Một số đặc điểm nhận biết dòng họ của người Tày ở Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn

pdf
Số trang Một số đặc điểm nhận biết dòng họ của người Tày ở Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn 6 Cỡ tệp Một số đặc điểm nhận biết dòng họ của người Tày ở Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn 576 KB Lượt tải Một số đặc điểm nhận biết dòng họ của người Tày ở Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn 0 Lượt đọc Một số đặc điểm nhận biết dòng họ của người Tày ở Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn 4
Đánh giá Một số đặc điểm nhận biết dòng họ của người Tày ở Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 10 (35) - Thaùng 12/2015 Một số đặc điểm nhận biết dòng họ của người Tày ở Huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn Identifying the Tay clan through typical characters in Bach Thong district – Bac Kan province ThS. Triệu Quỳnh Châu Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên M.A. Trieu Quynh Chau Thai Nguyen University of Sciences Tóm tắt Người Tày có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, cư trú rải rác trên tất cả 63 tỉnh, thành phố nhưng tập trung tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn tính đến cuối năm 2014 (312.727 người, chiếm 56.35% dân số toàn tỉnh)... Với địa bàn cư trú đa dạng, người Tày đã tạo nên những sắc thái văn hoá địa phương phong phú.Trong quan niệm của người Tày, dòng họ người có vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong những thành tố cốt lõi tạo nên xã hội, là nền tảng cho sự tồn tại của thiết chế xã hội truyền thống, giữ vai trò quan trọng chi phối đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, trong sự phát triển chung của quốc gia. Với vai trò to lớn như vậy, dòng họ người Tày có những đặc điểm để nhận biết lẫn nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số đặc điểm nhận biết dòng họ của người Tày ở huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. Từ khóa: người Tày, tổ tiên, dòng họ, chi họ họ hàng, tín ngưỡng, kiêng kị... Abstract The Tay has the largest population of ethnic minorities in our country, residents scattered across all 63 provinces but concentrate in some northern mountainous provincés such as: Cao Bang (207.805 people, 41% of the provincial population), Bac Kan at the end of 2014 (312.727 people, 56.35% of the provincial population)... Withdiverseresidential locality, the Tay made shades ofrichlocal culture. In the conception of the Tay, clanman is particularly important. As one of the core elements that makes up society, and as the foundation for the existence of traditional social institutions, plays an important role todominate to the fields:economy, culture, society, in the overall development of the country. With such an enormous role, the Tay clan has the characteristics to recognize each other. Within the scope of this article, we only mention somerecognizablecharacteristicsofthe Tayclan in Bach Thong district, Bac Kan province. Keywords: the Tay, ancestor, clan, triberelative, beliefs, taboos… 80 người có cùng ma. Chính vì vậy nên việc thờ cúng của những người trong họ là những người có cùng cách thờ cúng khi tiến hành các nghi lễ liên quan đến tang ma, cúng ma khi ốm đau bệnh tật và thờ cúng tổ tiên. Cùng tên họ là điều dễ nhận ra, còn cách thờ cúng ma và tổ tiên thì chỉ những thành viên trong dòng họ mới nhận biết được. Những người cùng họ không nhất thiết chỉ là những người thân thuộc có quan hệ họ hàng mà có thể ở những nơi rất xa, thậm chí chưa hề quen biết nhau nhưng khi tìm hiểu có cùng những nghi lễ cúng, cùng