Một số điểm mới quan trọng của bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự 2015 so với bộ luật hình sự 1999

pdf
Số trang Một số điểm mới quan trọng của bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự 2015 so với bộ luật hình sự 1999 4 Cỡ tệp Một số điểm mới quan trọng của bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự 2015 so với bộ luật hình sự 1999 475 KB Lượt tải Một số điểm mới quan trọng của bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự 2015 so với bộ luật hình sự 1999 0 Lượt đọc Một số điểm mới quan trọng của bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự 2015 so với bộ luật hình sự 1999 101
Đánh giá Một số điểm mới quan trọng của bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự 2015 so với bộ luật hình sự 1999
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

JSLHU JOURNAL OF SCIENCE OF LAC HONG UNIVERSITY http://tapchikhdt.lhu.edu.vn T p chí Khoa h c L c H ng MỘT SỐ ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SO VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 Important new points of the penal code 2015 and the law amendments in comparision with the penal code 1999 Huỳnh Thị Như Hiếu* Khoa Quản trị - Kinh Tế Quốc tế; Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam TÓM TẮT: Sau gần hai thập kỷ áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS 1999), những thay đổi về kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới làm biến đổi đáng kể các quan hệ xã hội do pháp luật hình sự điều chỉnh, dẫn đến thực tế đòi hỏi pháp luật cần phải có sự thay đổi tương thích. Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự 2015 (BLHS 2015), có hiệu lực từ 01/7/2016. Sau đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 được ban hành ngày 20/6/2017, lùi hiệu lực thi hành của BLHS 2015 đến ngày 01/01/2018. BLHS 2015 gồm 3 Phần, 26 chương, 426 Điều (so với Bộ luật hình sự năm 1999 gồm 2 Phần, 24 Chương, 344 Điều) đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta trong giai đoạn mới. Bài viết này tổng hợp một số điểm mới quan trọng của BLHS 2015 so với BLHS 1999: bãi bỏ tội danh không còn phù hợp, bổ sung tội danh mới, giảm án tử hình đối với một số đối tượng, thay đổi chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, tăng hình phạt tiền-giảm hình phạt tù đối với một số tội danh cụ thể,…. TỪ KHÓA: BLHS 1999; BLHS 2015 ABSTRACT: After nearly two decades of the 1999 Penal Code (PC 1999), socio-economic changes in the new period have significantly altered the social relationships regulated by criminal law, leading to a changing requirement for adaptability. On November 27, 2015, at the 10th Session, the XIII National Assembly adopted the Penal Code 2015, which took effect on July 1. Then, the Law amending and supplementing some articles of the Penal Code 2015 issued on 20/6/2017, changed the effective date of the Penal Code 2015 to 01/01/2018. The Penal Code 2015 consists of 3 parts, 26 chapters, 426 articles (compared to the 1999 Penal Code, consisting of 2 parts, 24 chapters, 344 articles) marking an important step, providing a solid legal basis for the defensing and fighting crime effectively; contributing to the protection of national sovereignty and security, the regime, the human rights and the rights of citizens, the interests of the State and the organization, and directing the socialist market economy to ensure a safe and healthy social and ecological environment for all people and embrace the international integration in the new period as well. This paper summarizes some important new points of the PC 2015 in comparison with the PC 1999: to abolish the offense of offending offenses, add new offenses, reduce the number of death sentences for some subjects, change the policy on handling juvenile offenders, increase the fine or reduce the imprisonment penalty for some specific charges, ... KEYWORDS: PC 1999; PC 2015 1. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật hình sự Việt Nam, phát huy thành tựu của BLHS năm 1985 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997). Sau hơn 14 năm thi hành, BLHS năm 1999 đã thể hiện được những mặt tích cực đáng kể, tuy nhiên, BLHS 1999 cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế chủ yếu như sau: - Được ban hành sau thời điểm Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới nhưng BLHS năm 1999 là sản phẩm mang đậm dấu ấn thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, do vậy, chưa thực sự phát huy tác dụng bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển một cách lành mạnh. - BLHS chưa thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết số 08/NQ-TW); Nghị quyết số 48/NQ- TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48/NQ-TW) và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49/NQ-TW). - Sự phát triển của Hiến pháp năm 2013 với việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền con người, quyền công dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự với tính cách là công cụ pháp lý quan trọng và sắc bén nhất trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. - BLHS năm 1999 chưa cập nhật được đầy đủ, kịp thời các hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, nguy hiểm cao cho xã hội như: các hành vi lạm dụng lao động trẻ em; chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người; vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ; lợi dụng bán hàng đa cấp để chiếm đoạt tiền, tài sản; các vi phạm trong Received: June, 22nd, 2018 Accepted: July, 9th, 2018 Corresponding author. E-mail: huynhnhuhieu@yahoo.com T p chí Khoa h c L c H ng 73 Một số điểm mới quan trọng của bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự 2015 các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, môi trường, công nghệ cao… - BLHS năm 1999 chưa phản ánh được những đặc điểm và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế, chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung BLHS để nội luật hóa các quy định về hình sự trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm. - BLHS năm 1999 còn nhiều bất cập về mặt kỹ thuật lập pháp liên quan đến sự thống nhất giữa Phần chung và Phần các tội phạm; các dấu hiệu định tội, định khung của nhiều tội danh; các tội ghép; cách thiết kế khung hình phạt cũng như khoảng cách khung hình phạt của một số tội danh; chưa có sự nhất quán trong cách phân chia các chương tội phạm... Chính vì vậy, yêu cầu xây dựng, ban hành BLHS mới thay thế BLHS năm 1999 là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra nhằm tạo lập khuôn khổ pháp luật về hình sự một cách thống nhất, phù hợp, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hiện nay. 2. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 BLHS 2015 có một số thay đổi lớn nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của BLHS 1999 đến nay không còn phù hợp tình hình thực tiễn. Với chủ trương: "giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm, khắc phục tình trạng hình sự hoá quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm, quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế"; BLHS 2015 có một số điểm mới quan trọng: 2.1 Bãi bỏ một số tội danh không còn phù hợp BLHS 2015 bỏ 5 tội, đó là các tội danh: Tội hoạt động phỉ (Điều 83); Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149); Tội kinh doanh trái phép (Điều 159); Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165); Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167). Các tội nay đến thời điểm này đã không còn phù hợp với tinh thần Hiến pháp 2013 và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là các quy định trong các luật chuyên ngành phù hợp với thông lệ quốc tế đang được vận dụng, như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Các tổ chức tín dụng… Đối với tội Hoạt động phỉ (giết người, cướp phá nhằm chống lại chính quyền nhân dân) và Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật không phải bãi bỏ. Các hành vi trong hai tội danh này đã được BLHS 2015 xử lý trong các tội danh khác trong Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia và trong Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật. Cũng như vậy đối với tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, chỉ loại bỏ về tội danh nhưng được thay thế bằng các tội danh cụ thể trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Đây là một điều luật “chung chung” làm khó cho các cơ quan tố tụng trong việc áp dụng, không đủ căn cứ để truy tố về một tội danh cụ thể. Vì vậy với việc điều chỉnh cụ thể tội 74 T p chí Khoa h c L c H ng danh này, theo các chuyên gia luật, sẽ tránh được sự tùy tiện trong áp dụng của các cơ quan tố tụng, đảm bảo sự minh bạch, nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh. Theo đó, khi bỏ Điều 165, để xử lý được các hành vi cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế, tránh bỏ lọt tội phạm, Bộ Tư pháp đã bổ sung vào Bộ luật Hình sự 2015 các quy định về tội danh hiện có trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (45 điều); đồng thời bổ sung 15 tội danh mới phát sinh từ cuộc sống thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhau. 2.2 Bổ sung 34 tội danh mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn Bao gồm 19 tội danh mới bổ sung rải đều trong các chương của Bộ luật Hình sự, được quy định tại các điều luật cụ thể: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154); Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167); Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187); Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238); Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285); Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291); Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292); Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293); Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294); Tội cưỡng bức lao động (Điều 297); Tội bắt cóc con tin (Điều 301); Tội cướp biển (Điều 302); Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật (Điều 336); Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348); Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388); Tội gây rối trật tự phiên tòa (Điều 391); Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Điều 393); và Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sĩ (Điều 418). Và 15 tội danh mới trong các lĩnh vực kinh tế. Trong đó có 05 tội danh thuộc nhóm các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, gồm: Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212); Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); Còn lại 10 tội danh thuộc nhóm các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, như: Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217); Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218); Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219); Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221); Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223); Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224); Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230); Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234). Huỳnh Thị Như Hiếu Điểm mới trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) đó là, nhiều tội danh thuộc lĩnh vực kinh tế được áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền (chứ không phải hình phạt chính là hình phạt tù như hiện nay), kể cả tội phạm rất nghiêm trọng. Điều này xuất phát từ chủ trương “giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm”, vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2.3 Giảm hình phạt tử hình đối với một số đối tượng BLHS 2015 đã giảm số lượng điều luật áp dụng hình phạt tử hình; bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình là người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử; mở rộng thêm 2 trường hợp không thi hành án tử hình (người từ đủ 72 tuổi trở lên; người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng hoặc lập công lớn). hình sự nhằm khắc phục những bất cập khi áp dụng biện pháp này trong thời gian vừa qua. BLHS năm 2015 đã bổ sung một chương với bảy điều quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, trong đó, tiếp tục quy định bốn trường hợp đã có trong BLHS năm 1999 gồm: sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; bổ sung mới ba trường hợp khác là: gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên nhằm khuyến khích người dân an tâm, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm; tham gia các hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học có tính chất "đột phá" vì lợi ích chung. 