Một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn bóng ném cho nam sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn

pdf
Số trang Một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn bóng ném cho nam sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn 8 Cỡ tệp Một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn bóng ném cho nam sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn 282 KB Lượt tải Một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn bóng ném cho nam sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn 0 Lượt đọc Một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn bóng ném cho nam sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn 3
Đánh giá Một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn bóng ném cho nam sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

12, SốTr.2,59-66 2018 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, SốTập 2, 2018, MỘT SỐ BÀI TẬP CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT DẪN BÓNG MỘT TAY CƠ BẢN TRONG MÔN BÓNG NÉM CHO NAM SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LÊ MINH TÚ*, THÁI BÌNH THUẬN Khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bóng ném là một môn thể thao tập thể, có tính đối kháng cao. Vì vậy, để đạt thành tích cao trong thi đấu, ngoài yếu tố thể lực thì yếu tố kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng và một trong những kỹ thuật là dẫn bóng một tay cơ bản. Để góp phần nâng cao thành tích kỹ thuật dẫn bóng dành cho nam sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, qua nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn ra 3 bài kiểm tra đánh giá và 10 bài tập. Việc ứng dụng các bài tập này không chỉ nhằm góp phần nâng cao kỹ thuật dẫn bóng cho người học mà còn nâng cao chất lượng giảng dạy bóng ném cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, trường Đại học Quy Nhơn. Từ khóa: Bóng ném, kỹ thuật môn bóng ném. ABSTRACT Some Specialized Exercises to Enhance Basic One-Hand Lead Tactics in Handball for Male Students of Physical Education at Quy Nhon University Hanball is a team sport with high antagonism. For outstanding achievements in competitions, in addition to physiscal factors, the player’s skills play an important role, and one of these skills is the basic onehand lead tactic. To improve technical performance for male students majored in physiscal education, through empirical research, we have choosen three assessment tests and ten exercises. The application of these exercises not only contribute to improving their ball techniques but also improving the quality of teaching handball for students of physical education at Quy Nhon University. Keywords: Hanball, Hanball technique. 1. Thực trạng chương trình giảng dạy môn bóng ném ở khoa Giáo dục thể chất Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn Bóng ném là một trong số các môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức ở đại hội Olympic. Ở Việt Nam, môn Bóng ném được du nhập vào muộn (sau năm 1975), gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu nhưng sau đó được duy trì và phát triển. Hiện nay, Bóng ném được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia và giảng dạy ở các trường Đại học trên cả nước. Trong các kỹ thuật cơ bản của Bóng ném, dẫn bóng là một kỹ thuật cá nhân quan trọng thường dùng để đột phá và gây rối loạn cho hàng phòng thủ của đối phương trong tấn công. Dẫn bóng là một dạng kỹ thuật trọng yếu mà các đấu thủ bóng ném cần phải rèn luyện thuần