MỘT HỌA SĨ MỸ THUẬT LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC

pdf
Số trang MỘT HỌA SĨ MỸ THUẬT LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC 11 Cỡ tệp MỘT HỌA SĨ MỸ THUẬT LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC 150 KB Lượt tải MỘT HỌA SĨ MỸ THUẬT LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC 0 Lượt đọc MỘT HỌA SĨ MỸ THUẬT LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC 0
Đánh giá MỘT HỌA SĨ MỸ THUẬT LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 11 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỘT HỌA SĨ MỸ THUẬT LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC "Sống! Sống thêm! Sống thêm nữa! Với đau khổ, hứng cảm của mọi người. Rồi sáng tác và sáng tác! Với tất cả tấm lòng thiết tha yêu mến! - Thế còn "thiên tài". A thiên tài! Thế anh sáng tác để cho anh hay để làm thiên tài?" Đó là tư duy sáng tác vô cùng cao cả của danh họa Tô Ngọc Vân - một nghệ sĩ lớn của đất nước. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của danh họa Tô Ngọc Vân, mọi người không chỉ nhớ đến ông là một họa sĩ tài hoa đặc sắc, từng có công lớn trong sự nghiệp dựng xây nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, và ông đã hy sinh trên đường ra mặt trận Điện Biên!, mà còn tưởng nhớ ông là một họa sĩ mang tâm hồn dân tộc sâu nặng, là một bản lĩnh cách mạng nghệ thuật, là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo, và là một người thầy cao quý. 1. Tô Ngọc Vân - Một tài hoa đặc sắc Cuộc đời của danh họa Tô Ngọc Vân, tuy thật ngắn ngủi, chỉ với 48 mùa xuân! Vậy mà tài hoa và cống hiến của ông đã đủ tạo nên một tấm gương cao đẹp mãi tỏa sáng trong nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Từ bé ông đã mê hội họa, nên đang học năm thứ 3 trường trung học Bưởi, ông bỏ dở để luyện vẽ và thi đỗ vào khóa 1926 - 1931 trường Mỹ thuật Đông Dương. Tài hoa của ông sớm bộc lộ nổi trội, nên được đồng nghiệp suy phong: "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Ông liên tục nhận những phần thưởng quý giá: Chứng chỉ vẻ vang ở triển lãm thuộc địa tại Paris 1931, Khen thưởng Danh dự ở triển lãm họa sĩ Pháp 1932, Khen thưởng ngoại hạng ở triển lãm mỹ thuật, Mỹ nghệ Việt Nam 1933... Và ông còn được bầu là hội viên Hội họa sĩ Pháp 1933. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông được Bác Hồ gửi thư khen 1952, Toàn bộ tác phẩm trong kháng chiến của ông đoạt giải đặc biệt ở triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1954, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh 1997. Những phần thưởng ấy nói lên tài hoa và cống hiến của ông với sáng tạo đặc sắc thể hiện ở nghệ thuật. Tô Ngọc Vân sử dụng rất điệu nghệ với nhiều chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, thuốc nước, bột màu và cả chì than, bút sắt nữa. ở chất liệu nào, đường bút của ông cũng đều vững chãi mà uyển chuyển, có sức thu hút người xem. Đặc biệt, nhiều tác phẩm nghệ thuật sơn dầu thể hiện các thiếu nữ thị thành của ông rất đặc sắc. ở ta, có những họa sĩ vẽ nhiều tranh thiếu nữ, như Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Tiến Chung, Trần Đông Lương hay Năng Hiển v.v... Nhưng tranh nữ của Tô Ngọc Vân vẫn đặc sắc như tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên thềm, Thiếu nữ trước tranh Tam Đa, hay Hai thiếu nữ và em bé v.v... Trước năm 1945, Nguyễn Văn Tỵ từng nhận xét về tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân: "đi xa hơn cả vẫn là Tô Ngọc Vân. Ông tới trình độ sơn dầu mà ít nghệ sĩ Việt Nam sánh kịp và đã đi trước cái thẩm mỹ quan của công chúng" (Báo Trí Tân ngày 8-4-1943). Ngoài ra còn phải nhắc tới những tác phẩm đặc sắc bằng chất liệu khác, như tranh khắc gỗ Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ, Bác Hồ với các cháu nhi đồng hay tranh sơn mài Bộ đội dừng chân trên đồi, Xưởng quân giới, cho đến nhiều ký họa về anh bộ đội Cụ Hồ, về du kích, về nông dân, về phụ nữ các dân tộc ít người v.v... đều thật sinh động và có sức sống bền lâu. Toàn bộ tác phẩm của danh họa Tô Ngọc Vân là di sản quý