Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ

pdf
Số trang Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ 5 Cỡ tệp Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ 496 KB Lượt tải Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ 0 Lượt đọc Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ 2
Đánh giá Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 127 - 131 MỐI QUAN HỆ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI SÁN CHỈ (Khảo sát tại xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn) Tạ Thị Thảo* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để hướng tới những chính sách đặc thù về giới cho vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số (DTTS), việc nghiên cứu về thực trạng mối quan hệ giới trong gia đình DTTS được xem là cấp thiết. Ở cả xã hội mẫu hệ và phụ hệ, trong mối quan hệ giới, người phụ nữ DTTS là người thiệt thòi hơn nam giới trên hầu hết mọi phương diện. Bài viết xem xét về mối quan hệ giới trong gia đình người Sán Chỉ, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình và nâng cao vị thế của người phụ nữ Sán Chỉ. Số liệu trong bài viết được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS version 11.5, dựa trên nghiên cứu thực địa với người Sán Chỉ ở thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Từ khoá: mối quan hệ giới, phụ nữ Sán Chỉ, bình đẳng giới, phân công lao động, tiếp cận và kiểm soát nguồn lực ĐẶT VẤN ĐỀ* Quan hệ giới được hiểu là những tương tác xã hội ổn định giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, do con người, xã hội thiết lập nhằm quy định về quyền lợi, trách nhiệm, vị trí, vai trò, hành vi, thái độ … của nam giới và phụ nữ. Theo đó, quan hệ giới trong gia đình DTTS được hiểu là mối tương quan giữa thành niên nam và thành viên nữ của gia đình về thực hiện các chức năng của gia đình thông qua hoạt động phân công lao động theo giới, sự kiểm soát các nguồn lực và vai trò quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình DTTS. Sán Chỉ là nhóm dân tộc ít người sinh tụ chủ yếu ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh,… Nghiên cứu này được khảo sát trong cộng đồng người Sán Chỉ khu trú chủ yếu tại thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy (Xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn). Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xem xét tới: 1. Quan hệ giới trong việc thực hiện chức năng kinh tế gia đình; 2. Quan hệ giới trong kiểm soát và ra quyết định đối với các nguồn lực của gia đình; 3. Một số khuyến nghị hướng tới giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình. * Tel: 0988 820020, Email: thaotathi@gmail.com Quan hệ giới trong thực hiện chức năng kinh tế gia đình Xét về phương diện kinh tế, gia đình được xem là đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng sản phẩm xã hội. Gia đình tạo ra lao động và có tính chất kép, bên trong và bên ngoài, tại gia và được trả lương. Từ thực tế phong trào giải phóng phụ nữ diễn ra nửa cuối thế kỷ XX đã tạo ra hiện tượng phụ nữ tham gia vào các quá trình sản xuất, và kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài chức năng làm mẹ, phụ nữ có thêm chức năng sản xuất bên cạnh nam giới. Và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể được xem là nguyên nhân làm nảy sinh sự phân công lao động theo giới tính, phụ nữ là nạn nhân trong khuôn khổ của sự bóc lột mang tính gia trưởng. Hôn nhân trong cộng đồng người DTTS làm thay đổi không những thân phận của người phụ và nam giới về mặt xã hội, mà nó còn tạo cơ hội cho họ thực hiện các chức năng, vai trò của mỗi giới: người vợ, người chồng, người cha, người mẹ trong gia đình. Sự phân công lao động theo giới tính và tuổi tác là yếu tố quan trọng chi phối đời sống xã hội của họ. Sự phân công này diễn ra một cách tự nhiên, gắn liền với cấu tạo cơ thể và chức năng sinh học của phụ nữ và nam giới. Theo đó, phụ nữ do có chức năng sinh con, nuôi con, sức khoẻ yếu 127 Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nên nên phụ trách những “việc nhẹ”, còn nam giới do có thể