Một số kết quả nghiên cứu chi rum (Poikilospermum zipp. Ex miq.) trong họ gai (Urticaceae juss.) ở Việt Nam

pdf
Số trang Một số kết quả nghiên cứu chi rum (Poikilospermum zipp. Ex miq.) trong họ gai (Urticaceae juss.) ở Việt Nam 4 Cỡ tệp Một số kết quả nghiên cứu chi rum (Poikilospermum zipp. Ex miq.) trong họ gai (Urticaceae juss.) ở Việt Nam 482 KB Lượt tải Một số kết quả nghiên cứu chi rum (Poikilospermum zipp. Ex miq.) trong họ gai (Urticaceae juss.) ở Việt Nam 0 Lượt đọc Một số kết quả nghiên cứu chi rum (Poikilospermum zipp. Ex miq.) trong họ gai (Urticaceae juss.) ở Việt Nam 32
Đánh giá Một số kết quả nghiên cứu chi rum (Poikilospermum zipp. Ex miq.) trong họ gai (Urticaceae juss.) ở Việt Nam
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHI RUM (POIKILOSPERMUM ZIPP. EX MIQ.) TRONG HỌ GAI (URTICACEAE JUSS.) Ở VIỆT NAM Dƣơng Thị Hoàn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và C ng nghệ Việt Nam Chi Rum (Poikilospermum) đƣợc Zippelius và Miquel mô tả lần đầu tiên vào năm 1864 trong công trình “Annales Musei Botanici Lugduno-Batavi 1: 203. 1864”. Theo hệ thống của A. Engler (1889), Wang & Chen (1995), thì chi Poikilospermum thuộc tông Boehmerieae; Heywood (1993) thì chi Poikilospermum thuộc tông Conocephaleae. Và hệ thống của Friis (1993) đã tách chi Poikilospermum ra khỏi họ Urticaceae để tạo thành họ mới là Cecropiaceae do có những đặc điểm khác biệt với Urticaceae nhƣ có nhựa mủ, chỉ nhị thẳng trong nụ, noãn đính gốc, đính bên hoặc đính thẳng. Trong hệ thống phân loại vị trí của chi Poikilospermum còn gây nhiều tranh cãi. Về mặt hình thái chi này là chi trung gian giữa Moraceae và Urticaceae. Beg (1978) đã tách chi này và 5 chi khác từ Moraceae thành một họ mới là Cecropiaceae. Trên thế giới chi này có khoảng 20 loài phân bố từ phía Đông của Himalayas đến phía Nam của Trung Quốc kéo dài sang Malaysia (chew 1969). Ở Việt Nam trong công trình “Flore Générale de L‟ Indo-Chine” của Gagnepain (1929) chi Poikilospermum đƣợc viết dƣới tên Conocephalus và để trong họ Urticaceae. Trong “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1970), Conocephalus đƣợc đổi thành Poikilospermum và xếp trong họ Moraceae, nhƣng trong “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993) lại xếp vào Urticaceae. Trong hệ thống Takhtajan (1987) Poikilospermum đƣợc chuyển sang họ Cecropiaceae. Trong công trình của Gagnepain, 1929 “Flore Générale de L‟ Indo-Chine” chi Poikilospermum đƣợc đề cập đến với cái tên là Conocephalus và không có mô tả chi tiết về các loài trong chi này. Trong “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993) đã mô tả sơ lƣợc 2 loài. Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, các mẫu vật đƣợc lƣu trữ trong các phòng tiêu bản và kết quả khảo sát một số vùng trong nƣớc, chúng tôi cũng ghi nhận chi Poikilospermum ở Việt Nam có 2 loài. Bài báo này đề cập đến đặc điểm chung của chi Poikilospermum, lập khoá định loại các loài, mô tả đặc điểm hình thái và phân bố của từng loài trong chi Poikilospermum ở Việt Nam. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các loài trong tự nhiên (mẫu tƣơi sống), các tiêu bản khô của các loài trong chi Poikilospermum ở Việt Nam đƣợc lƣu giữ tại các phòng tiêu bản của các Viện nghiên cứu và các trƣờng Đại học nhƣ Bộ môn thực vật, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU); Đại học Dƣợc Hà Nội (HNIP); Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); Phòng tiêu bản Viện Dƣợc liệu, Bộ Y Tế (HNPM); Phòng Thực vật, Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (HM),... 