ông tổ thì họ có thể nhận là họ hàng của nhau. Và khi đã được coi là anh em cùng dòng họ, mọi người sẽ thật sự cởi mở và gắn bó chặt chẽ và thân thiết với nhau. Nơi thờ cúng dòng họ của người Tày rất đa dạng, tuy nhiên đối với các họ có người làm quan hoặc trí thức thì thường có mộ tổ, nhà thờ tổ để thờ cúng. Hàng năm vào lễ thanh minh (3-3 âm lịch) con cháu trong dòng họ tập trung về tảo mộ, lần lượt các chi trong họ thay nhau đứng ra lo đồ cúng lễ và con cháu trong họ ăn uống ngay tại mộ. Họ quan niệm con người sống sao thì khi chết cũng như vậy nên việc con cháu trong họ ăn uống ngay tại mộ tổ là để cụ tổ chứng cho tấm lòng, phù hộ, tạo phúc và giải trừ hoạn nạn cho con cháu. Việc thờ cúng tổ tiên trong các gia đình của các dòng họ cũng có sự khác nhau. Có dòng họ trong bàn thờ tổ tiên có ba, năm hoặc bảy bát hương. Gia đình nào có ba bát hương là có ba chén thờ thần thánh, gia tiên và bà cô ông mãnh; gia đình có năm bát hương là mời đến năm đời; gia đình có bảy bát hương là mời đến bảy đời tổ tiên về ngự. Nói chung việc thờ cúng cho thấy người Tày luôn có ý thức về cội nguồn, dòng họ. Trong hôn nhân, người Tày không kết hôn với người trong họ. Tuy nhiên, trong 1. Quan niệm về dòng họ của người Tày Người Tày ở Bắc Kạn nói chung hiện nay gồm 3 bộ phận hợp thành đó là bộ phận bản địa từ thời nguyên thủy, bộ phận người Tày gốc Kinh ở miền xuôi lên, bộ phận Tày – Nùng từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến Bắc Kạn lập nghiệp. Mặc dù vậy họ đã sớm hòa hợp, cố kết lại với nhau thành một khối thống nhất vì sứ mệnh và lợi ích chung. Chính vì được hợp thành từ 3 bộ phận khác nhau nên người Tày ở Bắc Kạn có rất nhiều họ như họ Hoàng, Nông, Ma, Đinh, Hà, Đồng, Nguyễn… Quan niệm về dòng họ được hiểu là toàn thể những người cùng huyết thống. Tính huyết thống có thể được tính theo bên bố (chế độ phụ hệ), hoặc bên mẹ (chế độ mẫu hệ). Theo đó, khi nói tới cấu trúc, tổ chức dòng họ là đề cập tới cấu trúc, tổ chức của những người cùng huyết thống. Đối với trường hợp người Tày, được chọn làm đối tượng nghiên cứu của luận án này, dòng họ là toàn thể những người được tính theo huyết thống bên bố. Về địa bàn cư trú, trước đây, mỗi họ thường tập trungsống trong một bản. Dần dần do yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa hoặc hôn nhân mà có thêm nhiều họ khác đến cư trú và cùng sinh sống thuận hòa. Trong mỗi dòng họ có chi trưởng, chi thứ từ đó hình thành thứ bậc như một quy định về quan hệ với nhau trong dòng họ. Nếu như người Nùng, Dao, Sán Chay trong họ cứ ai nhiều tuổi hơn là anh, là chị thì với người Tày chi trưởng dù ít tuổi hơn vẫn là anh, là chị. Người con trai trưởng của chi trưởng có vai trò quan trọng trong đời sống dòng họ. Đó là người tham gia và chủ trì các đám cưới, đám ma, chia gia tài, hòa giải mâu thuẫn trong dòng họ và giữa dòng họ này với dòng họ khác. Người Tày quan niệm người cùng họ là 81 một họ lại có nhiều chi, nhiều nhánh, nhiều đời nên cũng có trường hợp người cùng họ trên bốn đời lấy nhau nhưng đó là trường hợp hãn hữu, gượng ép, không được đồng tình ủng hộ. Họ quan niệm: Tổng sliểu lăng va/ Nà sliểu lăng bjoóc/ Mà chòn choọc thuôn rà. (đồng thiếu gì hương, ruộng thiếu gì hoa, mà phải về hái hoa vườn nhà). Cưới xin như vậy vừa mất họ hàng, vừa thể hiện sự kém cỏi, đần độn nên mới phải để dòng họ cưu mang. Người Tày sống theo chế độ phụ quyền nên con lấy họ bố. Trong trường hợp không có con trai thì họ phải lấy con hoặc cháu của anh em trong họ làm con nuôi để sau này thờ tự, giữ họ nhà và hưởng gia tài. Bất đắc dĩ mới lấy rể đời bởi con rể ở trường hợp này mặc dù được coi như con đẻ, được