Một số vấn đề lý luận về đương nhiên được xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

pdf
Số trang Một số vấn đề lý luận về đương nhiên được xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 5 Cỡ tệp Một số vấn đề lý luận về đương nhiên được xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 149 KB Lượt tải Một số vấn đề lý luận về đương nhiên được xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 0 Lượt đọc Một số vấn đề lý luận về đương nhiên được xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 31
Đánh giá Một số vấn đề lý luận về đương nhiên được xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƯƠNG NHIÊN ĐƯỢC XÓA ÁN TÍCH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017 DƯƠNG PHAN THÙY DUNG DIỆP HUYỀN THẢO Trường Đại học Trà Vinh Nhận bài ngày 04/4/2019. Sửa chữa xong 07/4/2019. Duyệt đăng 08/4/2019. Abstract In the article, the author analyzes the provisions of the deleting criminal conviction automatically, introduces some shortcomings in the application process, and suggests measures to perfect the deleting criminal conviction automatically in accordance with the provisions of the Penal Code 2015. Keywords: Deleting criminal conviction; deleting criminal conviction automatically; deleting criminal conviction court. 1. Đặt vấn đề Nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, thể hiện vấn đề này thông qua nhiều quy định theo hướng có lợi cho chủ thể thực hiện tội phạm, trong đó có quy định về đương nhiên được xóa án tích là một chế định được quy định trong Bộ Luật hình sự (BLHS) Việt Nam. Trong giai đoạn cải cách pháp luật như hiện nay thì việc nghiên cứu chế định xóa án tích, đặc biệt là đương nhiên được xóa án tích trong BLHS Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, BLHS 1985 ra đời quy định về chế định xóa án tích nói chung và đương nhiên được xóa án tích nói riêng đã góp phần không nhỏ trong công cuộc cải cách pháp luật nước ta trong giai đoạn này. Tuy có nhiều hạn chế trong quy định nhưng cũng đã có quy định rõ ràng và độc lập về chế định xóa án tích. Kể từ BLHS 1999 đã khắc phục những điểm yếu, thiếu xót của BLHS 1985 và quy định cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, đặc biệt hơn quy định cũng góp phần cho cơ quan áp dụng pháp luật có thể dễ dàng thực hiện quy định hơn. Quy định này đã hoàn thiện hơn trong BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thêm một lần sửa đổi về chế định xóa án tích, đặc biệt là đương nhiên được xóa án tích để phần nào đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì thế,Pháp luật hình sự (PLHS) Việt nam luôn đề cao tính nhân đạo, tạo cho những người đã từng bị sai phạm có cơ hội làm lại từ đầu, sống một cuộc sống lương thiện như bao người khác. Trên thực tế, trong thời gian qua việc áp dụng pháp luật về chế định xóa án tích vẫn còn nhiều bất cập, thiếu xót, chưa có được sự thống nhất, dẫn đến nhiều nội dung của chế định xóa án tích đương nhiên còn có những nhận thức khác nhau. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về chế định xóa án tích đương nhiên dẫn đến người có yêu cầu xóa án tích vẫn chưa hiểu hết những quy định của BLHS về chế định xóa án tích, điều này cũng gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật của những chủ thể thực hiện nhiệm vụ xóa án tích. 2. Cơ sở pháp lý về đương nhiên được xóa án tích Sau ba lần pháp điển hóa thì BLHS Việt Nam lại một lần nữa đề cao quyền con người, thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta, khi đã có nhiều thay đổi với hướng có lợi cho người phạm tội. Lần pháp điển hóa này cũng có nhiều thay đổi đáng kể, đây là một dấu ấn đáng ghi nhận trong lịch sử làm luật của Nhà nước Việt Nam. So với Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thay đổi nhiều về quy định đương nhiên được xóa án tích, cụ thể: “1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 298 GIÁO DỤC Tháng 4/2019 & XÃ HỘI SỐ ĐẶC BIỆT NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tinh hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thi cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”. [1] Theo quy định của BLHS hiện hành thì người bị kết án phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây thì được đương nhiên xóa án tích: 2.1. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của BLHS 2015. Với quy định tại Chương XIII là các tội xâm phạm an ninh quốc gia như: tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;... và quy định tại Chương XXVI là các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh như: tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; tội chống loài người; tội phạm chiến tranh; tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đính thuê; tội làm lính đánh thuê. 2.2. Chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo, chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án (án phí, trách nhiệm bồi thường thiệt hại…). Hình phạt chính bao gồm: phạt cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn, tù chung than, tử hình (đã được giảm án). Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính); trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính). Tóm lại, khi đủ các điều kiện nêu trên thì người bị kết án đương nhiên được xóa án tích khi họ có đơn yêu cầu. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm phải cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, chưa từng thực hiện tội phạm. So với quy định tại Khoản 2 Điều 64 BLHS 1999, quy định tại Khoản 1 Điều 70 BLHS 2015 là quy định mới có lợi cho người bị kết án, được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018. Như vậy, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 70 BLHS 2015. Tuy nhiên, cần lưu ý điều kiện để người bị kết án đương nhiên được xóa án tích quy định tại Điều 70 BLHS 2015 không thay đổi so với Điều 64 BLHS 1999. 3. Thực tiễn và một số hạn chế trong áp dụng pháp luật hình sự về đương nhiên được xóa án tích Để làm rõ vấn đề áp dụng đúng quy định của pháp luật về đương nhiên được xóa án tích trên địa SỐ ĐẶC BIỆT Tháng 4/2019 GIÁO DỤC 299 & XÃ HỘI NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI bàn tỉnh Trà Vinh cho những người có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tác giả xin viện dẫn và phân tích Bản án số: 29/2005/HSST ngày 14/4/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh để làm rõ những quy định của PLHS đã được áp dụng một cách đúng pháp luật và nêu lên ý kiến của mình về việc áp dụng đó. Tại bản án hình sự sơ thẩm số: 29/2005/HSST ngày 14/4/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Thành Long, sinh năm 1964 ngụ tại số 57B, Đồng Khởi, Khóm 9, Phường 6, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, xử phạt bị cáo 03 năm tù giam và bị cáo phải nộp 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm. Với hình phạt là 03 năm tù giam thì theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 64 BLHS 1999 thì từ khi chấp hành xong bản án và không phạm tội mới trong thời hạn 03 năm thì sẽ được xem xét để được xóa án tích nếu có yêu cầu. Vào ngày 03/5/2013 Nguyễn Thành Long có đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận để được đương nhiên xóa án tích. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã nhận đơn yêu cầu và sau một thời gian xác minh Tòa án nhận thấy: Sau khi Nguyễn Thành Long chấp hành xong hình phạt là 03 năm tù thì Nguyễn Thành Long cũng đã nộp đầy đủ án phí. Sau khi về địa phương sinh sống cũng đã lao động làm việc có ích cho xã hội, không gây rối trật tự, có những đóng góp tích cực cho địa phương và được chính quyền Phường 6 xác nhận. Trong thời hạn 03 năm sau khi chấp hành xong bản án thì Nguyễn Thành Long cũng không phạm tội mới. Xét thấy Nguyễn Thành Long đã đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích, ngày 07/5/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho Nguyễn Thành Long đến ngày 10/5/2013 Nguyễn Thành Long đã được cấp phiếu lý lịch tư pháp. Quan điểm của tác giả cho rằng Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho Nguyễn Thành Long. Bởi lẽ, Tòa án cũng đã tiến hành xác minh nơi người có yêu cầu đương nhiên được xóa án tích cư trú và được địa phương xác nhận Nguyễn Thành Long có cuộc sống lành mạnh, giúp ích cho địa phương, không phạm tội mới. Bên cạnh đó Nguyễn Thành Long cũng đã chấp hành xong bản án. Tòa án căn cứ vào những quy định của BLHS và thực hiện theo đúng trình tự thủ tục mới quyết định cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho Nguyễn Thành Long. Qua đây tác giả cũng thấy, việc cấp giấy chứng nhận xóa án tích phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục BLHS không phải bất kỳ người bị kết án nào cũng được đương nhiên xóa án tích. Hơn nữa, Nguyễn