Luận văn Tiến sĩ: Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay

pdf
Số trang Luận văn Tiến sĩ: Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay 173 Cỡ tệp Luận văn Tiến sĩ: Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay 2 MB Lượt tải Luận văn Tiến sĩ: Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay 44 Lượt đọc Luận văn Tiến sĩ: Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay 42
Đánh giá Luận văn Tiến sĩ: Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 173 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng và PGS.TS. Hoàng Văn Thành các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan . Tác giả luận án Nguyễn Anh Dũng LỜI CÁM ƠN Để có thể hoàn thành luận án, cùng với sự cố gắng của bản thân là sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi của cơ quan, sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và kính trọng đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại, khoa Sau Đại Học, khoa Khách sạn - Du lịch, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng và PGS.TS. Hoàng Văn Thành đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Với sự nhiệt tình và đầy trách nhiệm, cùng những lời chỉ dẫn, những tài liệu, những kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt cho tôi và những lời động viên của quý Thầy đã giúp tôi thực hiện luận án này. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến UBND tỉnh, huyện, xã; Sở Du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch, các Công ty du lịch, các khách sạn, các cơ sở đào tạo các doanh nghiệp hoạt động du lịch, du khách và dân cư tại Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cám ơn! Tác giả luận án Nguyễn Anh Dũng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................3 4. Những đóng góp mới của luận án....................................................................4 5. Kết cấu của luận án ..........................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................................................6 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ..................................................6 1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển bền vững .....................................................6 1.1.2 Các nghiên cứu về du lịch và phát triển bền vững du lịch ........................9 1.1.3 Các nghiên cứu về du lịch Ninh Bình và phát triển bền vững du lịch Ninh Bình ..................................................................................................................16 1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu .........21 1.2.1 Cách tiếp cận ...........................................................................................21 1.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu .......................................21 Kết luận chương 1 ...................................................................................................28 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ..........29 2.1 Khái niệm, vai trò và các bên trong phát triển bền vững du lịch ............29 2.1.1 Phát triển bền vững ..................................................................................29 2.1.2Phát triển, yêu cầu và khác biệt của phát triển bền vững du lịch địa phương ..............................................................................................................32 2.1.3 Vai trò của phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh ....37 2.1.4 Các bên tham gia trong phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh. ............................................................................................................41 2.2 Mô hình phát triển bền vững du lịch và nội dung phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh ......................................................................46 2.2.1 Mô hình phát triển bền vững du lịch .......................................................46 2.2.2 Nội dung phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh .......52 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch của một địa phương ..............................................................................................................58 2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh .................................................................................................................62 2.3.1 Các tiêu chí đánh giá tính bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh ..........................................................................................................................62 2.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của đề tài ...................66 2.4 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của một số địa phương trong và ngoài nước, bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Ninh Bình .....................72 2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới ........................................................................72 2.4.2 Kinh nghiệm trong nước..........................................................................75 2.4.3 Bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình ...........................................................77 Kết luận chương 2 ...................................................................................................80 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2007- 2016........................................................81 3.1 Điều kiện hiện nay và một số kết quả phát triển du lịch Ninh Bình ........81 3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng cho phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình .........................................................................................................81 3.1.2 Kết quả hoạt động du lịch của Ninh Bình ...............................................92 3.2 Kết quả phân tích thực trạng phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình ...............................................................................................................................95 3.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Ninh Bình ...................95 3.2.2 Nội dung phát triển bền vững du lịch Ninh Bình ..................................110 3.2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Ninh Bình ................................................................................................................120 3.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình thời gian qua ......................................................................................................124 3.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân .......................................................................124 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân........................................................................127 Kết luận chương 3 .................................................................................................130 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 .........................................................................................................................131 4.1 Bối cảnh, quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch của Ninh Bình ....................................................................................................................131 4.1.1 Bối cảnh phát triển du lịch Ninh Bình năm đến 2020 và tầm nhìn năm 2030 ................................................................................................................131 4.1.2 Quan điểm phát triển du lịch của Ninh Bình .........................................132 4.1.3 Mục tiêu phát triển bền vững du lịch Ninh Bình. ..................................133 4.1.3 Định hướng phát triển bền vững du lịch Ninh Bình ..............................134 4.2 Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch của Ninh Bình ......137 4.2.1 Đối với cơ quan quản lý du lịch ............................................................137 4.2.