thừa kế tài sản nhà vợ nhưng đến đời con phải mang họ mẹ, họ của bố chỉ được làm tên đệm. Người đời cho rằng chỉ con nhà nghèo mới đi làm rể đời để làm thừa tự. Ngày nay quan niệm trọng nam khinh nữ đó đã dần tiến bộ và không còn nặng nề như trước. Trong mối quan hệ với các thành viên trong họ, khi có công việc lớn liên quan đến bất kỳ thành viên nào thì mọi người trong họ đều cùng nhau bàn bạc hoặc tới dự để chứng kiến. Mọi người cùng quan tâm tới nhau từ việc làm nhà, ma chay, cưới xin, giúp đỡ nhau làm ăn, động viên bảo ban nhau học tập, lao động và sống có đạo lý, tự hào về dòng họ của mình và tôn trọng dòng họ khác. Đối với dòng họ khác, người Tày có tục đáng trân trọng đó là nhận anh em nếu như dân tộc khác có họ trùng với họ của mình. Có thể thấy quan niệm về dòng họ của người Tày luôn lấy chữ tình làm trọng: Ngần chèn tang tôm nhả/ Tha nả tảy xiên kim (Tiền bạc rẻ rúng như đất cỏ/ Tình nghĩa mới quý tựa ngàn vàng). 2. Lịch sử dòng họ (nguồn gốc) Huyện Bạch Thông có 7 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Mông, Dao... thuộc các nhóm ngữ hệ khác nhau như: Tày - Thái, Mông - Dao, Việt - Mường, Hán… Người Tày, Nùng vốn thuộc nhóm Âu - Việt trong khối Bách Việt có địa bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc Liên minh bộ lạc Âu Việt (Tày - Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Việt (Việt Mường) thành lập nên vương quốc Âu Lạc (thế kỷ III trước công nguyên) với thủ lĩnh An Dương Vương Thục Phán. Thời Lý Trần, nhất là thời Lê sơ, nhà nước phong kiến Việt Nam đặt chế độ “Thế tập, phiên thần”, tức chế độ thổ ty, phái một số công thần hay con cháu của họ chọn trong những phần tử trung kiên nhất đem theo gia đình, tộc thuộc lên chiêu dân lập ấp ở miền biên ải. Sau mỗi trận chiến thắng, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, các vị lưu quan này đời đời kế tục cai trị địa phương, rất mực trung thành với chính quyền trung ương làm nhiệm vụ bảo vệ biên thùy. Người Tày ở Bạch Thông nói chung phần lớn là cư dân có nguồn gốc bản địa, bộ phận còn lại là người Kinh bị Tày hóa. Dân tộc Tày ở Bạch Thông, xét về diễn biến tộc người chủ yếu thuộc các nhóm: Tày Thổ trước, Tày Thổ ty, Tày Phụ đạo và Người biến Thổ. Tày thổ trước: là người Tày ở địa phương đã sinh sống từ lâu đời. Tày thổ ty: là chủ sở hữu đất đai, rừng núi, sông nước,muôn thú… có nhiều uy quyền về kinh tế, chính trị, xã hội. Tày Phụ đạo: Đó là những người Tày bản địa theo vua Lê mở nước có công dẫn đường, được phong làm phụ đạo ở bản địa, 82 hưởng chế độ miễn phu lính. Người Biến Thổ: là những người có nguồn gốc từ miền xuôi lên vì việc vua hoặc đi dạy học, hoặc tìm đất sinh nhai sau ở lại địa phương là măn với người Tày. Cũng có người từ Trung Quốc lưu tán sang, qua nhiều năm sinh sống tại địa phương trải mấy đời đều gọi là Người Biến Thổ. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở tính đến hết 2014 số hộ toàn tỉnh là 76.046, 312.727 nhân khẩu, người Tày 176.230 chiếm 56,35%. Huyện Bạch Thông có 8.299 hộ, 33.216 nhân khẩu, người Tày chiếm đến 63% dân số của huyện. 3. Nhận biết dòng họ Nhận biết dòng họ của người Tày ở Bạch Thông được thể hiện qua các phong tục tập quán, các nghi lễ vòng đời nhưng đặc biệt nhất là qua các điều kiêng kị trong đời sống hàng ngày. Có rất nhiều điều kiêng kị của người Tày được thể hiện qua những sinh hoạt hàng ngày trong vòng đời của mỗi con người như tục cưới hỏi, ma chay, sinh nở… Sở dĩ người dân tin vào sự kiêng kị là do quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, tránh tối đa những điều không may, không tốt đến với mình. Trước tiên, đó là kiêng kị trong tục lệ cưới hỏi. Như