Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần được giám định tại hội đồng Y khoa bệnh viện Tâm thần Bộ Quốc phòng (2012 - 2014)

pdf
Số trang Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần được giám định tại hội đồng Y khoa bệnh viện Tâm thần Bộ Quốc phòng (2012 - 2014) 4 Cỡ tệp Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần được giám định tại hội đồng Y khoa bệnh viện Tâm thần Bộ Quốc phòng (2012 - 2014) 304 KB Lượt tải Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần được giám định tại hội đồng Y khoa bệnh viện Tâm thần Bộ Quốc phòng (2012 - 2014) 0 Lượt đọc Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần được giám định tại hội đồng Y khoa bệnh viện Tâm thần Bộ Quốc phòng (2012 - 2014) 5
Đánh giá Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân tâm thần được giám định tại hội đồng Y khoa bệnh viện Tâm thần Bộ Quốc phòng (2012 - 2014)
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 MỘT SỐ ĐẠC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN ĐƢỢC GIÁM ĐỊNH TẠI HỘI ĐỒNG Y KHOA BỆNH TÂM THẦN BỘ QUỐC PHÒNG (2012 - 2014) Cao Tiến Đức*; Huỳnh Ngọc Lăng* TÓM TẮT Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng bệnh nhân (BN) giám định sức khỏe tâm thần tại Hội đồng Giám định Y khoa Bệnh Tâm thần, Bộ Quốc phòng trong 3 năm 2012 - 2014. Đối tượng: 218 BN (208 nam, 10 nữ) đƣợc giám định sức khỏe tâm thần. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: tâm thần phân liệt 72,0%; rối loạn trầm cảm 12,4%; rối loạn cảm xúc lƣỡng cực 5,0%. Các triệu chứng lâm sàng rất phong phú: ở BN tâm thần phân liệt hoang tƣởng bị hại 59,2%; hoang tƣởng bị theo dõi 48,4%; ảo thanh bình phẩm 57,3%; cảm xúc cùn mòn, mất ý chí 29,3%; ở BN trầm cảm: khí sắc giảm, mất ngủ, vận động tâm thần chậm chạp và chán ăn 100%. Tỷ lệ mất sức tập trung nhiều 61 - 80% chiếm 69,1%. BN đƣợc giám định ở lứa tuổi từ 21 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (48,6%). 17 BN (7,8%) bị bệnh trƣớc khi nhập ngũ; số BN mắc bệnh từ 5 - 10 năm: 14,7%; > 10 năm: 13,8%. Kết luận: tỷ lệ quân nhân mắc bệnh tâm thần ở các đơn vị còn khá cao, thời gian mang bệnh kéo dài, vì vậy các đơn vị cần sớm hoàn thiện hồ sơ để giám định nhằm điều trị kịp thời cho quân nhân. * Từ khóa: Sức khỏe tâm thần; Giám định tâm thần; Đặc điểm lâm sàng. Clinical Features of Patients in Psychiatric Examination at Medical Board of Mental Diseases, Ministry of Defense (2012 - 2014) Summary Objectives: To study general and clinical features of 218 patients examinated at Medical Board of the Mental Disease, Ministry of Defense (2012 - 2014). Subject: 218 patients (208 males, 10 females) were examinated on mental health from 01 - 2012 to 12 - 2014. Method: Retrospective research. Results: Schizophrenia 72.0%; depressive disorder 12.4%; bipolar disorder 5.0%. The abundance of clinical symptoms: in schizophrenia, the delusion of persecution: 59.2%; of being followed: 48.4%; the auditory hallucination commenting on patients: 57.3%; blunt emotions, loss of will: 29.3%; for the depressive patient: depressive mood, insomnia, slow mental movement and anorexia occupied to 100%. 57.8% of examinated patients were commissioned officers and soldiers. Patients aged 21 - 30 years old accounted for the highest rate (48.6%). 