LuanVanThacSiLuuThiThuHien

pdf
Số trang LuanVanThacSiLuuThiThuHien 130 Cỡ tệp LuanVanThacSiLuuThiThuHien 1 MB Lượt tải LuanVanThacSiLuuThiThuHien 1 Lượt đọc LuanVanThacSiLuuThiThuHien 16
Đánh giá LuanVanThacSiLuuThiThuHien
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 130 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯU THỊ THU HIỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐĂK LĂK – 2016 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯU THỊ THU HIỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ DIỆU OANH ĐĂK LĂK – 2016 2 TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng là một công cụ sắc bén có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng cũng như quyết định sự tồn tại, phát triển của sắc thuế này. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính không đạt hiệu quả cũng có nghĩa là các quy định về thuế giá trị gia tăng chưa phù hợp, cần phải điều chỉnh,… Việc xây dựng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải khai thác, phát huy những thế mạnh mang tính đặc thù riêng của thuế giá trị gia tăng mà một trong số đó là các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về thuế chỉ bao gồm các hình thức xử phạt và một số biện pháp khắc phục hậu quả, không quy định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Đăk Lăk là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, những năm qua tỉnh được đánh giá có sức mua lớn nhất khu vực. Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho các du khách đến tham quan và đầu tư tại Đắk Lắk. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển về kinh tế, thời gian vừa qua tình hình vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh có diễn biến ngày càng phức tạp, hành vi vi phạm pháp luật về thuế giá trị gia tăng bị phát hiện ngày càng nhiều nhưng việc xử lý chưa đạt hiệu quả. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả xin chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk” để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình với hy vọng những đóng góp của đề tài sẽ phần nào giải quyết được khó khăn, tồn tại trong công tác xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, hướng tới một hệ thống thuế hiệu quả và công bằng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn Qua tìm hiểu những công trình đã được nghiên cứu có thể thấy một số công trình đã nghiên cứu có liên quan về thuế giá trị gia tăng như: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học (2013), Trương Thị Hồng Nhung, Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa luật. Luận văn đi sâu nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và hướng hoàn thiện; Những vấn đề pháp lý về việc áp 1 dụng thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam (2002), luận án tiến sỹ Luật học, Nguyễn Thị Thương Huyền, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật; Pháp luật về thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn (2012), Luận án tiến sỹ Luật, Vũ Văn Cương, Đại học Luật Hà Nội; Pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ luật học, Trần Thị Minh Hiền, người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thu Giang; Pháp luật về thuế giá trị gia tăng và các biện pháp bảo đảm thực hiện (2002), luận văn thạc sỹ, Lê Thị Bích Liên, Hà nội; Một số ý kiến trao đổi về dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008), TS Phạm Thị Thu Giang, Tạp chí Luật học số 4/2008,… Có thể thấy các công trình kể trên tác giả đã hướng tới nghiên cứu pháp luật về thuế giá trị gia tăng hoặc những vấn đề liên quan đến pháp luật về thuế nói chung, một số đề tài cũng đã bước đầu nghiên cứu về xử phạt hành chính trong lĩnh thuế giá trị gia tăng nhưng mới dừng lại ở nghiên cứu một góc độ, một khía cạnh (chủ yếu là hành vi vi phạm) chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh và chuyên sâu về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nhất là trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích Luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng đạt hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 3.2. Nhiệm vụ Luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành chính và hoạt động xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk. - Đề xuất và luận chứng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: 2 Đối tượng của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Cục thuế tỉnh Đăk Lăk. - Về thời gian: Từ năm 2013 đến nay (tháng 6 năm 2016). - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, các văn bản pháp luật và chủ trương, chính sách đảm bảo cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính của Cục thuế tỉnh Đăk Lăk được nghiêm minh, chính xác và kịp thời trong giai đoạn hiện nay, cụ thể: + Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng hiện nay; + Phân tích, đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk; + Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về tuyên truyền, giáo dục và thực hiện pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, thống kê,…. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Tổng kết lý luận về công tác xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng đi từ tổng quan vấn đề nghiên cứu, đến hệ thống khái niệm, các nội dung quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, tạo cơ sở vững chắc cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng; là tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm 3 hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương I. Cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng. Chương II. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh Đăk Lăk. Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. Quan niệm chung về xử lý vi phạm hành chính 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính Vi phạm hành chính được coi là một loại vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến hằng ngày trong đời sống xã hội của một quốc gia, từ khía cạnh nhỏ nhất, phạm vi ảnh hưởng ít nhất của đời sống như vượt đèn đỏ, hút thuốc nơi công cộng, bỏ rác không đúng nơi quy định đến những khía cạnh lớn hơn, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn, bao quát hơn như gây ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm nguồn nước, trốn thuế,… Vi phạm hành chính có thể hiểu là việc không tuân theo hoặc làm trái lại những điều quy định trong hoạt động chỉ đạo, quản lý việc chấp hành luật pháp, chính sách của nhà nước. Hành vi vi phạm hành chính xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính của một quốc gia, là cơ sở của việc xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Mặc dù khái niệm vi phạm hành chính được thể hiện khác nhau nhưng về bản chất không thay đổi và đều có chung các đặc điểm sau đây: - Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước, phá vỡ trật tự hành chính đang được duy trì và bảo vệ. 4 - Thứ hai, chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều là chủ thể của vi phạm hành chính mà chỉ có những cá nhân có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành chính. - Thứ ba, vi phạm hành chính phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động hoặc không hành động). - Thứ tư, vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi (cố ý hoặc vô ý). Đối với tổ chức thì yếu tố lỗi được thể hiện thông qua việc nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân người đại diện của tổ chức đó. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính Thuật ngữ xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành chính và các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính, tuy nhiên các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính chỉ được xem xét và áp dụng đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. - Biện pháp xử lý vi phạm hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Biện pháp thay thế biện pháp xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình. Trên cơ sở xem xét các khái niệm trên đây có thể hiểu Xử lý vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xem xét, áp dụng các hình thức xử lý được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý về vi phạm hành chính. Xử lý vi phạm hành chính có những đặc điểm sau: - Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế của nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước. Xử lý vi phạm 5 hành chính chỉ được thực hiện bởi cơ quan hoặc cán bộ do nhà nước trao quyền - Thứ hai, xử lý vi phạm hành chính chỉ được thực hiện khi có hành vi vi phạm hành chính. - Thứ ba, hoạt động xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. 1.2. Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng là hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các lợi ích mà Luật thuế giá trị gia tăng bảo vệ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong luận văn này, để thống nhất với các quy định của pháp luật hiện tại và phù hợp với đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị gia tăng nói riêng và trong lĩnh vực thuế nói chung, người viết sẽ sử dụng thuật ngữ xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng cũng như thực trạng của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng được hiểu là việc người có thẩm quyền xem xét, áp dụng các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật đối cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, hoá đơn chứng từ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý về vi phạm hành chính. * Đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng - Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng là một loại hoạt động cưỡng chế của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước về thuế giá trị gia tăng. - Thứ hai, Cơ sở ra quyết định xử lý vi phạm chính là hành vi vi phạm pháp luật thuế về thuế giá trị gia tăng. Thứ ba, đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tham gia vào hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu dùng làm phát sinh giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. 6 - Thứ tư, hoạt động xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. - Thứ năm, xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng được áp dụng khi có hành vi vi phạm kể cả trong trường hợp hành vi vi phạm về thuế giá trị gia tăng chưa phát sinh thiệt hại. - Thứ sáu, chỉ được xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng khi hành vi vi phạm đó chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Thứ bảy, Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ ít được áp dụng khi xử lý vi phạm hành chính bởi một phần xuất phát từ nguyên tắc “tiền đăng, hậu kiểm” trong quản lý thuế giá trị gia tăng, đặc trưng chủ thể của thuế giá trị gia tăng, hạn chế trong công tác quản lý … - Thứ tám, trong xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng hành vi vi phạm có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác dựa vào hậu quả của hành vi. - Thứ chín, xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng gắn liền với xử lý vi phạm hành chính về thuế thu nhập doanh nghiệp vì thuế giá trị gia tăng được tính dựa trên doanh thu tăng thêm. 1.2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng * Nguyên tắc pháp chế: * Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời, xử lý công minh, nhanh chóng theo đúng pháp luật * Nguyên tắc bình đẳng, công khai, nhân đạo trong xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng 1.2.3. Các hành vi vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng * Hành vi vi phạm thủ tục thuế * Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn * Hành vi trốn thuế, gian lận thuế * Hành vi chậm nộp tiền thuế 1.2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng 1.2.4.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng của cơ quan thuế - Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế giá trị gia tăng. - Đội trưởng Đội thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế. 7 - Chi cục trưởng Chi cục thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm. Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế, số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước; - Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi đại bàn quản lý của mình có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm. Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế, số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước; - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm. Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế, số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước; Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về thủ tục thuế của cơ quan thuế nêu trên đây được áp dụng đối với một hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của cá nhân về thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức. 1.2.4.2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp - Chủ tịch UBND cấp xã có quyền xử phạt đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế. - Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền xử phạt đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế. - Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền xử phạt đên 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế. 1.2.5. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng 1.2.5.1. Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng theo thủ tục không lập biên bản Thủ tục xử lý hành vi phạm hành chính không lập biên bản là loại thủ tục đơn giản được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng có tính chất, mức độ vi phạm ít phức tạp và theo quy định của pháp luật chỉ cần sử dụng hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức. Trong trường hợp này người có thẩm quyền xử lý phải ra quyết định xử lý tại chỗ. 1.2.5.2. Xử lý hành chính vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng theo thủ tục có lập biên bản * Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng * Giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thuế 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.