chất khoẻ hơn nên đảm nhận những “việc nặng”, vai trò là người chồng, người cha trong gia đình, họ trở thành lao động chính và có trách nhiệm với vợ con. Mặc dù cả phụ nữ và nam giới người Sán Chỉ đều tham gia vào tất cả các khâu của hoạt động sản xuất, nhưng những việc được cho là “việc đàn ông” gồm: phát nương, cày bừa, bón phân, thu hoạch; “việc đàn bà” gồm có: tỉa trồng, chăm sóc mùa vụ, phụ việc, cắt cỏ, chăn nuôi lợn, gia cầm. Việc chăn nuôi chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm vì chăn nuôi không được xem là công việc sản xuất hàng hoá, mà chỉ được coi là “việc nhà”. Họ cho rằng sự phân công trách nhiệm kinh tế này là hoàn toàn hợp lý bởi trong gia đình người đàn ông nắm vai trò chủ đạo. Một quy tắc được đặt ra dù là trong xã hội mẫu hệ hay phụ hệ thì nam giới vẫn giữ vai trò chính trong sản xuất, và quan niệm này cho đến nay vẫn chưa hề thay đổi. Trong gia đình người Sán Chỉ, mối quan hệ giới trong lao động sản xuất ngoài việc được quy định bởi tính chất “nặng – nhẹ”, còn được phân biệt về không gian. “Việc đàn ông” không chỉ đòi hỏi nhiều sức lao động mà còn bao gồm trách nhiệm liên quan tới giao tiếp xã hội. Số liệu khảo sát cho thấy 82.6% nam giới đảm nhiệm công việc buôn bán, trao đổi sản phẩm kinh tế, chỉ có dưới 20% phụ nữ cho biết họ đảm nhận công việc này (chủ yếu rơi vào nhóm gia đình thiếu vắng đàn ông trong nhà với lý do đã mất hoặc đi làm ăn xa). Khi được hỏi về cơ sở của sự phân công các công việc trong sản xuất kinh tế, người dân cho biết: 133(03)/1: 127 - 131 “Các công việc cứ phân tự nhiên thôi, đàn ông khỏe hơn thì làm việc nặng hơn, cày bừa xong thì về, còn đàn bà yếu hơn thì làm việc nhẹ hơn, ở lại tỉa cây, nhặt cỏ, lấy củi, rồi về cơm nước, chăn lợn. Với lại nhà nào cũng phải có đàn ông thì mới giàu được, đàn ông mới làm ra tiền” (Phỏng vấn sâu, nam giới Sán Chỉ, 45 tuổi, nông dân) Lao động phụ nữ gắn liền với khuôn viên gia đình, nên sự hạn chế về không gian dẫn tới việc họ bị hạn chế cả về năng lực nhận thức cũng như cơ hội tiếp cận các cơ hội phát triển cũng như các nguồn thông tin xã hội. Quan hệ giới trong kiểm soát nguồn lực và lợi ích Đất đai là một vấn đề xã hội nhạy cảm, liên quan sâu sắc đến những vấn đề đáng quan ngại như sự an toàn, vị thế và cả đặc tính của từng cá nhân. Nó cũng là tài sản kinh tế chủ yếu quyết định vị thế của cả nam giới và phụ nữ. Ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, đất đai hoàn toàn do nam giới sở hữu và việc đứng tên được truyền từ đời này sang đời khác thông qua khung pháp lý mà từ xưa đến nay vốn không có lợi cho phụ nữ. Ở nhiều nhóm DTTS, theo phong tục chỉ có nam giới được thừa kế đất đai và việc phụ nữ thiếu hiểu biết về quyền hợp pháp của mình càng làm trầm trọng vấn đề. Hiến pháp, Luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai (2003) đã quy định phụ nữ có các quyền bình đẳng với nam giới về sử dụng đất đai và sở hữu tài sản. Tuy vậy, theo phong tục truyền thống người phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn trong việc đứng tên sở hữu loại tài sản này. Họ vẫn bị coi là phụ thuộc vào gia đình hoặc gia đình chồng, khi tiếp cận với đất đai, họ phải thông qua người cha, chồng hoặc anh/em trai. Bảng 1. Phân công lao động trong gia đình người Sán Chỉ phân theo giới tính (%) Hoạt động lao động Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm Chăm sóc cây trồng, mùa vụ Cày bừa, trồng rừng Buôn bán, trao đổi sản phẩm kinh tế 128 Nam giới 36.4 22.2 52.5 82.6 Phụ nữ 63.6 77.8 47.5 17.4 Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 127 - 131 “Từ trước tới nay con gái đi lấy chồng chưa bao giờ được chia đất, chỉ con trai được chia khi lập gia đình riêng, hoặc con trai được bố mẹ để lại đất đai cho, vì con trai phải ở lại để trông nom bố mẹ nên được có đất, còn con gái đã có nhà chồng lo, điều này không có gì sai cả” (Phỏng vấn sâu, nam giới Sán Chỉ, 54 tuổi, thầy mo). Khác với người Sán Chỉ, Điều 229 Luật tục Ê Đê (dân tộc Ê Đê đại diện cho chế độ mẫu hệ) khẳng định rất rõ: “con gái như hạt giống cây lúa, chính con gái là người khoác