Một số điểm mới về hình phạt tử hình trong bộ Luật hình sự năm 2015

pdf
Số trang Một số điểm mới về hình phạt tử hình trong bộ Luật hình sự năm 2015 4 Cỡ tệp Một số điểm mới về hình phạt tử hình trong bộ Luật hình sự năm 2015 121 KB Lượt tải Một số điểm mới về hình phạt tử hình trong bộ Luật hình sự năm 2015 0 Lượt đọc Một số điểm mới về hình phạt tử hình trong bộ Luật hình sự năm 2015 17
Đánh giá Một số điểm mới về hình phạt tử hình trong bộ Luật hình sự năm 2015
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 Phạm Thị Thanh Xuân1 Đỗ Thị Phương2 Tóm tắt: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã quán triệt: “Các bộ, ngành có liên quan cần xem xét hai vấn đề lớn là hình thức thi hành án tử hình và hạn chế số lượng hình phạt tử hình trong cơ cấu hình phạt của Bộ luật hình sự”. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng tiếp tục nhấn mạnh quan điểm trên về hình phạt tử hình. Ngày 20/6/2017, trong buổi làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật hình sự và Nghị quyết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Bộ luật hình sự năm 2015 đã xóa bỏ 8 tội danh có mức án đến tử hình. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến một số điểm mới về hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự nước ta. Từ khóa: Hình phạt tử hình, Bộ luật hình sự Nhận bài: 05/5/2017; Hoàn thành biên tập:28/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017 Absract: Resolution No. 08 / NQ-TW of the Politburo dated 02-01-2002 on some key tasks judicial work in time to have the thorough: “The ministries concerned should see two major issues are considered forms of punishment and enforcement of limiting the number of death penalty in the penalty structure of the criminal Code. “Resolution No. 49 / NQ-TW dated 02-62005 of the Ministry politics of judicial reform Strategy to 2020 also continued to emphasize the point of the death penalty. on 06/20/2017, during the last working session of the third National Assembly XIV through the criminal Code and the Resolution of the Law amending and supplementing some articles of the Penal Code No. 100/2015 / QH13. of the criminal Code in 2015 has removed 8 offense has sentenced to death .In this article we mention some new points on the death penalty in our country’s Criminal Code. Keywords: Death Penalty, Criminal Code Date of receipt: 05/5/2017; Date of revision: 28/6/2017; Date of approval: 01/8/2017 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan mưu cầu hạnh phúc”. Điều này tương đồng, về tình hình kinh tế - xã hội và quá trình hội phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, nhập quốc tế. Với quan ðiểm cần hạn chế số với xu hướng chung của các quốc gia trên thế lượng hình phạt tử hình được quy định trong giới. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Công các tội phạm cụ thể có những điểm mới cơ bản ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị về hình phạt tử hình. (ICCPR), cụ thể hóa Điều 3 UDHR, trong đó Thứ nhất, Bộ luật hình sự đã xóa bỏ hình nêu rằng: “Mọi người đều có quyền cố hữu là phạt tử hình ở một số tội danh. được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo Ở Việt Nam, quyền sống đã được khẳng vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một định ngay trong Tuyên ngôn Độc lập năm cách tuỳ tiện”. Các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này 1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền quy định điều kiện cho việc áp dụng hình phạt bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không tử hình ở những nước còn duy trì hình phạt ai có thể xâm phạm được; trong những quyền này. Có thể tóm tắt như sau: (i) chỉ được phép ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác 1 2 Trường Chính trị tỉnh Hải Dương Trường Chính trị tỉnh Hải Dương 60 Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện; (ii) việc áp dụng hình phạt tử hình không được trái với những quy định của ICCPR và của Công ước về Ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng; (iii) hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một toà án có thẩm quyền phán quyết; (iv) bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin và quyền được xét ân giảm hoặc thay đổi mức hình phạt; (v) không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai; (vi) không được viện dẫn Điều 6 để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xoá bỏ hình phạt tử hình. Căn cứ Công ước trên các quốc gia đã, đang và sẽ tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Thực tiễn sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự (BLHS) về hình phạt tử hình qua các thời kỳ phát triển của đất nước có rất nhiều