Một số dẫn liệu về di cư của các loài chim thuộc bộ sẻ Passeriformes tại khu vực bãi giữa sông Hồng, Hà Nội

pdf
Số trang Một số dẫn liệu về di cư của các loài chim thuộc bộ sẻ Passeriformes tại khu vực bãi giữa sông Hồng, Hà Nội 8 Cỡ tệp Một số dẫn liệu về di cư của các loài chim thuộc bộ sẻ Passeriformes tại khu vực bãi giữa sông Hồng, Hà Nội 686 KB Lượt tải Một số dẫn liệu về di cư của các loài chim thuộc bộ sẻ Passeriformes tại khu vực bãi giữa sông Hồng, Hà Nội 0 Lượt đọc Một số dẫn liệu về di cư của các loài chim thuộc bộ sẻ Passeriformes tại khu vực bãi giữa sông Hồng, Hà Nội 3
Đánh giá Một số dẫn liệu về di cư của các loài chim thuộc bộ sẻ Passeriformes tại khu vực bãi giữa sông Hồng, Hà Nội
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ DI CƢ CỦA CÁC LOÀI CHIM THUỘC BỘ SẺ PASSERIFORMES TẠI KHU VỰC BÃI GIỮA SÔNG HỒNG, HÀ NỘI Lê Mạnh Hùng1, Vƣơng Tiến Mạnh2,3 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Cơ quan CITES, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Khu vực bãi giữa Sông Hồng, thành phố Hà Nội có tầm quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di cư do nằm trên tuyến di cư Đông Á-Úc Châu. Sự đa dạng về sinh cảnh sống đã thu hút nhiều loài chim trú chân, di cư qua khu vực. Thành phần các loài chim di cư qua bãi giữa Sông Hồng chủ yếu tập trung vào hai bộ, bộ Cắt Falconiformes và bộ Sẻ Passeriformes. Theo ghi nhận hàng năm có đến 166 loài chim di cư qua bãi giữa Sông Hồng, trong đó các loài thuộc bộ Sẻ chiếm đến hơn 50%. Đặc biệt trong số này có rất nhiều các loài hiện đang bị đe doạ, liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam (IUCN, 2017; Lê Mạnh Hùng, Vương Tiến Mạnh, 2015). Trong khi các loài chim thuộc bộ Cắt thường chỉ ghi nhận bay qua khu vực, các loài chim thuộc bộ Sẻ lại thường xuyên sử dụng các sinh cảnh tại bãi giữa làm nơi trú chân trước khi tiếp tục hành trình di cư (Lê Mạnh Hùng, 2011). Gần đây, việc phá huỷ các sinh cảnh tự nhiên, săn bắt các loài chim trong mùa di cư đã và đang diễn ra phổ biến tại khu vực bãi giữa Sông Hồng, đặc biệt đối với các loài chim di cư thuộc bộ Sẻ. Chính vì vậy, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu các đặc tính di cư là cần thiết nhằm đưa ra được các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng ngăn chặn các hiện tượng săn bắt trái phép, duy trì quần thể của các loài chim di cư thuộc bộ Sẻ. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các địa điểm nghiên cứu chính được xác định gồm các sinh cảnh dọc hai bên bờ và bãi giữa Sông Hồng thuộc các huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Thanh Trì, ao, hồ, đầm lầy trong thành phố, các công viên, Bách Thảo và vườn trồng. Việc điều tra, giám sát các loài chim di cư được tiến hành trong hai giai đoạn: Mùa di cư mùa thu và di cư mùa xuân. Di cư mùa thu được bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào giữa tháng 11, di cư mùa xuân được bắt đầu từ đầu tháng 3 và kết thúc vào đầu tháng 5. Người quan sát tập trung quan sát các loài chim di cư sử dụng ống nhòm