Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

pdf
Số trang Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 Cỡ tệp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 461 KB Lượt tải Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 1 Lượt đọc Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 67
Đánh giá Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 16-18 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Đàm Thị Kim Thu - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 23/07/2017; ngày sửa chữa: 27/07/2017; ngày duyệt đăng: 04/08/2017. Abstract: Children with Autism Spectrum Disorders have a lot of difficulties in their life and learning because they are defective in behavior, language, communication and social interaction. This article proposes some measures to develop language and communication for children with autism spectrum disorders. These are bases to help the child can improve their language and be confident in communication, in learning and integration into the community. Keywords: Children with Autism Spectrum Disorders, develop, language, communication. Nhưng để việc GT có hiệu quả hơn và truyền tải được những thông tin mà bạn muốn nói một cách rõ ràng và chiếm được cảm tình của người khác là điều mà ai cũng cần học hỏi. Đối với mỗi người, GT là một kĩ năng quan trọng có thể ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ của người đó. GT là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong GT, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng GT không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng GT với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần GT đó đạt được kết quả như bạn mong đợi?... 2.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 2.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ: - Ngôn ngữ tiếp nhận Mức độ phát triển ngôn ngữ hiểu ở trẻ em TK cũng rất đa dạng. Một số trẻ hiểu ngôn ngữ không lời và gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ nói. Phần lớn có thể hiểu những hướng dẫn đơn giản, hiểu được tên gọi của những vật đơn giản, gần gũi, như “đưa cho mẹ cái cốc”... Quá trình xử lí thông tin thường chậm chạp, khó khăn khi ai đó nói quá nhanh. Vốn từ nghèo nàn, cấu trúc ngữ pháp thường bị sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gặp khó khăn trong việc hiểu những câu nói phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin. Trẻ sẽ dễ hiểu hơn nếu những gì được nói có kèm hình ảnh minh họa. - Ngôn ngữ diễn đạt Sự khiếm khuyết trong việc sử dụng ngôn ngữ thì rất phổ biến và được coi là đặc điểm nhận dạng của những trẻ mắc rối loạn TK. Cứ 4-5 trẻ thì có một trẻ không bao giờ nói. Một số trẻ chỉ có thể bắt chước tiếng kêu của con vật, phát ra những âm thanh vô nghĩa... 1. Mở đầu Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) có những khó khăn đặc trưng về hành vi và ngôn ngữ, giao tiếp (GT); vì vậy, ở những trẻ này, khả năng đưa ra các thông tin rõ ràng để người khác có thể hiểu được là rất hạn chế. Hiện nay, tỉ lệ trẻ RLPTK có sự gia tăng nhanh chóng, điều đó là một thách thức không nhỏ đối với giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Việc đưa ra các biện pháp giúp trẻ RLPTK phát triển về ngôn ngữ, GT sẽ giúp trẻ cải thiện các mối quan hệ, giúp trẻ có thể tham gia vào quá trình giáo dục một cách dễ dàng hơn; đồng thời, làm giảm bớt các vấn đề mà trẻ có thể phải đối mặt - là một vấn đề cần được quan tâm từ nhiều phía. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề chung về rối loạn phổ tự kỉ, ngôn ngữ, giao tiếp 2.1.1. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về tự kỉ (TK). Về cơ bản, có thể thống nhất các nội dung cốt lõi của khái niệm TK như sau: TK là một dạng khuyết tật phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về GT, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, rập khuôn. RLPTK bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm như trên, song khác nhau về phạm vi, mức độ nặng, khởi phát và tiến triển của triệu chứng theo thời gian. Theo phiên bản DSM-V, RLPTK được sử dụng thay cho tên gọi “rối loạn phát triển diện rộng”, và không còn xu hướng phân chia các dạng “TK” mà thay vào đó là một tên gọi chung và tiêu chí chẩn đoán chung cho “RLPTK”. 