Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex tại Hà Nội

doc
Số trang Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex tại Hà Nội 108 Cỡ tệp Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex tại Hà Nội 980 KB Lượt tải Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex tại Hà Nội 0 Lượt đọc Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex tại Hà Nội 7
Đánh giá Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex tại Hà Nội
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................8 CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU..............................................................................8 1.1.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:.........................................8 1.1.1.KHÁI NIỆM,BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:..........................................................................................................8 1.1.1.2. KHÁI NIỆM:................................................................................8 1.1.1.2.BẢN CHẤT:..................................................................................8 1.1.1.3.VAI TRÒ :.....................................................................................9 1.1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU........................................9 1.1.3.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:.................9 1.1.3.1.GIỚI THIỆU CHUNG:...............................................................10 1.1.3.2.CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG....................................10 1.2.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:....19 1.2.1.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:.................20 1.2.2.NỘI DUNG CỦA QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU................................................................................20 1.2.2.1.CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU.............................................20 1.2.2.2.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU .................23 1.2.2.3.THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI.............................................23 1.2.2.4.MUA BẢO HIỂM (NẾU CÓ).....................................................25 1.2.2.5.LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN.....................................................26 1.2.2.6.GIAO HÀNG CHO NGƯỜI VẬN TẢI......................................27 1.2.2.7.LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN...............................................28 1.2.2.8.KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (NẾU CÓ).................29 Nguyễn Việt Hưng 1 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn 1.3.GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:...................30 1.3.1.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:......................................................................30 1.3.2.NHỮNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT,ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:..........................................................32 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI..................................................................................................................35 2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX VÀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI..................................................................................35 2.1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:...........................35 2.1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY:................................36 2.1.2.1. CHỨC NĂNG:...........................................................................36 2.1.2.2. NHIỆM VỤ:...............................................................................37 2.1.3.TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY VÀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI.............................................................................................................37 2.1.4. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH:.....................................................39 2.1.4.1. THỊ TRƯỜNG:..........................................................................40 2.1.4.2. KHÁCH HÀNG:........................................................................40 2.1.4.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:........................................................41 2.1.4.4. CÁC NHÀ CUNG CẤP:............................................................41 2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI.................................................................................................42 2.2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI......................42 2.2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI.....................................................................48 Nguyễn Việt Hưng 2 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn 2.3.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI...................................................51 2.3.1 CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU...................................................51 2.3.2. KIỂM TRA HÀNG XUẤT KHẨU..................................................56 2.3.3.THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI....................................................58 2.3.4.MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HOÁ..............................................60 2.3.5.LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN............................................................61 2.3.6.GIAO HÀNG.....................................................................................63 2.3.7.LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN.....................................................65 2.3.8.GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI...............................................................67 2.4.ĐIỀU HÀNH VÀ GIÁM SÁT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI...............................................................68 2.5.ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI...........................70 2.5.1.ƯU ĐIỂM..........................................................................................70 2.5.2.NHỮNG TỒN TẠI............................................................................71 2.5.3.NGUYÊN NHÂN..............................................................................72 CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI..................................................................................................73 3.1.NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI MHÁNH.......................................................................73 3.1.1.MỘT SỐ PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG THIẾC TRÊN THẾ GIỚI ....................................................................................................................73 3.1.2.MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH......................................................................................................78 Nguyễn Việt Hưng 3 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn 3.1.3.NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.............................................81 3.1.3.1.CƠ HỘI.......................................................................................81 3.1.3.2.THÁCH THỨC...........................................................................82 3.2.MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI.................................................................................................83 3.2.1.GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU.........................................................................................................83 3.2.1.1.GIẢI PHÁM NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU.....................................................................................................83 3.2.1.2.GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ VẬN CHUYỂN.....85 3.2.1.3.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ............................................................................................86 3.2.1.4.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH GIAO HÀNG....................87 3.2.1.5.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH THÔNG QUAN XUẤT KHẨU.....................................................................................................88 3.2.1.6.GIẢI PHÁP TRONG QUY TRÌNH THÁNH TOÁN.................88 3.2.1.7.GIẢI PHÁP VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG..................................................................................88 3.2.1.8.GIẢI PHÁP VỀ BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỤC...............90 3.2.1.9.GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG..................................................90 3.2.1.10.MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC...................................................91 3.2.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................................................93 3.2.2.1.VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ HẢI QUAN..............................93 3.2.2.2.VỀ TÍNH ỔN ĐỊNH THỐNG NHẤT CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.....................................................................93 3.2.2.3.VỀ VIỆC TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ THUẬN LỢI HƠN..................................................................................94 KẾT LUẬN.....................................................................................................95 Nguyễn Việt Hưng 4 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................97 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lực lượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt động kinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đất nước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm 1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách chính thức. Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) .Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay. Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạo điều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phần kinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây là một thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm 2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đề ra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động Nguyễn Việt Hưng Lớp K 38 E3 TMQT 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn kinh doanh xuất khẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế về kinhh nghiệm kinh doanh quốc tế,quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế…Do vậy trong quá trình kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp gặp không ít các khó khăn vướng mắc,trong đó có quy tình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 2.Mục đích nghiên cứu Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội”. 3.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Đối tượng này sẽ được nghiên cứu trong phạm vi các hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội. 4.Phương pháp nghiên cứu Với mục đích tìm hiểu thực tiễn bằng các kiến thức đã học. Ngoài việc xử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.Trong quá trình thực hiện luận văn em đã xử dụng các phương pháp nghiên cứu khác là phương pháp hệ thống hoá,phương pháp thống kê,phương pháp phân tích so sánh… 5.Kết cấu của luận văn Nguyễn Việt Hưng 6 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: -Chương 1.Lý luận chung về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu -Chương 2.Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội -Chương 3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty XNK petrolimex tại Hà Nội Nguyễn Việt Hưng 7 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 1.1.