giá của đất nước ta. Giá như ông chưa sớm qua đời, thì nhất định ông còn cống hiến cho dân tộc nhiều tác phẩm Mỹ thuật có giá trị cao đẹp. 2. Tô Ngọc Vân - một tâm hồn dân tộc sâu nặng Tô Ngọc Vân là một nhà tri thức yêu nước, một họa sĩ tài hoa luôn mang tâm hồn dân tộc. Ông từng tự sự: "Ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta, và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới". Chỉ cần qua lời tự sự nghệ thuật của ông luôn chứa chan một ý thức tự chủ, tự hào dân tộc. Do vậy, mặc dù ông rất say mê học tập và nghiên cứu kỹ nghệ thuật phương Tây, cũng như nghệ thuật phương Đông. Song ông luôn phản đối lối bắt chước hay lệ thuộc nghệ thuật nước ngoài. Thành công độc đáo ở tranh sơn dầu của ông là yếu tố Việt Nam mà như một số người từng phát hiện. Ngoài ra, ông còn rất tự hào và đề cao tính ưu việt của nghệ thuật sơn mài cổ truyền của dân tộc ta. Ông viết : "Dư luận châu Âu thắc mắc hỏi: Hội họa nên hướng về đâu? Chúng tôi đáp: Hướng về Việt Nam! Hội họa thế giới, theo chúng tôi, sẽ thấy lối cải sinh cho mình trong sơn mài". Năm 1951, ông từng gửi thư cho 2 danh họa thiên tài thế giứi là Picasso và Matisse. Ông lên án sự xâm lược dã man của thực dân Pháp ở Việt Nam đã gây trở ngại cho hoạt động nghệ thuật và nói lên sự chịu đựng gian khổ trong kháng chiến chống Pháp, hay tỏ bày những quan niệm nghệ thuật của họa sĩ Việt Nam. Đặc biệt, ông còn giới thiệu sự cải tiến nghệ thuật sơn mài cổ truyền dân tộc v.v... Có đoạn ông viết : Chúng tôi sáng tác chưa dồi dào. Chúng tôi theo quân đội ở tiền tuyến, hoặc sống với đồng bào ở hậu phương, chung nỗi sướng khổ với nhau, tin tưởng, đón chờ ngày toàn thắng..." "Chúng tôi đang cùng nhau cải tiếng kỹ thuật sơn mài, nhưng chúng tôi lại hướng nó vào phía khác, phía hội họa..." Mặt khác, còn thấy trước năm 1945, tuy Tô Ngọc Vân theo đuổi vẻ đẹp của nghệ thuật thuần túy theo cảm quan duy mỹ. Song, con người và cảnh vật trong tranh của ông từ các bức Gia đình Việt Nam, Ông già đan lưới, Chợ hoa ngày Tết, Thuyền sông Hương, cho đến tranh các Cô gái thị thành... đều mang đậm sắc thái Việt Nam. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Ngọc Vân đứng vào hàng ngũ nghệ sĩ đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông lăn mình vào cuộc sống gian khổ kháng chiến của dân tộc, hăng hái công tác và sáng tác không biết mệt mỏi. Nhân vật trong tranh của ông giờ đây không còn những con người thảnh thơi, xa rời thời cuộc, mà là lãnh tụ, bộ đội, du kích, nông dân hay nữ cán bộ v.v... Đó là những con người làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc. Chính Tô Ngọc Vân đích thực là người nghệ sĩ - chiến sĩ hết mình vì sự nghiệp của dân tộc mà đã nêu một tấm gương hy sinh sáng chói trên đường ra mặt trận Điện Biên. 3. Tô Ngọc Vân - Một bản lĩnh cách mạng nghệ thuật Trước năm 1945, Tô Ngọc Vân từng dùng bút danh "ái Mỹ" (yêu cái đẹp) đã đủ cho thấy tâm lý nghệ thuật duy mỹ của ông. Ông phát biểu : "Chúng tôi vào Trường Mỹ thuật để tới thâm cung cái Đẹp', "Có trai gái nào say đắm sắc đẹp người bằng chúng tôi mê cái Đẹp" , "Cái thế giới Đẹp của mỹ thuật là hình và sắc". Ngoài ra ông còn thổ lộ rõ quan niệm nghệ thuật thuần túy của ông: "Suốt thời đi học và làm nghề họa, chỉ quan niệm vẽ là để kể diễn tình cảm riêng của mình, vẽ để giải thoát cái nội giới của mình, đồng thời hưởng thụ ngoại giới hữu hình" v.v... Từ tư duy nghệ thuật duy mỹ thuần túy ấy (trước khi theo cách mạng) khi ông đi theo cách mạng sống trong thực tiễn kháng chiến, nhất là ông được học tập, thảo luận, tranh cãi, có lúc khá gay gắt về những mối quan hệ giữa "tuyên truyền và nghệ thuật, giữa sáng tác lâu dài và nhất thời". ông trút bỏ những vướng mắc không phù hợp với thời cuộc và thời đại, để tiến hành cách mạng và đổi mới nghệ thuật. Ông từng kể lại : "Chúng tôi muốn đoạn tuyệt với cái dĩ vãng nghệ thuật mà giờ nghĩ tới còn thấy thẹn. Sự chuyển hướng nghệ thuật chúng tôi thấy còn khó khăn, nặng nề như một quả núi. Việc không dễ dàng như người ta tưởng..." Thật vậy, nếu những ai thiếu bản lĩnh vững