Swaroski 8x32 và ống telescope 20x60 nhằm cho phép tiếp cận gần hơn mỗi khi có các cá thể xuất hiện. Ngoài ra, người điều tra tiến hành sử dụng máy ảnh Canon 7D, Nikon D5 ống kính 400, 500 mm để chụp ảnh các loài di cư, trú đông trong khu vực nghiên cứu. Trong ngày điều tra, thời gian bắt đầu và kết thúc quan sát được ghi nhận cụ thể (thường bắt đầu từ 8h00 và kết thúc vào 17h30). Kết quả điều tra được sự trợ giúp của một số tình nguyện viên đến từ Tổ chức bảo tồn Quốc Tế tại Hà Nội, thành viên Câu lạc bộ chim hoang dã Việt Nam, hội viên hội chụp ảnh hoang dã Hà Nội. Số liệu thực địa được thu thập trong sáu mùa di cư từ 2010 đến 2016. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đặc tính di cư của các loài cần tiến hành trong thời gian dài nên trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu thời gian di cư của một số loài quý hiếm và một số loài thường xuyên được ghi nhận. Sử dụng các sách hướng dẫn thực địa của Robson (2009) và Lê Mạnh Hùng (2012) để tiến hành định loại các loài. Các loài quý hiếm tham khảo Danh lục Đỏ IUCN (2017) và Sách Đỏ Việt Nam (2007). 749 . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN II. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU 1.Thành phần loài Tổng số 97 loài chim thuộc 15 họ của bộ Sẻ (Passeriformes) đã được ghi nhận tại khu vực bãi giữa Sông Hồng, Hà Nội (Bảng 1). Trong tổng số 97 loài ghi nhận có 5 loài được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN (2017) gồm: Sẻ đồng ngực vàng Emberiza aureola (Nguy cấp-EN), Bạch anh Oriolus mellianus (Nguy cấp-EN), Đuôi cụt bụng đỏ Pitta nympha (Sẽ bị đe doạ-VU), Đớp ruồi mỏ toRhinomyias brunneata (Sẽ bị đe doạ-VU) và Thiên đường đuôi đen Terpsiphone atrocaudata (Sắp bị đe doạ-NT) (IUCN (2017)). Trong số 5 loài này, Đuôi cụt bụng đỏ cũng đã được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở mức Sẽ bị đe doạ (Vu) (Đặng Ngọc Thanh và cs. 2007). Nghiên cứu xác định số lượng các loài chim di cư chiếm tỉ lệ cao nhất thuộc họ Chích cho Turdinae (22 loài - 22,7%), tiếp theo là họ Đớp ruồi Muscicapidae (19 loài - 19,6%) và họ Chim chích Sylvidae (15 loài - 15,5%) (Bảng 2). 2. Đặc tính di cƣ Trong tổng số 97 loài ghi nhận, chúng tôi xác định có 8 loài thường xuyên trú đông trong khu vực (Bảng 2). Nghiên cứu bước đầu xác định, đánh giá được thời gian di cư của 28 loài chim di cư qua khu vực bãi giữa Sông Hồng trong đó họ Đớp ruồi chiếm số lượng cao nhất gồm 8 loài, tiếp theo là các họ Chích cho Turdinae (6 loài), họ Chim chích Sylviidae (5 loài), họ Chìa vôi Motacillidae (3 loài), họ Rẻ quạt Monarchidae (2 loài), họ Ch o bẻo Dicruridae (2 loài), họ Đuôi cụt Pittidae (1 loài) và họ Vàng anh Oriolidae (1 loài) (Bảng 1, Hình 1). Họ Đớp ruồi (8 loài) 11 2 8 2 3 5 6 Họ Chích cho (6 loài) Họ Chim chích (5 loài) Họ Chìa vôi (3 loài) Hình 1: Tỉ lệ các họ có các loài đƣợc xác định thời gian di cƣ Nghiên cứu xác định vào mùa di cư mùa thu phần lớn các loài di cư qua khu vực bãi giữa Sông Hồng bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào giữa tháng 