2.7 BLHS năm 2015 bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, BLHS 2015 có nhiều thay đổi và hướng đến áp dụng các biện pháp giáo dục cải tạo, các biện pháp tư pháp, sau đó mới áp dụng hình phạt. Đây là một trong những điểm tiến bộ của BLHS 2015, thể hiện mục đích của Nhà nước ta trong việc giáo dục, rèn luyện người chưa thành niên phạm tội, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để họ sửa chữa sai lầm, sớm tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành công dân tốt. BLHS năm 2015 đã có sự điều chỉnh căn bản trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng: thu hẹp đáng kể phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; quy định chỉ xử lý hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội của người từ đủ 16 tuổi trở lên đối với 21 tội danh; cụ thể hóa các điều kiện miễn trách nhiệm hình sự áp dụng riêng cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và bổ sung ba biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp người được miễn trách nhiệm hình sự. BLHS năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tử hình được khẳng định tại các Nghị quyết của Đảng, cụ thể: khoanh phạm vi áp dụng loại hình phạt này chỉ đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và thuộc một số nhóm tội; bổ sung thêm các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử; quy định không thi hành hình phạt tử hình đối với người bị kết án đủ 75 tuổi trở lên hoặc người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn; bỏ hình phạt tử hình ở tám tội danh. Bổ sung quy định tha tù trước hạn có điều kiện nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân tích cực cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án phạt tù được sớm trở về với gia đình và xã hội, đồng thời tiếp tục tự rèn luyện trong môi trường xã hội bình thường, có sự giám sát của chính quyền địa phương và của gia đình. Nếu trong thời gian thử thách mà người được tha tù trước hạn cố ý vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới thì buộc phải trở lại cơ sở giam giữ để chấp hành tiếp phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành. 2.5 Tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù theo định hướng cải cách tư pháp 2.8 BLHS năm 2015 tạo cơ chế để bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa BLHS năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt không tước tự do đối với người phạm tội. Cụ thể: áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính không chỉ đối với tội ít nghiêm trọng như trước đây, mà còn được áp dụng ngay cả đối với tội nghiêm trọng, thậm chí là với một số tội rất nghiêm trọng; sửa đổi hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng tăng cường tính cưỡng chế, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của loại hình phạt này; khẳng định nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý. Trong 313 tội danh, có đến 455 khung hình phạt quy định hình phạt tiền (BLHS 1999 chỉ có 201). Mức phạt tiền cũng tăng: Cá nhân cao nhất là 5 tỷ đồng; pháp nhân cao nhất là 20 tỷ đồng. Bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là một trong những định hướng lớn xây dựng BLHS. Theo đó, BLHS năm 2015 đã bãi bỏ bốn tội danh gồm các tội: kinh doanh trái phép; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Đây là những tội phạm không còn phù hợp trong nền kinh tế thị trường; bổ sung 15 tội danh mới thuộc các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn, minh bạch thúc đẩy các lĩnh vực này phát triển lành mạnh. BLHS năm 2015 đã thay thế tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực quản lý kinh tế như: quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu, quản lý đầu tư công, quản lý sử dụng tài sản nhà nước... Quy định này nhằm tăng cường tính minh bạch, tạo hành lang pháp lý an toàn để các doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, BLHS năm 2015 có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật lập pháp theo hướng nâng cao tính minh bạch; bảo đảm tính thống nhất về mặt kỹ thuật giữa Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể và giữa BLHS năm 2015 với các luật khác. 2.4 Thay đổi chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội 2.6 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự Việc cụ thể hóa các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự được thực hiện theo hướng: Phân biệt rõ các trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự và những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự; Sửa đổi và bổ sung một số trường hợp có thể được miễn trách nhiệm T p chí Khoa h c L c H ng 75 Một số điểm mới quan trọng của bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự 2015 3. KẾT LUẬN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Với những điểm mới cơ bản so với quy định của BLHS 1999 như đã phân tích trên đây, nội dung BLHS 2015 (được sửa đổi, bổ sung 2017) đã thể hiện rõ nét sự tiến bộ và phù hợp tình hình thực tiễn cũng như tương thích với pháp luật quốc tế. Đây là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ an toàn, trật tự xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường và tăng cường hội nhập quốc tế. [1] [2] [3] [4] 76 T p chí Khoa h c L c H ng Bộ luật hình sự 1999. Bộ luật hình sự 2015. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015. Hà Hùng Cường. Quan điểm về xây dựng BLHS 2015. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 15/2017. [5] Tham khảo website: .
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.