Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

pdf
Số trang Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 7 Cỡ tệp Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 1 MB Lượt tải Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 0 Lượt đọc Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 0
Đánh giá Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) ... LÊ THỊ MINH THƯ* Bài viết phân tích về mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung (SĐ, BS) năm 2017) và một số khó khăn vướng mắc trên thực tế khi xác định các yếu tố thuộc mặt khách quan để định tội đối với tội danh này. Từ khóa: Cho vay lãi nặng, giao dịch dân sự, mặt khách quan, tội phạm. Ngày nhận bài: 07/9/2020; Biên tập xong: 14/9/2020; Duyệt đăng: 15/9/2020 The article analyzes actus reus (objective element) of the Crime of usury in civil transactions according to the 2015 Penal Code (amended and supplemented in 2017) as well as several difficulties in identifying factors in actus reus to convict for usury in civil transactions. Keywords: Usury, civil transactions, actus reus, crimes. 1. Dẫn nhập “Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan”1. Tội phạm cụ thể nào cũng đều phải có những biểu hiện bên ngoài, nếu không có những biểu hiện bên ngoài thì không có những yếu tố khác của tội phạm và cũng sẽ không có tội phạm. Cũng như các dấu hiệu khác trong cấu thành tội phạm, mặt khách quan chứa đựng trong quy định của pháp luật. Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được mô tả tại Điều 201 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017): “Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cũng như của các tội phạm khác bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; những điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm và thời gian, hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tội phạm,… 2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, tr 99. 1 10 Khoa học Kiểm sát Thạc sĩ, Khoa Luật - Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh * Số chuyên đề 03 - 2020 LÊ THỊ MINH THƯ 2. Những biểu hiện của mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017) 2.1. Hành vi khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự Trong mặt khách quan, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất và là dấu hiệu bắt buộc. Những biểu hiện khác của mặt khách quan như công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian phạm tội,… chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan. Bên cạnh đó, “những nội dung biểu hiện của mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ cũng luôn gắn với hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể”2. Trong khoa học luật hình sự, “hành vi được hiểu là những “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn”3. Theo quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017), hành vi khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là “hành vi cho người khác vay (tiền, vàng, ngoại tệ) với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự”4. Hành vi cho vay có thể được thể hiện bằng nhiều dạng khác nhau, người cho vay và người vay có thể thỏa thuận bằng một hợp đồng viết, nhưng cũng có thể chỉ bằng một hợp đồng miệng. Nếu tồn tại hợp đồng viết thường cũng chỉ đơn giản là giấy viết tay xác nhận việc vay nợ mà không được công chứng. Hiện nay, trong một số trường hợp 1 2 3 PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Tội phạm và cấu thành tội phạm (sách chuyên khảo), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.59. 3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân, tr 101 - 102. 4 TS. Nguyễn Đức Mai (chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự hiện hành (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 520. 2 Số chuyên đề 03 - 2020 việc cho vay được thực hiện một cách tinh vi hơn, người cho vay lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người vay để ép họ ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay mua bán tài sản để khi đến hạn mà người vay chưa trả được số tiền gốc và lãi thì người cho vay làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất hoặc tài sản và bán tài sản đó. Thậm chí, hiện nay có những trường hợp người cho vay dùng những hợp đồng đó để khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ hay tố cáo người vay tại cơ quan Công an. Tuy nhiên, hành vi này chỉ cấu thành tội phạm nếu người phạm tội thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Theo quy định của pháp luật hình sự, yếu tố quyết định để xác định hành vi nhằm định tội đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là “Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS”. Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định mức lãi suất trong hợp đồng vay như sau: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Theo quy định này, Nhà nước cho phép các bên thỏa thuận lãi suất vay nhưng mức lãi suất đó không được vượt quá mức trần lãi suất tối đa là 20%/năm hoặc 1,666%/tháng (20%/12 tháng) của khoản tiền vay. Khoa học Kiểm sát 11 MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH... Như vậy, lãi suất cao nhất quy định trong BLDS là 20%/năm hoặc 1,666%/ tháng. Từ đó có thể hiểu, lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS là lãi suất ở mức 100%/năm hoặc 8,33%/tháng trở lên. Nếu hành vi cho vay được thực hiện với lãi suất vay ở mức này trở lên thì có thể cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khi và chỉ khi kết hợp với một trong ba yếu tố khác theo quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017). Các yếu tố đó bao gồm: người phạm tội thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên; người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; người phạm tội đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Như vậy, ba hành vi cấu thành tội danh này sẽ là: cho vay với lãi suất 100%/ năm hoặc 8,33%/tháng trở lên và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên; cho vay với lãi suất 100%/năm hoặc 8,33%/ tháng trở lên mà trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; cho vay với lãi suất 100%/năm hoặc 8,33%/tháng trở lên mà trước đó đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích. Trong đó, khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của BLDS. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng đối với nhiều người thì khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu các hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian; tình tiết đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng mà còn vi phạm hiện tại còn tương đối khó khăn để áp dụng vì chưa có văn bản để quản lý và xem xét xử lý hành chính đối với hành vi cho vay lãi nặng. Đây là một hạn chế 12 Khoa học Kiểm sát trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng phi chính thức này; “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” nghĩa là người thực hiện hành vi cho vay lãi nặng đã bị kết án về Tội cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 163 BLHS năm 1999 (SĐ, BS năm 2009) hoặc Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017) chưa được xóa án tích theo quy định tại các Điều 70, Điều 71 và Điều 72 BLHS. Hiện nay, các đối tượng cho vay lãi nặng thường thực hiện thông qua các đường dây một cách chuyên nghiệp, cho vay số tiền không lớn nhưng thực hiện nhiều lần, cho nhiều người vay như vụ án sau: Khi cho vay, các bị can quy định 08 cách thức cho vay trả góp được tính như sau: vay trả góp các gói 31 ngày, 35 ngày, 38 ngày, 41 ngày, 42 ngày, 50 ngày, 52 ngày, 53 ngày. Tùy vào nhu cầu của người vay nhưng số tiền cho vay thấp nhất là năm triệu đồng, cao nhất là ba mươi triệu đồng. Hình thức cho vay trả góp: Nếu vay số tiền 5.000.000 đồng, người vay phải trả góp trong vòng 31 ngày, mỗi ngày 200.000 đồng gồm tiền gốc là 162.000 đồng/ngày và tiền lãi là 38.000 đồng/ngày. Tổng số tiền gốc và lãi người vay phải trả trong vòng 31 ngày là số tiền 6.200.000 đồng. Nếu vay số tiền 20.000.000 đồng, người vay trả góp từ 31 ngày đến 42 ngày. Tức là từ 600.000 đồng/ngày đến 800.000 đồng/ngày. Như vậy, Nguyễn Văn C và Phạm Văn T cho vay tiền với mức lãi suất là 23,23%/ tháng, tương đương 278,76%/năm, tức là cao gấp 13,94 lần của mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là 1,666%/tháng. Khi đưa tiền cho người vay, nếu vay 5.000.000 đồng thì T và C thu trước 02 ngày với số tiền 400.000 đồng, số tiền còn lại người vay phải trả trong thời gian 29 ngày tiếp theo, mỗi ngày 200.000 đồng. Còn vay 20.000.000 Số chuyên đề 03 - 2020 LÊ THỊ MINH THƯ đồng thì T và C thu trước 2 ngày với số tiền 1.600.000 đồng, số tiền còn lại người vay phải trả trong vòng 29 ngày tiếp theo. Trong thời gian từ tháng 4 năm 2018 đến ngày 02 tháng 4 năm 2019, tại huyện Lộc Ninh các bị can Nguyễn Văn C, Phạm Văn T đã cho 21 người dân vay tiền, tổng cộng 47 lần vay.5 1 2.2. Hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự Hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng có thể là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất. Thiệt hại về vật chất của hành vi cho vay lãi nặng là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi suất quá cao, số tiền lãi quá lớn, có thể dẫn đến không có tiền để trả. Khi người vay không trả được nợ, người cho vay sẽ có những hành vi phạm pháp để đòi nợ như cố ý gây thương tích, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản,… hoặc có hành vi khủng bố tinh thần như tạt sơn, chất bẩn,… Điều này khiến cho người đi vay và người thân của họ luôn trong tình trạng lo lắng, áp lực trả nợ, túng quẫn, gây ra các hành vi phạm pháp khác, thậm chí dẫn đến người đi vay phải tự tử. Hành vi cho vay lãi nặng còn gây ra những thiệt hại phi vật chất rất lớn cho xã hội, gây bất an đối với người dân, bất lực đối với nhà quản lý, ngoài ra còn đưa đến nhiều hệ lụy khôn lường khác cho người dân, cho xã hội như các băng nhóm “xã hội đen”, đòi nợ thuê liên tục được mở rộng tràn lan, trật tự trị an xã hội bị ảnh hưởng,… Đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả có ý nghĩa trong việc đánh giá tính chất, mức Bản án 77/2019/HSST ngày 17/10/2019 của Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. 5 Số chuyên đề 03 - 2020 độ nguy hiểm của hành vi cho vay lãi nặng khi quyết định hình phạt. 2.3. Các dấu hiệu khác của mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự Ngoài những hành vi nguy hiểm cho xã hội thì mặt khách quan của tội phạm này còn có các dấu hiệu khác như phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. Các hình thức cho vay lãi nặng có thể được biểu hiện qua nhiều dạng khác nhau, người cho vay và người vay có thể bằng một hợp đồng viết (rất ít được thực hiện trên thực tế) hoặc có thể cho vay tiền chỉ bằng một hợp đồng miệng hoặc chỉ ghi số tiền vay vào sổ và người vay ký nhận. Nếu có biên nhận thì thường không ghi lãi suất, không ghi thời gian vay mà chỉ ghi một ngày bao nhiêu tiền lãi, ví dụ: vay 1.000.000 đồng thì lãi suất 5.000 đồng (tương đương lãi suất 180%/năm hay 15%/ tháng) hoặc vay 8.000.000 đồng thì lãi suất 40.000 đồng (tương đương lãi suất 180%/ năm hay 15%/tháng)… Trên thực tế, người vay tiền chỉ cần một khoảng thời gian rất ngắn đã có tiền mà không phải mất nhiều thời gian, thủ tục hết sức đơn giản chỉ cần phô tô chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bằng lái xe, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, thẻ sinh viên,… Ngoài ra, người vay không cần công chứng hợp đồng hay chứng minh thu nhập, không cần thế chấp tài sản, đang có nợ xấu ở các công ty tài chính thì vẫn tiếp tục được vay. Đối với những khách hàng có uy tín, trả tiền vay đúng hạn thì trong các lần vay tiếp theo các đối tượng này sẽ cho vay với số tiền cao hơn nhiều lần, áp dụng hình thức cho vay trả góp với lãi suất rất cao. Đây là những ưu đãi cần thiết, dễ dàng cho những người cần tiền kinh doanh, để đáo hạn khoản vay trước hoặc để tiêu dùng cá nhân trong cuộc sống. Khoa học Kiểm sát 13 MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH... Một hình thức cho vay lãi nặng nữa mà hiện nay khá phổ biến là thông qua các hình thức hụi, họ, biêu, phường. Phương pháp thủ đoạn cho vay lãi nặng hiện nay được thực hiện hết sức tinh vi và phức tạp. Bên cho vay thường hoạt động công khai dưới vỏ bọc của hoạt động kinh doanh được cấp phép hợp pháp như dịch vụ cầm đồ, công ty tư vấn đầu tư, dịch vụ tài chính với những chiêu trò quảng cáo “kết nối khách hàng – ngân hàng”, hỗ trợ vay vốn, cho vay tiêu dùng, cho thuê tài sản, thông qua việc in các tờ rơi quảng cáo cho vay tiền rồi tiến hành đi treo, dán, thả trên các tuyến đường; sử dụng mạng xã hội hoặc tạo ứng dụng phần mềm trên điện thoại nhằm mục đích quảng cáo và cho vay tiền; tạo ra các ứng dụng chạy trên điện thoại di động để cho vay tiền qua mạng như “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online”… Các đối tượng cho vay thường không thể hiện mức lãi suất cụ thể trên các hợp đồng. Khi người vay không trả được nợ theo thỏa thuận, các đối tượng không từ bỏ thủ đoạn nào để có thể đòi tiền vay. Hành vi cho vay lãi nặng hiện nay không chỉ tập trung vào các thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển mà đã len lỏi vào mọi ngóc ngách, từ thành thị tới nông thôn với các “chân rết” ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng thường là lợi dụng hoàn cảnh khó khăn đột xuất của người đi vay như bị thiệt hại do thiên tai, bệnh tật hoặc những khó khăn khác cần gấp một số tiền để