Thành Long nộp đơn yêu cầu vào ngày 03/5/2013 đến ngày 07/5/2013 Tòa án đã cấp giấy chứng nhận và ngày 10/5/2013 Sở Tư pháp cũng đã cấp phiếu lý lịch tư pháp cho Long, như vậy Tòa án và Sở Tư pháp đã cấp theo đúng thời hạn luật định. Với việc cấp giấy chứng nhận xóa án tích đúng theo quy định pháp luật sẽ góp phần rất lớn đối với lòng tin của người từng bị kết án, giúp họ có thể nhanh chóng xóa bỏ án tích mà mình đã mang để làm lại cuộc đời. Ngoài ra còn khiến cho họ nhận thấy rằng việc xin cấp giấy xóa án tích là không khó, nhà nước sẽ luôn tạo điều kiện để người từng mang án tích có thể nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng để học tập và lao động. Nếu được như vậy, xã hội sẽ ngày càng ổn định, người dân nói chung và những người từng mang án tích nói riêng sẽ cảm thấy mình luôn được nhà nước quan tâm, góp phần thúc đẩy họ sống tốt hơn trong cuộc sống, có lòng tin vào sự công bằng đi đôi với nhân đạo của pháp luật. Bên cạnh việc áp dụng đúng pháp luật hình sự về quy định đương nhiên được xóa án tích thì vẫn còn không ít những bất cập, khó khăn trong thực tiễn về vấn đề này, đó là: - Công tác xác minh điều kiện để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp gặp nhiều khó khăn, đó là việc không có đủ thông tin về bản án hình sự hoặc không có đủ thông tin về quá trình thi hành các quyết định của Tòa án trong bản án (những người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, án phí, trách nhiệm dân sự cũng như thông tin về người bị kết án có phạm tội mới trong thời gian có án tích), đặc biệt là đối với thông tin có trước ngày 01/7/2010. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người có thẩm quyền giải quyết còn nhiều hạn chế, Do bước vào giai đoạn chuyển giao giữa BLHS 1999 và BLHS 2015 nên nhất thời công tác tập huấn chuyên 300 GIÁO DỤC Tháng 4/2019 & XÃ HỘI SỐ ĐẶC BIỆT NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI môn nghiệp vụ vẫn chưa đáp ứng kịp thời, một số quy định mới về chế định đương nhiên được xóa án tích vẫn chưa được áp dụng một cách thật chính xác. Minh chứng bằng nội dung sau: Bản án số 51/2006/HSST ngày 11/8/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tuyên phạt đối với bị cáo Thạch Sa Mươne sinh năm 1987, ngụ ấp Ô Mịch, xã Châu Điền, huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh với tội danh “Hiếp dâm trẻ em” xử phạt bị cáo 03 năm tù, bồi thường thiệt hại là 30.000.000 đồng cho bị hại và phải đóng 200.000 đồng tiền án phí sơ thẩm. Vào ngày 26/4/2013 Thạch Sa Mươne có đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích. Với bản án này người bị kết án Thạch Sa Mươne phải chấp hành hình phạt tù là 03 năm tù, ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại là 30.000.000 đồng và đóng án phí 200.000 đồng. Sau khi chấp hành tất cả các quyết định trên người bị kết án mới có thể được xóa án tích. Qua quá trình xác minh, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh nhận thấy Thạch Sa Mươne đã chấp hành xong hình phạt là 03 năm tù giam, đã đóng án phí 200.000 đồng và trong thời hạn 03 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì Thạch Sa Mươne không phạm tội mới, tuy nhiên Mươne chưa thể bồi thường hết số tiền 30.000.000 đồng cho bị hại. Ngày 03/4/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã chấp nhận đơn yêu cầu và cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho Thạch Sa Mươne. Theo tác giả không đồng ý với việc Tòa án áp dụng quy định về đương nhiên xóa án tích. Bởi vì, Thạch Sa Mươne phải chấp hành xong hình phạt là 03 năm tù, đóng án phí 200.000 đồng và bồi thường toàn bộ số tiền là 30.000.000 đồng mới đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích. Nhưng, khi Thạch Sa Mươne có yêu cầu xin đương nhiên được xóa án tích thì vẫn chưa chấp hành xong bản án là việc chưa bồi thường 30.000.000 đồng cho bị hại. Vì thế, căn cứ vào quy định của BLHS về chế định đương nhiên được xóa án tích thì Thạch Sa Mươne không được xóa án tích. 4. Một số kiến nghị Từ những phân tích vấn đề lý luận và áp dụng thực tiễn về quy định đương nhiên được xóa án tích thì tác giả xin nêu ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao việc áp dụng đúng pháp luật hình sự: 4.1. Hoàn thiện quy định về nội dung và thời hạn đương nhiên được xóa án tích, qua ba lần pháp điển hóa BLHS nhưng hầu như các Bộ luật vẫn chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể dành cho chế định “xóa án tích” và “đương nhiên được xóa án tích”, chính vì điều này đã gây ra không ít tranh cãi và có rất nhiều quan điểm khác nhau. BLHS cần phải đưa ra một khái niệm cụ thể về xóa án tích cũng như đương nhiên được xóa án tích. Để các nhà nghiên cứu PLHS Việt Nam có một thước đo chuẩn mực, hạn chế được nhiều ý kiến và việc đưa ra nhiều khái niệm khác nhau khiến cho nhiều người hiểu sai về chế định xóa án tích, đặc biệt là đương nhiên được xóa án tích. 4.2. Tăng cường giải thích và hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự về xóa án tích BLHS 2015 vừa mới được cho thi hành nên bước đầu vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ, nhiều cán bộ và người bị kết án chưa nắm hết được những quy định của Bộ luật. Vì thế để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong quy định thì cần phải có những các giải thích pháp luật theo nhiều phương thức khác nhau như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, các buổi tuyên truyền pháp luật, các buổi diễn đàn pháp luật,… những việc làm này giúp cho những người thực thi pháp luật và người mang án tích sẽ biết rõ thêm về những điểm mới của BLHS nói chung và chế định đương nhiên được xóa án tích nói riêng. Thường xuyên tổ chức các buổi họp giữ các cơ quan với nhau đặc biệt là những cơ quan có trách nhiệm xóa án tích để hướng dẫn người trong các cơ quan thi hành BLHS 2015 một cách đúng nhất, hạn chế được những thiếu xót khi bước đầu áp dụng Bộ luật mới. 4.3. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thể áp dụng pháp luật về đương nhiên được xóa án tích, áp dụng pháp luật hình sự là một quá trình khó khăn và lâu dài vì vậy cần phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực để giúp người có thẩm quyền đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, trước hết cần khắc phục những hạn chế trong công tác cán bộ, cần xem xét kỹ khả năng, trình độ chuyên môn. Để làm được điều đó, cần tăng cường công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn một cách khoa học, nhất thiết phải triển khai việc thi tuyển. 4.4. Cần có sự phối hợp thường xuyên để hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền trong SỐ ĐẶC BIỆT Tháng 4/2019 GIÁO DỤC 301 & XÃ HỘI NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI công tác xóa án tích, đặc biệt là xóa án tích đương nhiên để góp phần bồi dưỡng thêm nghiệp vụ, chuyên môn của chủ thể áp dụng pháp luật. Trong quá trình xác minh lý lịch của người xin đương nhiên được xóa án tích thì cần sự phối hợp rất chặt chẽ giữ các cơ quan, nếu các cơ quan không phối hợp sẽ dẫn đến trường hợp cấp phiếu lý lịch tư pháp trễ hơn thời hạn luật định, điều này không những ảnh hưởng quyền lợi của người bị kết án mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của họ đến cơ quan nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan cần phối hợp để trao dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao năng lực của cán bộ trong công tác xóa án tích cho người bị kết án. 5. Kết luận Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận chung về chế định xóa án tích, đặc biệt là đương nhiên được xóa án tích và các quy định về chế định này trong BLHS Việt Nam hiện hành tác giả thấy rằng chế định đương nhiên được xóa án tích là một trong những chế định quan trọng của PLHS Việt Nam. Từ trước đến nay, chế định này luôn được các nhà nghiên cứu luật quan tâm và nghiên cứu mặc dù chưa đáp ứng được yêu câu của thực tế. Qua nghiên cứu cho thấy chế định đương nhiên được xóa án tích là một chế định phức tạp, chứa đựng nhiều nội dung phong phú nên còn nhiều ý kiến khác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Tài liệu tham khảo 1. Quốc hội, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015. 2. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự (Phần chung), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001. 3. Phạm Văn Beo (2012), Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 - Phần chung), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012. 4. Lê Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007. 5. Lê Văn Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 6. Lê Văn Cảm, Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 302 GIÁO DỤC Tháng 4/2019 & XÃ HỘI SỐ ĐẶC BIỆT
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.