thục. Email: leminhtudhqn@yahoo.com Ngày nhận bài: 8/9/2017; Ngày nhận đăng: 02/11/2017 * 59 Lê Minh Tú, Thái Bình Thuận Môn bóng ném được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên theo quy định về chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giảng dạy thực hành kỹ thuật bóng ném ở khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, Trường đại học Quy Nhơn gồm những kỹ thuật như: nhận bóng, chuyền bóng, ném bóng cầu môn, dẫn bóng, chiến thuật… Bảng 1. Chương trình giảng dạy thực hành môn Bóng ném, khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn TT Nội dung chính Số tiết Tỷ lệ (%) 1 Nhận bóng 3/15 20 2 Chuyền bóng 3/15 20 3 Dẫn bóng 3/15 20 4 Ném bóng cầu môn 3/15 20 5 Chiến thuật 3/15 20 Qua bảng 1 cho thấy, mỗi kỹ thuật chiếm khoảng 3/15 tiết học, tỷ lệ 20% so với chương trình giảng dạy môn bóng ném. Tuy nhiên, các kỹ thuật cơ bản của Bóng ném thì nhiều mà thời gian giảng dạy thực hành môn Bóng ném ít, vì vậy các giảng viên không có điều kiện thuận lợi để ứng dụng đầy đủ cho người tập, điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy môn Bóng ném. Các bài tập mà giảng viên đang sử dụng để nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản cho sinh viên được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Thực trạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn trong quá trình giảng dạy kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn Bóng ném của giáo viên khoa Giáo dục thể chất Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn (trong mỗi giáo án) TT TÊN BÀI TẬP KLVĐ KL QN 2 - 3 lần 2 phút 1 Dẫn bóng tốc độ 30m 2 Dẫn bóng tại chỗ 2 lần 1 phút 3 Chạy tốc độ 30m 3 lần 2 phút 4 Dẫn bóng zích zắc 2 - 3 lần 2 phút 5 Dẫn bóng biến tốc 3 lần 2 phút Có thể thấy, trong giảng dạy bóng ném các giảng viên sử dụng các bài tập để nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản cho sinh viên. Tuy nhiên để nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn bóng ném cho sinh viên thì số lượng bài tập và thời gian giảng dạy như chương trình của khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng đề ra chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của môn bóng ném. 60 Tập 12, Số 2, 2018 2. Lựa chọn các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn Bóng ném cho nam sinh viên khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn Dựa trên cơ sở thực tế việc sử dụng các bài tập chuyên môn và dựa trên cơ sở các tài liệu giảng dạy môn Bóng ném, chúng tôi tổng hợp được 20 bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn Bóng ném cho sinh viên khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn như sau: Bài tập 1: Dẫn bóng và thay đổi hướng di chuyển (theo tín hiệu còi): sang ngang, tiến lùi; Bài tập 2: Dẫn bóng có đối phương kèm. Người tấn công phải dẫn bóng qua người phòng thủ, còn người phòng thủ tìm mọi cách không cho người tấn công qua, tích cực tranh cướp bóng; Bài tập 3: Cầm bóng xoay tại chỗ 10 vòng, sau đó dẫn bóng ném cầu môn; Bài tập 4: “Trò chơi dẫn bóng”. Cầu thủ dẫn bóng đuổi bắt 4 - 5 cầu thủ khác đang dẫn bóng; nếu cầu thủ nào bị chạm người thì thay đổi nhiệm vụ; Bài tập 5: “Trò chơi vừa dẫn bóng vừa cản phá bóng của đối phương”. Các cầu thủ vừa dẫn bóng vừa tìm cách phá bóng của các cầu thủ khác trong phạm vi từ vạch cuối sân đến vạch 9m; Bài tập 6: “Trò chơi dẫn bóng tiếp sức”. (Theo đường thẳng cự ly 40m); Bài tập 7: Ngồi dẫn bóng tại chỗ, nghe tín hiệu bật lên dẫn bóng tăng tốc 30m; Bài tập 8: Hai người, một người dẫn bóng qua