áo choàng khăn, là người giữ gìn cái nong, cái nia, cái lưng của tổ tiên, ông bà” [6; 229]. Bảng 2. Hiện trạng kiểm soát các nguồn lực trong gia đình người Sán Chỉ phân theo giới tính (%) Nguồn lực Đất đai sản xuất Vốn/tín dụng Thu nhập/sổ tiết kiệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ đất ở) Giấy tờ xe máy Không đứng tên bất kỳ tài sản nào Nam giới 67.9 74.1 62.5 91.3 100.0 15.0 Phụ nữ 32.1 25.9 37.5 8.7 0 85.0 Khi được hỏi về sự quyết định các công việc trong gia đình, người dân cho biết: “Đàn ông họ biết nhiều hơn mình, họ định làm gì cũng cân nhắc rồi mới hỏi mình. Mình là vợ nó, phải tin nó, nên khi nó hỏi thì cũng phải gật đầu thôi” (Phỏng vấn sâu, phụ nữ Sán Chỉ, 28 tuổi, nông dân) Bảng 3. Quyết định các công việc liên quan đến lao động sản xuất (%) Hoạt động lao động sản xuất Cơ cấu vật nuôi, cây trồng Kỹ thuật canh tác Định hướng sản xuất, kinh doanh Mua vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu ...) Buôn bán sản phẩm Mặc dù cả phụ nữ và nam giới đều tham gia vào quá trình sản xuất nhưng phần lớn các quyết định lại do nam giới đưa ra, điều này cho thấy hiện tượng coi trọng kiến thức người đàn ông và coi thường kiến thức phụ nữ khá phổ biến, đây được xem là nguyên nhân ảnh hưởng tới tiếng nói trong gia đình của phụ nữ Sán Chỉ. Tiếng Việt – Vị thế của phụ nữ Sán Chỉ Trong cộng đồng người Sán Chỉ, khi nam giới đến tuổi trưởng thành sẽ được tiến hành lễ Cấp sắc (phụ nữ không được tiến hành nghi lễ này); các vị trí quan trọng trong cộng đồng chủ yếu do nam giới nắm giữ: thầy mo, thầy cúng, trưởng thôn. Có nhiều lý do để kết luận rằng tiếng nói và vị thế của người phụ nữ DTTS nói chung và phụ nữ Sán Chỉ nói riêng phụ thuộc vào khả năng biết tiếng Việt của họ. Mù chữ hay khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt hạn chế là khó khăn được nhắc đến nhiều Nam giới 75.04 51.85 91.3 59.26 82.6 Phụ nữ 21.7 37.04 6.7 29.63 15.4 Cả 2 3.26 9.26 2.0 9.26 2.0 nhất của nhóm này. Thực tế cho thấy xuất phát từ khó khăn về kinh tế trong gia đình dẫn tới việc các bậc cha mẹ phải cân nhắc giữa việc cho con trai hay con gái đi học. “Con gái học nhiều làm gì, mà có khi chả cần đi học, nhà khó khăn quá thì phải ở nhà giúp bố giúp mẹ, rồi lấy chồng, rồi đẻ con, thế thôi. Ở đây nhà nào chả thế” (Phỏng vấn sâu, nam giới Sán Chỉ, 40 tuổi, nông dân). Hạn chế về khả năng nói tiếng Việt đã ảnh hưởng tới sự tự tin và khả năng tham gia của phụ nữ Sán Chỉ vào các hoạt động cộng đồng, các buổi họp thôn cũng như các lớp tập huấn. Tỷ lệ mù chữ rơi nhiều nhất vào nhóm phụ nữ đã có gia đình, trong độ tuổi từ trên 30. Việc giao tiếp thường xuyên trong xã hội tạo cho đàn ông những lợi thế mà phụ nữ không có được, giúp họ củng cố quyền lực đối với các nguồn lực trong gia đình cũng như vị thế của họ trước phụ nữ. Không có điều kiện tham gia 129 Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ vào các hoạt động xã hội (do bận, ngại, không được phép), người phụ nữ thường chỉ dựa vào ý kiến của người chồng để lựa chọn và tuân thủ theo các quyết định của họ. Khuyến nghị - Trước hiện trạng được phân tích ở trên, để thực hiện bình đẳng hoá mối quan hệ giới trong gia đình người Sán Chỉ cần nâng cao nhận thức của cộng đồng và các thành viên trong gia đình về quyền và trách nhiệm của cả hai giới thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng như họp thôn, xóm, nội dung liên quan đến quyền con người, quyền của phụ nữ. Tuy nhiên do địa bàn khảo sát là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí hạn chế, công tác thông tin, truyền thông yếu kém. Do vậy việc phát huy vai trò của Chi hội phụ nữ thôn, Hội phụ nữ xã và các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở là việc làm mang lại hiệu quả thiết thực. - Qua khảo sát, sự hạn chế về ngôn ngữ đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của người phụ nữ Sán Chỉ, đến chất lượng cuộc sống gia đình, sức khỏe của con cái và thế hệ tương lai. Phụ nữ Sán Chỉ gặp không ít những trở ngại để bày tỏ nhu cầu của mình với người khác, để được học tập, nâng cao năng lực của bản thân, khiến