11. Mùa xuân bắt đầu từ đầu tháng 3 và kết thúc vào đầu tháng 5. Trong tổng số 28 loài xác định được thời gian di cư 9 loài có biên độ thời gian di cư rộng trong cả mùa di cư mùa thu và di cư mùa xuân gồm: Oanh cổ đỏ Luscinia calliope, Hoét bụng trắng Turdus cardis, Chích mỏ rộng Acrocephalus aedon,Chích mày lớn Phylloscopus inornatus, Chích phương bắc Phylloscopusborealis, Đớp ruồi hải nam Cyornis hainanus, Đớp ruồi mugi Ficedula mugimaki, Đớp ruồi đầu xám Culicicapa ceylonensis, Thiên đường đuôi phướn Terpsiphone paradisi. Các loài này thường có thời gian di cư mùa thu từ tháng 9 đến tháng 10 và mùa xuân từ tháng 3 đến cuối tháng 4, một số loài kéo dài tới đầu tháng 5 (Bảng 1). Bên cạnh đó nghiên cứu ghi nhận 4 loài có biên độ thời gian di cư qua khu vực ngắn hoặc tương đối ngắn như: Đuôi cụt bụng đỏ Pitta nympha, Hoét mày trắng Turdus obscurus, Đớp ruồi lưng vàng Ficedula narcissina và Vàng anh trung quốc Oriolus chinensis (Bảng 1). 750 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Bảng 1 Thời gian di cƣ của một số loài chim thuộc bộ Sẻ ghi nhận tại bãi giữa Sông Hồng, Hà Nội TT Tên phổ thông 1 1. Họ Đuôi cụt Đuôi cụt bụng đỏ 2 2. Họ Chìa vôi Chìa vôi rừng 3 4 5 6 7 8 9 Chìa vôi đầu vàng Chim manh họng đỏ 3. Họ Chích choè Oanh cổ đỏ Oanh lưng xanh Hoét đá họng trắng Hoét vàng Hoét bụng trắng 16 17 18 19 20 21 22 Hoét mày trắng 4. Họ Chim chích Chích mỏ rộng Chim chích nâu Chích mày lớn Chích phương bắc Chích ngực vàng 5. Họ Đớp ruồi Đớp ruồi xibêri Đớp ruồi mỏ to Đớp ruồi vàng Đớp ruồi lưng vàng Đớp ruồi mugi Đớp ruồi họng đỏ Đớp ruồi hải nam 23 Đớp ruồi đầu xám 10 11 12 13 14 15 24 25 26 27 28 6. Họ Rẻ quạt Đớp ruồi xanh gáy đen Thiên đường đuôi phướn 7. Họ Vàng anh Vàng anh trung quốc 8. Họ Chèo bẻo Ch o bẻo xám Ch o bẻo bờm Tên khoa học Pittidae Pitta nympha Temminck & Schlegel, 1850 Motacillidae Dendronanthus indicus (Gmelin, 1789) M. citreola Pallas, 1776 Anthus cervinus (Pallas, 1811) Turdinae Luscinia calliope (Pallas, 1776) L. cyane (Pallas, 1776) Monticola gularis (Swinhoe, 1863) Zoothera citrina (Latham, 1790) Turdus cardis Temminck, 1831 T. obscurus Gmelin, 1789 Sylviidae Acrocephalus aedon (Pallas, 1776) Phylloscopus fuscatus (Blyth, 1842) P. inornatus (Blyth, 1842) P. borealis (Blasius,H, 1858) P. ricketti (Slater, 1897) Muscicapidae Muscicapa sibirica Gmelin, 1789 Rhinomyias brunneata (Slater, 1897) Ficedula zanthopygia (Hay, 1845) F. narcissina (Temminck, 1836) F. mugimaki (Temminck, 1815) F. parva (Bechstein, 1792) Cyornis hainanus (Ogilvie-Grant, 1900) Culicicapa ceylonensis (Swainson, 1820) Monarchidae Hypothymis azurea (Boddaert, 1783) Terpsiphone paradisi (Linnaeus, 1758) Oriolidae Oriolus chinensis Linnaeus, 1766 Dicruridae Dicrurus leucophaeusVieillot, 1817 D. hottentottus(Linnaeus, 1766) Thời gian di cƣ Mùa thu Mùa xuân 7-15/9 5-10/5 25/8-25/9 15-30/4 15-30/9 15-30/9 20-30/4 10/3-30/4 20/9-25/10 5-25/10 1-20/10 5-30/10 15/1010/11 10-31/10 1/4-5/5 20-30/4 10-30/4 1-30/4 10/3-30/4 T9,10-X4,5 1-30/9 1/9-31/10 10/9-15/10 15-25/9 1/4-5/5 1-30/4 1/3-30/4 10/3-25/4 15-30/4 15/9-10/10 10/9-5/10 10-30/9 1-10/10 20/9-15/10 10/9-15/10 1/9-10/10 1-30/4 15-30/4 15/3-30/4 15-25/4 1/4-7/5 1-30/4 10/3-30/4 10/9-15/10 1/3-30/4 1/9-10/10 5-30/4 1/9-10/10 10/3-30/4 1-15/10 1-25/4 1-20/10 1-25/10 15/3-30/4 20/3-30/4 Ghi chú VU, Vu 10-30/4 VU Ghi chú: VU=Sẽ bị đe doạ theo Danh lục Đỏ IUCN 2017, Vu=Sẽ bị đe doạ theo Sách Đỏ Việt Nam 2007. 