người phòng thủ còn lại theo diện tích 3m x 30m, sau đó đổi lại (3 vai tấn công, 3 vai phòng thủ); Bài tập 9: Dẫn bóng luồn qua 10 cọc, mỗi cọc cách nhau 3m; Bài tập 10: “Trò chơi dẫn bóng qua cọc tiếp sức”. Cầu thủ phải dẫn bóng qua 10 cọc (mỗi cọc cách nhau 3m) và dẫn ngược trở lại vạch xuất phát, sau đó di chuyển về cuối hàng; người kế tiếp thực hiện tương tự như vậy; Bài tập 11: Nằm sấp chống một tay, tay kia dẫn bóng tại chỗ, nghe tín hiệu bật lên dẫn bóng tăng tốc 30m; Bài tập 12: Hai người, một người dẫn bóng, còn người kia hai tay cầm bóng cố phá bóng của người dẫn bóng; Bài tập 13: Dẫn bóng tốc độ tối đa 30m; Bài tập 14: Hai người, người tấn công cố gắng dẫn bóng qua người ném cầu môn, người phòng thủ thì hai tay phải chắp sau lưng khi di chuyển và dùng thân truy cản; Bài tập 15: Bịt mắt dẫn bóng; Bài tập 16: Dẫn bóng cách quãng. Cầu thủ dẫn bóng tốc độ tối đa: Xuất phát từ cọc 1 đến cọc 2, về lại cọc 1, lên cọc 3, về cọc 2, lên cọc 4, về cọc 3, sau đó dẫn bóng tăng tốc ném cầu môn; Bài tập 17: Dẫn hai tay hai bóng cùng một lúc; Bài tập 18: Người không có bóng di chuyển bước chập để truy bắt các cầu thủ đang dẫn bóng, nếu bắt được thì thay đổi (3 người không bóng bắt 2 người đang dẫn bóng); Bài tập 19: Chạy tốc độ không bóng 30m; Bài tập 20: Chạy không bóng luồn qua 10 cọc, mỗi cọc cách nhau 3m. Để tăng tính khách quan và tính khả thi trong việc lựa chọn các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn Bóng ném cho sinh viên Giáo dục thể chất Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 2 lần (khoảng cách giữa 2 lần là 15 ngày) đối với các giảng viên về việc sử dụng các bài tập trên. Kết quả, 20 bài tập chúng tôi đưa ra được đa số giảng viên đánh giá ở mức độ đồng ý. Trong đó có 10 bài tập qua 2 lần phỏng vấn đều được đánh giá mức độ đồng ý với tỷ lệ 85% trở lên, đủ độ tin cậy để chúng tôi đưa vào thực nghiệm. Các bài tập được lựa chọn như sau: Bài tập 1: Dẫn bóng và thay đổi hướng di chuyển (theo tín hiệu còi): sang ngang, tiến lùi; Bài tập 2: Cầm bóng xoay tại chỗ 10 vòng, sau đó dẫn bóng ném cầu môn; Bài tập 3: “Trò chơi 61 Lê Minh Tú, Thái Bình Thuận dẫn bóng”. Cầu thủ dẫn bóng đuổi bắt 4 - 5 cầu thủ khác đang dẫn bóng; nếu cầu thủ nào bị chạm người thì thay đổi nhiệm vụ; Bài tập 4: “Trò chơi dẫn bóng tiếp sức” (Theo đường thẳng cự ly 40 m); Bài tập 5: “Trò chơi dẫn bóng qua cọc tiếp sức”. Cầu thủ phải dẫn bóng qua 10 cọc (mỗi cọc cách nhau 3 m) và dẫn ngược trở lại vạch xuất phát, sau đó di chuyển về cuối hàng; người kế tiếp thực hiện tương tự như vậy; Bài tập 6: Ngồi dẫn bóng tại chỗ, nghe tín hiệu bật lên dẫn bóng tăng tốc 30 m; Bài tập 7: Dẫn bóng luồn qua 10 cọc, mỗi cọc cách nhau 3 m; Bài tập 8: Hai người, một người dẫn bóng, còn người kia hai tay cầm bóng cố phá bóng của người dẫn bóng; Bài tập 9: Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m; Bài tập 10: Dẫn bóng cách quãng. Cầu thủ dẫn bóng tốc độ tối đa: Xuất phát từ cọc 1 đến cọc 2, về lại cọc 1, lên cọc 3, về cọc 2, lên cọc 4, về cọc 3, sau đó dẫn bóng tăng tốc ném cầu môn. Sau khi lựa chọn các bài tập, để đảm bảo quá trình áp dụng có hiệu quả, trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành xây dựng tiến trình áp dụng thực nghiệm trong 8 giáo án giảng dạy (8 tuần), mỗi giáo án là 100 phút, trong đó phần cơ bản chiếm 80 phút. Trong 80 phút của mỗi giáo án, chúng tôi ứng dụng các bài tập dẫn bóng chiếm thời lượng 30 phút; thời gian còn lại tập các kỹ thuật và thể lực khác trong Bóng ném. Quãng nghỉ giữa các bài tập dẫn bóng từ 3 - 5 