17 patients (7.8%) had been sick before they enlisted. Time with disease over 10 years: 14.7%; 5 - 10 years: 13.8%. Conclusion: There were many sodiers suffering from mental diseases in military, it‘s necessary to finish procedures for examination. * Key words: Mental health; Clinical features; Psychiatric examination. * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Huỳnh Ngọc Lăng (bacsiquaidi89@gmail.com) Ngày nhận bài: 04/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/04/2015 Ngày bài báo được đăng: 08/05/2015 112 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 ĐẶT VẤN ĐỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Tâm thần là bệnh nguy hiểm, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh tâm thần trong cộng đồng khá cao: tâm thần phân liệt 0,47%; rối loạn trầm cảm 2,8%; tỷ lệ mắc một trong mƣời bệnh tâm thần phổ biến là 14,9%. Trong quân đội có nhiều quân nhân mắc các bệnh tâm thần. Phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời giám định cho quân nhân bị bệnh tâm thần có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho quân nhân và nâng cao sức mạnh chiến đấu cho quân đội. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng ở BN tâm thần trong giám định tâm thần. 1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 218 BN (208 nam, 10 nữ) đƣợc giám định sức khỏe tâm thần tại Khoa A6, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2012 đến 12 - 2014. BN đƣợc điều trị, chẩn đoán xác định bệnh theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD 10 (1992). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Hồi cứu, mô tả cắt ngang có phân tích đánh giá từng trƣờng hợp, thống kê các tƣ liệu lâm sàng. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thuật toán thống kê y - sinh học. Bảng 1: Phân bố về tuổi (tại thời điểm giám định). TỔNG 3 NĂM TỶ LỆ (%) ≤ 20 46 21,1 21 - 30 80 36,7 31 - 40 38 17,4 > 41 54 24,8 218 100 TUỔI Cộng Tuổi tại thời điểm giám định của BN tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 21 - 30 (48,6%), đây là lứa tuổi của đa số quân nhân. Bảng 2: Phân bố về tuổi quân. TỔNG 3 NĂM TỶ LỆ (%) <2 79 36,2 2-5 35 16,1 5 - 10 22 10,1 > 10 82 37,6 218 100 TUỔI Cộng Bảng 3: Thời gian mang bệnh. THỜI GIAN TỔNG 3 NĂM TỶ LỆ (%) < 1 năm 38 17,4 1 - 3 năm 82 37,6 3 - 5 năm 26 11,9 5 - 10 năm 32 14,7 > 10 năm 30 13,8 Cộng 218 100 Trong 3 năm, BN mang bệnh với thời gian 1 - 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (37,6%). Tình trạng giữ BN mắc bệnh tâm thần lâu năm trong quân đội mà không làm hồ sơ giám định còn gặp ở nhiều đơn vị. 113 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 * Thời điểm khởi phát bệnh sau khi nhập ngũ: Thời điểm khởi phát bệnh < 1 năm: 39 BN (19,4%); 1 - 2 năm: 68 BN (33,8%); 2 - 5 năm: 18 BN (9,0%); 5 - 10 năm: 34 BN (16,9%); > 10 năm: 42 BN (20,9%). BN giám định có thời điểm khởi phát bệnh sau nhập ngũ sau 1 - 2 năm chiếm tỷ lệ cao. 17 BN bị bệnh trƣớc khi nhập ngũ (năm 2013: 5 BN; năm 2014: 12 BN). Điều này phản ánh công tác sàng tuyển quân nhân còn chƣa chặt chẽ, vẫn còn công dân mắc bệnh tâm thần nhập ngũ. 2. Đặc điểm lâm sàng. Bảng 4: Cơ cấu bệnh. CHẨN ĐOÁN Tâm thần phân liệt TỶ LỆ (%) n Thể paranoid 111 Thể di chứng 39 70,70 24,84 72,0 157 Thể giản đơn 4 2,55 Thể không biệt định 3 1,91 Trầm cảm 27 Rối loạn cảm xúc lƣỡng cực 11 Các rối loạn tâm thần do chấn thƣơng sọ não 10 Rối loạn cảm xúc do nghiện rƣợu mạn tính 3 12,4 5,0 4,6 1,4 Khác 10 4,6 Cộng 218 100 Trong cơ cấu bệnh, tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ cao nhất (72,0%); rối loạn trầm cảm (12,4%); rối loạn cảm xúc lƣỡng cực (5,0%). Trong các mặt bệnh tâm thần, tâm thần phân liệt đứng đầu về số lƣợng cũng nhƣ mức độ giảm sút sức 114 khỏe. Bệnh tâm thần phân liệt, thể paranoid chiếm tới 111/157 BN (70,7%), thể di chứng 39/157 BN (24,84%), thể giản đơn 