Một số kết quả nghiên cứu về thực vật hạt trần tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai

pdf
Số trang Một số kết quả nghiên cứu về thực vật hạt trần tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai 4 Cỡ tệp Một số kết quả nghiên cứu về thực vật hạt trần tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai 464 KB Lượt tải Một số kết quả nghiên cứu về thực vật hạt trần tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai 0 Lượt đọc Một số kết quả nghiên cứu về thực vật hạt trần tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai 3
Đánh giá Một số kết quả nghiên cứu về thực vật hạt trần tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT HẠT TRẦN TẠI VƢỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI Nguyễn Quốc Luân Trung tâm cứu hộ, BT&PTSV Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai Thực vật hạt trần ở Việt Nam hiện có 8 họ 21 chi và 69 loài, trong đó có 16 loài được xếp trong nhóm IA, IIA trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và có 27 loài được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Thực vật hạt trần Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao, do vị trí địa lý của Vườn nằm trong vùng nhiệt đới, là nơi có sự đa dạng phức tạp về địa hình, nhiều đai cao khác nhau (độ cao trung bình từ 1.200 - 1.500 m, cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh là 1.748 m và thấp nhất là vùng phía Đông của Vườn là 600 m), mặt khác do thực vật hạt trần phát triển trên nền đất chính là Feralit mùn vàng đỏ (chiếm 54,2 % tổng diện tích tự nhiên của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) và phân bố chủ yếu ở phần trung tâm và sườn Tây của dãy núi Kon Ka Kinh, do đó đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái và kéo theo đó là sự đa dạng về các loài thực vật hạt trần. Từ sau khi thành lập Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh theo quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, đã có nhiều công trình nghiên cứu, điều tra đa dạng sinh học, trong đó có dự án “ Điều tra đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, xây dựng danh lục và tiêu bản động vật, thực vật rừng, thủy sinh vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai” năm 2012, đã cơ bản đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Nhưng đây chỉ là bước điều tra sơ bộ về đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, do đó chắc chắn rằng sẽ còn có nhiều loài ghi nhận mới, còn nhiều taxa chưa được biết (theo kết luận của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật khi thực hiện dự án tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh). Do vậy để bổ sung hoàn chỉnh danh lục thực vật rừng tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nói chung và thực vật hạt trần nói riêng cần có những nghiên cứu điều tra về đa dạng sinh học thường xuyên của các cán bộ bảo tồn Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài thực vật thuộc ngành hạt trần có tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp kề thừa: sử dụng các tài liệu, kết quả nghiên cứu liên quan đến Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. - Điều tra, phỏng vấn hiểu biết của người dân vùng đệm và cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh về các loài thực vật hạt trần. - Phương pháp chuyên gia: xác định, định danh loài tại thực địa điều tra - Phương pháp điều tra theo tuyến tuần tra, kiểm soát của các trạm Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. 774 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 - Đánh giá các loài có nguy cơ bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), IUCN (2012) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong quá trình công tác, nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh từ 2012 cho đến nay, tác giả đã xác định được thực vật hạt trần Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh được xác định hiện tại là 5 họ và 15 loài trong đó có đến 4 loài được xếp vào nhóm IIA của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP đó là các loài Đỉnh tùng (Cephalotaxus hainanensis H. L. Li.), Pơ mu (Fokienia hodginsii A. Henry & H. H. Thomas), Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis Ferré), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), điều này cho thấy giá trị đa dạng sinh học thực vật hạt trần của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rất cao khi có đến 4 trong 9 loài thực vật hạt trần Việt Nam được xếp trong nhóm IIA của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Ngoài những loài cây quý, hiếm có giá trị đa dạng sinh học cao về gen và nghiên cứu khoa học, thì Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn có những loài cây có giá trị kinh tế cao trong lĩnh vực dược liệu, đồ gỗ mỹ nghệ và làm cảnh như Tuế lá xẻ (Cycas micholitzii