751 . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 sinh cảnh chính được các loài di cư sử dụng trong quá trình di cư qua bãi giữa Sông Hồng gồm sinh cảnh cây bụi tự nhiên, sinh cảnh đất nông nghiệp và sinh cảnh vườn cây thân gỗ tự nhiên và trồng. Đa số các loài thuộc họ Chim chích và Đớp ruồi sử dụng sinh cảnh cây bụi tự nhiên làm nơi trú chân, kiếm ăn trong khi các loài thuộc họ Vàng anh và Ch o bẻo thường sử dụng các loại sinh cảnh thân cây gỗ. Các loài thuộc họ Chìa vôi thường ghi nhận tại sinh cảnh đất nông nghiệp. Nghiên cứu bước đầu xác định được đỉnh di cư của một số nhóm loài chính trong đó các loài thuộc họ Chim chích thường đạt đỉnh di cư vào cuối tháng 9 trong khi các loài thuộc họ Đớp ruồi có đỉnh di cư muộn hơn vào đầu tháng 10. Muộn nhất là các loài thuộc họ Chích cho , các loài này thường đạt đỉnh di cư từ giữa đến cuối tháng 10 (Hình 2). 70 60 50 40 30 20 10 0 Họ Chích cho Họ Đớp ruồi Họ Chim chích Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Hình 2: Thời gian di cƣ của các loài thuộc 3 họ Chim chích, Đớp ruồi và Chích choè Với sự đa dạng về sinh cảnh, nghiên cứu xác định khu vực bãi giữa thuộc các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm và huyện Thanh Trì có tầm quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di cư thuộc bộ Sẻ. Trong tổng số 97 loài di cư thuộc bộ Sẻ có đến 73 loài (chiếm 75,3%) thường xuyên được ghi nhận tại các sinh cảnh trong khu vực này (Lê Mạnh Hùng, Vương Tiến Mạnh, 2015). 3. Thảo luận Để có kết luận chính xác về sự di cư của từng loài cần thiết phải có các nghiên cứu trong thời gian dài và có hợp tác Quốc Tế do các loài này sinh sản tại các nước phương Bắc và chỉ di cư qua Việt Nam. Các Quốc gia cần hợp tác nghiên cứu sự di cư của các loài chim trong bộ Sẻ gồm Mông Cổ, Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Đây là khu vực mà các loài chim bắt đầu di cư sau khi sinh sản cũng như trú chân trước khi đến Việt Nam. Để có số liệu chính xác hơn thì các phương pháp hiện đại cần áp dụng như đeo vòng, gắn chip theo dõi qua vệ tinh... Kết quả nghiên cứu đã xác định được tầm quan trọng của Hà Nội đối với các loài chim di cư và bước đầu khẳng định Hà Nội nằm trên tuyến di cư Đông Á-Úc châu nối liền từ Sibêri và Ussuriland, qua Nhật Bản, đông, nam Trung Quốc và Đài Loan đến Đông Dương, lục địa Thái Lan bay tiếp về phương nam đến quần đảo Thái Lan-Malaixia, Inđônêxia và trú đông tại Úc châu (Lê Mạnh Hùng 2011, Lê Mạnh Hùng, Vương Tiến Mạnh 2015). Chính vì vậy, việc bảo vệ, duy trì các sinh cảnh tự nhiên trong khu vực là vô cùng cần thiết và cấp bách. Hiện nay, việc phá huỷ các sinh cảnh tự nhiên để biến đổi