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 1.1.1.Khái niệm,bản chất và vai trò của hợp đồng xuất khẩu: 1.1.1.2. Khái niệm: Hợp đồng: Là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Hợp đồng xuất khẩu: Là sự thoả thuận giữa hai đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, bên bán được gọi là bên xuất bên mua gọi là bên nhập một tài sản cố định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Như vậy chủ thể của hợp đồng này là Bên Bán (bên xuất khẩu) và Bên Mua (bên nhập khẩu).Họ có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.Bên Bán giao một giá trị nhất định và ,để đổi lại,Bên Mua phải trả một đối giá tương xứng với giá trị đã được giao.Đối tượng của hợp đồng này là hàng hoá (Goods) hoặc dịch vụ (Service). Trong thực tế, không nhất thiết người mua phải trả bằng tiền cho người bán mà có thể trả bằng hàng hoá có giá trị tương đương, mà chỉ lấy tiền làm phương tiện tính toán. 1.1.1.2.Bản chất: Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận của các bên kí hợp đồng.Điều cơ bản của hợp đồng là phải thể hiện ý chí thực sự thoả thuận không được cưỡng bức,lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được.Hợp đồng xuất khẩu giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh Nguyễn Việt Hưng Lớp K 38 E3 TMQT 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Thương Mại Quốc Tế,nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó. 1.1.1.3.Vai trò : Vai trò cơ bản của hợp đồng là làm cơ sỏ để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ.Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và đồng thời hợp đồng cũng là cơ sỏ ư pháp lý quan trọng để một bên có thể khiếu nại đối tác của mình không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của họ đã thoả thuận trong hợp đồng.Do vậy hợp đồng càng quy định chi tiết rõ ràng,dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp do tránh tối đa viêc gây hiểu lầm,mỗi bên hiểu theo một cách khác nhau…và khi cần thiết với vai trò là một cơ sở pháp lý quan trọng trong việc khiếu nại đối tác hợp đồng nhất thiết phải rõ ràng ,chi tiết ,dễ hiểu mới đủ mạnh để buộc các đối tác tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của họ như đã thoả thuận. 1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng xuất khẩu Hợp đồng xuất khẩu thường có những đặc điểm sau: -Hàng hoá-đối tượng của hợp đồng được di chuyển qua biên giới quốc gia.Biên giới này là biên giới Hải Quan chứ không đơn thuần là biên giới địa lí. (Ví dụ,hợp đồng mua bán kí kết giữa một xí nghiệp trong khu chế xuất với một xí nghiệp ngoài khu chế xuất được luật pháp coi là hợp đồng xuất khẩu với xí nghiệp trong khu chế xuất,nhưng hàng hoá thuộc hợp đồng đó không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia) -Đồng tiền thanh toán sẽ là ngoại tệ với ít nhất một bên(Cá biệt với các nước đã xử dụng đồng tiền chung Châu Âu – EURO ) -Nó diễn ra giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau. -Hợp đồng xuất khẩu thường chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau:Luật quốc gia(Luật của quốc gia bên Mua,Luật của quốc gia bên Nguyễn Việt Hưng 9 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Bán),Luật quốc tế(các hiệp định ,hiệp ước thương mại song phương và đa phương),các phong tục và tập quán buôn bán quốc tế… 1.1.3.Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu: Một hợp đồng xuất nhập khẩu thông thường và đúng, đầy đủ bao gồm hai phần chủ yếu: 1.1.3.1.Giới thiệu chung: - Số hợp đồng (contract no...) ghi rõ số hợp đồng mà hai bên đã ký kết.Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc của hợp đồng.Nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra,giám sát,điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên. - Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng được ghi ở phía trên hoặc phía dưới góc phải của hợp đồng.Nếu như trong hợp đồng không có thoả thuậnh gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày kí kết. - Tên và địa chỉ của các bên tham gia kí kết hợp đồng:Đây là phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng,cho nên phải nêu rõ ràng,đầy đủ chính xác :Tên (theo giấy phép thành lập),địa chỉ,người đại diện,chức vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng. - Những định nghĩa dùng trong hợp đồng, những định nghĩa này có thể dùng rất nhiều giúp cho tránh sai sót và nhầm lẫn trong cách hiểu cuả mỗi bên dẫn đến những tranh chấp hay khiếu kiện hợp đồng xuất khẩu. - Căn cứ để ký kết hợp đồng, đây có thể là hiệp định song phương đa phương 1 hay 1 số các quốc gia khác.Hay nêu ra sự tự nguyện thực sự của các bên kí kết hợp đồng. 1.1.3.2.Các điều khoản của hợp đồng  Tên hàng: Là điều khoản quan trọng của mọi đơn hỏi hàng, thư chào hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi. Vì vậy người ta luôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng. Nói chung thường có nhiều cách diễn đạt tên hàng như sau: Nguyễn Việt Hưng 10 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn - Ghi tên thương mại của hàng hoá nhưng còn ghi kèm theo tên thông thường và tên khoa học của nó. - Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó. - Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó. - Ghi tên hàng kèm theo số liệu hạng mục của hàng đó trong danh mục hang hoá thống nhất.  Điều khoản phẩm chất. Điều khoản phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất lượng của hàng hoá, chất lượng của hàng hoá thể hiện như: Lý tính, hoá tính, tính năng quy cách phẩm chất, kích thước tác dụng, công dụng ... trong thương mại quốc tế người ta hay quy định theo cách tuỳ thuộc vào loại hàng hoá cụ thể, tỷ lệ % thành phần chủ yếu trong hàng hoá, màu sắc, tính năng phải đạt được, chỉ tiêu phải đạt được, chỉ tiêu chất lượng nào (chất lượng quốc tế hoặc Việt Nam, ngành....) Trong thương mại quốc tế vì chủng loại hàng hoá giao dịch nhiều, đặc điểm các loại hàng khác nhau. Do đó cách biểu thị chất lượng cũng khác nhau. Để biểu thị chính xác chất lượng hàng hoá người ta thường vận dụng hợp đồng thương mại quốc tế một số phương pháp như dựa vào hàng xem trước, hàng mẫu, phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn chỉ tiêu đại khái quen dùng.  Điều khoản số lượng Điều khoản số lượng nhằm nói lên mặt lượng của hàng được giao dịch gồm trọng lượng và số lượng. Điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng. - Đơn vị tính số lượng và trọng lượng thường là hệ đo lường quốc tế mét. - Quy định số lượng số lượng hàng hoá bằng cách cả hai bên có thể lựa chọn dung sai cho phép hoặc do người đi thuê tàu lựa chọn dung sai đây là phương pháp quy định phỏng chừng. Ngoài ra số lượng cần phải quy định rất khoát. Nguyễn Việt Hưng 11 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn - Phương pháp xác định trọng lượng. + Trọng lượng cả bì là trọng lượng hàng hoá bao gồm trọng lượng của hàng cộng với trọng lượng bao bì, bao gói kèm theo. + Trọng lượng tịnh là trọng lượng thực tế của hàng hoá có thể tính theo trọng lượng bao bì thực tế, trung bình quen dùng... + Trọng lượng thương mại là trọng lượng của hàng hoá có độ ẩm tiêu chuẩn. Trọng lượng thương mại thường được xác định bằng công thức: 100 + WTC GTM = GTT + 100 + WTT Trong đó: CTM : Trọng lượng thương mại, GTT : Trọng lượng thực tế WTC : Trọng lượng độ ẩm tiêu chuẩn, WTT : Độ ẩm thực tế.  Điều khoản bao bì hàng hoá: Trong thương mại quốc tế hàng hoá phải trải qua quá trình vận chuyển bởi các phương tiện đặc thù chuyên dụng như tàu biển đường sắt, đường bộ đường không. Do đó hàng hoá được đóng gói thích hợp không chỉ tiện cho vận chuyển, bốc dỡ, dịch chuyển lưu giữ ... tránh sai hụt hay biến đổi về chất lượng hay số lượng. Ngoài ra giá cả của hàng hoá cũng bị ảnh hưởng một phần bởi giá cả của bao bì. - Một số loại bao bì chuyên dùng. Bao bì vận chuyển: Căn cứ vào hình dáng bao bì như hòm, túi, bao... Căn cứ vào vật liệu: Bao bì gỗ, nhựa... Căn cứ vào tính chất bao bì: Bao bì mềm, bao bì cứng Nguyễn Việt Hưng 12 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Bao bì tiêu thụ: Kiểu treo, kiểu chồng xếp, mang xách... -Yêu cầu với bao bì: Vật liệu làm bao bì phải đáp ứng về mặt hình thức kích cỡ, phù hợp với đặc tính của hàng hoá và phương thức vận chuyển. Ngoài ra bao bì tiêu thụ cần phải có chức năng bảo vệ hàng hoá và khuyến trương tiêu thụ như hiện bày bán nhận biết hàng hóa, mang xách, sử dụng. - Phương thức cung cấp bao bì có thể do bên bán hoặc bên mua cung ứng bao bì . - Giá cả bao bì : Có ba hình thức: + Giá bao bì tính vào giá hàng hoá. + Giá bao bì do bên mua trả riêng. + Giá bao bì tính như giá hàng hoá, tức là cả bao bì coi như tịnh.  Điều khoản giá cả hàng hoá. Vấn đề xác định giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu và quy định điều khoản giá cả trong hợp đồng là rất quan trọng. Bởi giá cả thị trường liên quan đến mức giá đồng tiền tính giá, phương pháp quy định giá, sử dụng các loại giảm giá. - Mức giá cả hàng hoá: Được xác định trên cơ sở giá thị trường thế giới, sự thay đổi của quan hệ cung cầu của thị trường. Thông thường các nhân tố ảnh hưởng đến mức giá như chất lượng của hàng hoá và bao bì của chúng, khoảng cách vận chuyển số lượng ký kết, điều kiện thanh toán và rủi ro biến động tỷ giá hối đoái. Mức giá còn liên quan đến điều kiện cơ sở giao hàng. Đồng tiền tính giá: Có thể của nước xuất khẩu, nhập khẩu hay nước thứ ba. Trong thương mại quốc tế thường là đồng tiền mạnh (USD), đồng tiền tính giá còn phụ thuộc vào tập quán buôn bán. Ví dụ cao su, than dùng đồng bảng Anh, dầu mỏ, lông thú dùng USD Mỹ... - Phương pháp quy định giá. Nguyễn Việt Hưng 13 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn + Giá cả cố định: Là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thoả thuận khác. Được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. + Giá quy định như sau: Là mức giá được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng phương pháp này chỉ được thực hiện cho hợp đồng của hai bên có mối quan hệ lâu dài và đã hình thành tập quán giao dịch tương đối ổn định. + Giá linh hoạt: Được gọi là giá có thể chỉnh lại là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể xem xét lại vào lúc giao hàng. + Giá di động: Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu có đề cập đến những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng. Công thức: b1 P1 =P0 + ( A + B c1 + C b0 ) c0 Trong đó: P0 : Là giá cơ sở được quy định khi ký kết hợp đồng kinh tế P1: Giá cuối cùng để thanh toán A, B, C: Cơ cấu giá cả, bằng mức % của các yếu tố mà tổng số là 1 b0 , b1 : Là giá cả của nguyên vật liệu ở thời kỳ ký kết hợp đồng và ở thời điểm xác định cuối cùng. co ,c1 : Là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời điểm và lúc ký kết hợp đồng . - Giảm giá (chiết khấu) có thể có mấy loại sau: + Giảm giá do trả tiền sớm. Nguyễn Việt Hưng 14 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn + Giảm giá thời vụ. + Giảm giá đổi hàng để mua hàng mợi. + Hoặc giảm giá đơn, giảm giá kép.  Điều khoản thanh toán. Trong thương mại quốc tế do có những đặc thù như các bên cách xa về địa lý, khác nhau về uy tín trong việc trả tiền sau khi đã giao hàng. Luật pháp áp dụng không đồng nhất cho nên giao dịch cần thiết phải quy định rõ. - Đồng tiền dùng để thanh toán: Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán phụ thuộc vào thị trường thuộc về ai, vị trí của đồng tiền đó trên thị trường thế giới. Tập quán sử dụng đồng tiền đó. - Địa điểm thanh toán: Trong thương mại quốc tế hai bên đều muốn lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. - Địa điểm thanh toán: Có 3 cách quy định sau: + Trả tiền trước. + Trả tiền ngay: Thanh toán vào lúc trước hoặc trong lúc người xuất khẩu đặt chứng từ dưới quyền định đoạt của người mua. + Trả tiền sau: Là trả sau một số ngày nào đó kể từ khi nhận được toàn bộ chứng từ quy định trong hợp đồng. - Phương thức thanh toán: Bao gồm các loại sau: + Phương thức trả tiền mặt. + Phương thức chuyển tiền: Bằng thư M/T, bằng điện báo T/T, bằng phiếu thu D/T. + Phương thức ghi sổ: Hai bên thật sự tin tưởng nhau và trong trường hợp hàng đổi hàng. + Phương thức nhờ thu: Có hai loại là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Nguyễn Việt Hưng 15 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn + Phương thức tín dụng chứng từ: L/C được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế, có hai loại thư tín dụng: Là thư tín dụng huỷ ngang và thư tín dụng không huỷ ngang.  