LUẬN VĂN: Thực tế công tác kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Thương mại và công nghệ Thiên hào

pdf
Số trang LUẬN VĂN: Thực tế công tác kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Thương mại và công nghệ Thiên hào 83 Cỡ tệp LUẬN VĂN: Thực tế công tác kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Thương mại và công nghệ Thiên hào 4 MB Lượt tải LUẬN VĂN: Thực tế công tác kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Thương mại và công nghệ Thiên hào 0 Lượt đọc LUẬN VĂN: Thực tế công tác kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Thương mại và công nghệ Thiên hào 88
Đánh giá LUẬN VĂN: Thực tế công tác kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Thương mại và công nghệ Thiên hào
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 83 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

LUẬN VĂN: Thực tế công tác kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty Thương mại và công nghệ Thiên hào Lời mở đầu Tiêu thụ hàng hóa, phân tích doanh thu và xác định kết quả sản xuất kinh doanh là vấn đề thường xuyên được đặt ra đối với tất cả các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nếu như trước đây trong cơ chế quản lý kinh tế cũ vấn đề này được nhà nước “lo” cho các đơn vị kinh tế hầu như toàn bộ: sản xuất cái gì? Bán ở đâu với giá cả như thế nào và lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu về thì trong cơ chế quản lý kinh tế mới “ cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch chính sách và các công cụ quản lý khác” rất nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn và không ít các đơn vị đã đi đến chỗ phải giải thể. Nguyên nhân chính dẫn đến điều đó là sản phẩm sản xuất ra hay hàng hoá mua về không tiêu thụ được xác định không chính xác kết quả sản xuất kinh doanh để dẫn đến tình trạng: lỗ thật, lãi giả. Do đó, điều quan trọng và là sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là làm thế nào để sản phẩm hàng hoá của mình tiêu thụ được trên thị trường và được thị trường chấp nhận đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp làm ăn có lãi. Đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh thương mại. Để có quá trình phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh thì họ phải trải qua một khâu cực kỳ quan trọng đó là khâu tiêu thụ hàng hóa. Quả là không ngoa khi chúng ta nói rằng tiêu thụ hàng hóa mang ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Tiêu thụ là một giai đoạn không thể thiếu trong mỗi chu kỳ kinh doanh vì nó có tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại của một chu kỳ kinh doanh và chỉ giải quyết tốt được khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thực sự thực hiện được chức năng của mình là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh việc tổ chức kế hoạch tiêu thụ hàng hoá một cách hợp lý. Để biết được doanh nghiệp làm ăn có lãI không thì phải nhờ đến kế toán phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Vì thế việc hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng. Kế toán phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là một trong những thành phần chủ yếu của kế toán doanh nghiệp về những thông tin kinh tế một cách nhanh nhất và có độ tin cậy cao,nhất là khi nền kinh tế đang trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt mỗi doanh nghiệp đều tận dụng hết những năng lực sẫn có nhằm tăng lợi nhuận củng cố mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Cũng như các doanh nghiệp khác Công ty Thương mại và Công nghệ Thiên Hào là một Doanh nghiệp thương mại đã sử dụng kế toán để điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó kế toán theo dõi tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh hàng hoá có nhiệm vụ theo dõi quá trình bán hàng số lượng hàng hoá bán ra, chi phí bán hàng để cung cấp đầy đủ thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh từng kỳ sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chương1 Các vấn đề chung về công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng 1 Khái niệm thành phẩm, bán hàng và ý nghĩa của công tác bán hàng. 1.1 Khái niệm về thành phẩm và phân biệt thành phẩm với sản phẩm. - Khái niệm thành phẩm: Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp tiến hành hoặc thuê ngoài gia công chế biến và đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và đã nhập kho thành phẩm. - Phân biệt thành phẩm với sản phẩm Thành phẩm Sản phẩm X Thành phẩm là kết quả cuối Sản phẩm là kết quả ét về mặt cùng của quá trình sản xuất và gắn của quá giới hạn với một quy trình công nghệ sản xuất ,cung cấp dịch vụ trình sản xuất nhất định trong phạm vi một doanh nghiệp. X Thành phẩm duy nhất chỉ là Sản phẩm bao gồm ét về mặt sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn thành phẩm và nửa thành phạm vi cuối cùng của quy trình công nghệ phẩm. sản xuất. Việc phân định rõ thành phẩm và sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm hoàn thành, từ đó đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất. Mọi thành phẩm đều tồn tại song song hai mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng phản ánh quy mô thành phẩm, mặt chất lượng phản ánh giá trị sử dụng. Yêu cầu quản lý thành phẩm còn đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên kích thích nhu cầu tiêu dùng trong xã hội, điều đó tạo điều kiện cho công tác bán hàng. 1.2 Khái niệm bán hàng và bản chất của qúa trình bán hàng. - Khái niệm bán hàng: Bán hàng là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá do doanh nghiệp mua vào. Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc thoả thuận theo họp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán. - Bản chất của quá trình bán hàng: Quá trình bán hàng là quá trình hoạt động kinh tế bao gồm hai mặt: Doanh nghiệp đem bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ đồng thời đã thu được tiền hoặc có quyền thu tiền của nguời mua.Quá trình bán hàng thực chất là quá trình trao đổi quyền sở hữu giữa nguời bán và nguời mua trên thị trườnghoạt động. Hàng hoá cung cấp nhằm để thoả mãn nhu cầu của các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân bên ngoài công ty,tổng côn ty hoặc tập đoàn sản xuất gọi là bán cho bên ngoài. Trong trường hợp hàng hoá cung cấp giữa các đơn vị trong cung một công ty hoặc tổng công ty, tập đoàn…được gọi là bán hàng nội bộ. 1.3. ý nghĩa của quá trình bán hàng. Công tác bán hàng có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó là công đoạn cuối cùng của giai đoạn tái sản xuất. Doanh nghiệp khi thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạơ điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thu, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống của nguời lao động trong doanh nghiệp. Đảm bảo được công tác bán hàng tăng về số lượng , đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện tốt cho vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo thu hồi vốn nhanh đạt hiệu quả cao. 2. Các phương pháp xác định giá gốc của thành phẩm 2.1 Nguyên tắc ghi sổ kế toán thành phẩm. Giá trị thành phẩm theo nguyên tắc phải được ghi nhận theo giá gốc ( trị giá thực tế), trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì giá trị thành phẩm phải phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong thực tế, doanh nghiệp thường sản xuất nhiều mặt hàng và hoạt động nhập xuất thành phẩm trong doanh nghiệp luôn có sự biến động lớn do nhiều nguyên nhân.Để phục vụ cho việc hạch toán hàng ngàykịp thời, kế toán thành phẩm còn có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép vào phiếu nhập, phiếu xuất và ghi sổ kế toán chi tiết thành phẩm. 2.2 Giá gỗc thành phẩm nhập kho. - Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được ghi nhận theo giá thành sản xuất thực tế bao gồm: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để sản xuất thành phẩm. - Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được ghi nhận theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công như: chi phí vận chuyển,bốc dỡ khi giao, nhận gia công. 2.3 Giá gỗc thành phẩm xuất kho. Về nguyên tắc phải tuân thủ nguyên tắc tính theo giá gốc, nhưng do thành phẩm được nhập từ các nguồn nhập và là hoạt động trong quá khứ của các kỳ kế toán khác nhau. Do đó để xác định giá gốc của thành phẩm xuất kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh( giá thực tế của từng lô nhập) - Phương pháp bình quân gia quyền(sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ) - Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) - Phương pháp nhấp sau, xuất trước (LIFO) 3. Khái niệm doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng. 3.1: Khái niệm doanh thu và điều kiện ghi nhận doanh thu - Khái niệm doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). - Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau: + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho nguời mua. + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như nguời sở hữu hàng hoặc kiểm soát hàng hoá. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. + Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu bán hàng gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ. 