thành đất nông nghiệp đang diễn ra phổ biến trong khu vực, điều này đã thu hẹp nơi trú chân và kiếm ăn của các loài trong quá trình di cư. Thời gian gần đây, việc săn bắn các loài trong mùa di cư tại khu vực bãi giữa Sông Hồng đang diễn ra khá phổ biến với nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là tình trạng săn bắn bằng súng, tiếp theo là bẫy. Gần đây cũng đã ghi nhận một số đối tượng sử dụng lưới mờ, gắn keo lên các ngọn cây để bắt các loài di cư. Việc săn bắt tiêu thụ các loài chim di cư không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm quần thể của loài mà còn tiềm ẩn nguy cơ, rủi do lớn do các loài chim di cư là đối tượng chính mang các mầm bệnh từ các nước phương Bắc, đặc biệt là 752 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 các virus cúm. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loài thuốc trừ sâu sinh học không kiểm soát cũng đã và đang gây ô nhiễm nguồn thức ăn cho các loài chim di cư trong khu vực do phần lớn sinh cảnh đất nông nghiệp được canh tác tự phát, không có kiểm soát. Việc ghi nhận của 5 loài chim di cư quý hiếm được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN 2017 (2 loài nguy cấp, 2 loài sẽ bị đe doạ, 1 loài sắp bị đe doạ) và 2 loài mới cho khu hệ chim Việt Nam càng khẳng định thêm tầm quan trọng của khu vực Hà Nội đối với khu hệ chim Việt Nam nói chung và đối với các loài chim di cư bộ Sẻ nói riêng (Le Manh Hung et al. 2014). III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khu vực bãi giữa Sông Hồng, Hà Nội có tầm quan trọng đối với các loài chim di cư thuộc bộ Sẻ. Tổng số 97 loài chim thuộc 15 họ đã được ghi nhận trong đó có 5 loài hiện đang bị đe doạ toàn cầu ở các cấp độ khác nhau theo Danh lục Đỏ của IUCN 2017. Nghiên cứu cũng đã xác định thời gian di cư của 28 loài chim thuộc các họ Chim chích, Đớp ruồi, Chích Chòe, Đuôi cụt, Vàng Anh, Chìa vôi, Rẻ quạt và Ch o bẻo. Nghiên cứu đã xác định được các sinh cảnh và khu vực có tầm quan trọng đối với các loài chim di cư thuộc bộ Sẻ qua khu vực bãi giữa Sông Hồng gồm sinh cảnh đất nông nghiệp quanh năm, sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ tự nhiên và sinh cảnh cây gỗ tự nhiên và trồng. Các khu vực quan trọng gồm các bãi bồi thuộc các huyện Đan Phượng, Thanh Trì, quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm và Long Biên. Các mối đe doạ chính đối với các loài chim di cư gồm biến đổi sinh cảnh sống, săn bắn và ô nhiễm nguồn thức ăn do sử dụng thuốc trừ sâu hoá học. Xác định được giá trị, tầm quan trọng của khu vực bãi giữa Sông Hồng, Hà Nội đối với khu hệ chim di cư, đặc biệt là các loài chim di cư trong bộ Sẻ, trong thời gian tới cần đẩy mạnh thêm các hoạt động sau: Cần tiếp tục thúc đẩy, duy trì các hoạt động nghiên cứu, điều tra tại các khu vực chưa được khảo sát, giám sát các khu vực đã khảo sát nhằm ghi nhận, bổ sung thông tin về các loài di cư. Cần sớm thành lập các trạm nghiên cứu di cư thường xuyên để thu thập được các thông tin chính xác hơn (đeo vòng, gắn vệ tinh..). Tiến hành ngay các hoạt