Điều khoản giao hàng. Điều kiện giao hàng sẽ được hiểu là tại thời điểm quy định bên bản phải giao hết hàng cho bên mua với số lượng và giá cả hàng hoá ghi trong hợp đồng. Nội dung cơ bản của điều kiện giao hàng. - Thời hạn giao hàng: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Các phương pháp quy định rõ thời hạn giao hàng. + Thời hạn giao hàng có định kỳ. + Thời hạn giao hàng ngay. + Thời hạn giao hàng không định kỳ. - Địa điểm giao hàng: Liên quan đến phương tiện chuyên chở của mỗi bên. Trong điều kiện này quy định rõ ràng chuyển đổi rủi ro khi bốc dỡ hay giao nhận. - Phương thức giao nhận: Hàng được giao một lần hoặc nhiều lần hoặc giao ngay. +Giao hàng với tầu biển +Giao bằng container có hai hình thức: giao hàng đủ một container (Full container loaad – FCL) và khi hàng không đủ một container (Less than a container load – LCL )  Điều khoản về trường hợp bất khả kháng: Trong buôn bán quốc tế,khi giao dịch đàm phán,người ta thường thoả thuận quy định những trường hợp mà,nếu xảy ra,bên đương sự được hoàn toàn hoặc ,trong một chừng mực nào đó,miễn hay hoãn thực hiệncác nghĩa vụ của hợp đồng.Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi ký hợp động,có tính chất khách quan và không thể khắc phục được.Những điều khoản nói về Nguyễn Việt Hưng 16 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn những trường hợp như vậy thường có tên là “trường hợp bất khả kháng” (Force majeurre clause) hoặc “trường hợp miễn trách” (Exemption clause). Theo ấn bản số 421 của Phòng thương mại quốc tế (ICC) ,một bên được miên trách nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được rằng: -Việc không thực hiện được nghĩa vụ là do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của bên đó ; và -Bên đó đã không thể lương trước một cách hợp lý được trở ngại đó ; và -Bên đó đã không thể tránh và khắc phục một cách hợp lý trở ngại đó. Khi quy định điều khoản này người ta thường dùng những cách sau: +Hoặc chỉ quy định những tiêu chí để xác định một trường hợp có phải là trường hợp bất khả kháng hoặc khó khăn (Force majeure and Hardship) ; +Hoặc liệt kê những sự kiện (như lũ ,lụt, báo, động đát, lệnh cấm …) mà khi xảy ra thì được coi là trường hợp bất khả kháng hoặc khó khăn; +Hoặc dẫn chiếu đến văn bản của Phòng Thương mại Quốc tế như sau: “Điều khoản trường hợp bất khả kháng (miễn trách) của Phòng Thương mại Quốc tế (xuất bản phẩm số 421 của ICC) là phần không tách rời khỏi hợp đồng này”.  Điều khoản bảo hành: Bảo hành là sự đảm bảo của người bán về chất lượng hàng hoá trong một thời gian nhất định.Thời hạn này gọi là thời hạn bảo hành.Thời gian này được coi là thời gian giành cho người mua phát hiện những khuyết tật của hàng hoá. Trong điều kiện bảo hành,người ta thường thoả thuận về phạm vi đảm bảo của hàng hoá thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung bảo hành và trách nhiệm của mỗi bên trong nội dung bảo hành.  Phạt và bồi thường thiệt hại. Nguyễn Việt Hưng 17 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Trong điều khoản này ghi rõ các trường hợp phạt và bồi thường, cách thức phạt và bồi thường tuỳ theo từng hợp đồng có thể riêng điều khoản phạt và bồi thường hoặc được kết hợp với các điều khoản như giao hàng, thanh toán...  Điều khoản trọng tài. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu,không thể tránh khỏi sự tác động của các nhân tố như chính trị ,kinh tế, tự nhiên…do vậy có những trường hợp sau khi ký kết hợp đồng mà một bên không thể thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng.Cũng có những trường hợp do một bên đơn phương từ bỏ các nghĩa vụ trong hợp đồng do nhận thấy có những biến động của môi trường kinh doanh cho thấy nếu thực hiện hợp đồng họ sẽ không có lợi….do vậy trên thực tế không thể tránh khỏi có những tranh chấp. Điều khoản trọng tài được soạn thảo và đưa vào trong hợp đồng nhằm để giải quyết hay có cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu . Biện pháp trọng tài là biện pháp chỉ hai bên mua bán thoả thuận bằngg văn bản trước khi xảy ra hoặc sau khi xảy ra tranh chấp,tự nguyện giao tranh chấp cho người thứ ba là trọng tài mà hai bên đồng ý để phấn quyết,nhằm giải quyết tranh chấp.Do trọng tài phán quyết tranh chấp theo trình tự trọng tài mà páhp luật cho phép,nên sự phán quyết đó có sự ràng buộc về pháp luật,hai bên đương sự phải tuân thủ chấp hành. Điều khoản trọng tài thường quy định những nội dung cơ bản sau:Địa điểm trọng tài,trình tự tiến hành trọng tài,chi phí tiến hành trọng tài,luật dùng để xét xử,chấp hành tài quyết.  Điều khoản khiếu nại: Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia gây ra hoặc vi phạm những điều đã được cam kết giữa hai bên trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, bao bì thanh toán thưởng phạt... Nguyễn Việt Hưng 18 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Người bán có quyền khiếu nại người mua hoặc người mua có quyền khiếu nại người bán. Người bán và người mua có quyền khiếu nại người vận tải, ngân hàng, bên bảo hiểm. Nội dung cơ bản của khoản này bao gồm các vấn đề: Thể thức khiếu nại. Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc khiếu nai. Trên đây là các điều khoản chủ yếu cơ bản nhất của một hợp đồng. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp đưa ra thêm một số điều khoản như: Điều khoản bảo hiểm, điều khoản vận tải, điều khoản cấm chuyển bán và các điều khoản khác... 1.2.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: Việc tổ chức thực hiện hợp đồng là việc thực hiện các thoả thuận đã cam kết trong hợp đồng giữa các đối tác.Đây là một công việc rất phức tạp.Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế,đồng thời đảm bảo được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị.Từ quá trình nghiên cứu thăm dò thị trường ban đầu cho tới khi kí kết hợp đồng với các đối tác chỉ được đánh giá kết quả một cách toàn diện và khách quan khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu là thực hiện một chuỗi các công việc kế tiếp được liên kết chặt chẽ với nhau.Thực hiện tốt một công việc sé là cơ sở để thực hiện các công việc tiếp theo và từ đó sẽ thực hiện cả hợp đồng.Như vậy có thể nói rằng việc thực hiện hợp đồng một cách suôn sẻ và đạt hiệu quả cao phải dựa trên cơ sở thực hiện tốt các công việc nhỏ trong đó.Đó là các mắt xích trong một chuỗi các công việc theo một hợp đồng,liên kết với nhau theo một lôgíc. Nguyễn Việt Hưng 19 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Trong quá trình thực hiện hợp đồng việc một bên thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình cũng sẽ giúp đối tác của họ thực hiện tốt các các nghĩa vụ đã cam kết.Và cũng trên cơ sở mình đã thực hiện đúng và kịp thời các nghĩa vụ của mình mới có cơ sở để khiếu nại nhắc nhở đối tác khi họ thực hiện không đúng theo các thoả thuận đã cam kết.Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể nảu sinh nhiều tình huống không lường trước được.Các tình huống phát sinh có thể do các bên không thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.Nhưng cũng có khi các bên thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình mà vẫn phát sinh các tình huống bất lợi là do trước khi kí hợp đồng các bên không dự đoán hoặc lượng trước các sự kiện có thể xảy ra.Các tình huống phát sinh có thể làm tăng chi phí hoặc gây tổn thất cho mỗi bên.Nhưng dù sao khi phát sinh các tình huống,các bên phải tìm ra các giải pháp để giải quyết nhằm hạn chế các chi phí và tổn thất để thực hiện hợp đồng một cách có hiệu quả nhất. Thực hiện hợp đồng có ý nghĩa quan trọng với mọi bên tham gia ký kết hợp đồng.Bởi vì khi thực hiện hợp đồng các bên mới hiện thực hoá được các con số và các thoả thuận trong hợp đồng.Quá trình này mới tạo ra hiệu quả kinh doanh thực sự cho các đơn vị kinh doanh.Cúng như hợp đồng là một bản thiết kế và việc thực hiện hợp đồng là việc mà chúng ta xây dựng ngôi nhà trong bản thiết kế dó trên thực tế. 1.2.1.Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Sau khi đã hoàn thành công tác và tiến đến ký kết hợp đồng hai bên đã thoả thuận các điều kiện cần thiết của một hợp đồng ngoại thương thì bên xuất khẩu phải tiến hành các bướ - Bước 1: Chuẩn bị hàng xuất khẩu - Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu - Bước 3: Thuê phương tiện vận tải (nếu có) - Bước 4: Mua bảo hiểm (nếu có) - Bước 5: Làm thủ tục hải quan Nguyễn Việt Hưng 20 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn - Bước 6: Giao hàng cho người vận tải - Bước 7: Làm thủ tục thanh toán - Bước 8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 1.2.2.Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 1.2.2.1.Chuẩn bị hàng xuất khẩu Chuẩn bị hàng xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng,số lượng phù hợp với chất lượng,bao bì ,ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng ngoại thương.Như vậy quá trình chuản bị hàng hoá xuất khẩu bao gồm các nội dung sau:Tập cung hàng hoá xuất khẩu,bao bì đonng gói ,kể ký mã hiệu hàng hoá.  Tập trung hàng xuất khẩu: Tập trung hàng xuất khẩu đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm ,tối ưu hoá được chi phí.Là một hoạt động rất quan trọng của các doanh ngiệp kinh doanh xuất khẩu.Quá trình tập trung hàng xuất khẩu bao gồm một số các nghiệp vụ như: Nhận dạng và phân tích nguồn hàng xuất khẩu,nghiên cứu khái quát và chi tiết nguồn hàng xuất khẩu,lựa chon nguồn hàng xuất khẩu và hình thức giao dịch,và tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu. -Phân loại nguồn hàng:là phân chia sắp xếp các nguồn hàng theo các tiêu thức cụ thể nào đó tạo ra các nhóm nguồn hàng có các đắc trưng tương đối đồng nhất để có các chính sách thích hợp với từng nguồn hàng.Các loại nguồn hàng có thể phân loại dựa theo các tiêu thức: +Theo khối lượng hàng hoá được mua +Theo đơn vị giao hàng +Theo khu vực địa lý +Theo mối quan hệ với nguồn hàng Nguyễn Việt Hưng 21 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn -Nghiên cứu nguồn hàng:Muốn khai thác và phát triển nguồn hàng ổn định để phát triển kinh doanh phải nghiên cứu để tiếp cận nguồn hàng để có phương thức và hệ thống thu mua hàng cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.Nội dung nghiên cứu là phải nhận dạng được tất cả các nguồn hàng hiện hữu và tiềm năng,và nghiên cứu theo các nội dung: +Khả năng sản xuất của nguồn hàng +Tiềm lực tài chính khả năng kỹ thuật của nguồn hàng -Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu: +Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế. +Mua không theo hợp đồng kinh tế. +Mua qua đại lý. +Gia công hoặc bán nguyên liệu mua thành ohaamr +Liên doanh,liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu +Xuất khẩu uỷ thác. +Tự sản xuất hàng xuất khẩu. -Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu:bao gồm hệ thống các chi nhánh đại lý,hệ thống kho hàng,hệ thống vận chuyển.hệ thống thông tin, hệ thống quản lý…  Đóng gói bao bì và kẻ dán mã hiệu hàng xuất khẩu. + Đóng gói bao bì: Trong buôn bán quốc tế đại bộ phận hàng hoá phải có bao bì đóng gói trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản.Vì vậy tổ chức đóng gói bao bì là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá. Muốn làm tốt việc đóng gói bao bì người thao tác một mặt phải nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác cần nắm được những yêu cầu cụ thể của việc bao gói thích hợp đã lựa chọn. Trong buôn bán quốc tế người ta thường dùng nhiều loại bao bì thường là: Nguyễn Việt Hưng 22 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn - Hòm (case, box...) có các loại hòm gỗ thông thường (wooden box), hòm gỗ dán (phy wood box), hòm gỗ thép... sử dụng cho hàng hoá có giá trị tương đối cao hoặc dễ hỏng. - Bao (bag) thường là bao vải, bao tải... dùng để đóng góp một số sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu, hoá chất. - Kiện hay bì: Những loại hàng ép lại mà phẩm chất không bị hỏng đều sử dụng kiện hay bì để đóng gói. - Thùng (banred, drum) dùng cho hàng lỏng, chất bột. - Ngoài ra người ta còn dùng một số loại bao bì khác trong đóng gói như sọt (cate), cuộn (soll), chai lọ (bottle), bình (coarboy), chum (jar).  Kẻ dán ký hiệu hàng hoá. Mã hiệu hàng hoá: Là những ký hiệu bằng chữ bằng số hoặc hình vẽ được ghi ở trên các bao bì bên trong nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hoá. Kẻ dán ký mã hiệu bao gồm: - Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như tên người nhận và tên người gửi, trọng lượng tịnh và cả trọng lượng bì, số hợp đồng , số hiệu chuyến hàng , ký hiệu kiện hàng. - Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng như tên nước , tên địa chỉ hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành trình chuyên trở số vận đơn, tên tàu số hiệu của chuyến đi. - Những dấu hiệu hướng dẫn cách xắp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ: Dễ vỡ, mở chỗ này tránh mưa, nguy hiểm. 1.2.2.2.Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu . Trước khi giao hàng người xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất số lượng, trọng lượng. Nếu hàng xuất khẩu là động, thực vật, hàng thực phẩm thì phải kiểm định. Nguyễn Việt Hưng 23 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Việc kiểm nghiệm và kiểm định được tiến hành hai cấp: Cơ sở và cửa khẩu trong đó việc kiểm tra cơ sở (tức là đơn vị xuất khẩu) có vai trò nhất định và có tác dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra ở phía cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra cơ sở mà thôi. Việc kiểm nghiệm ở cơ sở do cơ dở tiến hành nhưng thủ trưởng đơn vị là người đơn vị là người chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá. Vì vậy, trên giấy chứng nhận hàng hoá ở bên cạnh chữ ký của bộ phận KCS phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị. Việc kiểm định cơ sở do phòng bảo vệ thực vật hoặc trạm thú y trung tâm chuẩn đoán kiểm dịch tiến hành. Trong nhiều trường hợp quy định của nhà nước hoặc theo yêu cầu của đối tác việc giám định đòi hỏi phải được thực hiện bởi một tổ chức giám định độc lập như Vinacontrol, Devicontrol ,Mekong inspection... 1.2.2.3.Thuê phương tiện vận tải Tuỳ theo quy định trong hợp đồng mà bên bán có hay không có nghĩa vụ thuê tàu. Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo giá FOB cho nên việc thuê tàu do phía nước ngoài đảm nhận. Tuy nhiên cũng có một số hợp đồng do ký kết theo điều kiện CIF, DAF thì phía doanh nghiệp Việt Nam có nghĩa vụ thuê tàu. Khi thuê phương tiện vận tải phải căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá để tối ưu hoá tải trọng của phương tiện, từ đó tối ưu hoá được chi phí. Đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá để lựa chọn phương tiện đảm bảo an toàn cho hàng. Bên cạnh đó cần căn cứ vào điều kiện vận tải và các điều kiện khác trong hợp đồng thương mại quốc tế như: Quy định mức tải trọng tối đa của phương tiện... Để thuê tàu doanh nghiệp cần có đủ thông tin về các hãng tàu, giá cước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các công ước và luật quốc tế về vận tải... Có thể áp dụng hình thức trực tiếp đi thuê tàu hoặc uỷ thác việc thuê tàu cho một Công ty hàng hải như: Công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Vietfract). Công ty đại lý tàu biển Vosa, các loại đại lý tàu biển của nước ngoài tại Việt Nam. Nguyễn Việt Hưng 24 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Tuỳ theo các trường hợp cụ thể người xuất khẩu có thể lựa chọn một trong các hình thức thuê tầu sau:  Phương thức thuê tầu chợ: Quá trình thuê tầu chợ được tiến hành theo các bước sau +Xác định số lượng hàng cần chuyên chở,tuyến đường chuyên chở ,thời điểm giao hàng và tập trung hàng hoá cho đủ số lượng quy định của hợp đồng. +Nghiên cứu các hãng tầu về các mặt:Lịch trình tầu chạy(hành trình của tầu,dự kiến ngày khởi hành(Estimated time of departure – ETD),dự kiến tầu đến (Esstimated of arrival –ETA),cước phí,uy tín của hãng tầu và các quy định khác. +Lựa chọn hãng vận tải. +Lập bảng kê khai hàng(Cargo list) và ký đơn xin lưu khoang (Boooking note)sau khi hãng tầu đồng ý nhận chuyên chở,đồng thời trả cước phí vận chuyển. +Tập kết hàng để giao cho tầu và nhận vân đơn.  Phương thức thuê tầu chuyến (Vogage charter) Quá trình thuê tầu chuyến bao gồm các nội dung sau -Xác định nhu cầu vận tảI gồm:hành trình,lịch trình của tầu,tảI trọng cần thiết của tầu,chất lượng tầu ,đặc điểm của tầu. -Xác định hình thức thuê tầu: +Thuê 1 chuyến(Single Voyage) +Thuê khứ hồi(Round Voyage) +Thuê nhiền chuyến liên tục(Consecurive Voyage) Thuê bao cả tầu(Lumpsum) Nguyễn Việt Hưng 25 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn -Nghiên cứu các hãng tầu trên các nội dung:Chất lượng tầu,chất lượng và đIũu kiện phục vụ,múc độ đáp ứng nhu cầu về vận tảI giá cước uy tín…để lựa chọn những hãng tầu có tiềm năng nhất. -Đàm phán và ký kết hợp đồng thuê tầu với hãng tầu. 1.2.2.4.Mua bảo hiểm (nếu có) Trong thương mại quốc tế, hàng hoá thường phải vận chuyển đi xa trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hoá dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, những người kinh doanh thương mại quốc tế thường mua bảo hiểm cho hàng hoá để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.Trên thế giới và Việt Nam hiện nay thường áp dụng ba điều kiện bảo hiển chính sau: -Điều kiện bảo hiểm A (Insstitute cargo clause A) -Điều kiện bảo hiểm B (Insstitute cargo clause B) -Điều kiện bảo hiểm C (Insstitute cargo clause C) Ngoài ra còn một số điều kện bảo hiểm phụ điều kiện bảo hiểm đặc biệt như bảo hiểm chiếm tranh (War risk)bảo hiểm đình công (Strike)… Để hình thành mua bảo hiểm:Từ các căn cứ: Căn cứ vào điều kiện giao hàng, vào hàng hoá vận chuyển và căn cứ vào điều kiện vận chuyển. Doanh nghiệp cần phân tích để xác định nhu cầu bảo hiểm cho hàng hoá bao gồm giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. Giá bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng bao gồm: Giá hàng hoá cước chuyên chở, phí bảo hiểm và các chi phí khác có liên quan. - Xác định loại hình bảo hiểm: Các doanh nghiệp thương mại quốc tế thường sử dụng hai loại hình bảo hiểm chính: Hợp đồng bảo hiểm chuyên và hợp đồng bảo hiểm bao. - Lựa chọn Công ty bảo hiểm: Các doanh nghiệp thường lựa chọn các Công ty bảo hiểm có uy tín có quan hệ thường xuyên,tỷ lệ phí bảo hiểm thấp và Nguyễn Việt Hưng 26 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn thuận tiện trong quá trình giao dịch . ở Việt Nam các Công ty thường mua bảo hiểm bảo việt hoặc các Công ty bảo hiểm hiện đang có mặt tại Việt Nam. - Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo hiểm (isurance policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (isurance certificate). 1.2.2.5.Làm thủ tục hải quan Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu bao gồm các nội dung sau: - Khai báo hải quan: Khai báo hải quan nhằm mục đích để cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Làm cơ sở để tính thuế, miễn giảm thuế. Do đó doanh nghiệp cần khai báo chi tiết về hàng trên tờ khai hải quan (Customs decra-lation) bao gồm các nội dung sau: + Tờ khai hàng xuất khẩu. + Giấy phép hoặc quota (nếu có) + Hợp đông xuất khẩu + Hoá đơn Xuất trình hàng hóa: Doanh nghiệp cần phải xuất trình hàng hoá tại địa điểm qui định và tạo mọi điều kiện để cơ quan hải quan kiểm tra. - Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ có quyết định là cho hàng qua biên giới với điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp thuế xuất nhập khẩu. Và trách nhiệm của chủ hàng là thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định trên. 1.2.2.6.Giao hàng cho người vận tải. Hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu giao bằng đường biển. Trong trường hợp này doanh nghiệp xuất khẩu cần tiến hành theo các bước sau: Nguyễn Việt Hưng 27 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn - Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng kê hàng hoá chuyên cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng. - Trao đổi với cơ quan điều độ cũng để nắm vững kế hoạch giao hàng. - Lập kế hoạch tổ chức vận chuyển hàng vào cảng. - Bốc hàng lên tàu - Sau khi nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó để xác nhận hàng đã giao nhận xong. Trong đó có xác nhận: Số lượng hàng, tình trạng hàng... - Trên cơ sở thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển B/L. Quan trọng là phải lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo (hay vận đơn sạch). Giao hàng bằng container thì có hai phương thức: -Giao hàng đủ một container(FCL.)-Khi tiến hành giao hàng đủ một container người xuất khẩu tiến hành theo các bước sau: +Căn cứ vào số lượng hàng giao,đăng ký mượn hoặc thuê container tương thích với số lượng hàng giao,vận chuyển container rỗng về địa đIểm đóng hàng. +Làm thủ tục hải quan,mời hải quan kiểm hoá đến xếp hàng vào container,niêm phong kẹp chì các container. +Giao hàng cho bãI container để nhận biên lai xếp hàng. +Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn. -Giao hàng không đủ container(LCL.)-Khi giao hàng không đủ một container,người xuất khẩu vận chuyển hàng đến bãI container do người chuyên chở chỉ định để giao cho người chuyên chở.Việc giao hàng được coi là hoàn thành khi hàng được giao cho người chuyên chở hoặc người đại diện cho người chuyên chở. Ngoài ra hàng hoá còn được gửi theo đường hàng không, đường sắt. Tuỳ theo từng trường hợp mà doanh nghiệp có những trách nhiệm khác nhau. 1.2.2.7.Làm thủ tục thanh toán. Nguyễn Việt Hưng 28 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Thanh toán là một nội dung hết sức quan trọng trong quy trình thực hiện hợp đồng.Chất lượng của việc này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của đơn vị kinh doanh xuất khẩu.Với tư cách là người bán nên nhà xuất khẩu luôn mong muốn quá trình thanh toán diễn ra suôn sẽ và họ nhận được số tiền thanh toán đúng số lượng và thời gian như đã thoả thuận với phía đối tác,tât nhiên là sau khi họ đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với các đối tác của mình.Do vậy từ việc lựa chon phương thức thanh toán và điều kện thanh toán luôn là một trong những nội dung mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu quân tâm hàng đầu. Các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay thương xử dụng các phương thức thanh toán như:  Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ:Sau khi kí kết hợp đồng,nhà xuất khẩu phải nhắc nhở bên Mua mở L/C theo đúng thời hạn quy định.Sau đó bên Bán phải tiến hành kiểm tra thật kĩ lưỡng L/C,nếu L/C chưa phù hợp thì phải yêu câu bên Mua và ngân hàng mở L/C sủă đổi L/C cho phù hợp.Sau khi L/C đã kiểm tra hoàn toàn phù hợp bên Bán mới tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ để tiến hành thanh toán.  Thanh toán bằng phương thức nhờ thu:Nếu xử dụng phương thức này thì ngay sau khi giao hàng,doanh nghiệp xuất khẩu phải hoàn thành việc lập bộ chứng từ thanh toán chính xác, nhanh chóng, phù hợp và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền.  Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền:theo phương thức này đến kỳ hạn mà hai bên đã thoả thuận bên Bán nhắc nhở bên Mua đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán.Khi ngân hàng thông báo cho bên Bán rằng đã thực hiện quá trình thanh toán,tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động.Thì bên Bán sẽ tiến hành giao hàng và nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán cho phù hợp với yêu cầu của bản nghi nhớ sau đó xuất trình chứng từ cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Nguyễn Việt Hưng 29 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn  Phương thức chuyển tiền:Theo phương thức này thì khi bên Bán giao hàng xong phải nhanh chóng hoàn thành việc lập bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của hợp đồng,và chuyển đén cho bên Mua.Khi bên Mua chuyển tiền thanh toán đến,ngân hàng sẽ gửi giấy báo cho nhà xuất khẩu. Yêu cầu đối với việc thành lập bộ chứng từ là: Nhanh chóng chính xác và phù hợp với yêu cầu quy định trong hợp đồng hoặc theo L/C (nếu thanh toán bằng L/C). Thông thường bộ chứng từ gồm: - Hối phiếu. - Vận đơn đường biển sạch - Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. - Hoá đơn thương mại. - Giấy chứng nhận phẩm cấp hàng hoá. - Giấy chứng nhận số lượng trọng lượng. - Giấy chứng nhận xuất sứ hàng hoá. - Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh. - Phiếu đóng gói. 1.2.2.8.Khiếu nại giải quyết khiếu nại (nếu có) Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính pháp lý thoả mãn hay không thoả mãn các yêu cầu của các bên khiếu nại, các trường hợp khiếu nại. Người mua khiếu nại người bán khi người bán vi phạm bất cứ điều khoản quy định về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng như: - Giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, quy cách. - Hàng giao không đúng phẩm chất nguồn gốc như hợp đồng quy định. Nguyễn Việt Hưng 30 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn - Bao bì, ký mã hiệu kẻ sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển bảo quản làm hàng hoá bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. - Giao hàng chậm, cách thức giao hàng sai so với thoả thuận. - Không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng gây ra chậm việc hàng đã giao, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác: Như thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hoa. Người bán khiếu nại người mua trong các trường hơp: Thanh toán chậm, không thanh toán, thanh toán không đúng lịch trình. Không chỉ định phương tiện đến nhận hàng hoặc đến chậm, đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. Để khiếu nại, người khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại bằng chứng vi phạm và các chứng từ khác có liên quan. Khi nhận được hồ sơ khiếu nại, bên bị khiếu nại cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ tìm ra giải pháp để giải quyết một cách thoả đáng nhất. 1.3.GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 1.3.1.Khái niệm và vai trò của giám sát và điều hành hợp đồng xuất khẩu: Một hợp đồng thưòng quy định hoặc ngầm quy định những một loạt các nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia kí kết hợp đồngNhững ràng buộc này kéo theo hàng loạt các hoạt động và công việc mà cả hai bên sẽ cam kết thực hiện.Thực hiện thành công một hợp đồng,chủ yếu phụ thuộc vào vấn đề các nghĩa vụ của mỗi bên có được thi hành trôi chảy trong một thời hạn đã định hay không.Hoạt động giám sát hợp đồng đề cập đến những công việc mà mỗi bên phải thực hiện để đảm bảo rằngmỗi bên có thực hiện các nghĩa vụ của mình và cần biết rõ bên kia có đang thực hiện các bghĩa vụ của mình như đã quy định hay ngầm quy định trong hợp đồng hay không. Các nghĩa vụ riêng của mỗi bên cần phải thực hiện ở những thời điểm khác nhau trong giai đoạn thực hiện hợp đồng.Như vậy cần phải thiết lập một hệ thống nhắc nhở về các nghĩa vụ hợp đồng tại các thời điểm thích hợp để có thể Nguyễn Việt Hưng 31 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.