họ tự ti, mặc cảm và ngại giao tiếp với mọi người, mất cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ và nguồn lực xã hội. Do đó chính quyền địa phương cần phối hợp cùng trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các lớp bổ túc văn hoá để dạy chữ cho phụ nữ. Các lớp học nên được tổ chức vào buổi tối, chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm không quá 10 phụ nữ tham gia học tập. Trong các buổi học có thể lồng ghép vừa dạy chữ, vừa nói chuyện, thảo luận về các quyền của phụ nữ để buổi học thêm sinh động, hiệu quả. - Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp phụ nữ làm chủ kinh tế bởi phát triển kinh tế là điều kiện quan trọng để xây dựng mối quan hệ giới bình đẳng trong gia đình người Sán Chỉ. 130 133(03)/1: 127 - 131 - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả, xây dựng quan hệ giới bình đẳng trong gia đình gắn liền với chiến lược xây dựng gia đình văn hoá, phát triển văn hoá – xã hội là điều kiện đủ để xây dựng quan hệ giới bình đẳng trong gia đình người Sán Chỉ nói riêng và gia đình DTTS nói chung. KẾT LUẬN Giải quyết quan hệ giới, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình người Sán Chỉ góp phần quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ DTTS và phát triển bền vững các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm qua thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mối quan hệ giới trong gia đình người Sán Chỉ nói riêng đã có những chiều hướng tiến bộ, song vẫn tồn tại sự không bình đẳng, phụ nữ vẫn thiệt thòi hơn so với nam giới, nguyên nhân chính là do đói nghèo, định kiến giới, gánh nặng công việc gia đình, một bộ phận phụ nữ an phận, mù chữ đã tác động tiêu cực đến phụ nữ. Do vậy, các khuyến nghị đặt ra cần được xem xét cẩn trọng và thực hiện từng bước đồng bộ mang lại hiệu quả thiết thực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Vân Anh, Đỗ Thị Bình (2001), Giới và công tác giảm nghèo, Nxb Khoa học xã hội, H. 2. Quyền Đình Hà và cộng sự (2006), Khảo sát vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên, 2005 3. Hoàng Xuân Thành và cộng sự (2009), Theo dõi nghèo - Phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng cư dân nông thôn Việt Nam. Báo cáo tổng hợp trong vòng 2 năm 2008/2009 4. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. tr.234-243. 5. Hoàng Bá Thịnh, Lê Thái Thị Băng Tâm (2007), Báo cáo phân tích giới: Nghiên cứu định tính tại hai xã Xuân Lạc và Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, Hợp phần nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rừng. Chương trình CASI (CEFM) (Dao) 6. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu (2001), Luật tục Ê Đê, Nxb Văn hoá Dân tộc. Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 127 - 131 SUMMARY GENDER RELATIONSHIIP IN FAMILY OF SAN CHI PEOPLE (Survey at Boc Bo commune, Pac Nam district, Bac Kan province) Ta Thi Thao* College of Science - TNU To towards the gender specific policies for remote areas and ethnic minorities, the study on the status of gender relations in ethnic minority families are considered urgent. In the matriarchal society and patriarchy, in gender relations, women of ethnic minorities are disadvantaged than men in almost all respects. This article reviewed the gender relations in families San Chi, which proposed a number of recommendations to resolve gender relations in the San Chi family and empowerment of women San Chi. The data in this article are processed by SPSS statistical software version 11.5, based on fieldwork with the San Chi in Khuoi Be and Na Lay commune, Pac Nam district, Bac Kan province. Key words: gender relations, San Chi women, gender equality, the division of labor, access and control resources. Ngày nhận bài:31/01/2015; Ngày phản biện: 25/02/2015; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015 Phản biện khoa học: TS. Phạm Thị Phương Thái – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN * Tel: 0988 820020, Email: thaotathi@gmail.com 131
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.