động nâng cao nhận thức nhằm bảo vệ các loại sinh cảnh khác nhau dọc hai bên bờ Sông Hồng (trảng cỏ, cây bụi) cũng như ngăn chặn tình trạng săn bắn, bẫy bắt các loài chim di cư trong khu vực. Bảng 2 Thành phần các loài chim di cƣ bộ Sẻ ghi nhận tại bãi giữa Sông Hồng, Hà Nội TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên phổ thông Tên khoa học 1. Họ Đuôi cụt Pittidae Đuôi cụt bụng đỏ Pitta nympha Temminck & Schlegel, 1850 2. Họ Nhạn Nhạn nâu xám Nhạn bụng trắng Nhạn bụng xám Nhạn bụng vằn 3. Họ Chìa vôi Chìa vôi rừng Chìa vôi vàng Chìa vôi đầu vàng Chìa vôi trắng Chim manh họng trắng Hirundinidae Riparia riparia (Linnaeus, 1758) Hirundo rustica Linnaeus, 1758 H. daurica H. striolata Temminck & Schlegel, 1847 Motacillidae Dendronanthus indicus (Gmelin, 1789) Motacilla flav aLinnaeus, 1758 M. citreola Pallas, 1776 M. alba Linnaeus, 1758 Anthus rufulus Vieillot, 1818 Thời gian di cƣ Ghi chú T9-X5 VU, Vu KXD KXD KXD KXD T8,9-X4 KXD T9-X4 tác dụng KXD 753 . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 754 Chim manh vân nam Chim manh họng đỏ 4. Họ Phường chèo Phường ch o xám Phường ch o trắng lớn 5. Họ Chào mào Bông lau trung quốc Cành cạch đen 6. Họ Bách thanh Bách thanh vằn Bách thanh mày trắng Bách thanh nhỏ Bách thanh đầu đen 7. Họ Chích choè Oanh cổ trắng Oanh cổ đỏ Oanh lưng xanh Oanh đuôi cụt lưng xanh Oanh cổ xanh Oanh đuôi trắng Sẻ bụi đầu đen Sẻ bụi đen Sẻ bụi xám Hoét đá họng trắng Hoét đá Hoét xanh Hoét vàng Hoét sibêri Sáo đất Hoét ngực đen Hoét bụng trắng Hoét đen cánh trắng Hoét đen Hoét mày trắng Hoét trung quốc Hoét lưng xám 8. Họ Chim chích Chích nâu đỏ Chích á châu Chích đầu nhọn mày đen Chích mỏ rộng Chim chích nâu Chích họng trắng Chích bụng trắng Chích hông vàng Chích mày lớn Chích phương bắc Chích chân xám Chích mày vàng Chích đuôi xám Chích ngực vàng A. hodgsoni Richmond, 1907 A. cervinus (Pallas, 1811) Campephagidae Coracina melaschistos (Hodgson, 1836) Pericrocotus divaricatus (Raffles, 1822) Pycnonotidae Pycnonotus sinensis (Gmelin, 1789) Hypsipetes leucocephalius Lanidae Lanius tigrinus Drapiez, 1828 L. cristatus Linnaeus, 1758 L. collurioides Lesson, 1834 L. schach Linnaeus, 1758 Turdinae Luscinia sibilans (Swinhoe, 1863) L. calliope (Pallas, 1776) L. cyane (Pallas, 1776) Tarsiger cyanurus (Pallas, 1773) Luscinia svecicus (Linnaeus, 1758) Cinclidium leucurum (Hodgson, 1845) Saxicola maurus (Pallas, 1773) S. caprata Linnaeus, 1766 S. ferrea Gray, 1846 Monticola gularis (Swinhoe, 1863) M. solitarius (Linnaeus, 1758) Myiophoneus caeruleus (Scopoli, 1786) Zoothera citrina (Latham, 1790) Z. sibirica (Pallas, 1776) Z. dauma (Latham, 1790) Turdus dissimilis Blyth, 1847 T. cardis Temminck, 1831 T. boulboul (Latham, 1790) T. merula Linnaeus, 1758 T. obscurus Gmelin, 1789 T. mupinensis Laubmann, 1920 T. hortulorum Sclater, 1863 Sylviidae Bradypterus mandelli (Brooks, WE, 1875) Urosphena squameiceps Swinhoe, 1863 Acrocephalus bistrigiceps Swinhoe, 1860 A. aedon (Pallas, 1776) Phylloscopus fuscatus (Blyth, 1842) P. armandii Milne-Edwards, 