Đồng thời,một công việc không kém phần quan trọnglà phải thiết lập hệ thống thu thập các thông tin vvề việc thực hiện hợp đồng của bên đối tác.Thông qua đó theo dõi tiễn độ và thời gian biểu của các công đoạn để có thể nhắc nhở đối tác tại các thời điểm thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao và tối ưu hoá quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Như vậy về thực chất giám sát hợp đồng là một hệ thống cảnh báo sớm về các công iẹc mà mỗi bên phải thực hiện để đảm bảo tránh được chậm trễ và sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi cả hai bên thực hiện trung thành các nghĩa vụ của hợp đồng thì thông thường kết quả hợp đồng sẽ được thực hiện một cách tương đối thoả đáng với cả hai bên.Tuy nhiên trong thực tế có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hựp đồng mà lúc xây dựng hợp đồng không tính trước được.Có nhiều ngưên nhân song có thể kể ra một số nguyên nhân chính thức như sau:Thứ nhất,các bên hiểu các điều kiện và điều khoản của hợp đồng theo các nghĩa khác nhau cho nên hành động theo các hướng khác nhau;Thứ hai,có những sự cố mà không thể khắc phục để có thể trung thành với các nghĩa vụ trong hợp đồng.Chẳng hạn một nguyên liệu cần dùng trong quá trình sản xuất có thể lại không đáp ứng được yêu cầu vì một lý do nào đó.Vì thế nhà cung cấp không thể thực hiện đầy đủ các mô tả kĩ thuật của sản phẩm như dã nghi trong hợp đồng.Người cung cấp phải yêu cầu người mua đồng ý hoặc phê chuẩn các chi tiết kĩ thuật mới;Thứ ba,một số các điều khoản của hợp đồng có khi còn để “mở” mà các bên phải quyết định trong quá trình thực hiện hợp đồng.Như vấn đề chọn cảng bốc hàng,cảng dỡ hàng,xác định lại giá do thị trường có nhiều biến động về giá…Một số các tình huống trên có thể là thứ yếu,nhưng một số khác lại có tính rất quan trọng mà yêu cầu mỗi bên phải có sự điều hành trước mỗi thay đổi đó. Điều hành hợp đồng là tất cả các quyết định cần phải đề ra để giải quyết các vấn đề không tính trước được hoặc không giải quết được trong thời gian xây Nguyễn Việt Hưng 32 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn dựng hợp đồng và do vậy không được chuẩn bị để đưa vào các quyết định và điều kiện của hợp đồng. Giám sát hợp đồng nói chung có tính thông lệ và tương đối đơn giản.Nó liên quan đến việc nhận dạng và theo dõi chuỗi sự kiện và hành động khi đến thời điểm hành động hoặc khi cần phải hành động.Nó cũng lưu ý tới việc quản lý ở nhũng điểm mấu chốt của vấn đề đang được đặt ravà tổ chức hàng loạt hoạt động giám sát xung quanh những sự kiện đó nhằm phòng ngừa các rủi ro.Hoạt động giám sát còn tạo ra các dữ liệu thông tin quan tỷọng cho hoạt động điều hành hợp đồng. Trong quá trình thực hện hợp đồng,thường xuyên xuất hiện các tình huống phát sinh.Điều hành hợp đồng là giải quyết các tình huống này một cách có lợi nhất trên cơ sở đánh giá thực tếvề tình hình và những khả năng lựa chọn có thể tìm được nếu có.Giám sát và điều hành hợp đồng là quá trình không thể thiếu được trong quá trình thực hiện hợp đồng. 1.3.2.Những nội dung và phương pháp giám sát,điều hành hợp đồng xuất khẩu: Việc giám sát và điều hành một hợp đồng xuất khẩu đầu tiên đòi hỏi phải xác định những thành phầnchủ yếu trong hợp đồngcó tính chất sống còn đối với việc thực hiện hợp đồng thành công.Nhìn chung các điều khoản hợp đồng sẽ cần giám sát chặt chẽ là: -Khối lượng hàng hoá:Các chủng loại,số lượng của từng chủng loại,phạm vi lựa chọn về số lượng. -Chất lượng hàng hoá:Sự tuân thủ về chất lượng ,thời gian,địa điểm giám định chất lượng,chỉ định các cơ quan giám định. -Bao bì hàng hoá:Loại và chất lượng bao bì,người cung cấp bao bì,thời điểm và địa điểm cung cấp bao bì. -Chỉ định tầu/cảng:Đặc điểm tầu,thời gian đến cảng bbốc hàng,đặc diểm tuyến đường vận chuyển. Nguyễn Việt Hưng 33 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn -Lịch giao hàng:Lịch trình giao hàng,số lần giao hàng,ngày cuối cùng phải giao của từng đợt giao hàng,thông báo giao hàng,các điều kiện về cảng,thông báo về điều kiện cảng,thời điểm dự tính tầu đến nơi. -Những chứng từ cần thiết để xuất trình Hải quan và các thủ tục khác:Các loại chứng từ ,thời điểm cần thiết để xuất trình. -Giá:Nếu giá là để ngỏ thì thời điểm và địa điểm gặp ngỡ nhau để đàm phán về giá,những thông tin và dữ liệu cần thiết để đàm phán giá. -Thanh toán:Tiến độ thanh toán,hạn cuối cùng của từng lần thanh toáậnccs chứng từ cần thiết cho mỗi lần thanh toán. -Bảo hành:Thời gian bảo hành ,địa điểm bảo hành,nội dung và phạm vi trách nhiệm về bảo hành. -Kiếu nại:Thời gian khiếu nại,chứng từ cần lập khi khiếu nại,giải quyết khiếu nại. Tuỳ vào từng hợp đồng mà có thể thêm hoặc bớt đi một số nội dung giám sát khác. Để tiến hành giám sát hợp đồng,người ta xử dụng một loạt phương pháp như:Hồ sơ theo dõi hợp đồng,phiếu giám sát hợp đồng,phiếu chỉ số giám sát hợp đồng và các phương pháp xử dụng máy điện toản.Trong đó phương pháp phiếu giám sát hợp đồng được xử dụng nhiều hơn cả. Phương pháp áp dụng phiếu giám sát hợp đồng là liệt kê các sự kiện và công việc đã ngầm định hoặc đề cập rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng,ngày tháng mà những sự kiện đó xảy ra và các biện pháp giám sát,phòng ngừa cần được thực hiện.Mỗi một hợp đồng có thể bao gồm nhiều phiếu giám sát các hoạt động khác nhau như:vận tải,bảo hiểm,giao nhận ,thanh toán…Về căn bản hình thức của chúng như nhau,nếu không kể đến bản chất của các công việc cần giám sát,và bao gồm các phần cơ bản như sau: Nguyễn Việt Hưng 34 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn  Phần chung bao gồm:Số hợp đồng,ngày kí tên sản phẩm,người mua(Người nhập khẩu),tên ,địa chỉ ,điện thoại,điện báo,fax,E-mail,người liên hệ…  Bảng cụ thể bao gồm các cột nghi:Các hoạt động ,mức độ quan trọng,ngày tháng giám sát ,ngày hoàn thành. Điều kiện hợp đồng phải tập chung giải quyết các vấn đề sau:  Sự thay đổi về quy định chất lượng hàng hoá trong hợp đồng.  Cách giải quyết khi giao hàng không phù hợp với quy định trong hợp đồng.  Tuỳ chọn số lượng:Đề cập đén sự giải quyết tăng giảm số lượng hàng hoá bán(xuất khẩu) trong hợp đồng và múc giá áp dụng đối với số lượng hàng hoá tăng giảm đó.  Lịch giao hàng:Cũng có thể người Mua muốn thay đổi lịch giao hàng đã quy định trong hợp đồng vì nhiều lí do  Điều chỉnh giá:Sự xem xét về giá hợp đồng có thể phát sinh do điều kiện giá để “mở”.  Các điều kiện thanh toán:Việc thực hiện các điều khoản thanh toán trong hợp đồng giá cố định và thanh toán một lần là tương đối đơn giản.Tuy nhiên ,việc thực hiện thanh toán nhiều lần thì điều hành hợp đồng phải đảm bảo những hoạt động điều kiện cho việc thanh toán phải thực hiện đúng thời hạn để việc thanh toán diễn ra theo đúng thời gian đã đề ra.  Hợp đông vận tải:Kí hợp đồng vận tải và đặc biệt chú ý các phát sinh khi bốc hàng lên tầu và dỡ hàng khỏi tấu.  Hợp đồng bảo hiểm:Điều hành hợp đồng phải thực hiện các công việc:thông báo hoặc các thủ tục,khiếu nại công ty bảo hiểm nếu hàng hoá có tổn thất.  Giải quyết các khiếu nại và tranh chấp:Khi có các tình huống trong quá trình thực hiện hựp đồng phát sinh,các nhà quản lý phải nhận dạng được Nguyễn Việt Hưng 35 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn các tình huống và các thông tin,dữ kiệu cần thiết.Từ đó căn cứ vào tình hình thực tế tiến hành phân tích đưa ra các phương án có thể coá và lựa chọn các phương án tối ưu nhất để giải quyết các tình huống. CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX VÀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần XNK Petrolimex – PITCO là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam; tiền thân là Công ty XNK tổng hợp Petrolimex – Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo pháp nhân mới từ ngày 01/10/2004. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Petrolimex (Petrolimex International Trading Company – PITCO) trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đợc Bộ Thương mại ra quyết định thành lập (ngày 03/07/1999). Có thể nói sự ra đời của PITCO là một tất yếu trên bước đường phát triển của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.Công ty XNK tổng hợp Petrolimex là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nớc và chịu sự quản lý của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex được Bộ Thơng Mại bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ngành nông sản; là thành viên vàng của Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN); được hải quan TP. HCM chọn là 1 trong những đơn vị đầu tiên đợc thông quan điện tử. Liên tục 05 năm (20002004) Công ty đợc Bộ Thương mại tặng bằng khen về việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và tăng trưởng XNK. Nguyễn Việt Hưng 36 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn PITCO là thành viên của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam; Hiệp hội Cà phê Việt Nam; Hiệp hội Thép Việt nam; Hiệp hội Cao su Việt Nam; Hội viên Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Chi nhánh của PITCO tại Hà Nội chính thức thành lập từ 01/11/2004. Sau khi công ty XNK tổng hợp Petrolimex được cổ phần hoá(01/10/2004). Trước khi là chi nhánh, khi còn chưa cổ phần hoá đây là văn phòng đại diện của công ty XNK tổng hợp Petrolimex tại Hà Nội. Công ty và chi nhánh có quan hệ bán hàng với các đối tác thuộc nhiều nứơc trên thế giới như: Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nga, Ucraina, Nhật Bản, Trung Quốc, Dubai, Singapore, Indonesia, Thái lan v.v… Sau đây là một vài thông tin cơ bản về Công ty PITCO: Tên gọi tiếng Việt CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU PETROLIMEX Tên giao dịch PETROLIMEX INTERNATIONAL TRADING JOINT-STOCK COMPANY Tên viết tắt : PITCO Điện thoại: (08) 83 83 400 Fax: (08) 83 83 500 Email:pitco@pitco.cm.vn Website: ww.pitco.com.vn  Trụ sở chính của công ty:54-56 Bùi Hữu Nghĩa, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.  Trụ sở của chi nhánh Hà Nội:11-01 Khách sạn Fotuna số 6B-Láng Hạ-Ba Đình-Hà Nội 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty: 2.1.2.1. Chức năng: Căn cứ vào năng lực của mình cũng như của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và nhu cầu thực tế của thị trường, Công ty tiến hành xúc tiến tìm kiếm thị trờng, xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng kế Nguyễn Việt Hưng 37 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn hoạch tài chính, lao động tiền lương và đầu tư phát triển, … và tổ chức thực hiện các kế hoạch đã được Tổng Công ty xăng dầu duyệt. Ngoài ra Công ty xây dựng các chiến lược phát triển xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn bằng các hình thức sau: liên doanh, hợp tác, đầu tư vào sản xuất,… mở rộng mặt hàng và quan hệ thương mại, không ngừng nâng cao uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. 2.1.2.2. Nhiệm vụ: Trong tình hình cụ thể hiện nay, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu được đặt lên hàng đầu khi đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần XNK Petrolimex nói riêng. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao trong những năm tới, Công ty cần tập trung phát triển các ngành hàng chủ lực, đầu tư cho khâu sản xuất và chế biến, tạo ra các hàng hóa có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao và công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần xây dựng được các cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh hiện đại, đồng thời phát triển thị trờng, tăng cường công tác xúc tiến thơng mại, xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa, xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, đội ngũ công nhân viên đoàn kết, tâm huyết với công việc, có trình độ quản lý, nghiệp vụ giỏi. Ngoài ra việc xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, phát huy được tính năng động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của tổ chức và cán bộ cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Công ty. 2.1.3.Tổ chức nhân sự của công ty và chi nhánh tại Hà Nội Tổ chức quản lý của Công ty cổ phần XNK Petrolimex là sự kết hợp giữa quản lý theo chức năng về thương mại; quản lý tập trung về tài chính, vốn và quản lý tập trung theo cơ chế quản lí các công ty cổ phần. Mọi việc sẽ được quyết định bởi Hội đồng quản trị. Cấu trúc của Công ty được xây dựng theo định hướng kinh doanh thương mại, tạo sự năng động và tính cạnh tranh về tính hiệu quả ngay trong nội bộ Công ty, Ban Tổng Giám đốc trực tiếp tham gia vào quy trình tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh. Nguyễn Việt Hưng 38 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phơng thức hoạt động của mình, Công ty đẵ xây dựng mô hình, cơ cấu cụ thể như sau: Nguyễn Việt Hưng 39 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Tình hình nhân sự của Công ty được thống kê như sau: Tổng cộng : 63 lao động Phân loại theo cơ cấu tổ chức: - Quản lý : 15 người - Lao động trực tiếp sxkd : 40 người - Lao động phục vụ gián tiếp : 08 người Phân loại theo trình độ : - Cán bộ trình độ trên đại học : 04 người - Cán bộ trình độ đại học : 43 người - Cán bộ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp : 16 người Cộng : 63 người Tình hình nhân sự của chi nhánh tại Hà Nội: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh PITCO tại Hà Nội là rất gọn nhẹ và chuyên môn hoá cao. Tổng số nhân viên của chi nhánh hiện tại là 6 người. Tất cả mọi cán bộ nhân viên đều có trình độ Đại học. Trong đó cụ thể: - Quản lý : 01 người - Kế toán : 01 người - Lao động trực tiếp sxkd : 04 người Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty và chi nhánh là rất gọn nhẹ, do Công ty mới cổ phần hoá từ năm 2004, tuy nhiên bộ máy của công ty không thay đổi nhiều so với trớc khi cổ phần hoá, vẫn đảm bảo được tính tập Nguyễn Việt Hưng 40 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn trung, thống nhất, có tinh thần đoàn kết, có ý thức trách nhiệm và nhất quán giữa các phòng ban, giữa công ty và các chi nhánh của mình ở Hà Nội và Bình Dương. 2.1.4. Môi trường kinh doanh: 2.1.4.1. Thị trường: Đối với mỗi công ty kinh doanh thì thị trường luôn là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong suốt quá trình ra đời và phát triển trong 7 năm qua PITCO luôn nỗ lực tìm kiếm và hớng tới những thị trường mới. Hiện nay công ty đang có quan hệ làm ăn kinh doanh với các đối tác thuộc các quốc gia như: Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Dubai, Singapore, Indonesia, Thái lan v.v… Chi nhánh của công ty tại Hà Nội hiện nay đang có mối quan hệ kinh doanh với các đối tác thuộc các quốc gia như: Anh, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Singapore, Malaysia, Indonexia. Tuy chỉ mới hoạt động cách đây hơn một năm, nhưng hiện nay chi nhánh đã có những hoạt động tại các thị trờng lớn như: EU(Anh, Đức, Hà Lan), Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN(Singapore, Malaysia, Indonexia). Trong thời gian tới công ty sẽ duy trì thị trường hiện tại và không ngừng tìm kiếm và đặt mối quan hệ mới với các đối tác khác. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng truyền thống. 2.1.4.2. Khách hàng: Trong vòng hơn một năm hoạt động với tư cách là chi nhánh của PITCO tại Hà Nội. Cùng với các mối quan hệ kinh doanh cũ (vì trước khi chuyển thành chi nhánh trước đây chi nhánh là văn phòng đại diện của công ty XNK tổng hợp Petrolimex và cũng hoạt động kinh doanh với những mặt hàng này) và sự nỗ lực của mình, chi nhánh hiện tại có những khách hàng thường xuyên tại những thị trường mà chi nhánh đang nhắm tới. Việc tìm kiếm khách hàng và duy trì đợc mối quan hệ tốt đẹp, tạo uy tín vá niềm tin với các khách hàng của mình luôn được chi nhánh chú trọng thực hiện. Và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, đối với tất cả các thành viên, cán bộ kinh doanh của chi nhánh. Hiện nay chi nhánh chủ yếu kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản là Thiếc Nguyễn Việt Hưng 41 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn thỏi và Antimony thỏi những khách hàng của chi nhánh là những nhà nhập khẩu trực tiếp hoặc cũng có thể là những công ty nhập khẩu uỷ thác cho các công ty khác. Và chi nhánh cũng tiến hành xuất khẩu uỷ thác cho một số công ty khác. Chi nhánh cũng thực hiện các công việc nhập khẩu với một số mặt hàng như: hạt nhựa và các sản phẩm từ nhựa khác Một số công ty khách hàng thờng xuyên của công ty hiện nay: Thị trường Anh: Charler Swindon ESQ Trading Thị trường Nhật: Tetsusho Kayaba Thị trường Singapore: Unitrade Singapore Thị trường Malaysia : Synn Lee Company SDN BHN Syarikat Chua Lee Rubber SND BHD Kazen Tetsu SDN BHO Thị trường Trung Quốc: NingBo ChengXiang Powder CO.,LTD. 2.1.4.3. Đối thủ cạnh tranh: Trong lĩnh vực hiện nay chi nhánh đang hoạt động kinh doanh, ngày càng có nhiều các công ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Các công ty này sẽ cạnh tranh với chi nhánh trong việc thu mua các sản phẩm khoáng sản như: thiếc, antimony để xuất khẩu. 2.1.4.4. Các nhà cung cấp: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh là xuất khẩu khoáng sản(thiếc thỏi và antimony thỏi). Do vậy với tư cách là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thơng mại thì chi nhánh phải hết sức quan tâm tới các nhà cung cấp của mình. Vì hiện nay ngày càng có nhiều các công ty tham gia vào hoạt đông thu mua khoáng sản để xuất khẩu. Do vậy việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, tin cậy lẫn nhau giữa chi nhánh và các nhà cung cấp là hết sức quan trọng. Các nhà cung cấp chính là ngời cung cấp nguồn hàng hoá để cho chi nhánh có thể thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu. Chi nhánh luôn thu mua hàng hoá từ các đơn vị có giấy phép khai khoáng. Chi nhánh luôn ý thức được điều này Nguyễn Việt Hưng 42 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn và hiện nay chi nhánh có những nhà cung cấp nguồn hàng xuất khẩu và các dịch vụ khác như: Công ty CP Đầu tư và Phát triển kĩ nghệ Việt Nam Công ty Kim loại mầu Nghệ Tĩnh Công ty CP hoá chất vật liệu điện Đà Nẵng Công ty CP Dịch vụ Thương mại Việt Tiến 2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 2.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội PITCO –Hà Nội được thành lập ngày 01/11/2004 hiện nay chi nhánh đang hoạt động trong các lĩnh vực :  Kinh doanh xuất nhập khẩu: khoáng sản, kim loại màu.  Xuất nhập khẩu hàng hoá: Nông lâm, thuỷ hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, vật tư máy móc thiết bị... phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của PITCO – Chi nhánh Hà Nội là:  Khoáng sản: Thiếc thỏi, Antimony thỏi,... Trong năm 2005 vừa qua chi nhánh xuất khẩu được khoảng gần 1000 tấn thiếc thỏi đạt kim nghạch khoảng 6,35 triệu USD. Mặt hàng Antimony xuất được khoảng 300 tấn đạt kim nghạch 900.000 USD.  Hạt nhựa và các sản phẩm từ nhựa… Các sản phẩm nh hạt nhựa và các sản phẩm khác từ nhựa kim ngạch nhập khẩu của chi nhánh đạt khoảng gần 1 triệu USD. Chi nhánh nhập khẩu các mặt hàng này cung cấp cho thị trờng nội Nguyễn Việt Hưng 43 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Chi nhánh chính thức có kì hạch toán đầu tiên kể từ ngày 01/01/2005. Do đặc tính kinh doanh thuần tuý về thương mại (Chi nhánh chỉ thiên về xuất khẩu), thị trường của chi nhánh rất cạnh tranh về giá và thông tin tương đối hoàn hảo, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Pitco – chi nhánh Hà Nội là khá tốt. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, thời gian luân chuyển hàng hoá và thời gian thanh toán lâu theo thông lệ quốc tế nhưng hệ số quay vòng vốn của chi nhánh vẫn khá cao, điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh của chi nhánh là tốt, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu chi nhánh cũng khá cao. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2005 được đánh giá là khả quan. Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 ĐVT: Triệu đồng Các chỉ tiêu 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu bán hàng Xuất khẩu 2. Các khoản giảm trừ. - Thuế TTĐB, Thuế XK, GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt dộng tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng và quản lý 9. Lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh 10. Thu nhập khác 11. Lợi nhuận khác 12. Lợi nhuận trước thuế 13. Thuế thu nhập Doanh nghiệp (*) 14. Lợi nhuận sau thuế Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 31167 33919 30761 37294 Cả năm 133140 26564 28007 26106 34741 115358 461 522 421 672 2076 30706 29559 33397 32278 30340 29298 36622 35287 131064 126522 1047 1119 1041 1335 4542 13 50 17 62 14 56 12 43 56 211 658 729 656 782 2825 352 345 343 522 1562 352 2 2 347 343 522 2 2 1564 352 347 343 522 1564 (Nguồn: B/C TC của PITCO – Chi nhánh Hà Nội) Nguyễn Việt Hưng 44 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Chú thích: (*) Lợi nhuận trước thuế và sau thuế bằng nhau bởi vì khi cổ phần hoá (1/10/2004) PITCO được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 2 năm. Và 50% trong 2 năm sau đó. Nhìn chung tình hình kinh doanh của chi nhánh trong năm 2005 là tương đối tốt và ổn định. Điều này khẳng định khả năng cạnh tranh và phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đóng góp một phần quan trọng trong kết quả kinh doanh của cả công ty PITCO nói chung. Việc đạt được doanh thu cao đồng nghĩa với Chi nhánh có điều kiện giảm tỷ lệ chi phí cố định và tăng tỷ suất lợi nhuận. Với tổng doanh thu năm 2005 là hơn 133 tỷ đồng. Trong đó doanh thu bán hàng xuất khẩu đạt hơn 115 tỷ(chiếm 86% tổng doanh thu của chi nhánh) điều này phản ánh đúng nỗ lực của chi nhánh trong việc tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu khoáng sản. Đây là mặt hàng kinh doanh chủ lực của chi nhánh hiện tại và trong thời gian tới. Phần doanh thu còn lại là doanh thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch vụ trong nớc. Chi nhánh còn thực hiện việc xuất khẩu uỷ thác cho một số đơn vị khác. Ngoài ra chi nhánh còn nhập khẩu một số sản phẩm để bán nội địa như: hạt nhựa, các sản phẩm khác từ nhựa… Nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh là do công ty cổ phần XNK Petrolimex cấp. Trước khi cổ phần hoá vốn của công ty XNK tổng hợp Petrolimex là do Tổng công ty xăng dầu cấp 100% vốn (là vốn của Nhà Nớc). Nhưng sau khi cổ phần hoá Tổng công ty xăng dầu chỉ còn nắm giữ 80% số cổ phần của công ty PITCO.Và vốn của chi nhánh tại Hà Nội được cấp là vốn từ công ty cổ phần theo điều lệ. Tổng nguồn vốn: 10 tỷ đồng Tại thời điểm 31/12/2005: 11,564 tỷ đồng(phần tăng thêm là do cộng thêm từ lợi nhuận kinh doanh năm 2005) Với một chi nhánh thì đây là một ưu thế của chi nhánh PITCO tại Hà Nội. Với nguồn vốn ban đầu này chi nhánh đã thực hiện các hoạt động kinh doanh khá thuận lợi. Với phương châm là bảo toàn vốn và kinh doanh có hiệu quả, chi nhánh đã thực hiện công việc kinh doanh với nỗ lực lớn và kết quả kinh doanh Nguyễn Việt Hưng Lớp K 38 E3 TMQT 45 Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn cũng như tình hình vốn cuối kì đã chứng minh điều đó. Sau 1 năm hoạt động chi nhánh đã tạo ra doanh thu 133 tỷ đồng, tổng kim nghạch xuất khẩu của chi nhánh đạt 115 tỷ. Nộp thuế khoảng 2 tỷ đồng (thuế xuất khẩu khoáng sản). Vốn của chi nhánh được bảo toàn và tăng khoảng 15%. Một số tăng rất lớn với một chi nhánh mới hoạt động và hạch toán độc lập sau 1 năm. Chi nhánh hiện nay chưa có trụ sở riêng. Hiện đang thuê văn phòng tại Fotuna – 6B – Láng Hạ. Tình hình tài sản của chi nhánh hiện tại: Tài sản cố định hữu hình: 417,8 triệu đồng bao gồm máy móc trang thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải. Nói chung tình hình kinh doanh, kiểm soát tài chính và vốn của chi nhánh hiện tại là tốt. Sau đây chúng ta xem xét một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Biểu 2.3: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời ĐVT: % Các chỉ tiêu 1. Tỷ suất lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần 2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn CSH Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 3,41 3,35 3,43 3,65 3,47 1,15 1,04 1,13 1,43 1,19 3,52 3,47 3,43 5,22 15,64 (Nguồn:B/C TC của PITCO-Chi nhánh Hà Nội) Nhìn chung kết quả kinh doanh của chi nhánh trong năm 2005 là khả quan. Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là khá cao. ặn định và có mức tăng truởng đều theo các quý. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của chi nhánh đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Tỷ suất lợi nhận sau thuế của chi nhánh liên tục tăng trưởng với mức cao và ổn định trong các quý của năm 2005. Thêm vào đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của chi nhánh là rất cao tới 15.64% năm 2005. Điều này cho thấy hiệu quả xử dụng vốn của chi nhánh là khá cao. Nó phản ánh sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong năm đầu tiên hạch toán với tư cách là một chi nhánh được hạch toán độc lập. Nguyễn Việt Hưng 46 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Với các mặt hàng chủ lực trong kinh doanh xuất nhập khẩu là koáng sản,hạt nhựa và các sản phẩm từ nhựa.Hiện nay chi nhánh đang hoạt động tại nhiều thị trường lớn và khá đa dạng.Điều này cho thấy năng lực kinh daonh của chi nhánh hiện nay là khá tốt.Trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh thì hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính.Chiếm phần lớn doanh thu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh hiện nay. Biểu 3.Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 Các thị trường Ấn §é Nhật Bản Malaysia Hà Lan Singapore Thổ Nhĩ Kỳ Anh Tổng Thiếc thỏi Lượng (Tấn) Giá trị (USD) _ _ _ _ 480.16 3105050.33 83.827 567703.79 50.258 359974.27 150.468 1024354.91 185.054 1300739.73 949.767 6357823.03 Antimony Lượng (Tấn) Giá trị (USD) 19.723 66367.9 39.716 148704.39 171.938 488880.07 31.94 104124.4 _ _ _ _ 46.237 123741.26 309.554 931818.02 (Nguồn:BC hoạt động kinh doanh của PITCO Hà Nội) Từ biểu 2.3 ta có thể thấy rằng các thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu của chi nhánh hiện nay là khá đa dạng.Từ thị trường EU như Anh ,Hà Lan cho đén thị trường Nhật Bản,Thị trường Nam Á là Ấn Độ,Thị trường các nước ASEAN như Malaysia , Singapore và cả thị trường Thổ Nhĩ Kỳ-một đối tác thương mại chưa lớn của Việt Nam hiện nay.Ta cũng nhận thấy rằng mặt hàng thiếc thỏi là mặt hàng chủ lực trong kinh doanh của công ty với 950 tấn sản phẩm,có kim ngạch khoảng 6.36 triệu USD (chiếm tới 87 %).Mặt hàng Antimony chiếm 13 % tổng kim ngạch đạt 0,93 triệu USD trong năm 2005 . Biểu 4.Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 Thị trường Nguyễn Việt Hưng Hạt nhựa Lượng Giá trị (Tấn) (USD) Sản phẩm từ nhựa Lượng Giá trị (Tấn) (USD) 47 Sản phẩm khác Lượng Giá trị (Tấn) (USD) Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp Hàn Quốc Singapore Đài Loan Thái Lan Trung Quốc Tổng GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn 146 232.5 _ 44 207.4 629.9 151840 253177.5 _ 49720 331574.98 786312.48 37 33 96.8 _ _ 166.8 38480 32340 121300 _ _ 192120 39.839 _ _ _ 12.8 52.639 51591.5 _ _ _ 14464 66055.5 (Nguồn:BC hoạt động kinh doanh của PITCO Hà Nội) Biểu 2.4 thể hiện kết quả kinh doanh nhập khẩu của chi nhánh trong năm 2005.Thị trường nhâp khẩu của chi nhánh khác so với các thị trường xuất khẩu.Chỉ giống nhau tại thị trường Singapore.Các thị trường còn lại đều là các quốc gia và nền kinh tế có nền công nghiệp hoá chất khá phát triển ,đặc biệt là các sản phẩm về nhựa,sợi hoá học…Như:Hàn Quốc,Trung Quôc,Thái Lan,Đài Loan. Trong các sản phẩm nhập khẩu thì hạt nhựa là sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của chi nhánh.Sản phẩm này có nhu cầu rất lớn trong nước do hiện nay chúng ta đang phát triển ngành công nghiệp nhẹ và đồ nhựa hiện nay là mặt hàng có sức tiêu thụ rất lớn.Các công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa trong nước luôn phải phụ thuộc vào nguyên liệu là hạt nhựa nhập khẩu do trong nước không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất cảu họ.Hạt nhựa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim nghạch nhập khẩu của chi nhánh với 786000 USD tương ứng với 75 %.Ngoài hạt nhựa chi nhánh còn nhập khẩu các sản phẩm từ nhụa và một số sản phẩm khác như các loại sợi hoá học…với lượng kim nghạch đạt hơn 250000 USD chiếm 25 %. Trong các thị trường mà chi nhánh đang tiến hành nhập khẩu hạt nhựa htì thị trường Singapore và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất với khoảng 440 tấn hạt nhựa chiếm 70 % lượng nhập khẩu của chi nhánh. Nói chung hoạt động nhập khẩu của chi nhánh hiện nay cũng như xuất khẩu chỉ tập chung chủ yếu vào một mặt hàng là hạt nhựa.Với các thị trường có sức cung lớn và luôn đảm bảo yêu cầu nhập khẩu của chi nhánh.Đây cũng là một lĩnh vực kinh doanh còn nhiều tiềm năng do nhu cầu trong nước rất lớn mà khả Nguyễn Việt Hưng 48 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn năng sản xuất trong nước không thể đáp ứng được.Trong thời gian tới chi nhánh có thể tăng cường hoạt động ở lĩnh vực đầy tiềm năng này. Như đã trình bày ở trên.Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh và mặt hàng chủ lực của chi nhánh hiện nay là thiếc thỏi.Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về các thị trường và kim ngạch xuất khẩu thiếc sang các thị trường đó thông qua biểu 2.5 Biểu 5;Kim nghạch xuất khẩu thiếc của chi nhánh Thị trường Malaysia Hà Lan Singapore Thổ Nhĩ Kỳ Anh Tổng Lượng (Tấn) 480.16 83.827 50.258 150.468 185.054 949.767 Sản phẩm thiếc Giá trị (USD) 3105050.33 567703.79 359974.27 1024354.91 1300739.73 6357823.03 Tỷ trọng (%) 48,84 8,93 5,35 16,11 20,77 100,00 (Nguån:BC kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh cña PITCO Hµ Néi) Chúng ta nhận thấy rằng trong các thị trường xuất khẩu của chi nhánh thì thị trường Malaysia là thị trường lớn nhất.Với 480 tấn thiếc mà chi nhánh đã xuất khẩu sang Malaysia năm 2005 tương ứng lượng kim nghạch xuất khẩu là 3,1 triệu USD chiếm 48,84 % tổng kim nghạch.Tiếp theo đó là thị trường Anh và Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 335 tấn tương ứng lượng kim ngạch xuất khẩu là 2,3 triệu USD chiếm 36,88 %.Hai thị trường Singapore và Hà Lan chỉ chiếm 14,28 % tổng kim ngạch với 134 tấn tương ứng với gần 1 triệu USD. Đối với chi nhánh hiện nay thị trương Malaysia là thị trường quan trọng nhất và cần phải duy trì và tăng cường hoạt động trên thị trường đầy tiềm năng này.Trong các thị trường mà chi nhánh nên tăng cường sự hoạt động tiếp theo là thị trường Anh.Tại đây có các công ty hàng đầu trên thế giới về sản phẩm thiếc. 2.2.2.Thực trạng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội Nguyễn Việt Hưng 49 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Malaysia là quốc gia nằm ở Đông Nam Á.Với diện tích là 330000 km vuông,có dân số gần 24 triệu người.Hiện nay Malaysia là một nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á với GDP đạt khoảng 110 tỷ USD năm 2005.Nói tới Malaysia không thể không nói đến ngành công nghiệp khai khoáng của nước này.Nghành này ở Malaysia có truyền thống từ lâu đời và được tập trung khai theo quy mô lớn trong giai đoạn nước này là thuộc địa của thực dân khi Malaysia giành được độc lập ngành này vẫn là một trong những ngành kinh tế lớn của Malaysia cho tới hiện nay.Trong đó Malaysia là nước có trữ lượng thiếc lớn trên thế giới.Do vậy ở Malaysia không chỉ có các công ty khai thác đơn thuần mà họ còn luyện quạng thiếc thành các sản phẩm thiếc chất lượng cao cung cấp cho thị trường thế giới. Cũng như các hàng hoá khác như nông sản ,dầu thô…giá thiếc trên các sàn giao dịch lớn trên thế giới là giá tham khảo quan trọng cho bất cứ thị trường nào trên thế giưới nếu không muốn nói là nó quyết định giá trên toàn cầu. Biểu 6:Giá thiếc trên thị trường Malaysia 2001-2005 ĐVT:USD/Tấn Năm 2001 2002 2003 2004 Giá cao nhất 5205 4500 6610 9890 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 8000 8380 8580 8240 8130 7990 Giá tại KLTM Giá thấp nhất Giá trung bình 3510 4424 3647 4064 4251 4890 6420 8493 2005 7240 7713.50 7865 8053.31 8045 8388.57 8020 8108.50 8015 8051.25 7245 7618.00 Giá tại LME 4519 4086 4900 8347 7730.75 8054.50 8380.48 8106.67 8059.75 7563.41 (Nguồn:KLTM- Kuala Lumpur Tin Market) Chú thích:-KLTM là thị trường giao dich thiếc tại Kuala Lumpur -LME là sàn giao dịch kim loại mầu London Giá thiếc mà chi nhánh và các đối tác áp dụng thường là giá trên sàn giao dịch kim loại mầu London.Chúng ta có thể nhìn thấy sự thay đổi giá cả thất Nguyễn Việt Hưng 50 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn thường của thiếc trong những năm gần đây thông qua biểu 2.6.Giá thiếc trên thế giới phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường.Lượng cung hay cầu trên thế giới về sản phẩm thiếc cũng thay đổi theo các năm và dẫn tới sự thay đổi về giá của nó trên toàn thế giới.Giá thiếc thay đổi từng giờ trên các sàn giao dịch lớn trên thế giới như LME ,KLTM.Trong các năm 2001 đến 2003 giá thiếc luôn ở mức thấp giao động trong khoảng 4086 USD/Tấn đến 4900 USD/Tấn (theo giá trên LME ) .So với các năm trước đó giá này đã giảm khá mạnh vì trong giai đoạn 1996-2000 giá trên thị trường giao dịch London giữ trong khoảng 5406 USD/Tấn đến 6202 USD/Tấn.Giá trên thị trường thiếc của Malaysia cũng gần tương tự như giá ở thị trường London,vì giá của thiếc trên những thị trường này có liên quan chặt chẽ với nhau.Và giá của KLTM thường phụ thuộc vào giá ở LME. Giá thiếc trên thị trường 6 tháng đầu năm 2005 không có biến đổi lớn so với năm 2004.Gia khá ổn định tại thị trường Malaysia trong khoảng từ 7618 USD/ Tấn đến 8388 USD/Tấn.Còn giá ở thị trường London giao động trong khoảng 7563 USD/Tấn dến 8380 USD/Tấn. Hiện nay thị trường Makaysia là thị trương xuất khẩu lớn nhất cho mặt hàng thiếc thỏi của chi nhánh công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội.Thị trường này chiếm tới 48,84 % tổng kim ngạch xuất khẩu thiếc thỏi của PITCO Hà Nội.Thị trường Malaysia là thị trường truyền thống của chi nhánh vì từ khi còn là văn phòng đại diện chi nhánh đã có mối quan hệ với các đối tác thuộc thị trường nhiều tiềm năng của mặt hàng thiếc thỏi này. Biểu 7:Kim ngạch Xuất khẩu sang thị trường Malaysia ĐVT:Tấn Khách hàng Synn Lee Company SDN BHN Syarikat Chua Lee Rubber SND BHD Kazen Tetsu SDN Nguyễn Việt Hưng Quý 1 51,54 Quý 2 78,46 Quý 3 80,12 Quý 4 83,88 Cả năm 294 _ 11,2 25,1 31,32 57,62 40 26,08 17,46 37 128,54 51 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn BHO Tổng 92 112,54 116,3 152,32 480,16 (Nguồn:BC kết quả hoạt động kinh donh của PITCO Hà Nội) Các khách hàng của chi nhánh tại Malaysia hiện tại là các công ty Synn Lee Company SDN BHN , Syarikat Chua Lee Rubber SND BHD , Kazen Tetsu SDN BHO.Đây là các bạn hàng lâu năm của chi nhánh tại thị trường Malaysia. Trong các khách hàng thì công ty Synn Lee Company SDN BHN là bạn hàng lớn nhất của chi nhánh.Chi nhánh đã xuất cho công ty này 294 tấn thiếc chiếm tới 61,23 % tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Malaysia của chi nhánh.Tiếp đó là công ty Kazen Tetsu SDN BHO với 128,54 tấn chiếm 26,77 % còn lại công ty Syarikat Chua Lee Rubber SND BHD đạt 57,62 tấn chiếm 12 %. Tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh sang Malaysia với mặt hàng thiếc là hơn 3,1 triêu USD.Và trong thời gian tới chi nhánh vẫn luôn chú trọng mối quan hệ với các khách hàng thuộc thị trường trọng yếu này để có thể đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn trong những năm tiếp theo. 2.3.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI. 2.3.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu Là một đơn vị kinh doanh thuần tuý về thương mại nên đối với PITCO Hà Nội việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu là rất quan trọng và trên thực tế nó sẽ quyết định việc chi nhánh có thực hiện được hợp đồng xuất khẩu đã kí kết hay không.Vấn đè được đặt ra cho chi nhánh là  Tập trung hàng xuất khẩu Nguyễn Việt Hưng 52 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Tập chung hàng hoá đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm ,tối ưu hoá chi phí luôn là mục tiêu của chi nhánh trong việc tập chung hàng phục vụ cho hợp đồng xuất khẩu. Để có thể tập chung được nguồn hàng có chất lượng đảm bảo cung cấp cho các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Malaysia theo các yêu cầu về chất lượng hàng hoá theo hợp đồng trước hết chi nhánh phải tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu về khả năng cung ứng mặt hàng thiếc trong nước.Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi có nhiều tài nguyên.Trữ lượng thiếc của Việt Nam qua thăm dò ước khoảng 200 ngàn tấn và tập chung ở các khu vực :Quỳ Hợp –Nghệ An,Cao Bằng ,Lâm Đồng…Thiếc ở đây tồn tại dưới dạng quặng được khai thác sau đó phải qua quá trình luyện thiếc mới cho ra sản phẩm thiếc thỏi có chất lượng theo như quy định của Nhà Nước (sẽ được trình bày kĩ hơn trong phần kiểm tra chất lượng hàng hoá).Do đó để có được nguồn hàng phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia chi nhánh phải tiến hành tìm hiểu các thông tin về các công ty có khả năng cung cấp mặt hàng mà chi nhánh cần mua. Hiện tại chi nhánh đang tiến hành thu mua mặt hàng thiếc từ những công ty thuộc Nhà Nước hay công ty cổ phần có giấy phép khai khoáng và chủ yếu thuộc tổng công ty khoáng sản Việt Nam.Các công ty khai khoáng này chủ yếu nằm ở các tỉnh như Nghệ An ,Cao Bằng ,Thái Nguyên.Để có được nguồn hàng phục vụ xuất khẩu chi nhánh phải tiến hành gửi các bản chào mua tới các công ty khai khoáng.Trong các bản chào mua chi nhánh sẽ nêu các thông tin về yêu cầu chất lượng của thiếc ,khối lượng cần mua ,giá cả ,phương thức thanh toán ,vận chuyển ,…Sau đó nếu công ty mà chi nhánh gửi bản chào có thông tin phản hồi chấp nhận bản chào thì chi nhánh sẽ tiến hành đàm phán và kí kết hợp đồng mua chính thức.Cũng có trường hợp có thông tin hoàn giá chi nhánh sẽ tiếp tục đàm phán với các nhà cung cấp để có thể đạt được các thoả thuận phù hợp và chấp nhận được với hai bên. Trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam mặt hàng thiếc đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung nên trong việc thu mua có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Nguyễn Việt Hưng 53 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn công ty cùng kinh doanh mặt hàng thiếc này (chủ yếu để phục vụ cho xuất khẩu ).Do vậy chi nhánh luôn chủ động trong việc tiếp cận và giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp.Trong các mối quan hệ kinh doanh chi nhánh luôn giứ chữ tín và được sự tín nhiệm của các đối tác trong hoạt động kinh doanh. Hợp đồng chi nhánh kí kết với các nhà cung cấp thuộc loại hợp đồng mua bán hàng hoá và phù hợp với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 29/5/1998.Trong hợp đồng mua bán quy định rõ một số nội dung cơ bản như :tên mặt hàng thiếc (mác thiếc),quy định về chất lượng của thiếc ,quy định về thời gian và địa diểm giao nhận hàng ,quy định về giá cả và phương thức thanh toán giữa chi nhánh và các nhà cung cấp. Tất nhiên những nội dung như chất lượng thiếc ,giá cả hay thời gian giao nhận phải phù hợp và đảm bảo được hiệu quả trong việc thực hiện thành công các hợp đồng xuất khẩu.Chi nhánh hiện tại tổ chức hoạt động thu mua hàng phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu một cách thường xuyên theo kế hoạch và phù hợp với khả năng kinh doanh và khả năng tài chính cho phép ,tất nhiên là phải phụ thuộc vào nguồn cung có thể được đáp ứng hay không. Giá trong các hợp đồng mua bán của chi nhánh với các nhà cung cấp là giá đã qua tham khảo giá thế giới qua thị trường giao dịch kim loại mầu London (LME ).Chi nhánh luôn theo dõi chặt chẽ các biến động về giá cả của mặt hàng thiếc trên thị trường thế giới để từ đó đưa ra các bản chào mua có giá phù hợp với các diễn biến mới nhất trên thị trường thế giới.Đây là một hình thức hoạt động đem lại cho chi nhánh nhiều lợi thế trong việc tổ chức các hoạt động thu mua hàng để phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu.Vì giá cả của thiếc diễn biến rất thất thường thay đổi theo từng phút trên thị trưòng giao dịch do vậy giá mà chi nhánh đưa ra luôn sát với mức giá diễn biến trên thị trường thế giới ( tất nhiên giá này còn phù hợp với chất lượng kèm theo các mác thiếc khác nhau).Giá mua thiếc của chi nhánh còn được cân nhắc với các chi phí khác trong hoạt động kinh doanh và với mức giá xuất khẩu mà chi nhánh đã ký kết với khách hàng trong hợp đồng xuất khẩu.Hoặc là giá tạm tính mà chi nhánh đã gửi đi trong các bản chào bán thiếc gửi đi cho các đối tác tại Malaysia.Việc Nguyễn Việt Hưng 54 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn quan sát diễn biến của giá cả trên thị trường thế giới là rất quan trọng không chỉ cho việc chuẩn bị hàng xuất khẩu mà nó còn liên quan đến việc hợp đồng xuất khẩu đã ký có đạt hiệu quả mong muốn hay không.Với thị trường thiếc thì thông tin về giá là khá hoàn hảo.Do vậy việc quan sát giá trong điều kiện biến động từng giờ sẽ giúp chi nhánh đưa ra các quyết định phù hợp và kịp thời. Nói chung việc thu mua hàng hoá hiện nay của chi nhánh là khá thuận lợi.Do trong thời gian hoạt động kinh doanh vừa qua chi nhánh đã tạo được uy tín với các nhà cung cấp hàng hoá cho mình.Chi nhánh cũng luôn theo sát các diễn biến của thị trường,đặc biệt về giá đây là một điểm mạnh trong việc tổ chức thu mua hàng xuất khẩu của chi nhánh.Tuy nhiên cũng do giá cả biến động thường xuyên nên trong một vài trường hợp có nhà cung cấp không muốn giao hoặc trì hoãn việc giao hàng.Đây là một khó khăn cơ bản trong quá trình thu mua hàng xuất khẩu của chi nhánh hiện nay. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán với các công ty cung cấp hàng hoá để phục vụ xuất khẩu.Chi nhánh sẽ chuẩn bị việc tiếp nhận hàng hoá và thanh toán tiền hàng.  Thanh toán tiền hàng xuất khẩu Việc thanh toán tiền hàng luôn được chi nhánh chú ý thực hiện đúng thời gian ,số lượng.Vì đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tạo uy tín với đối tác đặc biệt trong điều kiện với mặt hàng thiếc hiện nay thì người mua nhiều hơn người bán.Việc thanh toán tiền hàng của chi nhánh thường được thực hiện bằng phương thức chuyển khoản.Chi nhánh sẽ thực hiện việc thanh toán trung bình từ 3 tới 5 ngày sau khi nhận hàng.Tiền sẽ được chuyển từ tài khoản của chi nhánh tại ngân hàng Vietcombank Hà Nội tới tài khoản của nhà cung cấp tại ngân hàng phục vụ họ như quy định đã nêu trong hợp đồng.Việc các đối tác của chi nhánh chấp nhận thanh toán bằng phương thức chuyển khoản (vốn có nhiều rủi ro với người bán ) đã chứng tỏ chi nhánh có uy tín lớn với họ và họ tin tưởng chi nhánh sẽ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã được ký kết.Trên thực tế việc thanh toán của chi nhánh với các nhà cung cấp luôn diễn ra nhanh chóng và an toàn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.Ngoài Nguyễn Việt Hưng Lớp K 38 E3 TMQT 55 Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn ra trong một số trường hợp do đặc điểm của thị trường như đã trình bày ở trên là cầu luôn lớn hơn cung do vậy trong một số lô hàng chi nhánh phải thanh toán trước 70% số tiền hàng theo hợp đồng ,và số còn lại chi nhánh sẽ trả sau khi nhận hàng.Những trường hợp này chỉ áp dụng với các công ty là công ty của Nhà nước,và có mối quan hệ tin cậy với chi nhánh. Việc thanh toán của chi nhánh với các nhà cung cấp luôn diễn ra an toàn và thuận lợi.Do hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau nên việc thanh toán diễn ra thường nhanh gọn và chính xác không phát sinh nhiều vướng mắc phức tạp.  Tổ chức vận chuyển hàng hoá Trong các hợp đồng mua bán thường thoả thuận chi nhánh phải tới nhận hàng tại kho của người bán.Việc nhận hàng tại kho của người bán khiến chi nhánh phải là bên thuê phương tiện vận tải.Các công ty cung cấp cho chi nhánh ở các tỉnh như Nghệ An ,Cao Bằng ,Thái Ngưyên…nên thuê phương tiện vận tải theo từng chuyến.Trên các tuyến đường mà chi nhánh thực hiện việc nhận hàng có những công ty chuyên vận tải trên những tuyến đường đó.Việc thuê phương tiện vận tải là khá thuận lợi vì thị trường này có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ và họ thường xuyên gửi các bản chào tới cho chi nhánh.Với mỗi tuyến chi nhánh sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với một công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển trên tuyến đó.Sau đó khi có yêu cầu vận chuyển tuỳ theo mức giá thị trường thay đổi như thế nào chi nhánh sẽ thoả thuận với công ty vận tải về giá cả và thời gian cụ thể… Do đặc thù mặt hàng kinh doanh nên quá trình vận chuyển hàng của chi nhánh thường không có nhiều tổn thất.Việc thuê phương tiện vận chuyển của chi nhánh cũng rất thuận lợi.Tuy nhiên do giá nhiên liệu tăng cao nên chi phí vận chuyển trên các tuyến mà chi nhánh hay vận chuyển hiện nay có xu hướng tăng cao.Đây là một khó khăn buộc chi nhánh phải tìm hướng giải quyết trong thời gian tới nhằm đảm bảo chi phí kinh doanh không tăng quá cao.  Nhập kho và bảo quản hàng hoá Nguyễn Việt Hưng 56 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Sau khi hoàn tất các thủ tục để nhận hàng từ nhà cung cấp các công ty vận chuyển mà chi nhánh thuê sẽ chở hàng về tổng kho khu vực1 Đức Giang –Gia Lâm –Hà Nội là nơi mà chi nhánh thuê kho chứa hàng hoá.Tại đây hàng hoá sẽ được đưa vào kho bằng các xe nâng chuyên dụng không dùng nhiều nhân lực.Chi nhánh sẽ cử cán bộ tới để giám sát và điều hành các công việc nhận hàng và sắp xếp hàng trong kho đã thuê.Hàng được chuyển vào kho sẽ được nhận theo số lượng phù hợp với hoá đơn và vận đơn.Vì đặc thù hàng hoá của chi nhánh là hàng rời kim loại nên trong thực tế rất ít xảy ra việc mất mát và hư hỏng trong quá trình vận chuyển.Việc bảo quản hàng hoá trong kho được chi nhánh hết sức quan tâm.Trong việc lựa chọn thuê kho hàng,xác định vị trí từng nhóm hàng sao cho phù hợp.Đảm bảo khoảng cách và phải tiết kiệm diện tích kho chứa. Kho hàng được chi nhánh ký hợp đồng thuê hàng năm với nơi cung cấp dịch vụ. Việc chi nhánh thuê kho chứa hàng tại Tổng kho khu vực 1- Đức Giang-một đơn vị trong ngành xăng dầu-là một thuận lợi.Tại đây tuy chi phí để thuê kho cao hơn các kho khác nhưng có cơ sở vật chất đảm bảo việc bảo quản và có các phương tiên chuyên dụng trong việc xuất nhập hàng.Tuy nhiên nguy cơ cháy nổ tại đây lại cao hơn những kho khác.  Đóng gói hàng xuát khẩu Để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu chi nhánh sẽ tiến hành đóng gói hàng hoá.Với mặt hàng thiếc thỏi của chi nhánh thì thông thường có 3 cách đóng gói việc đóng gói các lô hàng thường tuỳ thuộc vào quy định cụ thể trong mỗi hợp đồng: -In bulk: xếp 20 thỏi(500kg) thành một chồng và chất vào container -In bundles: cũng xếp nh “in bulk” nhưng mỗi chồng buộc thêm dây thép cho chắc chắn – dùng để vận chuyển đi các tuyến xa. -In pallets: 2 bundle như trên sẽ được xếp trên một pallet go(Wooden pallet). Khoảng 1MT/1pallet Nguyễn Việt Hưng 57 Lớp K 38 E3 TMQT Luận văn tốt nghiệp GVHD:PGS-TS Doãn Kế Bôn Do đăc thù của hàng hoá và theo thông lệ buôn bán thiếc thỏi trên thế giới thì sau khi đóng hàng không cần phải kẻ mã kí hiệu hàng hoá.Và việc đóng gói hàng hoá của mặt hàng thiếc cũng đơn giản và không tốn kém nhiều như nhiều mặt hàng khác. Sau khi đóng gói hàng hoá,chi nhánh sẽ thực hiện việc xuất kho giao hàng để đóng hàng vào các container (do hãng tầu chi nhánh thuê chở hàng trong hợp đồng ngoại thương cung cấp).Sau khi đã đóng hàng vào các container chi nhánh sẽ thuê vận tải nội vận chuyển các container đã đóng hàng từ kho khu vực 1 Đức Giang xuống cảng Hải Phòng để chuẩn bị cho các quy trình tiếp theo nhằm thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 2.3.2. Kiểm tra hàng xuất khẩu Việc kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu là một quy trình rất quan trọng nó đảm bảo cho việc hàng hoá được chuẩn bị một cách tốt nhất ,đáp ứng mọi yêu cầu và tiêu chuẩn đã quy định trong hợp đồng ngoại thương.Việc kiểm tra hàng hoá tại chi nhánh Công ty XNK Petrolimex tại Hà Nội luôn được chi nhánh hết sức coi trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến uy tín kinh doanh của chi nhánh với các khách hàng.Đặc biệt với mặt hàng thiếc là loại hàng hoá mà có quy định chất lượng rất chặt chẽ.Vì trong quặng thiếc luôn có chứa các tạp chất ,một trong số đó độc hại .Do vậy chất lượng thiếc luôn được kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ.Chi nhánh và các đối tác hiện nay dùng quy định tiêu chuẩn chất lượng thiếc của Việt Nam.Trong quy định tiêu chuẩn chất lượng này quy định rõ các mác thiếc (tương ứng với hàm lượng thiếc),và còn kèm theo các tiêu chuẩn về các tạp chát có trong mỗi mác thiếc. Biểu 9:Tiêu chuẩn chất lượng thiếc Việt Nam ĐVT: % Mác thiếc Hàm lượng Sn không n...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.