Dyer); Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub); Kim giao đế mập (Nageia wallichiana Kuntze.); Hoàng đàn giả hay còn gọi là Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.). Qua quá trình phỏng vấn người dân vùng đệm và các cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tác giả đã biết được và xác định được loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz) mà người dân bản địa gọi là cây Trắc bách diệp và nó có hình thái gần giống cây Pơ mu (Fokienia hodginsii), được tìm thấy ở Tiểu khu 74, 75 thuộc rừng trạm Kiểm lâm số 06 của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh quản lý và một số khu rừng thuộc quản lý của UNND xã Kon Pne. Hiện tại ngoài tự nhiên loài có số lượng rất ít do bị khai thác quá mức vì gỗ có giá trị kinh tế rất cao, gỗ có vân đẹp và mùi gỗ rất thơm nên thị trường rất ưa chuộng loại gỗ này để làm lục bình, đồ nội thất… dẫn đến tình trạng xâm lấn, khai thác trộm diễn ra rất mạnh làm suy giảm số lượng loài nghiêm trọng. Bảng 1 Danh lục thực vật hạt trần Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh STT Tên khoa học Cephalotaxaceae 1 Tên Việt Nam NĐ SĐVN IUCN Phân 32/2006 2007 2010 bố Họ Đỉnh Tùng Cephalotaxus hainanensis H. L. Li. Đỉnh tùng IIA VU VU + Cupressaceae Họ Hoàng đàn 2 Fokienia hodginsii A. Henry & H. H. Thomas Pơ mu IIA EN EN ++ 3 Calocedrus macrolepis Kurz Bách xanh IIA EN EN + Cycadaceae Họ Tuế Cycas micholitzii Dyer f. stonensis (S. L. Yang) Tuế lá xẻ đụi VU VU + Gnetaceae Họ Gắm Gnetum gnemon L. Lá bộp 4 5 + 775 . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN 6 Gnetum latifolium var. minus (Foxw.) Markgr. Dây gắm ++ 7 Gnetum montanum Markgr. Gắm núi ++ Pinaceae Họ Thông 8 Pinus dalatensis Ferré Thông 5 lá 9 Pinus merkusii Jungh. & de Vriese. Thông 3 lá IIA DD +++ VU ++ LR ++ Podocarpaceae Họ Kim Giao 10 Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub. Thông nàng 11 Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook. Hoàng đàn giả ++ 12 Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Kim giao + 13 Nageia wallichiana Kuntze. Kim giao đế nạc + 14 Podocarpus neriifolius D. Don. Thông tre LR 15 Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg. Sam bông ++ ++ Ghi chú: Số lượng phân bố (+ Phân bố ít; ++ Phân bố trung bình; +++ Phân bố nhiều) III. KẾT LUẬN Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh với diện tích 42.143,25 ha (Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2014) có hệ thực vật đa dạng và phong phú còn chứa đựng nhiều taxon chưa được biết, trong đó chắc chắn có nhiều ghi nhận mới cho khoa học và chỉ số đa dạng loài thực vật Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nói chung và thực vật hạt trần nói riêng, cần có những nghiên cứu chuyên đề về đa dạng sinh học thực vật rừng hạt trần tại đây, để bổ sung vào danh lục thực vật rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thật đầy đủ và chi tiết. Với 5/8 họ, 15/69 loài và 4/9 loài có trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP cho thấy giá trị cao về đa dạng sinh học thực vật hạt trần của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, là nơi lưu trữ những nguồn gen quý hiếm còn số lượng lớn như Pơ mu, Thông tre, Thông 5 lá, có giá trị lớn cho nghiên cứu khoa học cũng như công tác bảo tồn và phát triển sinh vật tại đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Nxb. KHTN&CN, Hà Nội. 2. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 3. Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2012. Báo cáo điều tra hiện trạng thảm thực vật rừng VQG Kon Ka Kinh. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 4. Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh, 2016. Báo cáo xác định vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Gia lai. 5. Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh, 2014. Kết quả kiểm kê rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh năm 2014. 776 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 6. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006. Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh học‟. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2003. Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tập I, II, III. 8. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cs, 2003-2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. GYMNOSPERMS OF KON KA KINH NATIONAL PARK, GIA LAI PROVINCE Nguyen Quoc Luan SUMMARY The present work is the result of our survey of gymnosperms at Kon Ka Kinh National Park. The work documents 15 species of gymnosperms belonging to five families. Among these, four are placed in the group IIA of the Decree 32/2006/NĐ-CP: Cephalotaxus hainanensis H. L. Li., Fokienia hodginsii A.Henry & H.H.Thomas, Pinus dalatensis Ferré, and Calocedrus macrolepis Kurz. 777
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.