1865 P. schwarzi (Radde, 1863) P. proregulus (Pallas, 1811) P. inornatus (Blyth, 1842) P. borealis (Blasius,H, 1858) P. tenellipes Swinhoe, 1860 P. coronatus Temminck&Schlegel, 1847 P. reguloides Blyth, 1842 P. ricketti (Slater, 1897) KXD T9-X3,4 KXD KXD KXD KXD KXD tác dụng KXD KXD KXD T9,10-X4,5 T10-X4 KXD tác dụng KXD TD KXD TD T10-X4 TD KXD T10-X4 KXD KXD KXD T10,11-X3,4 KXD KXD T10-X4 KXD KXD KXD KXD KXD T9,10-X4,5 T9-X4 KXD KXD KXD T9,10-X3,4 T9,10-X3,4 KXD KXD KXD T9-X4 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 Chích đớp ruồi mày đen 9. Họ Đớp ruồi Đớp ruồi xibêri Đớp ruồi nâu Đớp ruồi ngực nâu Đớp ruồi mỏ to Đớp ruồi xanh xám Đớp ruồi vàng Đớp ruồi lưng vàng Đớp ruồi lưng xanh Đớp ruồi mugi Đớp ruồi họng đỏ Đớp ruồi mày trắng Đớp ruồi lưng xanh Đớp ruồi họng hung Đớp ruồi nhật bản Đớp ruồi cằm đen Đớp ruồi cằm xanh Đớp ruồi hải nam Đớp ruồi ngực hung Đớp ruồi đầu xám 10. Họ Rẻ quạt Đớp ruồi xanh gáy đen Thiên đường đuôi phướn Thiên đường đuôi đen 11. Họ Vành khuyên Vành khuyên sườn hung Vành khuyên nhật bản 12. Họ Sẻ đồng Sẻ đồng mào Sẻ đồng đầu xám Sẻ đồng lùn Sẻ đồng ngực vàng Sẻ đồng hung Sẻ đồng mặt đen 13. Họ Sáo Sáo đá đầu trắng Sáo đá trung quốc Sáo đá lưng đen 14. Họ Vàng anh Vàng anh trung quốc Bạch anh 15. Họ Chèo bẻo Ch o bẻo Ch o bẻo xám Ch o bẻo mỏ quạ Ch o bẻo bờm Seicercus affinis Hodgson, 1854 Muscicapidae Muscicapa sibirica Gmelin, 1789 M. dauurica Pallas, 1811 M. muttui (Layard, 1854) Rhinomyias brunneata (Slater, 1897) Eumyias thalassina Swainson, 1838 Ficedula zanthopygia (Hay, 1845) F. narcissina (Temminck, 1836) F. elisae (Weigold, 1922) F. mugimaki (Temminck, 1815) F. parva (Bechstein, 1792) F. hyperythra (Blyth, 1843) F. hodgsonii (J. Verreaux, 1871) F. strophiata (Hodgson, 1837) Cyanoptila cyanomelana (Temminck, 1829) Niltava davidi La Touche, 1907 Cyornis rubeculoides (Vigors, 1831) C. hainanus (Ogilvie-Grant, 1900) C. banyumas (Horsfield, 1821) Culicicapa ceylonensis (Swainson, 1820) Monarchidae Hypothymis azurea(Boddaert, 1783) Terpsiphone paradisi (Linnaeus, 1758) T. atrocaudata (Eyton, 1839) Zosteropidae Zosterops erythropleura Swinhoe, 1863 Z. japonica (Temminck & Schlegel, 1847) Emberizidae Melophus lathami (Gray, 1831) Emberiza fucata Pallas, 1776 E. pusilla Pallas, 1776 E. aureola Pallas, 1773 E. rutile Pallas, 1776 E. spodocephala Pallas, 1776 Sturnidae Sturnus sericeus Gmelin, 1788 S. sinensis (Gmelin, 1788) S. sturninus (Pallas, 1776) Oriolidae Oriolus chinensis Linnaeus, 1766 O. mellianus (Stresemann, 1922) Dicruridae Dicrurus macrocercus Vieillot, 1817 D. leucophaeus Vieillot, 1817 D. annectans (Hodgson, 1836) D. hottentottus (Linnaeus, 1766) KXD T9,10-X4 TD KXD T9,10-X4 KXD T9-X3,4 T10-X4 KXD T9,10-X4,5 T9,10-X4 KXD KXD KXD KXD KXD KXD T9,10-X3,4 KXD T9,10-X3,4 T9,10-X4 T9,10-X3,4 KXD VU NT KXD KXD KXD KXD KXD KXD KXD KXD EN KXD KXD KXD T10-X4 KXD EN TD T10-X3,4 KXD T10-X3,4 Ghi chú: EN = Nguy cấp, VU = Sẽ bị đe doạ, NT = Sắp bị đe doạ theo Danh lục Đỏ IUCN 2017, Vu = Sẽ bị đe doạ theo Sách Đỏ Việt Nam 2007.KXD = Không xác định, T = Tháng di cư mùa thu, X = Tháng di cư mùa xuân, TD = Trú đông. Tên Việt Nam theo Lê Mạnh Hùng (2012). 