Một số quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

pdf
Số trang Một số quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 5 Cỡ tệp Một số quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 132 KB Lượt tải Một số quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 0 Lượt đọc Một số quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 2
Đánh giá Một số quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 21 - 25 MỘT SỐ QUY LUẬT CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA RỪNG TRỒNG TẾCH (TECTONA GRANDIS LINN. F) TẠI XÃ CHIỀNG HẶC, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA Nguyễn Công Hoan1*, Vũ Tiến Hinh2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu quy luật cấu trúc rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn. F) tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho thấy phân bố N/D1.3, N/Hvn rừng trồng Tếch thuần loài đều tuổi được mô phỏng tốt bằng hàm Weibull có dạng một đỉnh lệch trái. Điều này chứng tỏ đối tượng nghiên cứu đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển và hầu hết đang ở cấp đường kính thấp và giữ được đặc điểm cấu trúc rừng. Giữa D1.3 và Dt rừng trồng Tếch có mối quan hệ chặt, chứng tỏ cây rừng có hiện tượng giao tán song vẫn tận dụng tốt không gian dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng. Từ khóa: Cấu trúc rừng, điều chế rừng, rừng trồng Tếch ĐẶT VẤN ĐỀ* Rừng trồng Việt Nam cho đến nay chủ yếu là rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu ván dăm hoặc bột giấy. Hàng năm chúng ta phải nhập khẩu khoảng 85% gỗ nguyên liệu từ các nước trong khu vực để làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến hàng mộc xuất khẩu. Tếch là loài cây cho gỗ lớn, được đưa vào trồng ở Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện nay, Tếch là một trong 14 loài cây chủ yếu để trồng rừng ở nước ta theo Quyết định số 433/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/2/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La có diện tích rừng Tếch trồng là 148,986 ha chiếm 10,89% tổng diện tích rừng trồng Tếch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có những nghiên cứu tìm hiểu những quy luật cấu trúc rừng Tếch làm cơ sở khoa học để xây dựng các phương án điều chế, nuôi dưỡng rừng. Đó là lý do để nghiên cứu này được thực hiện tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Xác định một số quy luật cấu trúc cơ bản của rừng trồng Tếch góp phần vào kết quả nghiên * Tel: 0912587142; Email: hoannc78.tuaf@gmail.com cứu cơ bản về loài cây Tếch làm cơ sở xây dựng phương án nuôi dưỡng rừng trồng Tếch tại khu vực nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: - Là rừng trồng Tếch thuần loài tại xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. - Nội dung nghiên cứu bao gồm: + Xác định quy luật phân bố (N/D1,3 và N/Hvn) cho rừng trồng Tếch. + Xác định quy luật tương quan (H/D1,3 và Dt/D1,3) cho rừng trồng Tếch. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa tài liệu hiện có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. - Thu thập số liệu: Trên khu vực nghiên cứu, lập 15 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, kích thước mỗi ô là 1000 m2 (25 m x 40 m) [2,3]. Trên mỗi OTC thu thập các số liệu về mật độ, tình hình sinh trưởng D1,3, Hvn, Hdc, Dt. - Xử lý số liệu: Số liệu được phân tích và xử lý bằng công cụ thống kê toán học trên phần mềm ứng dụng SPSS 11.5 [1]. Sử dụng hàm Weibull để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo đường kính, chiều cao; sử dụng phương pháp phân tích phương sai hồi quy để xây dựng quan hệ giữa D1,3, Hvn và Dt. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 21 - 25 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính Để nghiên cứu quy luật này, đề tài đã tiến hành nắn phân bố N/D thực nghiệm theo hàm Weibull cho 15 ô tiêu chuẩn điển hình, với tham số α được ước lượng tùy theo mức độ lệch trái hay lệch phải của phân bố thực nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 1. Bảng 1 - Kết quả phân bố N/D1,3 cho lâm phần Tếch OTC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 α 2,85 3,05 2,60 2,80 2,82 3,35 3,20 3,05 3,00 2,80 2,30 3,15 3,05 2,70 2,65 N/ha 780 770 720 670 990 580 850 1130 670 1220 930 670 750 790 710 X2 1,96 4,39 1,16 5,2 4,26 2,41 4,68 4,93 3,75 8,68 5,68 3,96 2,05 3,71 3,58 λ 0,0026 0,0015 0,0022 0,0007 0,0016 0,0003 0,0003 0,0008 0,0005 0,002 0,0075 0,0006 0,0006 0,0028 0,0020 X20,05 5,95 7,81 7,81 7,81 7,81 7,81 7,81 9,48 7,81 7,81 7,81 7,81 7,81 7,81 7,81 Kết luận H0+ H0+ H0+ H0+ H0+ H0+ H0+ H0+ H0+ H0 H0+ H0+ H0+ H0+ H0+ Kết quả kiểm định trong bảng 1 cho thấy, 14/15 lâm phần (93,33%) có giá trị X2tính < X20,05. Tham số α dao động trong khoảng từ 2,30 – 3,20; trong đó có 5 lâm phần có dạng phân bố tiệm cận chuẩn, với α bằng 3,00 – 3,05; 3 lâm phần có dạng phân bố lệch phải với α từ 3,15 – 3,35; còn lại 6 lâm phần có dạng phân bố lệch trái hoặc hơi lệch trái, với tham số α dao động trong khoảng từ 2,30 – 2,85. Đồ thị tổng hợp phân bố cây theo cỡ đường kính của các ô tiêu chuẩn của 3 kiểu phân bố này được trình bày trong hình 1. Như vậy, trong các lâm phần Tếch hiện đang ứ đọng những cây ở cỡ đường kính nhỏ, trong thời gian tới cần tiến hành điều chỉnh kịp thời thông qua tỉa thưa nhóm cây thuộc cỡ đường kính nhỏ, phẩm chất kém. 16 Cây 25 Cây 25 Cây ft 14 flt 20 20 12 ft flt 10 flt 15 ft 15 8 10 10 6 4 5 5 D1.3 D1,3 D1.3 2 0 0 0 1 1 2 3 4 5 6 7 8 2 3 4 5 6 7 8 1 9 2 3 4 5 6 7 9 Phân bố N/D có dạng lệch trái Phân bố N/D có dạng đối xứng Phân bố N/D có dạng lệch phải Hình 1 - Phân bố số cây theo cỡ đường kính 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 21 - 25 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao Phân bố số cây theo chiều cao (N/H) là một trong những quy luật quan trọng của cấu trúc lâm phần, một mặt phản ánh đặc trưng sinh thái và hình thái quần thể thực vật, mặt khác phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh, lợi dụng rừng. Kết quả nghiên cứu phân bố này của các lâm phần Tếch được thể hiện ở bảng 2 và hình 2. Bảng 2 - Kết quả phân bố N/Hvn cho các lâm phần Tếch OTC N/ha α λ X2 X20,05 Kết luận 1 780 2,80 0,013 6,77 7,81 H0+ 2 770 3,10 0,005 2,58 7,81 H0+ 3 720 3,00 0,009 2,1 7,81 H0+ 4 670 2,95 0,004 4,88 9,48 H0+ 5 990 2,95 0,005 6,19 9,48 H0+ 6 580 3,30 0,002 4,40 7,81 H0+ 7 850 2,95 0,009 2,59 7,81 H0+ 8 1130 2,70 0,012 3,92 9,48 H0+ 9 670 3,00 0,009 2,4 7,81 H0+ 10 1220 2,70 0,012 6,15 9,48 H0+ 11 930 2,50 0,021 2,85 9,48 H0+ 12 670 3,00 0,0071 5,94 7,81 H0+ 13 750 2,95 0,0085 2,03 7,81 H0+ 14 790 3,00 0,0065 4,38 7,81 H0+ 15 710 2,90 0,0099 4,42 5,91 H0+ Bảng 2 cho thấy, tất cả 15 lâm phần đều có X2tính < X20,05, do đó các phân bố đều được chấp nhận. Kết quả thống kê còn cho thấy, ở một số lâm phần xảy ra hiện tượng phân bố N/H không liên tục. Tham số α dao động từ 2,50 – 3,30 trong đó có 04 lâm phần có phân bố lệch trái; 02 lâm phần có phân bố lệch phải và 09 lâm phần có dạng phân bố đối xứng. 25 18 Cây 20 Cây 16 16 ft ft Cây 14 14 ft 12 12 15 10 10 flt 10 flt 8 6 6 4 4 5 Hvn 2 2 Hvn 0 0 2 3 4 5 6 7 8 9 2 3 4 5 6 7 8 9 1 10 Phân bố N/H có dạng lệch trái Hvn 0 1 1 flt 8 Phân bố N/H có dạng đối xứng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phân bố N/H có dạng lệch phải Hình 2 – Phân bố số cây theo chiều cao Tương quan chiều cao và đường kính cây Việc phân tích được tiến hành dựa trên tiêu chí chọn các phương trình sao cho đạt hệ số tương quan (R) cao nhất với Sig. < 0,05. Sau khi sử dụng một số dạng hàm số phổ biến để xác lập tương quan bằng chương trình SPSS, kết quả các tham số của phương trình được trình bày trong bảng 3. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 21 - 25 Bảng 3 – Tương quan giữa chiều cao và đường kính cây TT Dạng phương trình Các chỉ tiêu thống kê ^2 R Qy^ Sig. b0 b1 1 Linear 0,987 21,31 0,00 3,453 0,536 2 Logarithmic 0,962 48,27 0,00 -8,587 7,488 3 Quadratic 0,958 25,64 0,00 3,241 0,567 4 Power 0,975 27,47 0,00 1,829 0,690 b2 2,848 Bảng 4 – Tương quan giữa đường kính tán và đường kính cây TT Các chỉ số thống kê Dạng phương trình ^2 R a B 1 Dt = a + b*log(D1,3) 0,867 -5,071 8,164 2 Dt = a + b*D1,3 0,995 0,991 0,311 3 Log(Dt) = a + b*D1,3 0,925 0,073 0,049 4 Log(Dt) = a + b*Log(D1,3) 0,919 -0,583 1,067 Qua bảng 3 ta thấy, giữa chiều cao và đường kính rừng trồng Tếch trồng thuần loài thực sự tồn tại mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ (R^2 = 0,958 – 0,987) với Qy^ từ 21,31 – 48,27. Như vậy, phương trình (1) thích hợp nhất được chọn để thể hiện tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây: H = 3,453 + 0,536.D1,3. Tương quan đường kính tán và đường kính thân cây Cũng tương tự như hướng nghiên cứu quy luật tương quan H/D, từ tài liệu điều tra 15 ô tiêu chuẩn điển hình có số cây n>30, việc chỉnh lý và xác lập tương quan Dt/D1.3 theo dạng phương trình đường thẳng được thực hiện trong phần mềm SPSS. Từ kết qu ả trên bảng 4 cho thấy, giữa chiều cao và đường kính rừng trồng Tếch trồng thuần loài thực sự tồn tại mố i quan hệ với nhau rất chặt (R^2 = 0,867 – 0,995). Như vậy, phương trình (2) thích hợp nhất được chọn để thể hiện tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân cây: Dt = 0,991 + 0,311.D1,3. KẾT LUẬN - Phân bố N/D1.3 tuân theo hàm Weibull, có 14/15 lâm phần có giả thuyết H0 được chấp nhận chiếm 93,33%. Hiện tại, trong các lâm phần Tếch đang ứ đọng những cây ở cỡ đường kính nhỏ cần tiến hành tỉa thưa kịp thời. - Phân bố N/Hvn tuân theo hàm Weibull có 15/15 lâm phần có giả thuyết H0 được chấp nhận, chiếm 100%. Độ lệch α dao động từ 2,50 – 3,30. Số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ 9 – 12 m (chiếm 70%). - Giữa D1,3 và Hvn của các lâm phần Tếch thực sự tồn tại có quan hệ ở mức rất chặt và được biểu diễn bằng phương trình H = 3,453 + 0,536.D1,3. - Quan hệ giữa Dt/D1,3 của các lâm phần Tếch có mối tương quan rất chặt và được biểu diễn bằng phương trình Dt = 0,991 + 0,311.D1,3. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Công Hoan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo Huy (1995), Sinh trưởng và sản lượng rừng Tếch ở Đắc Lắc - Tây Nguyên, Trong quấn sách “Hội thảo quốc gia về trồng rừng tếch (Tectona grandis Linn. f.) và quy hoạch sử dụng đất”, Buôn Mê Thuật, 12/1995. 108(08): 21 - 25 2. Nguyễn Ngọc Lung (1988), Nghiên cứu cơ sở khoa học kỹ thuật để kinh doanh tổng hợp rừng Tếch (Tectona grandis Linn. f.) Tây Nguyên, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam. 3 Banik, R.L. (1977), Studies on grading of teak fruit, Bano Biggian Patrika 6(1) p1-7. SUMMARY SOME BASIC STRUCTURAL RULES OF TEAK PLANTATIONS (TECTONA GRANDIS LINN. F) IN CHIENG HAC COMMUNE, YEN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE Nguyen Cong Hoan1*, Vu Tien Hinh2 1 College of Agriculture and Forestry – TNU 2 Vietnam Forestry University The paper presents results of the study on some basic structural rules of the Teak plantations (Tectona grandis Linn. F) in Chieng Hac commune, Yen Chau district, Son La province. The distributions of N/D1.3, N/Hvn in even-aged monocultural Teak plantations are well described by Weibull equation. Most of the distributions are left skewed. It means that the studied plantations are maintaining the normal forest structure, their stems’ diameter is small and their growth is increasing. D1.3 and Dt of the Teak plantations relates closely to each other. This indicates that plantations’ canopy is closed; however, the plantations can still maximise the uses of space and soil nutrition. Key words: Forest structure, forest management, Teak plantation. * Tel: 0912587142; Email: hoannc78.tuaf@gmail.com 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.