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Dùng phƣơng pháp so sánh hình thái, là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, tuy đơn giản nhƣng vẫn bảo đảm độ chính xác đáng tin cậy. 189 . TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chi Poikilospermum Zipp. ex Miq. – Rum Zipp. ex Miq., 1864 Ann. Mus. Bot. Lugduno-Batavi 1: 203; Benth. & Hook. f. 1880. Gen. Pl. 3(1): 389; Gagnep. 1929. Fl. Gen. Indoch. 5(2): 828 - 835; Heywood V.H., 1993. Flw.Pl.World. 98-99; Hooker, J. D., 1885. Fl. Brit. Ind., 5: 545-546; W. T. Wang & C. J. Chen, 1995. Fl. Reip. Pop. Sin. 23 (2): 372-374; C. J. Chen, 2003. Fl. Chin. 5: 180 - 181. Cây dạng dây leo thân gỗ, không có lông ngứa. Lá mọc cách, có cuống; Lá kèm thƣờng rụng sớm, nằm trong gốc cuống lá, dính lại, dai nhƣ da; Phiến lá thƣờng rộng, dai nhƣ da, thƣờng có gân lá hình lông chim nổi, mép nguyên; Nang thạch thành nhóm vòng ở gần trục chính, dọc theo những gân xa trục có dạng chấm hoặc dạng vạch. Cụm hoa đơn độc, mọc ở nách lá có dạng xim phân thành hai nhánh, hoa đơn tính (cây khác gốc); Có dạng xim co hình đầu, trên đế có cuống phình ra (in P. subgen. Ligulistigma, nhóm ở lục địa châu Á), Cụm hoa cô đặc, hoặc rời (in P. subgen. Poikilospermum, nhóm phía Đông của Malaysia). Hoa đực: Bao hoa 2-4 thùy, rời hoặc hơi dính; nhị 2-4, Chỉ nhị thẳng; Bầu tiêu giản. Hoa cái: Bao hoa 4 thùy, có hình ống dạng trùy, xếp lợp chéo chữ thập. Bầu vây quanh; vòi nhụy ngắn; Đầu nhụy hình đầu hoặc hình thìa. Noãn đính thẳng. Quả hình thuôn, dạng elíp, hoặc hình trứng, hơi dẹt, đƣợc vây quanh bởi bao hoa còn tồn lƣu hoặc bao hoa lộ ra; Vỏ quả phân thành hai mảnh rõ rệt. Hạt có ít hoặc không có nội nhũ; Lá mầm hình trứng. Mẫu nghiên cứu: VN 1151; VN 2043; Trần Kim Liên 317. Typus: Poikilospermum amboinese Zipp. ex Miq. Khoá định loại các loài trong chi Poikilospermum có ở Việt nam 1a. Cụm hoa dạng đầu phân chia theo kiểu lƣỡng phân; Phiến lá hình bầu dục dài; Lá kèm sớm rụng không tồn tại ở quả ...................…....……………......…… 1. P. annamense 1b. Cụm hoa dạng đầu phân chia theo kiểu lƣỡng phân và tam phân; Phiến lá xoan tròn; Lá kèm hình lƣỡi liềm bền không rụng tồn tại ở quả; ................................... 2. P. suaveolens 1. Poikilospermum annamense (Gagn.) Merr. – Rum trung bộ Merr. 1934 Contr. Arnold Arbor. 8: 49. Cây dây leo gỗ có mủ trắng, vỏ nứt ngang; cành không lông. Lá có phiến bầu dục dài, kích thƣớc 10-13 x 6-7 cm, không lông, nhám, dày, gân phụ 10-13 cặp, mọc đối hay mọc cách; cuống lá có sọc ngang, màu nâu, dài 5-8 cm. Lá kèm rụng sớm. Cây khác gốc. Cụm hoa dạng đầu phân chia theo kiểu lƣỡng phân. Quả bế hình thuôn, hơi dẹt. Hoa đực: nhỏ hơn hoa cái. Hoa mẫu 4; nhị 4, chỉ nhị thẳng, bầu tiêu giảm. Hoa cái: Bao hoa 4 thùy hình ống dạng trùy, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy hình thìa. Sinh học và sinh thái: Cây ƣa sáng, ƣa ẩm thƣờng mọc ven rừng, ở độ cao 500-600 m. Ra hoa quả tháng 4-7. Phân bố: Lâm Đồng (Lang Biang), Ninh Thuận, Đồng Nai. 2 . Poikilospermum suaveolens (Bl.) Merr. – Rum thơm Merr. 1934 Contr. Arn. Arb. 8: 47; C. J. Chen, 2003. Fl. Chin. 5: 180 – 181; Gagnep. 1929. 190 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Fl. Gen. Indoch. 