Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải

docx
Số trang Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải 144 Cỡ tệp Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải 8 Lượt đọc Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải 106
Đánh giá Luận văn Thạc sỹ: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội - Lê Đăng Hải
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------***---------- LÊ ĐĂNG HẢI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------***---------- LÊ ĐĂNG HẢI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60.31.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ THỊ THUẬN HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tintrích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày……. tháng ….. năm 2015 Tác giả Lê Đăng Hải i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận - Giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Phú Xuyên, Phòng Thống Kê, Phòng Công thương, Phòng kinh tế huyện Phú Xuyên, UBND các xã địa phương đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày……. tháng ….. năm 2015 Tác giả Lê Đăng Hải ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG........................................................................................4 2.1 Lý luận về phát triển bền vững làng nghề truyền thống...................................4 2.1.1 Lý luận về làng nghề truyền thống...........................................................4 2.1.2 Lý luận về phát triển bền vững làng nghề truyền thống..........................11 2.2 Thực tiễn phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên thế giới và Việt nam...................................................................................................................... 23 2.2.1 Tình hình phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở một số nước trên thế giới............................................................................................................. 23 2.2.2 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam...........................................................25 2.2.3 Tình hình phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Hà Nội............26 2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............................................29 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................32 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................32 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên...................................................................................32 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phú Xuyên.............................................34 3.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu đối với phát triển bền vững làng nghề truyền thống...........................................................................38 3.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................39 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.......................................................39 3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................39 iii 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin...................................................................41 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin............................................................42 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài nghiên cứu...........................43 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................................45 4.1 Tổng quan chung về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên.................................................................................................................. 45 4.1.1 Lịch sử phát triển làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên.................45 4.1.2 Số lượng và cơ cấu làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên..............................................................................................................48 4.1.3 Lao động và các hình thức tổ chức làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên..............................................................................................................49 4.1.4 Chương trình dự án hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống.................51 4.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên.......................................................................................................52 4.2 Phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống đại diện.........54 4.2.1 Sử dụng nguồn lực trong sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống................................................................................................................ 54 4.2.2 Chi phí sản xuất các sản phẩm ở các làng nghề truyền thống tại các xã đại diện.................................................................................................................. 62 4.2.3 Chủng loại và khối lượng sản phẩm sản xuất.........................................65 4.2.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên............................................................................................69 4.2.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế....................................................................75 4.3 Đánh giá phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên.................................................................................................................. 77 4.3.1 Bền vững về kinh tế xã hội và môi trường..............................................77 4.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức................................83 4.3.3 Những kết quả và tồn tại hạn chế............................................................88 4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề truyền thống. 90 4.4 Định hướng và các giải pháp phát triển bền vừng làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên..................................................................................102 4.4.1 Định hướng, mục tiêu phát triển bền vừng làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên.....................................................................................................102 iv 4.4.2 Giải pháp phát triển bền vừng làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên ....................................................................................................................... 103 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................112 5.1 Kết luận.......................................................................................................112 5.2 Kiến nghị.....................................................