755 . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Ngọc Thanh, Trần Kiên, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Cử, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Huy Yết & Đặng Thị Đáp (biên tập), 2007. Sách Đỏ Việt Nam: Phần I. Động vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công Nghệ, Hà Nội, 515 trang. 2. http://www.iucnredlist.org/. 3. Lê Mạnh Hùng, 2011. Kết quả giám sát các loài chim di cư tại Bãi giữa Sông Hồng, Hà Nội trong mùa di cư 2009-2010. Kỉ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ 4 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nxb. Nông nghiệp: 558-564. 4. Lê Mạnh Hùng, 2012. Giới thiệu một số loài chim Việt Nam. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 585 trang. ISBN: 978-604-913-070-0. 5. Lê Mạnh Hùng, Vƣơng Tiến Mạnh, 2015. Kết quả nghiên cứu thành phần các loài chim di cư tại thành phố Hà Nội trong các mùa di cư 2011-2015. Kỉ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ 6 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nxb. Nông nghiệp: 582-590. 6. Le Manh Hung, Mark B. Robbin and Sebastien Delonglee, 2014. The first Vietnam records of Slaty-backed Flycatcher Ficedula hodgsonii and Pectoral Sandpiper Calidris melanotos. BirdingAsia 21 (2014):112-117. 7. Robson, C. R, 2009. A field guide to the birds of Thailand and South-East Asia. New Holland. Fully updated. 544 pages. NOTES ON MIGRATION OF THE PASSERIFORMES’S SPECIES AT RED RIVER, HANOI Le Manh Hung, Vuong Tien Manh SUMMARY A total of 97 migratory bird species belonging to 15 families of Passeriformes were recorded at Red River, Ha Noi between the migration seasons from 2011 to 2016. Five of which are listed as Threatened and Near-threatened in the IUCN Red List (2017), including Yellowbreasted Bunting Emberiza aureola (EN), Silver Oriole Oriolus mellianus (EN), Fairy Pitta Pitta nympha (VU), Brown-chested Jungle Flycatcher Rhinomyias brunneata (VU), and Japanese Paradise Flycatcher Terpsiphone atrocaudata (NT). We identified the migration‟s time of 28 species. Of which, 9 species migrated in wide time‟s range including Siberian Rubythroat Luscinia calliope, Japanese Thrush Turdus cardis, Thick-billed Warbler Acrocephalus aedon, Yellow-browed Warbler Phylloscopus inornatus, Artic Warbler P.borealis, Hainan Blue Flycatcher Cyornis hainanus, Mugimaki Flycatcher Ficedula mugimaki, Grey-headed Canary Flycatcher Culicicapa ceylonensis and Asia Paradise Flycatcher Terpsiphone paradisi. Four other species were recorded in short time‟s range such as Fairy Pitta, Eye-browed Thrush Turdus obscurus, Narcissus Flycatcher Ficedula narcissina and Black-naped OrioleOriolus chinensis. The results confirmed that the Red River of Hanoi city is an important stopoversite for migratory bird species, particularly for the species of Passeriformes. 756
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.