Luận văn thi

pdf
Số trang Luận văn thi 106 Cỡ tệp Luận văn thi 904 KB Lượt tải Luận văn thi 32 Lượt đọc Luận văn thi 63
Đánh giá Luận văn thi
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 106 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ********** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S. ĐẶNG THỊ NHÀN SINH VIÊN THỰC HIỆN : MAI THỊ THANH THUỶ LỚP : ANH 5 - K38B HÀ NỘI - 2003 1 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH .............................. 7 I. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH .........................................................................7 1. Khái niệm .................................................................................................. 7 2. Chức năng thị trường tài chính................................................................ 8 2.1. Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn ...................... 8 2.2. Xác định giá cả của các tài sản tài chính............................................. 10 2.3. Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính .......................................... 10 2.4. Giảm thiểu chi phí cho các chủ thể tham gia trên thị trường ............... 10 2.5. Khuyến khích cạnh tranh và phát triển hiệu quả kinh doanh ............... 10 2.6. Ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ.................................................. 12 II. CÁC THÀNH VIÊN THỊ TRƯỜNG ..............................................................................12 1. Các trung gian tài chính ......................................................................... 12 2. Những người sử dụng cuối cùng trong hệ thống tài chính ................... 14 3. Các nhà môi giới ..................................................................................... 14 III. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ....................................................................16 1. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn............................................. 16 2. Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính ........... 16 3. Căn cứ theo cách thức tổ chức thị trường ............................................. 17 4. Căn cứ vào phương thức huy động vốn của tổ chức phát hành ........... 18 IV. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ..........................................................................19 1. Thị trường tiền tệ.................................................................................... 19 2. Thị trường vốn ........................................................................................ 23 3. Thị trường ngoại hối............................................................................... 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ31 I. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ ........................................................................................................................31 1. Đối với thị trường tiền tệ ........................................................................ 31 2. Đối với thị trường vốn ............................................................................ 33 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ ..................................35 1. Thực trạng hoạt động thị trường ngoại hối Mỹ .................................... 35 1.1. Đặc điểm thị trường ngoại hối Mỹ....................................................... 36 1.2. Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Mỹ ........................................ 42 2 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 2. Thực trạng hoạt động thị trường tiền tệ Mỹ ......................................... 44 2.1. Đặc điểm thị trường tiền tệ Mỹ............................................................ 44 2.2. Quy mô thị trường tiền tệ Mỹ............................................................... 46 3. Thực trạng hoạt động thị trường chứng khoán Mỹ.............................. 49 3.1. Đặc điểm thị trường chứng khoán Mỹ ................................................. 49 3.2. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán Mỹ.......................................... 58 CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM................................................ 64 I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM .......................64 1. Thị trường tiền tệ.................................................................................... 64 2. Thị trường chứng khoán ........................................................................ 74 2.1. Tình hình hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam ....................... 74 2.2. Đánh giá chung về hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam......... 81 3. Đánh giá chung về thị trường tài chính Việt Nam ................................ 84 3.1. Những mặt được của việc phát triển thị trường tài chính..................... 84 3.2. Những bất cập, yếu kém của thị trường tài chính Việt Nam ................. 85 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NHÌN TỪ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ....................................................86 1. Định hướng cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2020........................................................................................................ 86 2. Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam nhìn từ thị trường tài chính Mỹ........................................................... 90 2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội làm tiền đề cho việc phát triển thị trường tài chính ................................................................................. 