Một số chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lý 12: Phần 1

pdf
Số trang Một số chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lý 12: Phần 1 208 Cỡ tệp Một số chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lý 12: Phần 1 20 MB Lượt tải Một số chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lý 12: Phần 1 6 Lượt đọc Một số chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lý 12: Phần 1 201
Đánh giá Một số chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lý 12: Phần 1
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 208 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

» ■ Đỗ NGỌC TIẾN - LÊ THỊ MỸ PHƯỢNG > ỉ ỉ -.'h . ■ 'W ' ^ Tài liệu ôn thi tốt nghiệp T H P T ^ ^và tuyến sinh đại học,-< ? CHUYÊN ĐÉ ỔN TẬP VÀ LUYỆN THI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Đỗ NGỌC TIẾN - LÊ THỊ MỸ PHƯỢNG CHUYÊN DỀ ÒN TẬP VÀ LUYỆN THI ĐỊALÌ ^ Câu hồi lí thuyết ^ Câu hỏi sử dụng atlat đỊa lí Việt Nam ^ Bằi tập thực hành vẽ, nhận xét vằ glảl thích biểu đA' * Bài tập phân tích số liệu thống kê 2 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LỜI NÓI ĐÀU Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương về các kỳ thi, với yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng kì thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng; với mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cần thiết cho các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh ôn tập kiến thức, nâng cao chất lượng các kỳ thi; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội giới thiệu bộ sách “Chuyên đề ôn tập và luyện th i...” gồm các môn Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tiếng Anh. Sách “Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lý 12” được viết theo chủ đề bài giảng, bám sát với nội dung chương trình sách giáo khoa để giúp cho học sinh và giáo viên dễ dàng tham khảo. Trong các bài theo chủ đề thưòng có các nội dung cụ thể: - Câu hỏi lí thuyết. - Câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. - Bài tập thực hành vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ - Bài tập phân tích sổ liệu thống kê. Hi vọng rằng đây sẽ là một tài liệu hết sức hữu ích đối với học sinh lớp 12 và giáo viên Địa lí trong quá trình học tập của học sinh cũng như giảng dạy của giáo viên. Trong quá trình biên soạn, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh được các thiếu sót. Chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các em học sinh, các thầy cô giáo và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn. NHÀ XUẤT BẢN ĐỊA Lí VIỆT NAM VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG Đổl MỚI VÀ HỘI NHẬP Câu 1. Chứng minh rằng công cuộc đổi mói là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội. Nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mói. Hướng dẫn trả tời a. Bối cảnh * Trong nước - Sau ngày giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào 2 nhiệm vụ: + Hàn gắn các vết thưong chiến tranh. + Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. - Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. - Chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh. * Quọc tế - Tình hình trong nước và quốc tể vào những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX diễn biến hết sức phức tạp. + Trước năm 1995, Hoa Kì vẫn thực hiện chính sách cấm vận Việt Nam. + Cuối thập kỉ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX, hệ thống các nước XHCN tan rã. Thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn. + Sự phá hoại của các thế lực thù địch. b. Diễn biến - Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm 1979. Những đổi mới đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 10” và “khoán 100”, sau đó lan sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. - Đường lối đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). - Nền kinh tế - xã hội của nước ta phát triển theo ba xu thế; + Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội; + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c. Thành tựu - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. - Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số (năm 1986: 487,2%; năm 2000: -1,6%; năm 2005: 8,3%). - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. (Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 1987 - 2004 của Việt Nam là 6,9%, chỉ sau Xinh-ga-po (7,0%) trong cả nước ASEAN). - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 chỉ còn 21%. Tỉ ừọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt 41%, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ (38%). - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét: + Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. + Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. + Những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển. - Nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện. + Tỉ lệ nghèo chung giảm từ 58,1% năm 1993 còn 19,5% năm 2004. + Tỉ lệ nghèo lương thực giảm từ 24,9% năm 1993 còn 6,9% năm 2004. d. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. - Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. - Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hoá mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kirủi tế thị trường. Bài tập ' Cho bảng sổ liệu sau đây: Tốc độ tăng tniởng GDP hàng năm của nước ta trong giai đoạn 1977 - 2012 Năm % Năm % Năm % 1977 5,3 1989 4,7 2001 6,9 1978 1,1 1990 5,1 2002 7,1 1979 - 1,8 1991 5,8 2003 7,3 1980 -3,6 1992 8,7 2004 7,8 1981 2,3 1993 8,1 2005 8,4 1982 8,8 1994 8,8 2006 8,2 1983 7,2 1995 9,5 2007 8,5 1984 8,3 1996 9,3 2008 6,3 1985 5,7 1997 8,2 2009 5,3 1986 2,8 1998 5,7 ^ 2010 6,8 1987 3,6 1999 4,8 2011 5,9 1988 6,0 2000 6,8 2012 5,0 1. Vẽ biểu đồ thế hiện tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở nước ta giai đoạn 1977-2012. 2. Tính tốc độ tăng trưởng bình quân các giai đoạn: 1977 - 1980; 1981 - 1985; 1986 - 1990; 1991- 1995; 1996 - 2000; 2001 - 2005; 2006-2012. 