4/157 BN (2,55%) còn lại thể không biệt định 3/157 BN (1,91%). * T lệ mất sức: Tỷ lệ mất sức < 41%: 4 BN (1,8%); 41 - 60%: 52 BN (24,0%); 61 - 80%: 150 BN (69,1%); ≥ 81%: 11 BN (5,1%). Tỷ lệ mất sức 61 - 80% chiếm tỷ lệ cao nhất, hầu hết là BN tâm thần phân liệt, đặc biệt 5,1% có tỷ lệ mất sức ≥ 81%, hầu hết do bệnh thực tổn hoặc do di chứng bệnh tâm thần phân liệt hoặc sa sút trí tuệ. * Đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt: Hoang tƣởng bị theo dõi: 76 BN (48,4%); hoang tƣởng bị hại: 93 BN (59,2%); hoang tƣởng liên hệ: 4 BN (2,5%); ảo thanh bình phẩm: 90 BN (57,3%); ảo thanh xui khiến: 8 BN (5,1%); ảo thanh ra lệnh: 7 BN (4,5%); cảm xúc cùn mòn: 46 BN (29,3%); ngôn ngữ nghèo nàn: 46 BN (29,3%); mất ý chí: 46 BN (29,3%). Hầu hết các trƣờng hợp bị bệnh thể paranoid có cả hoang tƣởng và ảo giác, một số trƣờng hợp thể di chứng vẫn còn hoang tƣởng và ảo giác mờ nhạt, với thể di chứng, BN hầu nhƣ có đủ triệu chứng cùn mòn cảm xúc, mất ý chí và ngôn ngữ nghèo nàn. Kết quả trên phù hợp với ICD 10, DSM IV. Hoang tƣởng bị hại, hoang tƣởng bị theo dõi, ảo thanh bình phẩm rất hay gặp ở BN tâm thần thể paranoid. * Đặc điểm lâm sàng ở BN rối loạn trầm cảm: Khí sắc giảm: 27 BN (100%); mất hứng thú và sở thích: 22 BN (81,5%); mệt mỏi mất năng lƣợng: 23 BN (85,2%); mất TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 ngủ: 27 BN (100%); chán ăn, sút cân: 27 BN (100%); chú ý, trí nhớ kém: 20 BN (74,1%); vận động tâm thần chậm chạp: 27 BN (100%); cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: 17 BN (63,0%); ý định và hành vi tự sát: 6 BN (22,2%). 100% BN có các triệu chứng nhƣ khí sắc giảm, mất ngủ, vận động tâm thần chậm chạp và chán ăn, triệu chứng hay gặp nữa là mệt mỏi, mất năng lƣợng: (85,2%). KẾT LUẬN Trong 3 năm đã giám định bệnh tâm thần tại Hội đồng Giám định Bệnh tâm thần, Bộ Quốc phòng cho 218 BN, chúng tôi thấy: * Đặc điểm chung: BN giám định tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 21 - 30 (48,6%). 17 BN (7,8%) bị bệnh trƣớc khi nhập ngũ. Số lƣợng mắc bệnh từ 5 - 10 năm 14,7% và > 10 năm 13,8%. Thời điểm mắc bệnh sau nhập ngũ 1 - 2 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (33,8%). * Đặc điểm lâm sàng: Tâm thần phân liệt 72,0%; rối loạn trầm cảm 12,4%; rối loạn cảm xúc lƣỡng cực 5,4%. Các triệu chứng lâm sàng rất phong phú: ở BN tâm thần phân liệt hoang tƣởng bị hại 59,2%; hoang tƣởng bị theo dõi 48,4%; ảo thanh bình phẩm 57,3%; cảm xúc cùn mòn, mất ý chí 29,3%; ở BN trầm cảm: khí sắc giảm, mất ngủ, vận động tâm thần chậm chạp và chán ăn 100%. Tỷ lệ mất sức tập trung nhiều 61 - 80% chiếm 69,1%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Cường. Điều tra dịch tễ một số bệnh tâm thần thƣờng gặp ở các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam. Đề tài cấp Bộ Y tế. 2002. 2. Cao Tiến Đức, Đinh Việt Hùng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở BN giám định sức khỏe tâm thần tại Hội đồng Giám định Sức khỏe Tâm thần, Bộ Quốc phòng năm 2013. 2014. 3. Nguyễn Văn Ngân, Ngô Ngọc Tản. Giám định pháp y tâm thần. Tâm thần học và Tâm lý học. NXB Quân đội Nhân dân. 2007. 4. Tổ chức Y tế Thế giới. Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (PLBQT-10F) về các rối loạn tâm thần và hành vi. Genever. 1992, tr.53-62. 5. American Psychiatric Association. Diagnostic and statistical manual of mental disorders. Fourth edition. 1994, pp.325-341. 6, David Semple, Roger Smyth. Oxford rd hand book of psychiatric 1 edition. Oxford University press. 2005, p.190. 115
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.