90 2.2. Hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động thị trường tài chính Việt Nam................................................................................................ 91 2.3. Kinh nghiệm Chính phủ kiểm soát thị trường thông qua các công cụ thị trường.................................................................................................... 92 2.4. Kinh nghiệm hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở................................ 95 2.5. Kinh nghiệm hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng ................................. 96 2.6. Kinh nghiệm đa dạng hóa các công cụ thị trường tài chính................. 98 2.7. Công khai hóa các thông tin trên thị trường tài chính. ...................... 101 2.8. Kinh nghiệm phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin... 101 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 103 DANH SÁCH BẢNG BIỂU TÀI LIỆU THAM KHẢO105 3 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình đổi mới, cùng với việc tự do hoá giá cả và ngày càng hoàn thiện thị trường hàng hoá - dịch vụ, nước ta cũng đã từng bước hình thành và phát triển các thị trường nhân tố sản xuất như thị trường lao động, thị trường đất đai và bất động sản, thị trường tài chính, thị trường công nghệ. Đây là những tiền đề hết sức quan trọng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong các thị trường nhân tố sản xuất, thị trường tài chính giữ một vai trò đặc biệt. Thị trường tài chính có ý nghĩa quyết định đến việc điều tiết tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn một cách hiệu quả. Thị trường tài chính phát triển và lành mạnh là một nhân tố cần thiết đảm bảo khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển thì càng cần có một thị trường tài chính hoàn chỉnh, hiện đại và an toàn. Mỹ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới và sớm đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực, đặt biệt là lĩnh vực tài chính tiền tệ. Hoạt động trên thị trường tài chính Mỹ luôn diễn ra sôi động và được thể hiện qua những phương tiện truyền tin tối tân hiện đại nhất. Không chỉ có các nhà kinh doanh, nhà đầu tư, những người làm ăn lớn mà gần như tất cả người dân Mỹ đều quan tâm tới những thông tin trên thị trường tài chính và tiếp cận với các vấn đề về lãi suất, trái tức, cổ tức, giá cả cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, hàng ngày, hàng giờ. Hòa cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang tập trung tiến hành đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong đó việc nghiên cứu để phát triển thị trường tài chính là một nhiệm vụ quan trọng. Một nền kinh tế muốn phát triển thì các dòng vốn phải được lưu thông đều đặn và liên tục. Chúng ta đã và đang còn bị tụt hậu rất nhiều so với trình độ phát triển của thế giới, nhưng chúng ta lại có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước 4 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 đi trước. Mặc dù có nhiều khác biệt về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội giữa Việt Nam và Mỹ nhưng chính những thành công trên thị trường tài chính Mỹ và lịch sử phát triển lâu dài của nó cùng với rất nhiều những bài học kinh nghiệm quý báu đã có sức thu hút lớn đối với những người đang quan tâm tìm hiểu vấn đề này. Đề tài “Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam” đã lần theo những hướng đi ấy. Hy vọng từ việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường tài chính Mỹ, chúng ta có thể đúc kết ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khóa luận bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thị trường tài chính Chương II: Thực trạng hoạt động thị trường tài chính Mỹ Chương III: Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam Đây là một đề tài có phạm vi rộng lớn, nhưng trong giới hạn của một đề tài khoá luận tốt nghiệp, tác giả chỉ đi sâu khai thác một số khía cạnh điển hình trên thị trường tài chính Mỹ và đúc rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết nhất cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Thông qua đây, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Th.S Đặng Thị Nhàn, người đã đưa ra nhiều ý kiến quý báu và tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận này. Đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS Lê Quốc Lý, Vụ Tài chính Tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bài khóa luận này chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót vì vậy tác giả rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy cô và bạn đọc về khóa luận để vấn đề thị trường tài chính và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được mở rộng hơn, và sớm có tác dụng thiết thực đối với nền kinh tế nước nhà. 5 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 6 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH I. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người hiện có vốn dư thừa sang những người thiếu vốn. Nền kinh tế nào cũng đều có nhu cầu to lớn về vận hành và phát triển kinh tế. Vậy thì, vốn lấy từ đâu ra? Nói chung, vốn lấy từ ba nguồn: Nhà nước - chủ nhân của doanh nghiệp quốc doanh cấp vốn cho các xí nghiệp của mình, cho các doanh nghiệp đó vay tiền và đảm bảo sự tăng trưởng của chúng; Hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính - những cơ quan này chấp thuận cho các doanh nghiệp vay với những điều kiện nhất định; Qua trung gian thị trường tài chính - một công cụ hết sức quan trọng của nền kinh tế thị trường về phương diện cấp vốn. Một vấn đề được nhiều người thừa nhận là nền kinh tế của các nước công nghiệp hóa đã “cất cánh và bay cao nhờ đôi cánh ngân hàng”. Thị trường tài chính cấp vốn cho nền kinh tế bằng hai cách: tăng tư bản và cho vay vốn. Vậy điều này diễn ra như thế nào? Một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bắt đầu vận hành được chủ yếu nhờ số vốn đóng góp ban đầu của các “cổ đông” sáng lập. Dần dần doanh nghiệp phát