đã trình bày ở trên, người Tày kiêng lấy nhau trong cùng họ. Người trong dòng họ cùng thờ tổ tiên không được kết hôn với nhau. Họ quan niệm cưới như vậy sẽ mất họ hàng, thể hiện sự kém cỏi phải để gia tộc cưu mang chứ không đề cập tới yếu tố di truyền có hại nếu kết hôn cận huyết thống. Sau khi kết hôn, người vợ mang thai tránh những việc nặng nhọc, không đến các đám ma, nơi chết chóc đau thương, không sát sinh, không bước quan các cành cây xanh, thừng trâu, chạc ngựa vì sợ kéo dài tháng đẻ. Ngoài ra người chồng cũng phải kiêng đi khiêng quan tài vì sợ con sinh ra sẽ mềm yếu. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ phải khiêng thì sẽ cài một chiếc đũa cả sau gáy. Trong sinh hoạt hàng ngày không được thay đổi giường ngủ, buồng nằm, không tự tiện hái chanh vì sợ chanh sẽ rụng lá và quả, không tự tiện hái rau thơm vì như vậy rau sẽ tàn lụi… Khi nhà có người ở cữ sẽ cắm cành cây xanh ở cầu thang hoặc cửa ra vào có ý báo cho khách không được tự ý vào nhà vì sợ vía của khách sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé. Không được mang vật lạ vào buồng sợ bé bị vía hay sài đẹn… Trong tang ma, thời gian chưa nhập quan, gia chủ phải canh hoặc nhốt mèo vào lồng tránh để chúng nhảy lung tung gần người chết và chạy qua người chết, đề phòng hiện tượng quỷ nhập tràng, tức là người chết bật dậy. Con cháu không được khóc to vì nếu khóc to sẽ làm cho vía sợ, vong linh người chết khó siêu thoát. Hơn nữa có quan niệm cho rằng nếu khóc trước khi phát tang, linh hồn người chết sẽ không siêu thoát về thế giới bên kia, thậm chí nước mắt của con cháu có thể làm cho thi thể chảy nước thối, khiến cho việc làm ăn của con cháu gặp nhiều khó khăn. Thậm chí có người còn cho rằng nếu con cháu khóc trước khi làm lễ nhập quan, thì cuộc sống của con cháu sau này sẽ chỉ sống trong nước mắt, vất vả khổ cực mà vẫn túng thiếu. Khi đã làm lễ phát tang, con gái, cháu gái của người quá cố không được chải tóc, soi gương, trang điểm, phải dùng vải trắng giống như khăn tang để buộc tóc. Trong những ngày tang lễ, con cháu phải ăn chay, không ăn thịt, chỉ ăn rau xanh, đậu, lạc, vừng, chấm muối. Khi ăn cơm, 83 con cháu phải bốc thức ăn đựng trong máng vàu hay mẹt lót lá chuối chứ không được ăn bằng đũa, canh đựng trong ống vàu chứ không được đựng bằng bát đĩa như ngày thường. Đó là cách bày tỏ lòng hiếu thảo với cha (mẹ). Kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm cho rằng: cha mẹ đã phải tần tảo, khổ cực nuôi con, do đó, khi cha (mẹ) chết, con cái phải chịu khổ sở và làm cho mình thật xấu xí để cha (mẹ) ra đi được an ủi vì sự tiếc thương của con cháu. Mọi nghi lễ trong đám ma đều do thầy Tào điều hành. Thầy Tào sẽ quyết định ngày đưa ma ngay (tiền tang hậu tế) hay đưa ma sau. Ngày đưa phải kiêng ngày trùng tang, mùa xuân kiêng ngày thìn, mùa hạ kiêng ngày mùi, mùa thu ngày tuất, mùa đông ngày sửu. Ngoài ra khi đưa tang còn kiêng ngày tuyệt họ như: các họ Hoàng, Hà, Ma, Bế kiêng ngày dần, họ Cao kiêng ngày thân. Trong thời gian đang chịu tang, các con cháu không được tham gia những hoạt động sinh hoạt văn nghệ ở cộng đồng, không được đánh trống, đánh chiêng, vợ chồng không được ngủ chung khi chưa được 40 ngày, không được đội khăn tang đi đám cưới, không được dựng vợ gả chồng, làm nhà mới. Nếu chưa qua lễ 100 ngày, con cháu không được đi ngủ qua đêm ở nhà người khác. Người ta quan niệm vợ chồng ngủ chung, trai gái nô đùa hoặc chửi bới nhau trong thời gian có đám hoặc khi chưa được 40 ngày là coi thường các thầy cúng đến làm lễ, không tôn trọng người chết, cố tình reo rắc uế bẩn cho tổ tiên cùng các thần thánh được mời đến chứng kiến đám, do