một trong những hoạt động hữu hiệu để người học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành tiếp cận với các từ mới sử dụng trong chuyên ngành họ đang học là sử dụng tài liệu thực trong cuộc sống về chuyên ngành đó. Theo Nunan (tr.99), tài liệu thực trong cuộc sống là các tài liệu “phản ánh thế giới bên ngoài” và “được xuất bản cho các mục đích khác nhau chứ không phải để giảng dạy ngoại ngữ”. Tài liệu thực trong cuộc sống (từ đây trở đi gọi là tài liệu thực) là các tài liệu thật lấy từ các báo, tạp chí in hoặc được đăng tải trên các mạng trực tuyến. Các tài liệu này được chính những người bản ngữ viết ra và sử dụng ngôn ngữ chính thống, hay bản ngữ, trong khi tài liệu trong sách với mục tiêu giảng dạy thường là ngôn ngữ do người viết sách sáng tác ra hay đã được làm đơn giản bớt đi. Các tài liệu này có thể ở cả dạng viết và nói. Chẳng hạn, tài liệu thực mà người học tiếng Anh chuyên ngành kinh tế có thể sử dụng bao gồm các quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, các bài phỏng vấn, bài phóng sự, các bài viết trong tạp chí The Economists, The New York Times, với chuyên ngành tài chính ngân hàng là The Wall Street, The Banker, The Financial Times ngành môi trường học là The Nature hay các chương trình chuyên ngành được phát trên các kênh phát thanh và truyền hình như BBC, CNN, ABC v.v. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, sau khi được nghe, đọc văn bản bằng tiếng Anh, người đọc lại có thể đọc bản dịch của văn bản này trên báo, tạp chí tiếng Việt. Đây là cơ hội tốt cho người học thấy được nghĩa của từ trong tiếng Việt và giúp người học nhớ lại từ tiếng Anh. Sử dụng tài liệu thực để học từ, Số 11 (229)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG người học dần xây dựng được cho bản thân cách thức so sánh các từ chuyên ngành được sử dụng như thế nào giữa 2 loại văn bản kể cả văn phong, cách diễn đạt của chúng. Sử dụng nguồn tài liệu thực đem lại cho người học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành rất nhiều lợi ích. Theo Shrum và Glisan (tr.133), “tài liệu thực cung cấp cho người học công cụ hữu hiệu sử dụng ngôn ngữ thực trong cuộc sống, hội nhập văn hoá và nâng cao kiến thức”. Họ đưa ra hai lý do để chứng minh cho các lợi ích mà tài liệu thực đem lại cho người học. Thứ nhất, người học có cơ hội thấy được thực tế từ mới mà họ đang muốn học được người bản ngữ sử dụng như thế nào để diễn đạt trong ngữ cảnh chuyên ngành. Điều này đặc biệt quan trọng cho người học từ vựng chuyên ngành để hiểu được khi nào họ có thể sử dụng từ mới đó. Thứ hai, thông qua các tài liệu thực này người học có thể nắm được những yếu tố văn hoá được thể hiện trong hoàn cảnh đó. Đây là những điểm quan trọng mà người học khó có thể thấy được từ sách giáo khoa. Swaffar (tr.188) khẳng định rằng “người học càng sớm được tiếp xúc với ngôn ngữ chính thống, thì họ càng sớm hiểu được rằng để hiểu được nội dung của văn bản không phải là chỉ hiểu nghĩa của một từ, mà phải biết nghệ thuật sử dụng các từ đó trong cả giao tiếp trực tiếp và trong văn bản viết”. Thêm vào đó, theo Berardo, khi người học tiếp xúc với tài liệu thực, họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với cách thức mà người bản ngữ sử dụng từ vựng, không chỉ các thuật ngữ chuyên ngành mà còn các từ, ngữ hay được sử dụng trong chuyên ngành của họ. Do vậy, người học có thể xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành theo từng chủ điểm mà tài liệu đề cập đến. Việc phân loại theo chủ điểm như vậy sẽ giúp người học nhớ được từ lâu hơn và biết cách vận dụng chúng chính xác hơn (Swaffar)19. Thứ hai, sử dụng mạng Internet để học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, người học tiếng Anh chuyên ngành có được những công cụ hữu hiệu để học, thực hành và trau dồi vốn từ vựng chuyên ngành của mình thông qua tương tác trên mạng Internet. Ngày nay, Internet được coi là một trong những công cụ hiệu quả và được yêu thích nhất dùng để học các từ mới tiếng 49 Anh chuyên ngành. Mạng Internet là nguồn dữ liệu vô tận cho các chủ đề khác nhau mà người học có thể truy cập mọi nơi và mọi lúc. Có rất nhiều hình thức học từ mới được các mạng đưa ra. Dưới đây là một số trang mạng giúp người học tiếng Anh chuyên ngành có thể sử dụng để học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành: http://www.vocabulary.com/ http://www.teacherjoe.us/BusinessVocabulary.html http://www.businessenglishebook.com/Business-EnglishVocabulary.htm;http://www.businessenglishebook.com/bu siness-english-quyzzes/;http://www.l4law.com http://www.englishclub.com/business-english/. http://www.businessenglishpod.com/2006/03/02/allbusiness-english-vocabulary-lessons/ Các trang mạng trên cung cấp cho người học nghĩa của từ mới, cách phát âm và thậm chí, một số trang có người phát âm từ làm mẫu như ở trang http://www.visualthesaurus.com/. Người học cũng có thể tìm thấy phần giải thích ngữ cảnh sử dụng của các từ đó và khả năng kết hợp của nó với các từ khác sao cho thích hợp. Ngoài ra, người học có thể truy cập vào các trang từ điển online như: http://www.businessdictionary.com/definition/incomingaveraging.html, http://www.collinsdictionary.com/dictionary/english