triển, ăn nên làm ra, doanh nghiệp cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể lúc đầu bằng tài sản của mình và các khoản lợi nhuận thu được do doanh nghiệp trả, các cổ đông sáng lập có thể góp vốn thêm để doanh nghiệp phát triển. Nhưng rồi đến một lúc nào đó khi nhu cầu vốn lớn mãi lên họ sẽ không còn đủ khả năng theo kịp tốc độ tăng trưởng đó. Cơ cấu tài chính doanh nghiệp sẽ mất cân đối nghĩa là hoặc các khoản tín dụng ngắn hạn đã vượt quá xa nhu cầu cấp vốn lưu động, hoặc vốn tự có chỉ còn đủ cấp một phần nhỏ cho kinh doanh, trong khi đó các khoản công ty cho vay không dễ gì 7 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 thu hồi về được. Doanh nghiệp có thể bị đe dọa phá sản! Trong tình huống này, một khoản vốn nóng rót từ bên ngoài vào là tối cần thiết. Khoản tiền đó có thể lấy từ Thị trường tài chính. Cơ chế huy động vốn thông qua thị trường tài chính được hiểu như sau: một số tác nhân kinh tế có nhu cầu đầu tư nhiều hơn phần mình tiết kiệm được - và do đó cần đến vốn từ bên ngoài (số này đa số là các doanh nhiệp thuộc khu vực sản xuất và Nhà nước). Trong khi đó, một số tác nhân kinh tế khác có khoản tiết kiệm nhiều hơn khoản đầu tư - và do vậy có khả năng cấp vốn (số này thông thường là các hộ gia đình). Một trong số các “công cụ” thực hiện việc lưu chuyển vốn từ nơi này đến nơi khác chính là thị trường tài chính. Việc lưu chuyển này có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, hoặc là các doanh nghiệp trực tiếp mua khoản tiết kiệm này của các hộ gia đình trên thị trường tài chính (thông thường tại thị trường chứng khoán), hoặc là các doanh nghiệp mua lại khoản vốn đó gián tiếp tại các tổ chức tài chính trung gian. Thị trường chứng khoán chỉ là một trong những công cụ cấp vốn, nhưng là một trong những công cụ cấp vốn hợp lý và hiệu quả nhất. 2. Chức năng thị trường tài chính 2.1. Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn Thị trường tài chính có chức năng cơ bản là dẫn vốn từ những người dư thừa vốn sang những người cần vốn. Với những người dư thừa vốn, thu nhập lớn hơn chi tiêu, những người này có thể là Chính phủ, các tổ chức hoặc cá nhân. Trong khi đó, do chi tiêu lớn hơn thu nhập, các đơn vị khác lại cần vốn. Sự chuyển dịch vốn này được thực hiện theo sơ đồ sau: 8 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 Hình 1: Sơ đồ dịch chuyển vốn TÀI TRỢ GIÁN TIẾP Người cho vay vốn 1. Hộ gia đình 2. Doanh nghiệp 3. Chính phủ Vốn Thị trường tài chính Vốn Trung gian tài chính Vốn Vốn Người đi vay vốn 1. Hộ gia đình 2. Doanh nghiệp 3. Chính phủ TÀI TRỢ TRỰC TIẾP Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dịch vốn được thực hiện qua hai con đường tài trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp. Trong tài trợ trực tiếp, những người cần vốn huy động trực tiếp từ những người có vốn bằng cách bán các chứng khoán cho họ. Các chứng khoán này là các công cụ tài chính, nó cung cấp quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản và các quyền khác cho chủ sở hữu đối với người phát hành. Các chứng khoán được mua bán rộng rãi trên thị trường cấp một và thị trường cấp hai. Cách thức thứ hai để dẫn vốn là tài trợ gián tiếp thông qua các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức bảo hiểm và các trung gian khác có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, đồng thời các tổ chức này cũng có vai trò quan trọng trong việc cấp vốn và hỗ trợ cho dòng tài chính trực tiếp như thông qua các hoạt động đại lý, bảo lãnh, thanh toán... Như vậy, thông qua việc dẫn chuyển vốn, thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối trong nền kinh tế, trên cơ sở đó làm tăng năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Thị trường tài chính trực tiếp cải thiện mức sống cho cả những người có vốn và những người cần vốn. 9 Mai ThÞ Thanh Thuû Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2003 2.2. Xác định giá cả của các tài sản tài chính Thông qua quan hệ giữa người mua và người bán (quan hệ cung cầu trên thị trường) giá cả của các tài sản tài chính được xác định, hay nói cách khác, lợi tức yêu cầu của tài sản tài chính được xác định. Vì vậy, thị trường tài chính là nơi hình thành nên giá cả của các tài sản tài chính - các "hàng hoá" trên thị trường. 2.3. Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính Thị trường tài chính cung cấp một cơ chế để các nhà đầu tư có thể trao đổi, mua bán các tài sản tài chính của mình trên thị trường thứ cấp, như vậy thị trường tài chính tạo ra tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Nếu thiếu tính thanh khoản, người đầu tư sẽ buộc phải nắm giữ các công cụ nợ cho tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữ các công cụ vốn cho tới khi công ty phá sản hoặc giải thể phải thanh lý tài sản. Mức độ thành khoản của các thị trường tài chính là khác nhau, nó phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường. 2.4. Giảm thiểu chi phí cho các chủ thể tham gia trên thị trường Để cho các giao dịch có thể diễn ra, những người mua và những người bán cần phải bỏ ra các chi phí như chi phí tìm kiếm đối tác và tìm kiếm thông tin trong quá trình trước, trong và sau khi ra các quyết định đầu tư. Nhờ tính tập trung, các thông tin phục vụ quá trình đầu tư được cung cấp đầy đủ, chính xác và nhanh chóng trên thị trường tài chính, từ đó cho phép giảm thiểu những chi phí đối với các bên tham gia giao dịch và góp phần tăng hiệu quả đối với các chủ thể trên thị trường cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế. 2.5. Khuyến khích cạnh tranh và phát triển hiệu quả kinh doanh Thị trường tài chính là thị trường định giá các công cụ tài chính. Vì vậy, sẽ khuyến khích quá trình phân phối vốn một cách có hiệu quả, góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và từ đó đặt ra cho các doanh nghiệp phải tăng hiệu quả kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.