Một số vướng mắc trong việc áp dụng điều 230 bộ Luật hình sự để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

doc
Số trang Một số vướng mắc trong việc áp dụng điều 230 bộ Luật hình sự để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 7 Cỡ tệp Một số vướng mắc trong việc áp dụng điều 230 bộ Luật hình sự để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 54 KB Lượt tải Một số vướng mắc trong việc áp dụng điều 230 bộ Luật hình sự để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 0 Lượt đọc Một số vướng mắc trong việc áp dụng điều 230 bộ Luật hình sự để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 9
Đánh giá Một số vướng mắc trong việc áp dụng điều 230 bộ Luật hình sự để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 47, 2008 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC ÁP DỤNG ĐIỀU 230 BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỂ XỬ LÝ TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Trần Việt Dũng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng (VKQD), phương tiện kỹ thuật quân sự (PTKTQS) được quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999. Những quy định tại Điều 230 BLHS năm 1999 là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy còn một số vướng mắc trong áp dụng Điều 230 BLHS năm 1999 để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS. Bài viết đi sâu nghiên cứu nội dung các quy định của Điều 230 BLHS năm 1999, đưa ra những kiến nghị sửa đổi Điều 230 BLHS năm 1999 và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong việc xử lý tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS. Trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng (VKQD), phương tiện kỹ thuật quân sự (PTKTQS) được quy định tại Điều 95 Mục B Chương I: "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia" với nội dung như sau: "1. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình." Trong quá trình áp dụng pháp luật để xử lý tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, do đó, ngày 7/1/1995, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên ngành số 01/TTLN hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong việc xử lý tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS. Trong BLHS năm 1999, tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS được quy định tại Điều 230 của Chương XIX: "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" với nội dung như sau: "1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm: a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm". Như vậy, so với Điều 95 BLHS năm 1985, Điều 230 BLHS năm 1999 có những điểm đổi mới như sau: - Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS không còn được quy định tại Chương "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia", mà được quy định tại Chương "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng". - Đã tội phạm hoá hành vi vận chuyển trái phép VKQD, PTKTQS. Điều đó có nghĩa là mặt khách quan của cấu thành tội phạm cơ bản được quy định tại Điều 230 BLHS năm 1999 có thêm hành vi vận chuyển trái phép VKQD, PTKTQS. Bên cạnh đó hành vi vận chuyển trái phép VKQD, PTKTQS qua biên giới được quy định tại khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999 là một tình tiết định khung tăng nặng. - Đã quy định hình phạt tiền, phạt quản chế hoặc cấm cư trú là hình phạt bổ sung trong phần chế tài của Điều 230 BLHS năm 1999. - Đã phân chia khoản 3 Điều 95 BLHS năm 1985 thành khoản 3 và khoản 4 Điều 230 BLHS năm 1999, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa mức hình phạt tối đa và tối thiểu trong các khung hình phạt. - Bỏ hình phạt tử hình trong phần chế tài của Điều 95 BLHS năm 1985. Những quy định mới trên hoàn toàn phù hợp với chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới, góp phần đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và áp dụng Điều 230 BLHS năm 1999 chúng tôi nhận thấy một số hạn chế nhất định trong việc quy định tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS trong BLHS năm 1999 như sau: - Chiếm đoạt VKQD, PTKTQS bao gồm nhiều hành vi khác nhau như cướp, cưỡng đoạt, trộm cắp, cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt... Các hành vi nêu trên có mức độ nguy hiểm khác nhau. Rõ ràng, cướp là nguy hiểm hơn cưỡng đoạt, trộm cắp, cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt...Tuy