5(2): 830 – 835; W. T. Wang & C. J. Chen, 1995. Fl. Reip. Pop. Sin. 23 (2): 374; Hooker, J. D., 1885. Fl. Brit. Ind., 5: 545. Conocephalus suaveolens Blume, Bijdr. Fl. Ned. Ind. 484. 1825; C. sinensis C. H. Wright; Poikilospermum sinense (C. H. Wright) Merrill. Cây dây leo gỗ; cành to. Lá có phiến to, hình xoan thon to 10-13 x 8-9 cm, đầu nhọn hay tù, gân phụ 8-12 cặp, mặt dƣới mốc mốc, có bào thạch thành hàng; Cuống 3-4 cm, lá bẹ dài 2,5 cm. Cụm hoa dạng đầu có đƣờng kính 3,5-5 cm, phân chia theo kiểu lƣỡng phân và tam phân; Quả bế; Lá kèm hình lƣỡi liềm dài 2-4 cm, bền không rụng. Hoa đực: Bao hoa 2-4 thùy, Nhị 3-4, chỉ nhị thẳng; không nhị lép. Hoa cái: Bao hoa 4 thùy hình ống, xếp lợp, Bầu vây quanh; vòi nhụy ngắn; Đầu nhụy hình thìa. Sinh học và sinh thái: Cây ƣa sáng, ra hoa quả vào tháng 4-6. Phân bố: Nha Trang, Khánh Hòa; Kon Tum. III. KẾT LUẬN Chi Rum (Poikilospermum) ở Việt Nam hiện có 2 loài là Poikilospermum annamense (Gagn.) Merr. và Poikilospermum suaveolens (Bl.) Merr. Phân bố rải rác ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Lời cảm ơn: Để có số liệu và kết quả cho bài báo này t i xin chân thành cảm ơn Đề tài cơ sở mang mã số IEBR.DT.02/17-18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen C., Friis Ib & Melanie C. W., 2003. Flora of China. 5: 180-181. 2. Chew, W. L., 1963. Florae Malesianae Precursores-XXXIV. A Revision of The Genus Poikilospermum (Urticaceae). Gardens‟ Bulletin Singapore, 20, part 1: 1-103 Gardens‟ Bulletin Singapore, 21: 195- 201. 3. Friis, I. B., 1993. The families and genera of vascular plant, 2: 612-630. 4. Gagnepain, F., 1929. Flore Générale de L‟ Indo-Chine, 5(2): 854-866. Paris. 5. Heywood, V. H., 1993. Flowering plant of the world, 95-99. 6. Hooker, J. D., 1885. Flora of British India, 5: 545. London 7. Nguyễn Tiến Hiệp, 2003. “Urticaceae”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2: 209 226. Nxb.Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Hoàng Hộ, 1970. Cây cỏ miền Nam Việt Nam, 1: 999-1011, Saigon. 9. Phạm Hoàng Hộ, 1993. Cây cỏ Việt Nam, 2(2): 722-757, Montréal. 10. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, 2: 581-607, Nxb. Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh. 11. Wang, W. T. & Chen C. J., 1995. Flora Reipublicae Popularis Sinica, 23(2): 372-374. 191 . TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT THE GENUS POIKILOSPERMUM ZIPP. EX MIQ. IN URTICACEAE JUSS. IN VIETNAM Duong Thi Hoan SUMMARY The systematic position of Poikilospermum is controversial. Morphologically, this genus is rather intermediate between the Moraceae and Urticaceae. Berg (1978) separated it and five other genera from Moraceae to establish a new family, Cecropiaceae. However, Poikilospermum has been here treated as a member of Urticaceae on the basis of the ovules of all species in the genus are orthotropous and basally fixed, a diagnostic characteristic of the Urticaceae. Poikilospermum contains 20 species in the world, with a distribution trom eastern Himalayas to southern China, and extending into Malaysia. In Vietnam, the genus Poikilospermum comprises 2 species (Poikilospermum annamense (Gagn.) Merr. and Poikilospermum suaveolens (Bl.) Merr.) distributed in many provinces as Thua Thien Hue, Khanh Hoa (NhaTrang), Ninh Thuan, Lam Dong, and Dong Nai. 192
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.