trang trải nên người cho vay đã ép buộc để người đi vay phải chịu lãi suất rất cao, gấp nhiều lần so với lãi suất do Nhà nước quy định. 3. Thực tiễn xác định mặt khách quan và khó khăn, vướng mắc Trong những năm vừa qua, hành vi cho vay lãi nặng trên thực tế xảy ra tương đối nhiều nhưng số vụ án về tội danh này 14 Khoa học Kiểm sát bị xử lý rất ít, có nhiều địa phương tuy được xác định có hành vi phạm tội này xảy ra nhưng hàng năm không có vụ án nào về tội danh này được xử lý. Điều này làm cho loại tội phạm này ngày càng lan rộng trong xã hội, gây ra hậu quả ngày càng lớn và trở thành “vấn nạn” của xã hội. Trước tình hình đó, một loạt các văn bản pháp luật mới được các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích giải quyết vấn nạn về loại tội phạm này một cách đồng bộ. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CTTTg ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Ngay sau đó, các cơ quan có thẩm quyền có liên quan cũng đã ban hành các văn bản để triển khai như: Quyết định số 1178/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg; Kế hoạch số 3501/KH-BNV ngày 31/7/2019 của Bộ Nội vụ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 3402/VKSTC-V2 ngày 31/7/2019 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Hiện nay, việc xử lý đối với loại tội phạm này đã được chú trọng hơn, số vụ án đã tăng lên nhưng thực tế vẫn chưa tương xứng với số lượng vụ việc xảy ra trên thực tế. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là việc xác định các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên thực tế không dễ dàng mặc dù quy định của pháp luật hình sự đã có nhiều sửa đổi, bổ sung. Trước hết, việc phát hiện, chứng minh hành vi phạm tội trên thực tế gặp nhiều Số chuyên đề 03 - 2020 LÊ THỊ MINH THƯ khó khăn. Việc cho vay thường chỉ có hai bên biết với nhau, nếu người vay không tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền rất khó để phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, tâm lý chung của người vay là e sợ, không dám tố cáo vì sợ thế lực của người cho vay, sợ bị trả thù hoặc nghĩ rằng mình đã tự thỏa thuận vay thì mình phải chịu. Vì vậy, số trường hợp người dân tố cáo về hành vi cho vay lãi nặng không nhiều. Chỉ khi sự việc bị phát hiện, khi người vay bị đe dọa, bắt giữ, đánh đập, khủng bố tinh thần, bị đe dọa về tính mạng,… mới tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đó mới có thể xử lý được hành vi vi phạm. Ngoài ra, phần lớn nạn nhân vẫn lẳng lặng trả nợ, tự thu xếp với nhau nên cơ quan có thẩm quyền không thể xử lý. Bên cạnh đó, khi biết về vụ việc thì việc phát hiện, thu thập, củng cố chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội cũng gặp nhiều khó khăn do các bên thường thỏa thuận việc vay mượn bằng miệng hoặc các hợp đồng giả không thể hiện lãi suất thực tế, nếu có hợp đồng thì các đối tượng thường cất giấu hợp đồng ở những nơi kín đáo, dễ tiêu hủy, sử dụng mạng xã hội để chốt hợp đồng. Hơn nữa, các đối tượng còn sử dụng nhiều “chiêu trò” để lách luật như: thu tiền gốc trước, nếu người vay trả hết gốc thì chuyển lãi thành gốc nên khi bị phát hiện không thể kết luận các đối tượng thu lời từ lãi; hoặc sử dụng thủ đoạn trong lập hợp đồng vay: không thể hiện lãi suất; lợi dụng công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng điện thoại để cho vay nên khó xác định người cho vay,… Phổ biến hiện nay là trường hợp trong hợp đồng vay tài sản không ghi thỏa thuận về lãi suất, chỉ ghi ngày vay mà không ghi thời hạn trả, số tiền lãi được gộp luôn vào với tiền gốc thành số tiền ghi trong hợp đồng, tức là thực tế người vay phải trả lãi suất với mức rất cao nhưng hợp đồng không thể hiện là có thỏa thuận về lãi suất Số chuyên đề 03 - 2020 cũng như mức lãi suất và số tiền lãi mà người vay phải trả. Khi đến thời hạn trả đã ngầm thỏa thuận hoặc đến một thời gian nhất định mà người vay chưa trả nợ thì người cho vay yêu cầu người vay phải ký tiếp hợp đồng vay. Trường hợp này sẽ có nhiều hợp đồng được ký thay thế nhau mà số tiền vay ghi trong hợp đồng sau chính là số tiền gốc cho vay của hợp đồng trước cộng với số tiền lãi mà người vay chưa trả. Trong những trường hợp như vậy, số tiền lãi thực tế người vay phải trả là rất lớn với lãi suất rất cao, vượt quá quy định của pháp luật rất nhiều lần nhưng hợp đồng vay không hề ghi nhận. Điều này gây khó khăn cho việc xác định lãi suất cho vay, tính số tiền thu lợi bất chính cũng như việc thu thập chứng cứ để xác định căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội dù trên thực tế họ đã thực hiện hành vi cho vay lãi nặng thỏa mãn quy định của pháp luật hình sự. Thậm chí, trong một số trường hợp, người vay còn bị người cho vay lãi nặng khởi kiện ngược lại để đòi số tiền đã cho vay lãi nặng. Tức là, họ vừa có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của mình, vừa có khả năng đòi được số tiền đã cho vay lãi nặng cùng với số tiền lãi thu lợi bất chính. Điều này làm cho việc xử lý loại tội phạm này càng khó khăn hơn trên thực tế. Mặt khác, cho vay lãi nặng thường diễn ra trên phạm vi rộng liên xã, huyện, thậm chí ở nhiều tỉnh khác nhau nên việc điều tra gặp nhiều khó khăn, nhất là trong những trường hợp hành vi cho vay ở mỗi địa phương không đủ định lượng về giá trị tiền thu lợi bất chính thì việc chứng minh hành vi phạm tội lại càng khó khăn hơn. Ngoài ra, thông thường người phạm tội cho vay đối với nhiều người, không ghi lại địa chỉ cụ thể đối với người vay; có trường hợp chứng cứ chỉ là lời khai Khoa học Kiểm sát 15 MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH... của người vay, không đối chất được với đối tượng cho vay vì sau khi bị phát hiện thì đối tượng đã bỏ đi khỏi địa phương,... Đồng thời, tội cho vay nặng lãi là loại tội ít nghiêm trọng nên thời gian tạm giam các đối tượng hoạt động này để điều tra cũng bị hạn chế, do đó một số vụ án phải tạm đình chỉ điều tra vì chưa làm việc được với bị can do không biết rõ địa chỉ của bị can. Việc chứng minh hành vi phạm tội vì vậy không thể thực hiện được hoặc thực hiện chưa đầy đủ. mặt thời gian”. Bởi vì, hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện với thời gian, mức độ, tần suất như thế nào để được coi là “liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian” thì văn bản hướng dẫn này cũng như các văn bản pháp luật khác đều chưa nêu rõ. Vì vậy, việc áp dụng quy định này sẽ phụ thuộc vào nhận định chủ quan của các cơ quan, người tiến hành tố tụng ở mỗi địa phương. Điều này dẫn đến việc áp dụng không thống nhất về cùng một quy định. Do đó, việc giải thích rõ thuật ngữ này Bên cạnh đó, còn có khó khăn trong chính là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các việc xác định số tiền thu lợi bất chính cơ quan có thẩm quyền. để xác định trách nhiệm hình sự. Giải 3. Kết luận quyết vướng mắc này, Công văn số 212/ Chỉ khi xác định trong hành vi có dấu TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án hiệu khách quan của tội phạm thì vấn đề nhân dân tối cao thông báo kết quả giải xem xét mặt chủ quan và các yếu tố khác đáp trực tuyến một số vướng mắc trong của cấu thành tội phạm mới được đặt ra. xét xử đã nêu rõ: Khoản tiền thu lợi bất Việc nghiên cứu mặt khách quan có ý chính để xác định trách nhiệm hình sự nghĩa quyết định trong việc định tội đối là khoản tiền lãi thu được sau khi trừ đi với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch tiền lãi theo quy định của Bộ luật dân sự dân sự./. năm 2015 mà không phải là tổng số tiền TÀI LIỆU THAM KHẢO lãi thu được từ việc cho vay. Như vậy, 1. Bộ luật hình sự năm 1999. tiền thu lợi bất chính để buộc người cho 2. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ vay phải chịu trách nhiệm hình sự được sung năm 2017). xác định là số tiền lãi thu được từ mức 3. Bộ luật dân sự năm 2015. lãi suất trên 20%/năm trở lên. Công văn 4. TS. Nguyễn Đức Mai (chủ biên) (2018), này cũng đã xác định, trong trường hợp Bình luận khoa học Bộ luật hình sự hiện hành (sửa người phạm tội cho nhiều người khác vay đổi, bổ sung năm 2017), NXB Chính trị quốc gia tiền thì khoản tiền thu lợi bất chính để xác sự thật, Hà Nội. 5. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Tội định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền phạm và cấu thành tội phạm (sách chuyên khảo), lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay nếu hành vi cho vay lãi NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian,... Tuy nhiên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân. hướng dẫn này đặt ra một vấn đề gây ra 7. Bản án 77/2019/HSST ngày 17/10/2019 nhiều cách hiểu và dẫn đến cách áp dụng của Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh không thống nhất trên thực tế, đó là quy Bình Phước về tội cho vay lãi nặng trong giao định “hành vi cho vay lãi nặng được thực dịch dân sự. hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về 16 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 03 - 2020
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.