2.1.2. Ngôn ngữ, giao tiếp Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của mỗi người. Khi bạn muốn nói chuyện hoặc trao đổi thông tin với một ai đó thì bạn phải sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những thông điệp mà bạn muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là một công cụ GT mà chúng ta luôn sử dụng hàng ngày. 16 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 16-18 Một trong những khó khăn về ngôn ngữ của trẻ chính là việc phát triển ngôn ngữ của chúng chậm hơn bình thường. Chúng thường bắt đầu bằng việc lặp lại những từ người khác nói, đặc biệt là một vài từ ở cuối câu, thậm chí chúng còn bắt chước cả giọng điệu của người nói. Việc lặp lại những ngôn ngữ này có thể có một số ý nghĩa với trẻ. Những điều mà chúng lặp lại có thể phù hợp với một vài tình huống nhất định nhưng trong nhiều trường hợp chúng sử dụng không phù hợp. Một số trẻ không bao giờ vượt qua được giai đoạn nhại lời, một số khác chúng cũng chuyển sang giai đoạn tiếp theo - bắt đầu nói một số từ và cụm từ mà nó nghĩ ra. Giai đoạn tiếp theo, chúng cũng có thể nói câu ngắn nhưng thường xuyên bị sai mà điển hình đó là việc sử dụng từ ngược nghĩa. Một số trẻ có hiện tượng sử dụng ngôn ngữ một cách máy móc, kì quặc, quá văn phạm, cầu kì. Trong một số trường hợp, sự phát triển ngôn ngữ có thể bị thoái lui, ban đầu có thể nói nhưng sau đó giảm dần và có thể mất hẳn. Một số trường hợp khác, đột nhiên đứa trẻ chưa từng nói gì lại nói một từ hoặc một cụm từ, thậm chí một câu hết sức rõ ràng, nhưng sau đó không bao giờ lặp lại nữa. 2.2.2. Đặc điểm về giao tiếp Khó khăn về GT là một trong những khiếm khuyết điển hình nhất thường gặp phải ở những trẻ và cả người lớn mắc rối loạn TK, ngay cả những người có trí tuệ và ngôn ngữ phát triển tốt. Trẻ thường ít có và không duy trì được động lực GT. Trẻ mắc rối loạn TK thường ít hoặc gần như không có nhu cầu GT với người khác một cách thường xuyên. Khi trẻ muốn GT, chúng lại gặp hàng loạt những vấn đề về kĩ năng GT. Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng công cụ GT, cả công cụ GT có lời và công cụ GT không lời (cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể...). Khó khăn trong việc hiểu mục đích của GT cũng như những nguyên tắc trong GT (luân phiên, “ngôn ngữ thầm”...). Trẻ thường GT với người khác một cách “kì cục” vì chúng không hiểu được những nguyên tắc tương tác xã hội thường được dùng trong khi GT với người khác. GT là một vấn đề lớn ở phần lớn trẻ em và những người lớn có rối loạn TK. 2.3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 2.3.1. Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ GT phải diễn ra trong một môi trường xã hội của trẻ RLPTK. Trên cơ sở đó, trẻ sẽ được tham gia vào các trải nghiệm lặp đi lặp lại, nhờ đó GT sẽ trở nên có ý nghĩa với trẻ. Điều quan trọng là trẻ cần học GT để thể hiện những mong muốn, nhu cầu, tình cảm một cách trực tiếp phù hợp trong chính môi trường sống của mình. Để làm được điều đó, cần chú ý: - Dành thời gian để quan sát trẻ: để xác định cái trẻ đang nhìn và cái trẻ thích. Với cách này, chúng ta sẽ biết được ai hay hoạt động nào hay vật gì thu hút sự chú ý của trẻ. Đó có thể là điều kiện để người GT với trẻ tận dụng để thu hút trẻ khi GT. - Hạn chế sự xao nhãng: nếu kĩ năng của trẻ chưa tiến bộ, cố gắng dành thời gian chơi hàng ngày với trẻ trong môi trường khó bị xao nhãng. Trẻ RLPTK thường gặp khó khăn trong việc nhận thức và tư duy rập khuôn, định hình nên để trẻ hiểu một địa điểm nhất định được sử dụng để làm gì và loại hành vi nào cần phải có ở địa điểm đó. Người lớn nên chủ động hành vi GT mà chúng ta mong muốn trẻ có được để trẻ quan sát và bắt chước. Hoạt động GT diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, do đó chúng ta có thể tận dụng các tình huống GT tự nhiên với trẻ để phát triển kĩ năng GT. 2.3.2. Định hướng cho trẻ khi giao tiếp Giúp trẻ nhận ra mình đang nói chuyện ở đâu? Khi nào? Trong bao lâu? Với ai? Với nội dung gì? Kết cấu rõ ràng và có tính dự đoán được về môi trường xung quanh sẽ mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. Trong khi định hướng GT cho trẻ, người GT với trẻ sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ. Từ đó, trẻ sẽ tập trung chú ý tốt hơn vào hoạt động GT. Trẻ có cơ hội hiểu vai trò của mình trong hoạt động GT là gì? Nhờ thế sẽ có cơ hội bắt chước các hoạt động GT của người khác, đáp ứng lại người khác, sự tương tác xã hội phù hợp với người khác. 2.3.3. Sử dụng công cụ giao tiếp đa dạng, phù hợp với trẻ Trẻ RLPTK ở nhiều mức độ khác nhau như: rất nặng, nặng, trung bình, nhẹ. Với những mức độ GT khác nhau: mức độ GT phi biểu tượng, phi ngôn ngữ; mức độ GT tiền biểu tượng, tiền ngôn ngữ; mức độ GT biểu tượng và ngôn ngữ. Trẻ RLPTK hạn chế nhiều về phát triển trí tuệ, nhận thức, trí nhớ, tư duy. Trẻ cũng có hạn chế về khả năng quan sát, vận động... gây nhiều khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ nói cũng như trong việc thể hiện được mình. Tùy vào khả năng và nhu cầu của từng trẻ mà chúng ta lựa chọn những công cụ GT khác nhau nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc tương tác, thể hiện, và thực tế. - Bắt chước: Đối với trẻ TK, việc dạy kĩ năng bắt chước là rất quan trọng. Trẻ có kĩ năng bắt chước nghĩa là trẻ có khả năng diễn đạt hành động của người khác