Một số vấn đề cơ bản trong chế định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự hiện hành

pdf
Số trang Một số vấn đề cơ bản trong chế định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự hiện hành 12 Cỡ tệp Một số vấn đề cơ bản trong chế định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự hiện hành 460 KB Lượt tải Một số vấn đề cơ bản trong chế định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự hiện hành 0 Lượt đọc Một số vấn đề cơ bản trong chế định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự hiện hành 29
Đánh giá Một số vấn đề cơ bản trong chế định về quyền sở hữu trong bộ luật dân sự hiện hành
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐÊ CƠ BẢN TRONG CHẾ ĐỊNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH 1. Khái niệm quyền sở hữu Để phát triển các quan hệ xã hội cần thiết phải xác định là làm rõ các quan hệ xã hội trong quan hệ kinh tế mà trực tiếp là quan hệ sản xuất mang tính quyết định giữ vai trò của đạo trong việc định hướng và phát triển trên cơ sở các quan hệ về kinh tế cơ bản là quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Trong các quan hệ kinh tế đó thì quan hệ sở hữu có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quyết định tính chất và nội dung của các quan hệ kinh tế khác là quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Tóm lại, quan hệ sở hữu có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào. Cũng chính vì vậy mà vấn đề sở hữu luôn được ghi nhận một cách trang trọng trong Hiến pháp, bất cứ là Hiến pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa hay Hiến pháp của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Việc xác định quan hệ sở hữu một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển và ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của các quan hệ kinh tế và kéo theo đó là sự trì trệ của các quan hệ xã hội khác. Điều này đã được thực tế chứng minh rất rõ ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước ta chỉ công nhận hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất. Các quy định này về sở hữu đã phát huy hiệu quả nhất định trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Tuy nhiên, việc kéo dài quan điểm này về sở hữu sau khi chiến tranh kết thúc đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự tách rời người lao động ra khỏi quyền sở hữu của họ đối với tư liệu sản xuất mà họ đang sử dụng để làm ra của cải vật chất cho xã hội. Sự “vô chủ” này đã làm cho người lao động không quan tâm đến năng suất, không hăng hái nhiệt tình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không gắn bó với hợp tác xã, xí nghiệp nơi mình đang làm việc. Hậu quả là, sản xuất bị đình đốn, đời sống vật chất và tinh thần của đa số người lao động đã rơi vào tình cảnh khốn khó, nghèo nàn, lạc hậu, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. 1 Như vậy, sở hữu là vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là đối với Việt Nam ta trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta đã có một bước chuyển biến quan trọng: chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ hơn 20 năm qua, sự chuyển đổi này đã tạo nên nhiều thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời với sự chuyển biến theo hướng tích cực, thực tiễn quản lý kinh tế cũng như thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận mới, rất phức tạp. Nhiều vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra đã được giải quyết nhưng cũng không ít vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu, quyền sở hữu cho đến nay, vẫn chưa có các quy định cụ thể để điều chỉnh đối với từng lĩnh vực cụ thể một cách thoả đáng. Trong quan hệ phát triển của lực lượng sản xuất của khoa học kỹ thuật, đối tượng quyền sở hữu ngày càng mở rộng, đa dạng, phong phú, ngoài những tư liệu sản xuất cơ bản còn có những tài sản sinh lời về tài sản trí tuệ và việc xác định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ sản xuất hiện nay. Việc xây dựng các quy định trong hệ thống pháp luật dân sự điều chỉnh các mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước với tư cách là một pháp nhân có quyền chủ động hơn nữa trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được Nhà nước giao là rất cần thiết. Quyền của doanh nghiệp nhà nước