vàng thì không thể cách mạng hay đổi mới nghệ thuật như Tô Ngọc Vân? Ông kể tiếp: "Phải nhận là mình sống ít quá, hoặc chỉ sống hời hợt. Cuộc sống bây giờ Đẹp quá! Vĩ đại quá!". Từ đó, ông càng lăn mình vào cuộc sống kháng chiến gian khổ mà vô cùng hào hùng của quân và dân ta, toàn tâm toàn ý công tác và sáng tác. Giờ đây chiếm lĩnh trong tâm hồn ông không còn là vẻ đẹp của những cô gái thị thành yểu điệu, mỹ miều, nhởn nhơ... mà là những con người làm chủ vận mệnh đất nước, đang ngoan cường đấu tranh vì độc lập tự do. Đó là những đoàn quân đang ra trận, những công dân đang thao tác nơi binh xưởng, những du kích đang tập tành hay những nông dân cày cấy góp thóc nuôi quân v.v... qua những nét bút tinh nhanh, khỏe mạnh, những mảng màu sáng sủa, trong lành... không còn lả lướt, vuốt ve, mơn trớn... như ở những "hình và sắc" thuần túy như ngày nào...? Từ bản lĩnh cách mạng và đổi mới nghệ thuật của danh họa Tô Ngọc Vân, thiết tưởng: Đây là bài học quý giá cho thế hệ trẻ mỹ thuật nước ta trong nghệ thuật. Nhất là những gì mà ông từ bỏ sẽ không còn lặp lại. 4. Tô Ngọc Vân - Một cây bút lý luận phê bình sắc sảo Trong lớp họa sĩ đàn anh chúng ta, có những họa sĩ vừa sáng tác rất giỏi lại vừa viết lý luận phê bình rất hay, mà có lẽ một số nhà lý luận phê bình chuyên nghiệp cũng khó vượt qua? Như các danh họa Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc hay Tô Ngọc Vân v.v... trước và sau năm 1945. Tô Ngọc Vân đều có những bài lý luận phê bình khá sắc sảo, trên các báo Nhân loại, Ngày nay, Phong Hóa, Thanh Nghị, Trung Bắc, Tạp chí Tự do, Tạp chí Văn nghệ, hay Văn nghệ mùa xuân v.v... với những bài đến nay vẫn còn giá trị học thuật, như Cái Đẹp trong tranh, tranh Tàu dưới con mắt Tô Tử (tức Tô Ngọc Vân. TH.), phê bình nghệ thuật sẽ sơn của họa sĩ Nhật Bản, Nguyễn Gia Trí vẽ sơn ta, phòng triển lãm 1940, tranh tuyên truyền và hội họa, thuyết trình về sơn mài, Bây giờ mới có hội họa Việt Nam, Bước đầu của hội họa Việt Nam hiện đại, Nhân nói về các họa sĩ tự học, hay Hai bức thư gửi Picasso và Matisse, v.v... Những bài viết sắc sảo của Tô Ngọc Vân chính là sản phẩm của một vốn tri thức mỹ thuật dồi dào sâu rộng của ông. Từ khi còn đang học ở trường, Tô Ngọc Vân đã hết sức coi trọng việc tìm tòi, nghiên cứu, học tập tỷ mỷ, sâu rộng; chẳng những nắm vững nghệ thuật phương Tây, mà còn am hiểu nghệ thuật phương Đông như Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản v.v... Đặc biệt, ông còn rất thông thạo về vốn mỹ thuật cổ truyền của dân tộc. Tấm gương vừa sáng tác tài hoa, vừa rất lý luận phê bình sắc sảo đáng để cho chúng ta soi rọi. Nhất là giới nghiên cứu, lý luận, phê bình mỹ thuật. 5. Tô Ngọc Vân - Một người thầy cao quý Nếu không có những người ra sức mở đường xây đắp và không có những người tận tâm đào tạo thì không thể hình thành và phát triển nhanh chóng nền mỹ thuật hiện đại của chúng ta. Hành trình nghệ thuật của danh họa Tô Ngọc Vân luôn gắn bó với sứ mệnh cao cả của người Thầy. Ra trường (1931) ông dạy vẽ ở trường trung học rồi dạy vẽ ở Campuchia (1935). Năm 1939, ông được bổ nhiệm giáo sư Trường Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi nước ta giành độc lập ông được giao trọng trách Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam. Toàn quốc kháng chiến, trường phải chuyển lên chiến khu. Đến năm 1949-1951 mới mở khóa Mỹ thuật kháng chiến vẫn do Tô Ngọc Vân làm giám đốc. Với cương vị người Thầy, Tô Ngọc Vân luôn giữ mẫu mực trong công tác cũng như trong sáng tác và tận tình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm của ông cho học trò. Và ông luôn đề cao "học với hành", lấy hiện thực kháng chiến hào hùng của quân và dân làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Nên ông được lớp lớp học trò mãi kính trọng, quý mến và noi gương mẫu mực của ông. Hầu hết học trò của ông trước và sau năm 1945 đều thành đạt, không ít người nổi tiếng, trở thành những hạt nhân phát triển nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, như Nguyễn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.