Một số vấn đề về loại trừ trách nhiệm hình sự theo bộ Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

pdf
Số trang Một số vấn đề về loại trừ trách nhiệm hình sự theo bộ Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) 3 Cỡ tệp Một số vấn đề về loại trừ trách nhiệm hình sự theo bộ Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) 107 KB Lượt tải Một số vấn đề về loại trừ trách nhiệm hình sự theo bộ Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) 0 Lượt đọc Một số vấn đề về loại trừ trách nhiệm hình sự theo bộ Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) 4
Đánh giá Một số vấn đề về loại trừ trách nhiệm hình sự theo bộ Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) Nguyễn Việt Hà1 Quách Đình Lực2 Tóm tắt: Tội phạm và hình phạt là hai vấn đề cơ bản của Bộ luật hình sự, Bộ luật hình sự quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội như thế nào thì bị coi là tội phạm, đồng thời còn quy định những trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi là tội phạm. Đó là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã kế thừa và bố trí một cách khoa học hơn đối với quy định về những trường hợp loại trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự năm 1999, đồng thời bổ sung thêm một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới, góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm những năm qua. Từ khóa: trách nhiệm hình sự; loại trừ Nhận bài: 05/01/2018; Hoàn thành biên tập: 12/03/2018; Duyệt đăng: 02/04/2018 Abstract: Crimes and penalties are two of the fundamental issues of the Criminal Code. The Criminal Code regulates how dangerous the behavior of a society is defined as a criminal offence and regulates the cases that the act is dangerous to society but not a crime. These are the cases of eliminating criminal liability and persons who commit dangerous acts to society are not liable for criminal liability. The 2015 Penal Code, amended and supplemented in 2017, is inherited and arranged in a more scientific way with regard to the criminal liability category of the 1999 Criminal Code, supplementing some cases of eliminating new penal liability, contributing to overcoming difficulties and obstacles in the operation of bodies conducting legal proceedings in the real practice of combating crimes in the past years. Keywords: Responsibility, eliminating Date of receipt: 05/01/2018; Date of revision: 12/03/2018; Date of approval: 02/04/2018 Nhằm góp phần thể hiện tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã phân định rõ những trường hợp không bị coi là tội phạm. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có sự thay đổi lớn so với Bộ luật hình sự năm 1999 về các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, bằng cách bổ sung thêm một chương riêng “những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự” (Chương IV) bao gồm có 07 Điều từ Điều 20 đến Điều 26 trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Việc quy định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự không phải là vấn đề mới, bởi lẽ những trường hợp loại trừ trách nhiệm 1 2 hình sự là một chế định đã được ghi nhận từ khá sớm trong khoa học hình sự nước ta, có thể thấy trước hết được đánh dấu bằng sự ra đời của Chỉ thị số 07/HS ngày 22 tháng 12 năm 1983 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc chỉ đạo Tòa án các cấp thống nhất trong việc xét xử các hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong khi thi hành công vụ. Sau nhiều lần pháp điển hóa đến Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 mới hoàn chỉnh và được quy định thành một chương riêng bao gồm có 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, trong đó có 04 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự kế thừa những quy định Bộ luật hình sự năm 1999 và bổ sung thêm 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Những quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã Thạc sỹ, Học viện cảnh sát nhân dân Thạc sỹ, Học viện Tư pháp 11 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP tạo hành lang pháp lý an toàn để người dân an tâm tự bảo vệ mình, tích cực tham gia phòng chống tội phạm; không làm cản trở việc cá nhân, công dân tham gia các hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học vì lợi ích chung. 1. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự kế thừa của Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 20, 21, 22, 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Thứ nhất, sự kiện bất ngờ được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật hình sự năm 1999 quy định ở Điều 11) đã có sự thay đổi, bổ sung về mặt kỹ thuật lập pháp theo hướng quy định ngắn gọn và trực tiếp. Theo đó, sự kiện bất ngờ là trường hợp người gây ra hậu quả thiệt hại trong thực tế không có lỗi, vì họ không thể thấy trước hoặc không thuộc trường hợp mà pháp luật quy định buộc phải thấy trước hậu quả đối với hành vi của họ gây ra. Ví dụ: Một người lái xe ô tô đang đi xe ô tô trên đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với tốc độ tối đa cho phép 120km/h đột ngột bị một xe ô tô khác đi ngược chiều bên phần đường đối diện bất ngờ gây tai nạn, người trong xe bị tai nạn văng ra, bay qua dải phân cách giữa hai làn đường và rơi đúng vào bánh xe trước của xe đi ngược chiều và bị cán chết. Như vậy đây là sự kiện bất ngờ nên người lái xe cán chết người không có lỗi Thứ hai, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự năm 1999 quy định ở Điều 13), đây là sự thay đổi về mặt kỹ thuật và có sự sắp xếp khoa học hơn, tách bạch với biện pháp tư pháp, đó là bỏ quy định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1999, chuyển biện pháp này về chương VII “các biện pháp tư pháp” của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể biện pháp bắt buộc chữa bệnh được dịch chuyển và quy định tại Điều 46 và Điều 49. Thứ ba, phòng vệ chính đáng, quy định ở Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự năm 1999 ở Điều 15); và tình thế cấp thiết, quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự năm 1999 ở Điều 16), đây chỉ là sự thay 12 đổi số thứ tự về vị trí Điều luật, còn khái niệm và nội dung vẫn giữ nguyên như quy định của Bộ luật hình sự năm 1999. 2. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung (Điều 24, 25, 26 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Thứ nhất, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, quy định tại Điều 24 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung, ghi nhận trong Bộ luật hình sự, đó là hành vi của người khi cố gắng để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn có cách nào khác là bắt buộc phải dùng vũ lực và cần thiết phải gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Bởi lẽ, thực tiễn tổng kết về đấu tranh phòng chống tội phạm những năm qua cho thấy, những trường hợp người dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm như tham gia bắt giữ tội phạm mà gây thương tích cho người phạm tội thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thương tích. Điều này dẫn đến việc khó có thể huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Chính vì vậy để khuyến khích toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm cần quy định rõ vấn đề này là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự để người dân yên tâm khi tham gia bắt giữ người phạm tội, nhất là những tội rất nguy hiểm. Với việc ghi nhận và bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự “gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” có ý nghĩa hết sức quan trọng và thực sự thiết thực trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, điều đó phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh phòng chống tội phạm là phải dựa vào sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, huy động toàn thể xã hội và toàn dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm. Theo chúng tôi để được coi là gây thiệt hại trong bắt giữ người phạm tội và được loại trừ trách nhiệm hình sự, cần thỏa mãn một số điều kiện và trong hoàn cảnh cụ thể như sau: - Hành vi của đối tượng bị bắt giữ phải có dấu hiệu khách quan của một tội phạm cụ thể Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba được quy định trong Bộ luật hình sự, chẳng hạn như bắt giữ người phạm pháp quả tang, ví dụ như đang dùng gậy hoặc dao chém người,… hoặc có căn cứ khác chứng minh họ là người phạm tội, như bắt giữ người phạm tội đang bị truy nã - Hành vi của đối tượng bị bắt giữ đang diễn ra hoặc đã kết thúc và người phạm tội đang trong quá trình chạy trốn và bị đuổi bắt - Hành vi bắt giữ của các chủ thể tiến hành hoàn toàn theo đúng quy định của pháp luật về bắt giữ người trong các trường hợp cụ thể như bắt giữ người phạm tội quả tang, bắt người phạm tội bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam… - Hành vi dùng vũ lực gây hại cho đối tượng bị bắt giữ phải là biện pháp cuối cùng, nghĩa là khi thực hiện hành vi bắt giữ đối tượng, người thực hiện việc bắt giữ không còn biện pháp nào khác có hiệu quả hơn và không còn có lựa chọn nào khác để bắt giữ người phạm tội bằng cách dùng vũ lực gây thiệt hại cho đối tượng bị bắt giữ. - Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho đối tượng bị bắt giữ phải thực sự là cần thiết và nếu không dùng vũ lực để khống chế, vô hiệu hóa sự chống đối và trốn chạy của đối tượng thì có thể đối tượng gây hại cho người tiến hành bắt giữ hoặc sẽ tẩu thoát. Thứ hai, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự, đó là trường hợp hành vi của một người đã gây thiệt hại khi tiến hành hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào thực tiễn đời sống, mặc dù đã thực hiện và tuân thủ đầy đủ, đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên hậu quả vẫn cứ xảy ra. Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này không được coi là tội phạm. Việc quy định và bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự này vào Bộ luật hình sự có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo, đổi mới công nghệ, tạo động lực và động viên sự sáng tạo của các nhà khoa học, nhà sản xuất, đồng thời tạo hành lang pháp lý an toàn cho tất cả mọi người dân tham gia vào các hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học có tính chất “khai thông”, “đột phá” vì lợi ích chung của cộng đồng. Vậy trong trường hợp nào rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ được coi là trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự? Chúng tôi cho rằng hành vi gây thiệt hại trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải được cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành và vì mục đích nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho xã hội và cộng đồng. Lĩnh vực của hành vi gây thiệt hại chỉ nằm trong giới hạn cho phép trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Người thực hiện và gây ra thiệt hại đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ, toàn diện và dự liệu tất cả các biện pháp phòng ngừa. Vì vậy đối với người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ ba, thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên, quy định tại Điều 26 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Trường hợp thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, đó là hành vi gây thiệt hại của những người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh, tuy vậy người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu người đã báo cáo phải nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh đó. Do vậy trong trường hợp này người thực hiện mệnh lệnh không phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc bổ sung quy định này trong Bộ luật hình sự năm 2015 nhằm tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động trong lực lượng vũ trang, bảo đảm tính kỷ luật, sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với khẩu hiệu: “quân lệnh như sơn”, “cấp dưới phải phục tùng cấp trên” (Xem tiếp trang 24) 13
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.