Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng: Tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân bị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện trường Đại học Y dược Huế

pdf
Số trang Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng: Tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân bị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện trường Đại học Y dược Huế 59 Cỡ tệp Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng: Tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân bị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện trường Đại học Y dược Huế 1 MB Lượt tải Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng: Tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân bị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện trường Đại học Y dược Huế 3 Lượt đọc Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng: Tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân bị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện trường Đại học Y dược Huế 22
Đánh giá Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng: Tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân bị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện trường Đại học Y dược Huế
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 59 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC VÕ THỊ NHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP CỦA BỆNH NHÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƢỠNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN AN Huế, 2016 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cử nhån điều dưỡng đa khoa niên khóa 2012-2016 em xin bày tỏ lòng biết ơn chån thành đến: Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Giám Đốc Bệnh viện Trường Đäi học Y Dược Huế cùng toàn thể quý thæy cô đã giâng däy, truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua. Ban Chủ Nhiệm, quý thæy cô trong khoa Điều Dưỡng. Thư viện Trường Đäi học Y Dược Huế. Các cán bộ nhân viên khoa Nội tim mäch Bệnh viện Trường Đäi học Y Dược Huế đã täo mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin gửi lời câm ơn chån thành, såu sắc nhçt đến thæy PGS.TS.Lê Văn An - Trưởng khoa Điều Dưỡng, Trường Đäi học Y Dược Huế-người đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn em trong những bước đi đæu tiên của nghiên cứu khoa học. Xin chân thành câm ơn gia đình, bän bè và những người thån đã dành nhiều tình câm động viên và täo điều kiện thuận lợi giúp em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng xin câm ơn tçt câ bệnh nhån đã đồng ý tham gia vào cuộc phỏng vçn để em có được những số liệu khách quan và chính xác nhçt cho luận văn này. Sinh viên thực hiện Võ Thị Nhi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Võ Thị Nhi MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3 1.1. Đại cương về tăng huyết áp .............................................................................. 3 1.2. Các yểu tố nguy cơ tăng huyết áp .................................................................... 5 1.3. Triệu chứng của tăng huyết áp ......................................................................... 8 1.4. Biến chứng tăng huyết áp ................................................................................. 8 1.5. Điều trị tăng huyết áp ....................................................................................... 9 1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị THA ....................................... 13 1.7. Sai lệch trong điều trị tha của bệnh nhân và hậu quả ..................................... 14 1.8. Một số nghiên cứu liên quan .......................................................................... 14 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 18 2.3. Xử lý số liệu ................................................................................................... 21 2.4. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................ 21 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 22 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................... 22 3.2. Kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc điều trị THA ................................ 25 3.3. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành .................................................... 32 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...................................................................................................... 33 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................... 33 4.2. Kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị THA ..................................... 33 4.3. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành .................................................... 41 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 42 KIẾN NGHỊ........................................................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân loại THA theo ASH/ISH 2013 .................................................................... 5 Bảng 1.2. Phân loại HA theo WHO/ISH 2004 và Hội THA Việt Nam 2013 ....................... 5 Bảng 1.3. Mục tiêu và hướng điều trị THA ........................................................................ 10 Bảng 2.1. Phân độ THA theo WHO/ISH 2004 và Hội THA Việt Nam 2013 ..................... 18 Bảng 2.2. Bảng điểm đánh giá ............................................................................................ 21 Bảng 3.1. Phân bố theo độ tuổi, giới ................................................................................... 22 Bảng 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn............................................................................. 23 Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh THA ................................................................................... 24 Bảng 3.4. Kiến thức về điều trị THA .................................................................................. 25 Bảng 3.5. Kiến thức về thời gian uống thuốc điều trị THA ................................................ 26 Bảng 3.6. Kiến thức về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc điều trị THA ................... 26 Bảng 3.7. Kiến thức về kết hợp uống thuốc và thay đổi lối sống ....................................... 27 Bảng 3.8. Kiến thức chung về sử dụng thuốc điều trị THA ................................................ 28 Bảng 3.9. Thực hành uống thuốc điều trị THA ................................................................... 29 Bảng 3.10. Thực hành tuân thủ điều trị THA ...................................................................... 29 Bảng 3.11. Thực hành kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống .................................... 30 Bảng 3.12. Nguyên nhân kém tuân thủ sử dụng thuốc điều trị THA .................................. 31 Bảng 3.13. Thực hành chung về sử dụng thuốc điều trị THA............................................. 31 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị THA trong nhóm có biến chứng ............................................................................................................. 