phút. Yêu cầu về lượng vận động được trình bày ở bảng 3 và bảng 4. Bảng 3. Tiến trình thực nghiệm Giáo án số Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 Kiểm tra trước thực nghiệm Bài tập 1 x x Bài tập 2 x x Bài tập 3 x x Bài tập 4 x Bài tập 5 x x Bài tập 6 x Bài tập 7 x x x x x Bài tập 8 x x Bài tập 9 x x Bài tập 10 Kiểm tra sau thực nghiệm 62 x x x Tập 12, Số 2, 2018 Bảng 4. Yêu cầu thực hiện khối lượng vận động khi ứng dụng các bài tập chuyên môn đối với nhóm thực nghiệm (trong mỗi giáo án) TT Tên bài tập Khối lượng SL QN Cường độ 1 Dẫn bóng và thay đổi hướng di chuyển (theo tín hiệu còi): 2 lần x 2 - 3 phút 80 - 85% sang ngang, tiến lùi (1 lần 2 phút) 2 Cầm bóng xoay tại chỗ 10 vòng, sau đó dẫn bóng ném cầu môn 5 lần 3 phút 80 - 85% 3 “Trò chơi dẫn bóng”. Cầu thủ dẫn bóng đuổi bắt 4 - 5 cầu thủ khác đang dẫn bóng; nếu cầu thủ nào bị chạm người thì thay đổi nhiệm vụ 5 phút 2 phút 85 - 90% 4 “Trò chơi dẫn bóng tiếp sức” (theo đường thẳng cự ly 40 m) 3 lần 2 phút 85 - 90% 5 “Trò chơi dẫn bóng qua cọc tiếp sức”. Cầu thủ phải dẫn bóng qua 10 cọc (mỗi cọc cách nhau 3m) và dẫn ngược trở lại vạch xuất phát, sau đó di chuyển về cuối hàng; người kế tiếp thực hiện tương tự như vậy 3 lần 2 phút 85 - 90% 6 Ngồi dẫn bóng tại chỗ, nghe tín hiệu bật lên dẫn bóng tăng tốc 30 m 5 lần 2 phút 80 - 85% 7 Dẫn bóng luồn qua 10 cọc, mỗi cọc cách nhau 3m 3 lần 2 phút 70 - 80% 8 Hai người, một người dẫn bóng, còn người kia hai tay cầm bóng cố phá bóng của người dẫn bóng 3 lần 2 phút 80 - 85% 9 Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m 3 lần 2 phút 70 - 80% 10 Dẫn bóng cách quãng. Cầu thủ dẫn bóng tốc độ tối đa: Xuất phát từ cọc 1 đến cọc 2, về lại cọc 1, lên cọc 3, về cọc 2, lên cọc 4, về cọc 3, sau đó dẫn bóng tăng tốc ném cầu môn 3 lần 2 phút 80 - 85% Tiến trình thực nghiệm này được áp dụng cho nhóm thực nghiệm (B) còn nhóm đối chứng (A) vẫn tập luyện theo phân phối chương trình bình thường. Để làm cơ sở cho việc kiểm tra, so sánh, đánh giá kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn Bóng ném của sinh viên khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, trường Đại học Quy Nhơn trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, chúng tôi xác định các test thông qua 2 bước: Bước 1: Dựa trên các nguồn thông tin, dữ liệu khác nhau và bước đầu chọn được 5 test đánh giá kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn Bóng ném, bao gồm: Test 1: Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s); Test 2: Dẫn bóng luồn qua 10 cọc (s); Test 3: Chạy tốc độ không bóng 30 m (s); Test 4: Dẫn bóng cách quãng (s); Test 5: Chạy không bóng luồn qua 10 cọc (s). Bước 2: Trên cơ sở lựa chọn được 5 test đánh giá nêu trên, để đảm bảo các test đánh giá sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu có độ tin cậy và chính xác, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 lần (thời gian quãng cách giữa 2 lần phỏng vấn là 15 ngày) đối với 17 giảng viên của trường Đại học Quy Nhơn để lựa chọn những Test đánh giá phù hợp nhất. Kết quả phỏng vấn cho thấy, 63 Lê Minh Tú, Thái Bình Thuận các test đánh giá sau: dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s), dẫn bóng luồn qua 10 cọc (s), chạy tốc độ không bóng 30 m (s) đều được các giảng viên đồng tình rất cao (trên 85%), do đó chúng tôi tiến hành lựa chọn các test để đánh giá như sau: Test 1: Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s); Test 2: Dẫn bóng luồn qua 10 cọc (s); Test 3: Chạy tốc độ không bóng 30 m (s). Để so sánh thành tích đạt được ở hai nhóm sinh viên: nhóm đối chứng (A) và nhóm thực nghiệm (B), chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, thu thập số liệu trên cả 3 test đối với 28 sinh viên, trong đó có 14 sinh viên của nhóm đối chứng (A) và 14 sinh viên của nhóm thực nghiệm (B), với 2 lần kiểm tra, giữa lần 1 và lần 2 cách nhau 3 ngày. Chúng tôi lấy số liệu của lần thứ 2 và tiến hành phương pháp toán học thống kê để xử lý, tính toán số liệu cụ thể. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5. Kết quả kiểm tra thành tích 3 test của nhóm đối chứng A (NĐC) và nhóm thực nghiệm B (NTN) trước thực nghiệm TT Test 1 Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s) 2 Dẫn bóng luồn qua 10 cọc (s) 3 Chạy tốc độ không bóng 30 m (s) Nhóm Kết quả kiểm tra ( n­A= nB=14) x ±δ CV (%) NĐC (A) 4.77 ± 0.07 1.46 NTN (B) 4.84 ± 0.08 1.68 NĐC (A) 7.67 ± 0.13 1.71 NTN (B) 7.62 ± 0.17 2.22 NĐC (A) 4.36 ± 0.05 1.24 NTN (B) 4.38 ± 0.05 1.15 ttính t05 P 0.490 2.056 > 0.05 0.216 2.056 > 0.05 0.152 2.056 > 0.05 Bảng 5 cho chúng ta thấy, kết quả kiểm tra ở 3 test của nhóm đối chứng A và nhóm thực nghiệm B là tương đối đồng đều không có sự khác biệt đáng kể, thể hiện ở chỉ số biến thiên của cả 3 test đều có Cv < 10% và ttính< t05 ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Điều này chứng tỏ rằng, ở test dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s), test dẫn bóng luồn qua 10 cọc (s) và test chạy tốc độ không bóng 30 m (s), trước thực nghiệm của hai nhóm là tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhau về trình độ, thành tích ban đầu. Sau một thời gian thực nghiệm với 10 bài tập đã được lựa chọn (với thời gian là 8 tuần), chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 lần (giữa lần 1 và lần 2 cách nhau 3 ngày) đối với các test đã được xác định. Chúng tôi lấy số liệu của lần thứ 2 sau thực nghiệm của hai nhóm, tiến hành phương pháp toán học thống kê để đánh giá vai trò của các bài tập. Kết quả so sánh sau thực nghiệm giữa nhóm đối chứng (A) và nhóm thực nghiệm (B) được thể như sau: 64 Tập 12, Số 2, 2018 Bảng 6. Kết quả kiểm tra thành tích 3 test của nhóm đối chứng A (NĐC) và nhóm thực nghiệm B (NTN) sau thực nghiệm TT Test 1 Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s) 2 Dẫn bóng luồn qua 10 cọc (s) 3 Chạy tốc độ không bóng 30 m (s) Nhóm Kết quả kiểm tra ( n­A= nB=14) x CV (%) ±δ NĐC (A) 4.54 ± 0.07 1.59 NTN (B) 4.25 ± 0.06 1.38 NĐC (A) 7.42 ± 0.07 0.92 NTN (B) 7.12 ± 0.08 1.12 NĐC (A) 4.25 ± 0.07 1.60 NTN (B) 3.93 ± 0.09 2.33 ttính t05 P 2.106 2.056 < 0.05 2.105 2.056 < 0.05 2.126 2.056 < 0.05 Bảng 6 cho thấy, cùng một thời gian giảng dạy và tập luyện như nhau (8 tuần), nhóm thực nghiệm (B) áp dụng 10 bài tập bổ trợ đã được lựa chọn và được giảng dạy theo tiến trình riêng, nhóm đối chứng được tập luyện theo chương trình và các bài tập như thường lệ; Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm, thành tích của nhóm thực nghiệm (B) đã hơn hẳn nhóm đối chứng (A), sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Điều này chứng tỏ rằng, bài tập mà chúng tôi đưa ra đã mang lại hiệu quả học tập cho nam sinh viên khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng, Trường Đại học Quy Nhơn. Thể hiện ở thành tích dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m, dẫn bóng luồn qua 10 cọc và chạy tốc độ không bóng 30 m đều tăng lên rõ rệt. Để làm rõ hơn tính ưu việt của các bài tập được sử dụng trước kia và các bài tập được lựa chọn thực nghiệm, chúng tôi đã tổng hợp các số liệu và tính toán bằng phương pháp toán