3. Nhận xét và giải thích sự phát triển kinh tế nước ta trong các giai đoạn kể trên. Hướng dẫn 1. Vẽ biểu đồ • Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP nước ta, giai đoạn 1977 - 2012 % 2. Tính tốc độ tăng trưởng bình quân qua các thời kì: - 1977 - 1980: 0,25% - 1981 - 1985: 6,5% - 1986 - 1990: 4,4% - 1991- 1995: 8,2% - 1996 - 2000: 7,0% - 2001 - 2005: 7,5% - 2006 - 2012; 5,5% 3. Nhận xét - Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều (năm cao nhất 1995: 9,5%, năm thấp nhất 1980: -3,6 %). Nguyên nhân do tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và của thế giới đến nước ta khác nhau trong các giai đoạn trên. - Tốc độ tăng trưởng GDP không đều giữa các giai đoạn: + Giai đoạn 1976 -1980: đây là giai đoạn tăng trưởng thấp nhất, trung bình (0,25%), là giai đoạn nước ta bước vào thời kì khủng hoảng kinh tế kéo dài. Nguyên nhân: - Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu; - Nen kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh kéo dài hên 30 năm; - Chính sách cấm vận của Hoa Kì; - Sự phá hoại của các thế lực thù địch; 8 - Cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp kéo dài, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Giai đoạn 1981 - 1985: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao (6,5%) là do đã có sự đổi mới, bắt đầu trong sản xuất nông nghiệp (cơ chế khoán 10), từ đó lan sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. + Giai đoạn 1986 - 1990: tốc độ tăng trưởng lại giảm và chưa ổn định, GDP bình quân đạt 4,4%. Nguyên nhân do tác động của việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhà nước xoá bỏ bao cấp nên khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể chưa thích ứng ngay được. Mặt khác thị trường truyền thống các nước XHCN bắt đầu gặp khó khăn cũng có tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu hàng hoá của nước ta. + Giai đoạn 1991 - 1995: nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân 8,2%. Riêng năm 1995 đạt tốc độ 9,5 % cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân là do công cuộc đổi mới, với nền kinh tế nhiều thành phần và chính sách mở cửa trong quan hệ kinh tế đối ngoại. + Giai đoạn 1996 - 2000: Nhịp độ tăng trưởng vẫn khá cao tuy nhiên có giảm sút so với giai đoạn trước. Nguyên nhân của tình trạng này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ của các nước trong khu vực Đông Nam Á, sau lan sang các nước Đông Á, làm tốc độ xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta giảm sút. + Giai đoạn 2001 - 2005: Kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng liên tục, năm sau tăng nhanh hơn năm trước, đạt mức trung bình 7,5%. Mặc dù chưa bằng giai đoạn trước, nhưng lại mở đầu cho một giai đoạn phát triển kinh tế mới. Nguyên nhân do chính sách kích cầu của Nhà nước; như ban hành Luật Doanh nghiệp, có tác động mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của khu vực tư nhân. Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư từ các nước. + Giai đoạn 2006 - 2012: Nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng đến năm 2007, sau đó giảm còn 5,0% năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn phát triển theo chiều rộng (về số lượng) và chứa đựng những yếu tố không ổn định. Tuy nhiên so với khủng hoảng của nền kinh tế thế giới thời kỳ này thì tốc độ tăng trưởng trung bình 5,5% cũng là thành tựu đáng kể đối với việc phát triển kinh tế. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - PHẠM VI LÃNH TH ổ • • • Câu 1. Trình bày đặc điểm, ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta. Hướng dẫn trả lời 1. Vị trí địa lí a. Đặc điểm: . - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dưcmg, ở gần trung tâm của vùng Đông Nam Á. - Trên đất liền giáp Lào, Campuchia, Trung Quốc. - Trên biển giáp Trung Quốc, Campuchia, Philíppin, Brunây, Malaixia, Singapore, Thái Lan, Inđônêxia. b. Hệ tọa độ địa lí: - Trên đất liền. Địa giới hành chính Điểm cực Tọa độ Bắc 23®23'B Nam 8'’37'B Tây 102°09'Đ Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đông 109‘’24'Đ Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau - Trên biển: Các đảo của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6°50'B, từ khoảng kinh độ 101°Đ đến khoảng 117®20'Đ trên Biển Đông. - Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lón. - Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7, thuận lợi cho việc quản lí đất nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác. 2. Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. a. Vùng đất - Vùng đất của nước ta gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích là 331.212 km^ (Niên giám thống kê 2006). - Nước ta có hơn 4.600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó; + Phía bắc giáp Trung Quốc, chiều dài hơn 1.400 km 10 + Phía tây giáp Lào chiều dài gần 2.100 km + Phía tây nam giáp Campuchia chiều dài hơn 1.100 km - Nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km, cong như hình chữ s, chạy dài từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía tây nam. - Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông. - Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nằng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà). b. Vùng biển Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. + Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Nội thuỷ cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. Nhà nước có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ. + Lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1.852 m). Lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển. Tàu thuyền được phép đi qua không gây hại. + Vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư... Tàu thuyền được tự do đi lại. + Vùng đặc quyền về kinh tế là vừng tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về khai thác tài nguyên ừong lòng biển. Máy bay được đi lại tự do. + Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. ở vùng này chúng ta có hoàn toàn có chủ quyền khai thác tài nguyên trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Như vậy theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, trên 1 triệu km^ tại Biển Đông. c. Vùng trời Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. 11
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.