đối với tài sản được Nhà nước giao nên gọi là quyền gì (quyền sở hữu hay là quyền gì khác) và mối quan hệ giữa quyền đó với quyền sở hữu của Nhà nước nên thiết lập lại như thế nào cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới? đồng thời, quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài nguyên là quyền gì, khi những cá nhân, tổ chức này được Nhà nước cho phép khai thác tài nguyên?... Có thể thấy rằng, trong vấn đề sở hữu và quyền sở hữu ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra không ít vấn đề về mặt lý luận mà sự chậm trễ trong việc xử lý chúng chắc chắn sẽ gây ra không ít khó khăn cho các chủ thể kinh doanh và suy cho cùng, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Trong đó, sở hữu là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội và quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu trả lời cho câu hỏi: tài sản, 2 tư liệu sản xuất, thành quả lao động thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Xét về mặt lý luận thì khái niệm về quan hệ sở hữu có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Kinh tế học chính trị Mác - Lênin cho rằng: quan hệ sở hữu là hình thức xã hội của chiếm hữu của cải trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, gắn liền với một tổ chức xã hội nhất định. Quan hệ sở hữu là một mặt căn bản của quan hệ sản xuất, phản ánh quan hệ giữa người với người đối với của cải (tài sản). như vậy, sở hữu là quan hệ giữa người với người về sự chiếm hữu tự nhiên - sở hữu là hình thức xã hội của hành vi chiếm hữu. Nó là phạm trù lịch sử, biến đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Sở hữu là một phạm trù kinh tế cơ bản. Nó cũng là một nội dung trọng yếu trong hệ thống quan hệ sản xuất của các chế độ kinh tế - xã hội. Mỗi chế độ xã hội đều được xây dựng trên cơ sở một chế độ sở hữu thống trị, thích ứng nhất định trong mối quan hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Với nội dung kinh tế như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan. Sở hữu có 3 đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, sở hữu thể hiện quan hệ xã hội (quan hệ giữa người với người về vật); Thứ hai, quan hệ xã hội này mang tính khách quan, tức là quan hệ sở hữu tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người. Con người không tạo ra quan hệ sở hữu mà chỉ có thể tham gia vào quan hệ sở hữu và gây ảnh hưởng nhất định đến sự vận hành của nó theo hướng hoặc là làm cho quan hệ sở hữu hình thành, phát triển một cách nhanh chóng, thuận lợi hoặc là làm cho chúng đi theo chiều hướng ngược lại. Thứ ba, sở hữu là bộ phận cơ bản của quan hệ sản xuất, là nền tảng kinh tế của bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào. Quyền sở hữu Quyền sở hữu theo nghĩa khách quan - pháp luật về sở hữu: Như trên đã trình bày, sở hữu là vấn đề rất quan trọng, có vai trò quyết định đến các vấn đề chính trị, kinh tế trong mọi chế độ xã hội, bất luận là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước nào cũng dành sự quan tâm 3 đặc biệt và bằng nhiều công cụ, phương tiện để tác động vào các quan hệ sở hữu, làm cho các quan hệ xã hội này hình thành, phát triển theo ý chí của mình. Một trong những công cụ quan trọng đó là pháp luật. Bằng pháp luật, Nhà nước đã tuyên bố về chế độ sở hữu tồn tại trong xã hội (thường là thông qua Hiến pháp - đạo luật cơ bản của một quốc gia); quy định những quyền năng mà chủ sở hữu có được đối với tài sản của mình (nội dung quyền sở hữu); quy định các nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu (chủ sở hữu được toàn quyền trong việc đối xử với tài sản của mình nhưng phải phù hợp với pháp luật và không vi phạm quyền lợi của người khác); quy định nghĩa vụ của những chủ thể khác không phải là chủ sở hữu không được xâm phạm quyền của chủ sở hữu; xác định các căn cứ làm phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu; quy định cơ chế xác lập, công khai hoá quyền sở hữu để mọi người biết (cơ chế đăng ký tài sản); quy định cơ chế (biện pháp, cách thức) giúp chủ sở hữu bảo vệ được quyền sở hữu của mình trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành. Kết quả của việc thực hiện các công việc nêu trên là sự hình thành một nhóm các quy định pháp luật về sở hữu, được gọi là pháp luật về sở hữu - một khái niệm thuộc thượng