và từ đó biết cách để bắt chước người khác. Để học bắt chước, trẻ phải có khả năng thực hiện ít nhất ba việc: chơi theo lượt, tham gia vào các hoạt động chơi, và lặp lại các đặc tính nổi bật của hoạt động chơi đó. Trẻ TK học hiểu/nhận thức và học kĩ năng tiền GT khác hẳn trẻ phát triển bình thường và điều quan trọng đối với trẻ TK là 17 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 16-18 học các kĩ năng nhận thức này, nó sẽ không yêu cầu rằng trẻ phải sử dụng một cách thành thạo các kĩ năng đó trước khi bắt đầu dạy các cách GT dùng biểu tượng. Việc dạy kĩ năng tiền GT có thể được dạy đồng thời với việc dạy chiến lược GT biểu tượng như PECS, ngôn ngữ kí hiệu và lời nói, một cách tương ứng. - Tiến hành GT trong tình huống cụ thể: Khi trẻ đã quen với một số công cụ GT và có thể sử dụng GT hoặc có thể bắt chước khi được kích thích, ta có thể chủ động tiến tới GT với trẻ bằng những công cụ GT trong những tình huống cụ thể. Điều này sẽ cho trẻ cơ hội hiểu được ý nghĩa của từng hành động trong hoạt động GT. Trẻ sẽ học được cách sử dụng các phương tiện GT này thông qua việc bắt chước, lặp lại trong các tình huống tương tự. Dần dần, trẻ hiểu và biết cách sử dụng GT trong các tình huống xã hội một cách phù hợp. Ví dụ: cung cấp cho trẻ một bảng tranh thể hiện các bước để thực hiện kĩ năng đánh răng và hướng dẫn trẻ cụ thể. - Tiếp cận cá nhân: Với biện pháp tiếp cận cá nhân, người lớn sẽ định hướng GT cho trẻ một cách rõ ràng hơn. Nhờ đó, trẻ có cơ hội tập trung chú ý, có cơ hội lặp lại hoạt động mẫu (bắt chước người khác). Trẻ cũng có cơ hội học cách phản hồi của người khác, trẻ cũng dần hiểu và thực hiện sự lần lượt trong GT để đáp ứng lại người khác. 2.3.4. Tổ chức các hoạt động trò chơi nhằm phát triển các kĩ năng bắt chước và luân phiên cho trẻ Chơi là cách để trẻ khám phá thế giới. Đó cũng là hoạt động mà trẻ có thể chia sẻ với mọi người. Bằng cách cùng nhau thực hiện các hoạt động trong đó có kích thích khả năng tập trung chú ý, trẻ sẽ học được các kĩ năng GT bao gồm: GT không lời, luân phiên, bắt chước. Điều quan trọng là trẻ phải được chơi theo nhiều cách và có người khác cùng tham gia. Giáo viên, cha mẹ hay người hướng dẫn trẻ cần có những biện pháp lôi cuốn trẻ vào hoạt động chơi, các trò chơi có luật lệ với người, vật, hành động,... Trẻ phải được tự do khám phá, tìm các kĩ năng mới và ôn lại các kĩ năng cũ trong quá trình chơi. Trẻ học cách chơi tốt hơn nếu có người khác cùng chơi và nhờ đó trẻ có thể học được các kĩ năng bắt chước, luân phiên, lần lượt để GT. 3. Kết luận Để trẻ RLPTK có thể phát triển tốt về ngôn ngữ - GT rất cần các biện pháp tác động phù hợp từ giáo viên, bên cạnh đó cần có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường gia đình - xã hội. Mặc dù trẻ RLPTK có những khiếm khuyết làm cản trở tới sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ nhưng chúng ta phải luôn tin tưởng vào sự tiến bộ của trẻ nếu trẻ được quan tâm, can thiệp sớm. Đó là cơ sở để giúp trẻ có thể tiến bộ, tự tin hơn trong GT, trong học tập và hòa nhập cộng đồng. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Xuân Hải (2009). Giáo dục học trẻ khuyết tật. NXB Giáo dục. [2] Vũ Thị Bích Hạnh (2007). Tự kỉ - phát hiện sớm và can thiệp sớm. NXB Y học. [3] Trung tâm Nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em (2011). Hỗ trợ kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ mắc hội chứng tự kỉ. NXB Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013). Tự kỉ - những vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm. [5] Hội Tâm thần học Hoa Kì (2013). Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5). MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO... (Tiếp theo trang 10) đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Qua đó, góp phần giữ nghiêm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, xây dựng các tổ chức đảng ở Đảng bộ Nhà trường trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3. Kết luận Các biện pháp cần phải thực hiện đồng bộ, toàn diện ở các bộ phận, đơn vị trong Trường Sĩ quan Chính trị để phát huy được hiệu quả. Từ đó, các biện pháp trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế hiện tại, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách của các tổ chức đảng trong Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị (2015). Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị lần thứ IX. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016). Nghị quyết số 94-NQ/ĐU ngày 30/3/2016 về xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2016-2020. [4] Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016). Nghị quyết số 130- NQ/ĐU ngày 22/8/2016 lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 18
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.