vậy sẽ làm cho tổ tiên, các thần linh và người chết phật ý, sẽ gây tai họa cho con cháu về sau. Sau đám ma khoảng 7 ngày đến nửa tháng, con cháu của người quá cố kể cả những người đến giúp đám đều phải kiêng, không được vào chỗ để thóc giống, không vào vườn hái hoa quả, không vào những nơi thờ cúng long trọng, không làm chàm dệt vải... Bởi quan niệm cho rằng đám ma là nghi lễ buồn và hơi lạnh của người chết dễ làm cho thóc giống hỏng, hoa quả thối rụng, nước chàm biến màu. Khi gieo mạ, xuống thóc giống, trồng ngô phải tránh ngày mất của cha (mẹ), vì đó là ngày xấu đối với gia đình nên hạt mầm cũng sẽ phát triển không tốt. Trong xã hội hiện nay có sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Tày và các dân tộc khác một cách thường xuyên thì những điều kiêng kị không còn quá cứng nhắc, khắt khe mà linh hoạt tùy theo điều kiện và hoàn cảnh. Ngoài những tục lệ kiêng khem, những người Tày trong cùng một dòng họ còn nhận ra nhau qua tên họ, tên đệm. Ví dụ, với dòng họ Hoàng của người Tày thì không phải tất cả những người cùng họ Hoàng đều là họ hàng với nhau. Dòng họ một phần được đánh dấu bằng tên đệm. Cùng họ Hoàng lại có dòng họ Hoàng Văn và Hoàng Khải. Hai dòng họ này chỉ khác nhau tên đệm nhưng lại thuộc hai dòng họ khác nhau, không có cùng huyết thống với nhau. Về vấn đề nhận diện theo tên đệm với người Tày không theo hệ thống tên đệm trong dòng họ của người Nùng. Ngoài ra họ hàng còn nhận ra nhau qua ngày giỗ tổ. Khi con cái bắt đầu vào tuổi trưởng thành cha mẹ và họ hàng phải truyền lại ngày giỗ tổ cho con cháubiết. Hiện nay vấn đề nhận biết dòng họ còn dựa theo gia phả của dòng họ. Tuy nhiên không phải dòng họ nào cũng có điều kiện ghi lại gia phả hoặc có ghi thì cũng mới chỉ ở mức độ sơ lược ban đầu. Đây là một vấn đề khó khăn đặt ra với các nhà nghiên cứu nhân học nói chung và tác giả nói riêng. Tóm lại: Người Tày ở tỉnh Bắc Kạn 84 mặc dù có nguồn gốc khác nhau nhưng trong quá trình sinh sống cùng nhau họ đã sớm hòa chung và tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Các dòng họ của người Tày nói chung sống tương đối hòa thuận, không có sự đố kỹ gay gắt giữa các dòng họ mà trái lại luôn giúp đỡ cùng nhau phát triển. Cũng như quan niệm của các dân tộc khác, người Tày quan niệm mỗi con người từ khi sinh ra tới lúc qua đời đều bị chi phối bởi ba mối quan hệ dòng họ đó là: họ bên nội, họ bên ngoại, họ bên vợ. Cả ba mối quan hệ họ hàng này đều có vai trò riêng, không qua coi trọng quan hệ này mà xem nhẹ quan hệ khác. Những sinh hoạt tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên và thờ cúng họ, chi họ; những quy định thống nhất về lễ nghi và quy tắc ứng xử khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ người Tày ngày càng thắt chặt hơn. Ngày nhận bài: 09/10/2013 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Trọng Am (2011), Văn hoá dòng họ Việt Nam, Lần thứ nhất, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 2. Hoàng Bé, Hoàng Minh Lợi (1988), “Làng bản của người Tày”, Tạp chí Dân tộc học số 4, tr.41 - 46. 3. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Triệu Quỳnh Châu, Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - Luận văn thạc sỹ 2010. 5. Nông Văn Cử, Vài nét về người Tày ở huyện Bạch Thông, Tư liệu Viện Dân tộc học. 6. Bế Văn Hậu (2011), “Tôn giáo, tín ngưỡng của người Tày, Nùng truyền thống và hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11. 7. La Công Ý (2010), Đến với người Tày và văn hóa Tày, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Biên tập xong: 15/12/2015 85 Duyệt đăng: 20/12/2015
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.