tầng kiến trúc, một phạm trù pháp lý. Như vậy, khi sở hữu với tư cách là một phạm trù kinh tế được pháp luật điều chỉnh thì xuất hiện quyền sở hữu với tư cách là một phạm trù pháp lý. Với tư cách là một phạm trù pháp lý, quyền sở hữu mang tính chất chủ quan, vì đó là sự ghi nhận của Nhà nước. Nhưng Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sở hữu được quy định trước hết bởi nội dung kinh tế của sở hữu. Nhà nước quy định quyền sở hữu, tức là thể chế hoá những quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Với tính cách là một phạm trù pháp lý, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Đây là khái niệm quyền sở hữu theo nghĩa rộng, nghĩa khách quan. Còn theo nghĩa hẹp (nghĩa chủ quan) thì quyền sở hữu được hiểu là các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Khi nghiên cứu về quyền sở hữu, chúng ta cần nghiên cứu một cách tổng thể các quy định pháp luật về quyền sở hữu, bao gồm: đối tượng quyền sở hữu, chủ thể quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu 4 các mối quan hệ về lợi ích kinh tế trong quá trình sử dụng đối tượng quyền sở hữu mang lại ra sao? (nội dung kinh tế của quyền sở hữu). Đối tượng quyền sở hữu là “vật trung gian” trong mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sở hữu luôn vận động và biến đổi theo sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, do đó đối tượng quyền sở hữu cũng có sự biến đổi cho phù hợp. Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật, đối tượng quyền sở hữu ngày càng mở rộng, đa dạng, phong phú. Ngoài tư liệu sản xuất cơ bản (đất đai, máy móc...) còn có vốn (tài chính, khả năng sinh lời) v.v… Đặc biệt, ngày nay có nhiều đối tượng sở hữu đặc biệt như sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên... mà việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các loại tài sản này như thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề cần được nghiên cứu để đưa ra được những chính sách hợp lý. Về chủ thể quyền sở hữu, nhìn chung, pháp luật các nước đều ghi nhận chủ thể chủ yếu, phổ biến của quan hệ sở hữu là cá nhân, pháp nhân. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn coi hộ gia đình, tổ hợp tác là những chủ thể khi tham gia các quan hệ dân sự (Điều 106, Điều 111 Bộ luật dân sự. Quyền sở hữu theo nghĩa chủ quan - các quyền năng của chủ sở hữu Theo nghĩa chủ quan thì quyền sở hữu là quyền của chủ thể đối với tài sản mà họ được pháp luật công nhận là chủ sở hữu. Với ý nghĩa như vậy, quyền sở hữu là một quyền công dân, quyền con người, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Ở Việt Nam, quyền sở hữu được quy định ở nhiều văn bản như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự (BLDS) và nhiều văn bản khác. Trên cơ sở cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa với các hình thức kinh doanh đa dạng, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, Bộ luật Dân sự trong luật hiện hành (tại Phần thứ hai của Bộ luật) đã quy định khá tập trung về vấn đề quyền sở hữu: có những quy định chung về quyền sở hữu (Chương X), các loại tài sản (Chương XI), nội dung quyền sở hữu (Chương XII), các hình thức sở hữu (Chương XIII), xác lập, chấm dứt quyền sở hữu (Chương XIV), bảo vệ quyền sở hữu (Chương XV), những quy định khác về quyền sở hữu (Chương 5 XVI). Như vậy, BLDS đã có những quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền sở hữu của mình, tôn trọng quyền sở hữu của người khác; đồng thời là căn cứ để Toà án, các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu, góp phần bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền của chủ sở hữu tài sản. Điều 164 BLDS quy định : "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản". Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu là: chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản, nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165 BLDS); không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình (Điều 169). Khi pháp luật công nhận quyền sở hữu của một chủ sở hữu nào thì cũng quy định nghĩa vụ của những người khác không được xâm phạm quyền của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật (Điều 169 BLDS). Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu có ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Điều 164 BLDS quy định: Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Nội dung quyền sở hữu Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều 164 BLDS). 6 - Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182 BLDS). Điểm cơ bản nhất trong việc điều chỉnh pháp luật đối với quyền chiếm hữu là tính hợp pháp của việc chiếm hữu. Sự chiếm hữu chỉ có thể được coi là hợp pháp nếu nó được thực hiện trên cơ sở những căn cứ được quy định trong pháp luật hoặc những căn cứ khác không trái pháp luật. - Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (Điều 192 Bộ luật Dân sự). + Quyền sử dụng của chủ sở hữu: Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 193 Bộ luật Dân sự). + Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu: 1. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, đúng phương thức; 2. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật. Trọng tâm của việc điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này là việc pháp luật phải quy định được những cơ chế, biện pháp, chế độ để kích thích các chủ sở hữu khai thác tài sản của mình một cách có hiệu quả. Sự khuyến khích này được thực hiện bằng hai cách: (1) đưa ra các ưu đãi về tài chính cho bất cứ người nào đã nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình và (2) hạn chế và có thể kể cả việc tước quyền tài sản đối với những ai không sử dụng hoặc sử dụng không tốt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. - Quyền định đoạt: là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản bằng cách thay đổi vị trí của tài sản trong hệ thống quan hệ xã hội. Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. 7 Như vậy, nội dung của quyền sở hữu gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt (Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005). Trong những quyền năng này, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đối với tài sản có vị trí đặc biệt quan trọng, có những cơ chế pháp lý rất linh hoạt. Các quyền này có thể thuộc về một chủ thể (chính là chủ sở hữu), có thể được tách rời tương đối giữa các chủ thể khác nhau (giữa chủ sở hữu và những người chiếm hữu, quản lý), tuỳ thuộc yêu cầu của quá trình sử dụng các đối tượng quyền sở hữu và các vấn đề xã hội khác. Đặc trưng của quyền sở hữu - Quyền sở hữu mang tính chất tuyệt đối. Quyền sở hữu là quyền dân sự tuyệt đối. Điều này thể hiện ở chỗ, các chủ thể khác (ngoài chủ sở hữu) đều phải tôn trọng và không được vi phạm quyền của chủ sở hữu tài sản. Đây là đặc điểm giúp chúng ta phân biệt quyền sở hữu (vật quyền – theo quy định pháp luật của nhiều nước trên thế giới) với các quyền phát sinh từ quan hệ hợp đồng, nghĩa vụ dân sự (trái quyền hay quyền đối nhân - theo quy định pháp luật của nhiều nước trên thế giới). Quyền phát sinh từ quan hệ hợp đồng, nghĩa vụ dân sự (trái quyền) là loại quyền dân sự tương đối vì chủ thể của quan hệ này luôn luôn được xác định (đối diện với người mua là người bán; đối diện với người cho thuê là người thuê ...) và vì vậy, trong quan hệ trái quyền, các chủ thể luôn luôn được xác định còn trong quyền sở hữu (vật quyền) chỉ có một bên được xác định (chủ sở hữu tài sản) còn bên kia là tất cả những người còn lại và không được xác định một cách cụ thể. - Đối với quyền sở hữu, pháp luật đặt ra một số cơ chế pháp lý đặc biệt để bảo vệ, đó là cơ chế “truy tìm, đòi lại tài sản ” và cơ chế “kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở chủ sở hữu thực hiện các quyền năng của mình”. 2. Vai trò của chế định quyền sở hữu trong đời sống kinh tế - xã hội Tuy là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng nhưng chế định quyền sở hữu lại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Chế định quyền sở hữu phù hợp với thực tế khách quan sẽ kích thích sản xuất phát triển và ngược lại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được một chế độ pháp lý về sở hữu hợp lý. Vì vậy, Nhà nước luôn luôn phải tính toán để làm sao xây dựng được một chế định pháp lý về sở hữu hợp lý, bảo đảm sự làm giàu 8 được tồn tại trong một tình trạng không thái quá, làm sao để sự làm giàu của người này không dẫn đến sự nghèo túng, bần cùng của người khác. Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế mà trước hết là chính sách về sở hữu. Quan hệ sở hữu là yếu tố hàng đầu hợp thành hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Dù ở bất kỳ trình độ phát triển nào của lực lượng sản xuất thì quan hệ sở hữu bao giờ cũng giữ vai trò quyết định tính chất của quan hệ sản xuất, tính chất của các quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối, lưu thông sản phẩm xã hội. Đồng thời, quan hệ sở hữu quyết định bản chất, cơ cấu của hệ thống lợi ích kinh tế. Do vậy, mặc dù không phải là động lực trực tiếp nhưng quan hệ sở hữu có tác động mạnh mẽ đến hệ thống các lợi ích kinh tế và do đó, nó chính là nguồn gốc sâu xa của động lực kinh tế. Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất là nền tảng cơ bản của chế độ kinh tế - xã hội. Chế độ sở hữu xác định mục đích của nền sản xuất và phương tiện để đạt mục đích, phương thức tổ chức quản lý nền sản xuất xã hội, địa vị và lợi ích của con người tham gia vào nền sản xuất xã hội. Bởi vậy, có thể nói rằng, quan hệ sở hữu có liên quan chặt chẽ đến con người, đến địa vị xã hội, lợi ích kinh tế… và ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và nhiều vấn đề xã hội khác. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta đã và đang tìm cách giải quyết vấn đề sở hữu để tạo nên hệ thống quan hệ sở hữu phù hợp với những đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội, khắc phục chế độ công hữu hình thức nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội, phát huy các động lực phát triển, tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, tính đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh cùng với sự đa dạng về các thành phần kinh tế đã được chấp nhận và đang phát huy mặt tích cực của nó đối với quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. 3. Quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản: Chế định quyền sở hữu không chỉ tập trung quy định địa vị pháp lý và các quyền chủ thể của chủ sở hữu vì như vậy quyền sở hữu chỉ được nhìn nhận ở ột phạm vi hẹp. Sở hữu cần được hiểu là yếu tố cơ bản trải lên toàn bộ quan hệ sản xuất, bao gồm không chỉ quan hệ giữa người với người về vật mà cả quan hệ 9 giữa họ về mặt tổ chức kinh doanh, về mặt chi phối đối với lợi ích kinh tế do sự chiếm hữu về mặt tài sản tạo ra1. Do đó, trong chế định về quyền sở hữu có cả các quy định về quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 173 BLDS). Ta có thể gọi các quyền này là “các quyền khác đối với tài sản”. Trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới, quyền tài sản được chia thành hai loại quyền là quyền đối vật và quyền đối nhân. Quyền đối vật là các quyền được thực hiện trên các vật cụ thể và xác định; quyền đối nhân bao gồm các quyền tương ứng với các nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực hiện vì lợi ích của người có quyền (quyền của một người được phép yêu cầu người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản). Các quyền này được bảo đảm thực hiện bằng những cách thức khác nhau. BLDS Việt Nam không chia các quyền tài sản thành vật quyền và trái quyền. Bộ luật không sử dụng những thuật ngữ như "quyền đối vật", "quyền đối nhân". Nhưng khi xét về đặc điểm các loại quyền trong Phần thứ hai và Phần thứ ba của BLDS, ta thấy có sự khác nhau nhất định. Khi thực hiện quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền tác động trực tiếp đến tài sản; còn trong quan hệ nghĩa vụ thì quyền tài sản của một bên tương ứng với nghĩa vụ tài sản của bên kia. Khi một người có quyền sở hữu thì tất cả những người khác đều phải tôn trọng quyền sở hữu của người đó; còn trong quan hệ nghĩa vụ thì người thứ ba không cần biết đến mối quan hệ nghĩa vụ giữa các bên trong nghĩa vụ đó. Chế định quyền sở hữu trong BLDS thể hiện, một mặt, vẫn giữ nguyên tắc quyền của chủ sở hữu chiếm vị trí trung tâm, là xuất phát điểm để quy định các quy chế pháp lý tương ứng ; mặt khác, đã quy định về quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản nhưng cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chúng. BLDS đã liệt kê các loại quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản; ở mức độ nhất định đã quy định cách thức thực hiện các quyền này cũng như các biện pháp bảo vệ chúng (Điều 173 BLDS). 1 Bình luận khoa học: Một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, 1997, tr.84. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.