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ........................148 4.2.3 Những đối tượng khác ...........................................................................151 4.3. Một số kiến nghị .........................................................................................152 4.3.1 Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ..............................................152 4.3.2 Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường ..................................................152 Kết luận chương 4 .................................................................................................154 KẾT LUẬN ............................................................................................................155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................158 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê phiếu khảo sát và loại hình tổ chức khảo sát ............................25 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. ................................................62 Bảng 2.3: Bảng so sánh du lịch bền vững và du lịch kém bền vững ........................63 Bảng 2.4: Bộ chỉ tiêu bền vững cho hệ sinh thái của UNWTO ................................64 Bảng 2.5: Bộ chỉ tiêu của UNWTO đánh giá bền vững du lịch ...............................65 Bảng 2.6 Bảng đánh giá bền vững du lịch của luận án .............................................71 Bảng 3.1: Cơ sở lưu trú Ninh Bình 2009 - 2016 .......................................................85 Bảng 3.2: Tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Ninh Bình từ 2007 – 2016 91 Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình từ 2005 - 2016....92 Bảng 3.4: Cơ cấu chi tiêu của du khách ....................................................................94 Bảng 3.5: Cơ cấu khách quốc tế tới Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2016 ....................96 Bảng 3.6: Cơ cấu khách nội địa tới Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2016 .....................97 Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế ............................................................98 Bảng 3.8: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch Ninh Bình ..............................................99 Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển du lịch Ninh Bình đến 2020 ...............134 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các bên tham gia trong phát triển bền vững du lịch .................................42 Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững cơ bản .........................................................46 Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững du lịch của Jacobs và Sadler,1990 .............48 Hình 2.4: Mô hình phát triển bền vững dựa theo mô hình kim cương của M.Porter(2008) ..........................................................................................................49 Hình 3.1: Các tiêu chí kinh tế đánh giá thực trạng bền vững du lịch Ninh Bình ......95 Hình 3.2: Các tiêu chí về môi trường của thực trạng phát triển bền vững Ninh Bình .102 Hình 3.3: Các tiêu chí về xã hội của thực trạng phát triển bền vững Ninh Bình ....107 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự tăng trưởng kinh tế, phát triển của xã hội và bảo tồn môi trường đang nổi lên là nhu cầu cấp thiết hiện nay, chính vì vậy phát triển bền vững trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới, là một xu thế trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, một lựa chọn mang tính chiến lược và hợp quy luật mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm. Khởi đầu có thể nói đó là Hội nghị quốc tế về con người và môi trường năm 1972 tại Stockholm (Thụy Điển), tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janero (Braxin) năm 1992 và tiếp theo là Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (PTBV) họp tại Johanesburg (Nam Phi) năm 2002. Tại các hội nghị này, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm PTBV, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận tuyên bố chung về quan điểm phát triển bền vững gồm 27 nguyên tắc cơ bản, trong đó nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất là phải lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài đều phải xuất phát từ nhu cầu của con người. Ở Việt Nam phát triển bền vững đã trở thành quan điểm lãnh đạo của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước và được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng lần thứ XI, XII : “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh. Trước mắt, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy 2 hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội.” Đối với Chính Phủ phát triển bền vững có định hướng từ 2004, với chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Là cơ sở để các ngành, cấp, địa phương xây dựng chiến lược bền vững của mình. Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển du lịch, tài nguyên tự nhiên đa dạng, tài nguyên nhân văn phong phú,.. với thương hiệu du lịch hiện nay của Việt Nam “Việt Nam -Vẻ đẹp bất tận” thu hút lượng lớn khách du lịch, lượt khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng nhanh, khách du lịch nội địa có xu hướng phát triển mạnh, giúp ngành du lịch trở thành một trong những ngành quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 2016 đạt 10.012.735 lượt khách, tăng 26,0% so với năm 2015, khách nội địa đạt 62 triệu lượt, tăng trưởng 8,8%. Thể hiện chất lượng và hiệu quả dịch vụ du lịch được nâng cao, ngành du lịch đang từng bước trở thành trụ cột cho nền kinh tế. Ngoài ra, vị thế du lịch của Việt Nam cũng được gia tăng trên trường quốc tế những hiệp định song phương và đa phương như hiệp định du lịch Asean, FTA,..Với cơ hội và thách thức tạo ra cho nền kinh tế, cũng như ngành du lịch, đòi hỏi những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch phải có kế hoạch, biện pháp thích nghi và điều chỉnh sao cho phù hợp. Ninh Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng cho phát triển bền vững du lịch, như tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, nguồn nhân lực phục vụ du lịch dồi dào, người địa phương thân thiện, đây là những tiền đề quan trọng cho phát triển bền vững du lịch. Năm 2016 lượng khách tới Ninh Bình đạt 6.441.472 lượt, tăng 7,5% so với năm 2015, trong đó khách nội địa 5.725.868 lượt, tăng 6,2 % so với năm 2015, khách quốc tế 715.603 lượt, tăng 19,2% so với năm 2015, Doanh thu du lịch đạt 1.725,965 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2015. Tuy nhiên theo đánh giá du lịch Ninh Bình đang đứng trước những nguy cơ thiếu bền vững, lượng khách du lịch tuy tăng cao nhưng ngày khách lưu trú và chi tiêu còn thấp, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tăng về số lượng, chất lượng phục vụ chưa có nhiều chuyển biến, doanh nghiệp hoạt động lữ hành quy mô còn nhỏ và thiếu vốn, các cơ sở vui chơi giải trí, hạ tầng du lịch số lượng và chất lượng còn thiếu, nguồn nhân lực chất lượng chưa cao, việc chia sẻ lợi ích với cộng 3 đồng địa phương chưa thật sự trú trọng, nhận thức của doanh nghiệp và người dân về phát triển bền vững du lịch còn hạn chế, đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tại các dự án du lịch còn sơ sài, dẫn đến sự không bền vững của ngành du lịch nơi đây.Với mục tiêu đặt ra của Nghị quyết đại hội Đảng bộ Ninh Bình trong nhiệm kỳ 2015- 2020 “Phát triển mạnh du lịch và dịch vụ thương mại, bưu chính, viễn thông, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 42% trong tổng GRDP của tỉnh” yêu cầu tiên quyết về phát triển bền vững du lịch đặt lên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch Ninh Bình cần phải phát huy nhiều mặt để giải quyết khó khăn trên. Để có những giải pháp cho vấn đề này cả về phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình từ đó góp phần phát triển bền vững du lịch Ninh Bình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu : Nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững du lịch của một địa phương. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững du lịch Ninh Bình nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế, đồng thời xác định các nguyên nhân của thực trạng đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch tại Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch Ninh Bình. Phạm vi nghiên cứu
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.