3.2: Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu: - Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách mua hàng với khối lượng lớn. - Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là bán hoàn thành bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho khách hàng do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. - Các loại thuế có tính vào giá bán: + Giá vốn hàng bán được hạch toán tương tự như trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. + Số thuế GTGT phải nộp được ghi giảm doanh thu bán hàng. + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu đã được tính vào giá bán nên phải trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần hàng hoá đã chịu thuế TTĐB hoặc thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 3.3 Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu số giữa thu nhập và chi phí. Công thức tổng quát: Kết quả kinh doanh = Thu nhập - Chi phí Kết quả hoạt động bán hàng: Công thức: Kết quả hoạt động bán hàng Doanh thu = thuần Chi phí Các khoản - giam trừ DT Giá vốn - hàng bán BH và chi - phí QLDN 4. Các phương thức bán hàng và các phương thức thanh toán. 4.1 Các phương thức bán. a, Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp. Nội dung: Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho nguời mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Khi giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho nguời mua doanh nghiệp đã nhận được tiền hoặc có quyền thu tiền của nguời mua, giá trị của hàng hoá đã được thực hiện vì vậy quá trình bán đã bán hoàn thành, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận. b, Kế toán bán hàng theo phương thức gửi hàng đi cho khách hàng. Nội dung: Phương thức gửi hàng đi là phương thức bên bán gửi hàng đi cho khách hàng theo các điều kiện của hợp đồng kinh tế đã ký kết.Số hàng gửi đi vẫn thuộc quyền kiểm soát của bên bán, khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì lợi ích và rủi ro được chuyển giao toàn bộ cho bên mua, giá trị hàng hoá đã được thực hiện và là thời điểm bên bán được ghi nhận doanh thu bán hàng c. Kế toán bán hàng theo phương thức gửi đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng. Nội dung: phương thức bán hàng gửi đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng là phương thức bên giao đại lý( chủ hàng) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (bên đại lý) để bán hàng cho doanh nghiệp.Bên nhận đại lý, ký gửi phải bán hàng theo đúng giá bán đã quy định và được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng. d. Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp. Nội dung:Bán hàng trả chậm trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần.Nguời mua thanh toán lần đầu ngay tại thơi điểm mua, số tiền còn lại sẽ trả dần ở các kỳ sau và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Nguyên tắc doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay và ghi nhận vào doanh thu tài chính phần lãi trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận. e. Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng. Nội dung: Phương thức hàng đổi hàng là hương thức bán hàng doanh nghiệp đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá để đổi lấy vật tư, hàng hoá khác không tương tự của khách hàng. Giá trao đổi là giá hiện hành của hàng hoá, vật tư tương ứng trên thị trường. 4.2 Các phương thức thanh toán: - Thanh toán bằng tiền mặt:Theo phương thức này, việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời và nguời bán sẽ nhận được ngay số tiền mặt tương ứng với số hàng hoá mà mình đã bán. - Thanh toán không dùng tiền mặt: Theo phương thức này,nguời mua có thể thanh toán bằng các loại séc, trái phiếu, cổ phiếu, các loại tài sản có giá trị tương đương… 5. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Để quản lý chặt chẽ thành phẩm, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, tiến hành phân phối kết quả kinh doanh đảm bảo các lợi ích kinh tế, kế toán cần hoàn thành nhiệm vụ sau: - Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hoá về các mặt số lượng, quy cách, chất lượng và giá trị. - Theo dõi, phản ánh, kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Ghi nhận đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí và thu nhập của từng địa điểm kinh doanh, từng mặt hàng, từng hoạt động. - Xác định chính xác kết quả của từng hoạt động trong doanh nghiệp, phản ánh và kiểm tra, giám sát tình hình phân phối kết quả kinh doanh. Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN. - Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin liên quan. Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế hoạt động bán hàng và kết quả kinh doanh. 6. Chứng từ kế toán và các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm. 6.1. Chứng từ kế toán. Mọi nghiệp vụ làm biến động thành phẩm đều phải được ghi chép, phản ánh vào chứng từ ban đầu phù hợp và theo đúng những nội dung và phương pháp ghi chép chứng từ kế toán đã quy định theo chế độ. Các chứng từ kế toán chủ yếu gồm: - Phiếu nhập kho – Mẫu số 01 VT/BB - Phiếu xuất kho – Mẫu số 02 VT/BB - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ – Mẫu số 03 VT/BB - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý – Mẫu số 04 – XKĐL - Hoá đơn bán hàng – Mẫu số 02/GTGT - Hoá đơn giá trị gia tăng – Mẫu số 01/GTKT - Thẻ kho thành phẩm - Sổ chi tiết thành phẩm.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.