32 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị THA trong nhóm không có biến chứng .................................................................................................. 32 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nghề nghiệp ............................................................................... 22 Biểu đồ 3.2. Phân bố theo địa dư......................................................................................... 23 Biểu đồ 3.3. Phân bố theo thu nhập hàng tháng .................................................................. 24 Biểu đồ 3.4. Biến chứng của THA ...................................................................................... 25 Biểu đồ 3.5. Nguồn cung cấp thông tin ............................................................................... 27 Biểu đồ 3.6. Thực hành kiểm tra HA định kì tại cơ sở y tế................................................. 28 Biểu đồ 3.7. Nguồn thuốc điều trị THA .............................................................................. 30 KÝ HIỆU VIẾT TẮT Tiếng Việt ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương THA Tăng huyết áp TBMMN Tai biến mạch máu não TĐLS Thay đổi lối sống Tiếng Anh ASH American Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp Hoa Kì) BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) ESH European Society of Cardiology (Hiệp hội Tim mạch Châu Âu) ESC European Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu) JNC Joint National Committee on the Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure (Hiệp hội quốc tế về ngăn chặn, phát hiện, đánh giá và điều trị huyết áp cao) ISH International Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế) WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội ngày nay đã mang lại cho con người cuộc sống ngày càng tiện nghi hơn. Điều đó cũng làm gia tăng đáng kể những căn bệnh mang nhiều bản chất của sự phát triển chất lượng cuộc sống như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp… Trong đó, tăng huyết áp là bệnh tim mạch thường gặp với tần suất bệnh ngày càng gia tăng và tuổi mắc mới cũng ngày một trẻ hơn. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4%, tương đương với 972 triệu người. Dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 với tổng số người mắc trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ người mà 3/4 trong số đó là người thuộc nước đang phát triển [39]. Tại Việt Nam, các kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy tỷ lệ người tăng huyết áp đang gia tăng nhanh chóng: năm 1960 chiếm 1,6% dân số; năm 1982 là 1,9%; năm 1992 tăng lên 11,79%; năm 2002 ở Miền Bắc là 16,3%, còn năm 2004 Thành phố Hồ Chí Minh là 20,5% [3] và năm 2007 tại Thừa Thiên Huế là 22,77% [20]. Trong báo cáo về sức khoẻ hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới năm 2002 đã nhấn mạnh tăng huyết áp là “kẻ giết người số một”. Mỗi năm có ít nhất 7,1 triệu người chết do tăng huyết áp [40]. Đây là bệnh dễ chẩn đoán nếu chúng ta để ý đến, nhưng rất khó kiểm soát vì vậy bệnh càng ngày nặng hơn. Nếu người bệnh không được chẩn đoán, điều trị và theo dõi thường xuyên để đưa huyết áp về trị số tối ưu thì sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, suy tim, suy thận,… thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngược với tình trạng tăng huyết áp ngày càng gia tăng, sự nhận thức, điều trị dự phòng và kiểm soát của nhiều người bệnh ở nhiều nước vẫn còn chưa đầy đủ. Theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%. Trong đó có 52% không biết mình bị tăng huyết áp; 30% số người biết bị tăng huyết 2 áp nhưng không điều trị; 64% số người biết bị tăng huyết áp, đã được điều trị, nhưng không đạt huyết áp mục tiêu [30]. Việc tuân thủ chế độ điều trị phù hợp của bệnh nhân sẽ giúp kiểm soát huyết áp và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng điều trị tăng huyết áp có thể làm giảm khoảng 30-43% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim [46]. Tuy nhiên, chính vì sự thiếu tuân thủ điều trị thuốc hạ huyết áp của bệnh nhân với chẩn đoán tăng huyết áp, nên nhiều bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp một cách tốt nhất. Hầu hết người bệnh chỉ uống thuốc khi thấy nhức đầu, mệt mỏi hay khó chịu ở ngực, tự ý bỏ thuốc đột ngột không theo dõi khi các chỉ số huyết áp chưa trở về bình thường, hay điều trị một đợt rồi không tái khám hay tiếp tục điều trị nữa… Nhiều trường hợp sử dụng thuốc huyết áp không đúng có thể đưa đến hạ huyết áp hay không khống chế được huyết áp, và cả hai trường hợp này điều không đạt được mục tiêu điều trị và chăm sóc. Những biến chứng của bệnh đều có liên quan đến kiến thức và hành vi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Do đó việc giáo dục, cung cấp đầy đủ kiến thức về bệnh và cách sử dụng thuốc kết hợp thay đổi lối sống là rất cần thiết, góp phần vào việc kiểm soát bệnh cũng như hạn chế các biến chứng do dùng thuốc không đúng gây ra. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân bị tăng huyết áp tại khoa Nội Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế”, nhằm hai mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu kiến thức và thực hành về việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) được định nghĩa là sự hiện diện của huyết áp cao đến mức độ mà ở đó bệnh nhân gia tăng nguy cơ tổn thương cơ quan đích trên nền mạch máu bao gồm võng mạc, não, tim, thận và các động mạch lớn [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) và Hiệp hội tăng huyết áp Quốc tế (International Society of Hypertension - ISH) [6], [34], [36]: - Huyết áp (HA) bình thường nếu huyết áp tâm thu (HATT) thấp hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) thấp hơn 90 mmHg. - Tăng huyết áp nếu HATT bằng hoặc cao hơn 140 mmHg và/hoặc HATTr bằng hoặc cao hơn 90 mmHg. 1.1.2. Phân loại tăng huyết áp 1.1.2.1. Sơ lược lịch sử định nghĩa phân loại tăng huyết áp Từ báo cáo đầu tiên năm 1977, Hiệp hội quốc tế về ngăn chặn, phát hiện, đánh giá và điều trị huyết áp cao (Joint National Committee on the Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure - JNC), đã có 8 báo cáo JNC được công bố, để xác định mức huyết áp có thể chấp nhận được và các khuyến cáo về chiến lược điều trị, dựa trên bệnh nhân có đồng thời nhiều bệnh lý khác nhau và mức kiểm soát huyết áp. Các báo cáo được bổ sung chỉnh sửa, dựa vào các chứng cứ lâm sàng mới về tăng huyết áp và điều trị. Nhìn chung, mức phân loại huyết áp cao ngày càng hạ thấp hơn, cùng với đánh giá toàn diện hơn các nguy cơ tim mạch, đã góp phần cho việc phòng ngừa tiên phát, đánh giá và điều trị ngày càng tốt hơn, đã làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử suất bệnh. Các phân loại THA cùng những khuyến cáo về THA cũng được đưa ra bởi Tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội THA quốc tế (WHO/ISH), Hiệp hội THA Châu Âu (European Society of Hypertension - ESH) và Hiệp hội Tim mạch Châu Âu
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.