vậy, những quy định của pháp luật hiện hành chưa có sự phân biệt trong xử lý các hành vi này. Mặt khác, VKQD, PTKTQS là loại tài sản đặc biệt, thuộc sự quản lý đặt biệt của Nhà nước, cho nên hành vi chiếm đoạt VKQD, PTKTQS cần phải được xử lý nghiêm khắc hơn so với hành vi chiếm đoạt các loại tài sản thông thường khác. Việc quy định chiếm đoạt VKQD, PTKTQS (trong đó có hình thức cướp) với chế tài ở khoản 1 Điều 230 lại thấp hơn nhiều so với chế tài ở khoản 1 Điều 133 BLHS quy định về tội cướp tài sản là không hợp lý, mâu thuẫn với những phân tích trên. - Khi nghiên cứu tình tiết tăng nặng tại điểm b khoản 2 Điều 230 BLHS "vật phạm pháp có số lượng lớn" chúng tôi nhận thấy rằng cần bổ sung thêm tình tiết "vật phạm pháp có giá trị lớn" vào điểm b khoản 2 Điều 230 BLHS. Việc chỉ quy định tình tiết định khung "vật phạm pháp có số lượng lớn" mà không quy định tình tiết "vật phạm pháp có giá trị lớn" là thiếu, bởi vì có loại VKQD, PTKTQS có số lượng lớn nhưng không có giá trị bằng một đơn vị của một loại VKQD, PTKTQS khác. Ví dụ: 11 quả lựu đạn không thể có giá trị bằng 1 khẩu pháo 100 ly. - Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đường lối xử lý đối với trường hợp những người tàng trữ trái phép VKQD, PTKTQS chưa gây hậu quả nhưng đã tự nguyện đem nộp chúng cho các cơ quan có thẩm quyền. Tuy vậy, qua thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã vận dụng pháp luật để miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự cho những người này về tội tàng trữ trái phép VKQD, PTKTQS. Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành cho đến nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có hướng dẫn mới thay thế cho Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7/1/1995 của Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Nội vụ. Hiện nay, khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng những hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7/1/1995, mặc dù Thông tư liên ngành này có nhiều hạn chế. Mặt khác, Điều 230 BLHS năm 1999 có nhiều quy định khác với Điều 95 BLHS năm 1985, do đó, trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc như sau: Thứ nhất: Thông tư liên ngành số 01/TTLN chỉ có hướng dẫn xác định các hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS, mà chưa có hướng dẫn xác định hành vi vận chuyển trái phép VKQD, PTKTQS. Thứ hai: Thông tư liên ngành số 01/TTLN đã quy định số lượng cụ thể vật phạm pháp đối với một số đối tượng phổ biến như súng, đạn, lựu đạn, thuốc nổ, kíp mìn, nụ xuỳ, dây cháy chậm, dây nổ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 95 BLHS năm 1985. Việc quy định này của Thông tư liên ngành số 01/ TTLN còn có nhiều hạn chế như sau: - Chỉ đề cập đến một số đối tượng phổ biến và cũng chỉ đề cập đến các đối tượng là VKQD, còn các đối tượng khác, đặc biệt các đối tượng là PTKTQS thì chưa có quy định. - Chỉ có quy định số lượng cụ thể vật phạm pháp để xác định thế nào là "vật phạm pháp có số lượng lớn" chứ chưa có quy định để xác định thế nào là "vật phạm pháp có số lượng rất lớn" và "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn". Thứ ba: Chưa có hướng dẫn chung về việc phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) mà chỉ có hướng dẫn một số trường hợp cụ thể như sau: - Tàng trữ trái phép VKQD mà gây hậu quả làm chết người, gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) về tội tàng trữ trái phép VKQD với tình tiết định khung tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng. - Trong trường hợp người có hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS với mục đích là chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện một tội phạm khác và tội phạm đó đã được thực hiện thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) về tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS với tình tiết định khung tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng và tội phạm tương ứng đã thực hiện. Những quy định nêu trên của Thông tư 01/TTLN chưa bao quát hết các trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra trong thực tế, đặc biệt chưa có quy định thế nào là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" để xử lý tội phạm theo khoản 3 và khoản 4 Điều 230 BLHS năm 1999. Từ những lập luận nêu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất: Cần sửa đổi những quy định Điều 230 BLHS năm 1999 theo các hướng sau đây: - Cần quy định hành vi cướp VKQD, PTKTQS là tình tiết định khung tăng nặng ở khoản 2 Điều 230 BLHS. - Cần bổ sung thêm tình tiết "vật phạm pháp có giá trị lớn" vào điểm b khoản 2 Điều 230 BLHS; "vật phạm pháp có giá trị rất lớn" vào điểm a khoản 3 Điều 230 BLHS; "vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn" vào điểm a khoản 4 Điều 230 BLHS. - Để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, thể hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của luật hình sự Việt Nam, đồng thời động viên mọi người tự nguyện đem nộp VKQD, PTKTQS mà họ trót tàng trữ, cần quy định tình tiết "người tàng trữ trái phép VKQD, PTKTQS mà chưa gây hậu quả, tự nguyện giao nộp chúng cho cơ quan có thẩm quyền" là tình tiết định khung giảm nhẹ của tội phạm quy định tại Điều 230 BLHS. Thứ hai: Trong lúc BLHS chưa có những sửa đổi cần thiết, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tiếp tục hướng dẫn áp dụng pháp luật theo những hướng sau đây: - Cần ban hành Thông tư liên ngành mới thay cho Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7/1/1995 của Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Nội vụ để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong việc xử lý tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, PTKTQS theo Điều 230 BLHS năm 1999. - Cần tiếp tục hướng dẫn thêm về số lượng của từng loại VKQD, đồng thời có hướng dẫn về số lượng của các loại PTKTQS để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện các hành vi phạm tội và xác định khung hình phạt cụ thể. Trên thực tế, khi áp dụng tình tiết định khung tăng nặng: "Vật phạm pháp có số lượng lớn", "Vật phạm pháp có số lượng rất lớn", "Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn" thì không thể chỉ dựa vào con số một cách đơn thuần mà còn phải căn cứ vào giá trị sử dụng, tính năng tác dụng, tầm quan trọng của các loại VKQD, PTKTQS khác nhau. - Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể và đầy đủ số lượng của từng loại VKQD, PTKTQS để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự và thực tế cũng không thể nào liệt kê hết số lượng tất cả các loại VKQD, PTKTQS được thì việc hướng dẫn cần dựa trên giá trị của từng loại đối tượng để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng khoản của Điều 230 BLHS. Ví dụ: "Vật phạm pháp có giá trị từ ... đồng đến ... đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 230 BLHS. Vật phạm pháp có giá trị từ ... đồng đến ... đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 230 BLHS. Vật phạm pháp có giá trị từ ... đồng đến ... đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 230 BLHS. Vật phạm pháp có giá trị từ ... đồng đến ... đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 230 BLHS". - Cần có hướng dẫn chung, bao quát các trường hợp phạm tội "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" để xử lý tội phạm theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 230 BLHS năm 1999. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật hình sự năm 1985. 2. Bộ luật hình sự năm 1999. 3. Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7/1/1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ. SOME DIFFICULTIES IN THE APPLICATION OF THE ISSUE 230 OF 1999 CRIMINAL CODE FOR HANDLING THE CRIMINALS ON ILLEGAL MANUFACTURE, STORAGE, TRANSPORT, USAGE, SALE OR ARROGATE OF MILITARY WEAPON AND EQUIPMENTS Tran Viet Dung College of Sciences, Hue University SUMMARY Criminals on illegal manufacture, storage, transport, usage, sale or arrogate of military weapons and equipments are notified at the issue 230 of the 1999 Criminal Code. The provisions at this article creates a important legal foundation for handling the Criminals on illegal manufacture, storage, transport, usage, and sale or arrogate of military weapons and equipments. However, in the studying process, we find some difficulties in practical application of this ussue. This paper deeply studies the content of the issue 230 of 1999 Criminal Code and proposes some recommendations for changes in article 230 and guidance for unity legal application in handling the criminals on illegal manufacture, storage, transport, usage, sale or arrogate of military weapons and equipments.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.