thống kê. Kết quả thể hiện ở bảng 7 và bảng 8. Bảng 7. So sánh kết quả kiểm tra nhóm đối chứng (A) trước và sau thực nghiệm TT Nội dung kiểm tra 1 Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s) 2 Dẫn bóng luồn qua 10 cọc (s) 3 Chạy tốc độ không bóng 30 m (s) Lần thực nghiệm Thông số kiểm tra (n=14) x ±δ CV (%) Trước TN 4.77 ± 0.07 1.46 Sau TN 4.54 ± 0.07 1.59 Trước TN 7.67 ± 0.13 1.71 Sau TN 7.42 ± 0.07 0.92 Trước TN 4.36 ± 0.05 1.24 Sau TN 4.25 ± 0.07 1.60 ttính t01 P 10.396 3.012 < 0.01 6.000 3.012 < 0.01 10.453 3.012 < 0.01 65 Lê Minh Tú, Thái Bình Thuận Bảng 8. So sánh kết quả kiểm tra nhóm thực nghiệm (B) trước, sau thực nghiệm TT 1 2 3 Nội dung kiểm tra Lần thực nghiệm Trước TN Sau TN Trước TN Dẫn bóng luồn qua 10 cọc (s) Sau TN Trước TN Chạy tốc độ không bóng 30 m (s) Sau TN Dẫn bóng tốc độ tối đa 30 m (s) Thông số kiểm tra (n=14) CV ± δ 4.84 ± 0.08 4.25 ± 0.06 7.62 ± 0.17 7.12 ± 0.08 4.38 ± 0.05 3.93 ± 0.09 CV (%) 1.68 1.38 2.22 1.12 1.15 2.33 ttính t01 P 21.178 3.012 < 0.01 9.453 3.012 < 0.01 15.479 3.012 < 0.01 Bảng 7 và 8 cho thấy: sau 8 tuần thực nghiệm, kết quả kiểm tra ở cả 3 test đánh giá hiệu quả việc sử dụng các bài tập của 2 nhóm đối chứng (A) và nhóm thực nghiệm (B) đều có sự tăng trưởng đáng kể so với trước thực nghiệm; Điều này được thể hiện ở các giá trị trung bình của mỗi test ở mỗi nhóm đều được cải thiện với ttính01>tbang01 ở ngưỡng xác suất P < 0.01. Tuy nhiên qua bảng 6, nếu so sánh giữa nhóm đối chứng (A) và nhóm thực nghiệm (B), thành tích của nhóm thực nghiệm (B) cao hơn hẳn so với thành tích của nhóm đối chứng (A); vì giá trị trung bình của NTN cao hơn NĐC và ttính > t05 ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Như vậy, sau một thời gian tập luyện như nhau, nhóm thực nghiệm (B) đã ứng dụng các bài tập mà chúng tôi lựa chọn thì kết quả tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng (A). Nói cách khác, quá trình tập luyện với những bài tập mà chúng tôi lựa chọn đã mang lại kết quả là đáng tin cậy và có ý nghĩa thực tiễn. 3. Kết luận Từ thực trạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn Bóng ném cho sinh viên khoa Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, trường Đại học Quy Nhơn chưa được thường xuyên, liên tục ở mỗi giáo án, dẫn đến kỹ thuật dẫn bóng của sinh viên còn yếu; chúng tôi đã lựa chọn phương pháp đưa các test đánh giá và 10 bài tập phù hợp với thực trạng giảng dạy hiện nay. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng kỹ thuật dẫn bóng một tay cơ bản trong môn Bóng ném, chúng ta không chỉ bổ sung vào nội dung chương trình những bài tập trên, mà còn phải thực hiện luyện tập các bài tập này một cách thường xuyên để đạt được hiệu quả lâu dài cho các khóa sinh viên kế tiếp. . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 66 Dương Nghiệp Chí, Đo lường thể dục thể thao, Nxb TDTT Hà Nội, (1991). Đỗ Vĩnh, Nguyễn Anh Tuấn, Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT, (2007). Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên, Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội, (1995). Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đắc Thịnh, Giáo trình Bóng ném, Nxb TDTT Hà Nội, (2005). Nguyễn Đức Văn, Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT Hà Nội, (2000). Nguyễn Hùng Quân, Giáo trình Bóng ném, Nxb TDTT Hà Nội, (1992). Nguyễn Hùng Quân, Kỹ - chiến thuật bóng ném, Nxb TDTT Hà Nội, (1999). Nguyễn Hùng Quân, Huấn luyện Bóng ném, Nxb TDTT Hà Nội, (2000).
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.