thay đổi, trong đó có nhiều hình phạt tử hình trong một số tội danh bị loại bỏ, chúng ta có thể so sánh, liệt kê để thấy rằng nếu như Bộ luật hình sự năm 1985 (qua 04 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997) có đến 44 điều luật quy định về mức hình phạt tử hình đối với các tội phạm cụ thể (chiếm 20,37%) thì đến BLHS năm 1999 giảm xuống còn 29 điều (chiếm 11%), lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã giảm xuống chỉ còn 22 điều (chiếm 8%). Như vậy qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự ngày càng giảm dần các hình phạt tử hình. Thực tiễn thi hành BLHS cho thấy, mỗi năm số người bị kết án và thi hành án tử hình ở nước ta vẫn còn cao so với một số quốc gia trên thế giới, điều đó đã làm mất đi cơ hội phục thiện, tái hòa nhập cộng đồng đối với những người bị kết án và thi hành án tử hình, đồng thời chưa thể hiện tối ưu tính nhân đạo của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa (XHCN) và cũng chưa phù hợp với xu hướng chung của các nước văn minh trên thế giới. Chính vì lẽ đó, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm hình phạt tử hình, “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”, góp phần bảo vệ quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015 loại bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh, đó là: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 252); Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều 394) và Tội đầu hàng địch (Điều 399). Việc loại bỏ hình phạt tử hình ở 07 tội danh này là cần thiết, thể hiện tính nhân văn của pháp luật hình sự XHCN, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, BLHS năm 2015 bỏ tội hoạt động phỉ được quy định tại Điều 83 Bộ luật hình sự năm 1999, mà mức hình phạt cao nhất của tội này đến chung thân hoặc tử hình. Như vậy đã bỏ 8 tội có mức án tử hình trong BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, tội hoạt động phỉ được loại bỏ hoàn toàn. Bởi lẽ, tội bạo loạn quy định tại Điều 112 và tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, quy định tại Điều 113 Bộ luật hình sự năm 2015 đã bao quát trường hợp phạm tội được quy định tại Điều 83 BLHS hiện hành về tội hoạt động phỉ. Theo đó, người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển vùng hiểm yếu khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bạo loạn (Điều 112). Theo quy định tại Điều 112 BLHS năm 2015, người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, bất kể ở khu vực nào, đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đối với người nhằm chống chính quyền nhân dân mà thực hiện hành vi giết người, cướp phá tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật 61 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP hình sự năm 2015. Do vậy, BLHS năm 2015 đã bỏ tội hoạt động phỉ tại Điều 83 BLHS năm 1999 để nhằm tránh sự chồng chéo khi định tội danh với cùng một hành vi phạm tội. Đây là một bước tiến rất lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta, việc xóa bỏ hình phạt tử hình như là một quy luật tất yếu. Thứ hai, không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên. Điều 35 của BLHS năm 1999 quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. Thực tiễn thi hành những quy định này thời gian qua, đã phát huy tính tích cực trong việc thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng BLHS năm 2015, nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với đối tượng là người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với những đối tượng này. Bên cạnh đó vẫn còn có ý kiến cho rằng, cần phải áp dụng hình phạt tử hình đối tượng này vì không ít người trong số họ là người có trình độ, hiểu biết và có kinh nghiệm sống, thậm chí có những người có trình độ cao, trong khi vẫn khỏe mạnh phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc cầm đầu tổ chức, băng nhóm tội phạm nguy hiểm, tội phạm ma túy; tội chống loài người và tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc xử lý tội phạm với người thực hiện từ đủ 75 tuổi trở lên không đáng kể, hơn nữa việc tiếp tục cho áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ đủ 75 tuổi trở lên thể hiện sự không nhân đạo và làm giảm ý nghĩa giáo dục. Vì vậy, sửa đổi BLHS theo hướng không áp 62 dụng và không thi hành hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên là sự kế thừa truyền thống lập pháp, đạo lý của dân tộc, phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật hình sự thế giới, thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội, đồng thời bảo đảm tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định mới hợp tình, hợp lý: không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với họ (khoản 2, 3 Điều 40 về hình phạt tử hình). Thứ ba, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp khác. Ngoài việc bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên phạm tội, BLHS năm 2015 cũng bổ sung mới quy định: không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (điểm c khoản 3 Điều 40). Cơ sở của quy định này là: người phạm tội mang tính vụ lợi thì yếu tố khắc phục hậu quả, thu hồi lại tài sản chiếm đoạt cần được xem là một tình tiết đặc biệt khi thi hành án. Điều này cũng phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã phê chuẩn bằng Quyết định số 950/2009/QĐCTN ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 9 năm 2009. Trong đó, Công ước quy định rõ mục đích cuối cùng của việc xử lý đối với hành vi tham nhũng là thu hồi tài sản, như khoản 2 Điều 31: “Các quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết cho phép nhận dạng, truy nguyên, phong toả hoặc tạm giữ bất kỳ loại tài sản nào quy định tại khoản 1 của Điều này để thực hiện mục đích cuối cùng là tịch thu”. Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng, người phạm tội ngoài việc nộp lại tài sản tham ô, nhận hối lộ thì còn phải có đủ những điều kiện nhất định mang yếu tố tích cực, mới có thể được xem xét không thi hành án tử hình. Quy định cụ thể trong trường hợp này sẽ chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân (khoản 4 Điều 40 và khoản 6 Điều 63) nhằm góp phần hạn chế tối đa hình phạt tử hình trên thực tế. Trong thời gian qua, việc thi hành án tử hình đối với các tội tham nhũng thực chất cũng chỉ là để thỏa mãn sự căm tức của xã hội đối với người phạm tội tham nhũng, chính vì lẽ đó trong quá trình xây dựng BLHS cũng có một số ý kiến không đồng tình với việc xóa bỏ án tử hình khi họ nộp lại được từ ¾ tài sản tham nhũng, mà muốn giữ nguyên hình phạt tử hình. Quan điểm này cho rằng, hiện nay chúng ta xác định tham nhũng là quốc nạn, là giặc nội xâm thì phải trừng phạt thích đáng, ngoài tính trừng phạt còn mang tính răn đe, giáo dục phòng ngừa chung, hơn nữa nếu cho nộp lại tài sản đã tham nhũng mà thoát án tử hình thì chẳng khác nào dùng tiền mua sự sống, họ sẵn sàng tham nhũng với số lượng lớn nhưng nếu phát hiện ra thì họ trả lại để thoát án tử hình, chưa kể họ tham nhũng nhiều mà cơ quan pháp luật không phát hiện được hết. Như vậy là tính răn đe, giáo dục không cao và không bảo đảm tính công bằng trong xử lý, đồng thời không đáp ứng yêu cầu của “Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020” Ban hành kèm theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ. Với quan điểm thu hồi tài sản tham nhũng là chủ yếu, ở một góc độ nào đó, nếu không thi hành án tử hình đối với những trường hợp đã cố gắng nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ sẽ tạo điều kiện cho họ và người thân tìm mọi cách khẩn trương, nhanh chóng nhất huy động của cải, vật chất và tiền bạc, kể cả vay mượn, nộp lại cho Nhà nước để không bị tử hình. Điều đó giúp họ hy vọng đến một thời gian theo quy định của pháp luật, khi chấp hành tốt các quy định trong trại giam sẽ có cơ hội trở về với gia đình và cộng đồng. Nếu khi họ xác định có nộp lại thì kiểu gì cũng bị tử hình, họ sẽ phó thác sự sống, chết cho pháp luật và trong thâm tâm họ tự nhủ rằng tất cả những gì họ có được cho gia đình, con cháu, họ hàng sẽ không bao giờ lộ ra để cho nhà nước thu hồi, trừ khi cơ quan tiến hành tố tụng đã có đầy đủ chứng cứ chứng minh được điều đó và câu nói: “hy sinh đời bố, củng cố đời con” có một phần đúng trong trường hợp này. Vì vậy, việc quy định xóa án tử hình trong trường hợp trên thực sự là một tiến bộ lớn trong quá trình lập pháp, vừa bảo đảm quyền được sống như Hiến pháp quy định, vừa bảo đảm tính nhân đạo, khoan hồng, vừa thu hồi được tài sản thất thoát và phù hợp với xu hướng chung của thế giới văn minh đang hướng tới về việc xóa bỏ án tử hình nói chung. Thứ tư, quy định xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân. Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên: “Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm” (khoản 6 Điều 63) mà BLHS năm 1999 không quy định. Trong quá trình xây dựng dự án Bộ luật hình sự, cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định tiếp tục xét giảm án đối với người bị kết án tử hình đã được ân giảm xuống thành tù chung thân để bảo đảm tính nghiêm trị của hình phạt. Điều này, một số nước trên thế giới đã áp dụng đối với một số tội đó là tù chung thân đến suốt đời, không được giảm án. Tuy nhiên, nếu không tiếp tục xét giảm án sẽ phát sinh một loại hình phạt mới: tù chung thân không giảm án, tạo gánh nặng cho Nhà nước ...(Xem tiếp trang 70) 63
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.