http://www.cambridge.org.br/for-students/vocabulary, http://www.macmillandictionary.com/dictionary/british/ES P. Sau khi thực hiện các bài tập này, người học có thể biết được kết quả ngay lập tức, thậm chí họ có thể có được lời giải thích tại sao lại dùng từ này mà không dùng từ kia để người học tự đánh giá vốn từ vựng chuyên ngành của ngành chuyên môn của mình. Các trang mạng này tạo cơ hội cho người học tương tác trực tiếp, mặc dù không đối mặt với người bản ngữ trong các ngừ cảnh giao tiếp chuyên ngành gần như thật. Nhờ đó, người học có thể nắm được nghĩa từ, cách phát âm, cách sử dụng và các ngữ cảnh sử dụng trực tiếp giúp họ tự tin hơn nếu phải sử dụng các từ đã học này trong thực tế giao tiếp sau này. Thứ ba, xây dựng ngân hàng từ vựng chuyên ngành cá nhân. Một biện pháp hữu hiệu giúp ích cho người học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành là việc xây dựng 50 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG ngân hàng từ vựng cá nhân. Mục đích chính của ngân hàng này giúp người học có thể dễ dàng nhớ lại nghĩa, cách sử dụng và cách kết hợp nó với các từ khác trong ngữ cảnh sử dụng. Việc xây dựng ngân hàng từ vựng cá nhân luôn mang tính cụ thể, chi tiết và phục vụ mục đích riêng do đó người học nên làm tuỳ thuộc vào nhu cầu của mình. Họ có thể chia ngân hàng từ vựng chuyên ngành như tiếng Anh ngân hàng, tiếng Anh tài chính, theo bảng chữ cái, theo chủ điểm nhỏ, hay theo tình huống trong chủ điểm đó. Hơn nữa, người học có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để có được ngân hàng từ vựng chuyên ngành của riêng mình. Ví dụ, họ có thể ghi chép vào sổ tay riêng, hay sử dụng phần mềm ứng dụng văn phòng Word và Excel để cập nhật các từ mới mà họ đã học được. Tuy nhiên, trong điều kiện có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, người học nên sử dụng các phần mềm nêu trên để dễ dàng cập nhật và tìm lại các từ đó sau này. Ngân hàng này có thể bao gồm từ, từ loại, định nghĩa, nghĩa của từ trong tiếng Việt, một số ví dụ về cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh khác nhau, và có thể có thêm những ghi chú riêng của cá nhân. Với mỗi nhóm, người học nên có các trọng tâm từ vựng khác để học. Ví dụ người học tiếng Anh chuyên ngành phục vụ cho công việc chuyên môn hàng ngày, họ sẽ tập trung vào nghĩa và ngữ cảnh sử dụng từ. Đối với người học tiếng Anh chuyên ngành để phục vụ mục đích dich thuật, họ sẽ quan tâm nhiều đến nghĩa và sự kết hợp với các từ khác. Bằng việc xây dựng cho mình một ngân hàng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành riêng, người học có thể cảm thấy dễ dàng và tự tin hơn trong sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành. 4. Trên đây là ra ba cách thức tiếp cận các từ, thuật ngữ, bán thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành có thể giúp người học dễ dàng hơn trong học và sử dụng các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành một cách hiệu quả, cách học và sử dụng chúng qua các tài liệu thực trong cuộc sống từ các nguồn khác nhau, cách sử dụng các trang mạng và xây dựng ngân hàng từ vựng cá nhân. Chúng tôi hi vọng đem lại một cách nhìn mới giúp người học Số 11 (229)-2014 tiếng Anh chuyên ngành có thể trau dồi thêm khối từ vựng mà họ cần trong công việc, học tập và giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Belcher, D (2004), Trends in teaching English for specific purposes. Annual Review of Applied Linguistics, 24, tr.165-186. 2. Gairns, R & Redman, S (1993), Working with words. Cambridge: Cambridge University Press. 3. Nation, I. S. P (2001), Learning vocabulary in another language. Cambridge, UK: Cambridge University Press, . 4. Schmitt, N (2000), Vocabulary in language teaching. New York, NY: Cambridge University Press. 5. Hatch, E.& Brown Ch (1995), Vocabulary, semantics, and language education. Cambridge: Cambridge University Press . 6. Jordan, R. R (1996), English for academic purposes. Cambridge: Cambridge University Press . 7. Baker, M (1988), Sub-technical vocabulary and the ESP teacher: an analysis of some rhetorical items in medical journal articles. Reading in a Foreign Language 4, 91–105. 8. Wilkins D (1972), Linguistics and language teaching. London: Edward Arnold . 9. Haycraft, J (1978), An introduction to English language teaching. London: Longman. 10. Brown, C. & Payne, M. E (1994), Five essential steps of processes in vocabulary learning. Paperpresented at the TESOL Convention, Baltimore Celce-Murcia, M, . 11. Thornbury, S (2002), How to teach vocabulary. London and New York: Longman . 12. Morgan, J.& Rinvolucri, M (2004), Vocabulary. 2nd Ed. Oxford: Oxford University Press. 13. Hutchinson, T.; Waters, A (1987), English for specific purposes: A learning centred approach. Cambridge: Cambridge University Press. 14. Pilling-Cormick, J. và D. R. Garrison (2007), Self-directed and self-regulated learning: conceptual links. Canadian Journal of University Continuing Education 33(2) . 15. Farhady, H, (2005), Reflections on and directions for ESP materials development in SAMT. In: Kiany, G. R., Khayyamdar, M. (Eds.), Proceedings of the First National ESP/EAP Conference (vol. 3).SAMT, Tehran, tr. 2-32. (Ban biên tập nhận bài ngày 23-09-2014)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.