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................115 v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên...........................................................34 Bảng 3.2: Dân số lao động huyện Phú Xuyên.....................................................................36 Bảng 3.3: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế huyện Phú Xuyên từ 2011 đến 2013 (tính theo giá thực tế 1994)...................................................................................................................38 Bảng 3.4: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..............................................................40 Bảng 4.1: Số lượng và cơ cấu làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên...........................48 Bảng 4.2: Lao động và các hình thức tổ chức làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên............................................................................................................................50 Bảng 4.3: Hiện trạng phát triển sản xuất các làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên năm 2013......................................................................................................................................53 Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất đai bình quân 1 hộ điều tra ở các làng nghề truyền thống ..............................................................................................................................................56 Bảng 4.5: Tình hình sử dụng trang thiết bị máy móc bình quân một hộ ở các làng nghề truyền thống.........................................................................................................................57 Bảng 4.6: Tình hình sử dụng lao động bình quân 1 hộ ở các làng nghề..............................59 Bảng 4.7: Tình hình sử dụng vốn của các cơ sở điều tra tính bình quân trên hộ.................61 Bảng 4.8: Nguyên vật liệu và chi phí nguyên vật liệu bình quân 1 hộ điều tra năm 2013 ở các làng nghề truyền thống..................................................................................................63 Bảng 4.9: Chi phí sản xuất bình quân 1 hộ trong một năm ở các làng nghề truyền thống. .64 Bảng 4.10: Chủng loại khối lượng và giá bán sản phẩm mây tre đan của các hộ điều tra năm 2013..............................................................................................................................66 Bảng 4.11: Chủng loại khối lượng và giá bán sản phẩm giày da của các hộ điều tra năm 2013......................................................................................................................................67 Bảng 4.12: Chủng loại khối lượng và giá bán sản phẩm các hộ điều tra làng mộc Tân Dân ..............................................................................................................................................68 Bảng 4.13: Thị trường tiêu thụ sản phẩm mây tre đan Phú Túc..........................................71 Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân 1 hộ của các làng nghề truyền thống năm 2013......................................................................................................................................76 Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu phân tích bền vững về kinh tế LNTT đại diện..........................79 Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu phân tích bền vững về xã hội....................................................80 Bảng 4.18 : Bảng phân tích SWO........................................................................................86 Bảng 4.19: Đánh giá các nhân tố khó khăn của các hộ ở làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên...................................................................................................................................89 Bảng 4.20: Khó khăn tiêu thụ và chủng loại sản phẩm ở các làng nghề..............................91 Bảng 4.21: Thị trường nguyên liệu để sản xuất ở các làng nghề truyền thống địa bàn Phú Xuyên...................................................................................................................................94 Bảng 4.22: Lợi ích của trang thiết bị máy móc tại các làng nghề........................................96 Bảng 4.23: Nhận thức của các hộ về mức độ ô nhiễm tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên...............................................................................101 vi DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1: Ý kiến của các cơ sở sản xuất về nguồn lao động ở các làng nghề........91 Đồ thị 4.2: Ý kiến của các hộ về nguyên liệu đầu vào ở các làng nghề...................94 Đồ thị 4.3: Mức độ vay vốn của các cơ sở tại các LNTT đại diện...........................97 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm mây tre đan Phú Túc........................................69 Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ sản phẩm giày da Phú Yên...............................................72 Sơ đồ 4.3: Kênh tiêu thụ sản phẩm mộc Tân Dân...................................................74 viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Sản phẩm của làng nghề mây tre đan Phú Túc........................................65 Hình 4.2: Sản phẩm của làng nghề giày da Phú Yên...............................................67 Hình 4.3: Sản phẩm của làng nghề mộc Đại Nghiệp Tân Dân................................68 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CC Cơ cấu CP Chính phủ KD Kinh doanh LNTT Làng nghề truyền thống NĐ Nghị định NQ Nghị quyết SL Số lượng SP Sản phẩm SWOT SX Strength – Weak – Opertunity – Threat Mạnh – Yếu – Cơ hội – Thách thức Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh SXTT Sản xuất tiêu thụ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCN Tiểu thủ công nghiệp TP UBND Thành phố Ủy ban nhân dân x 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử của dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được qui về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền.Trải qua những thăng trầm của thời gian, những làng nghề truyền thống đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình, giữ gìn được những nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta. Hiện nay, nước ta có khoảng gần 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm ngành nghề chính như: Sơn mài, đồ gỗ mỹ ngệ, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá…Có thể nói rằng những làng nghề truyền thống này có vị trí vô cùng quan trọng trong phát triển nền kinh tế của các địa phương nó trực tiếp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Hơn nữa, các làng nghề truyền thống còn tạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có giá trị to lớn về văn hoá và lịch sử của đất nước. Phú Xuyên là một trong những huyện có nhiều làng nghề nổi tiếng của Hà Nội Hiện nay, toàn huyện có hơn 100 làng nghề thủ công, trong đó có 38 làng được công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí thành phố với những nhóm nghề như sơn mài, khảm trai, mây giang đan, đồ gỗ, da giày... Nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Nhờ công tác nhân cấy nghề, đến nay các làng trên địa bàn huyện đều đã có nghề, giải quyết trên 70% lao động nông thôn, tiêu biểu như nghề khảm trai Chuyên Mỹ thu hút 95% lao động nông thôn; làng nghề mây, tre, giang đan xã Phú Túc thu hút 70% lao động, làng nghề da giầy xã Phú Yên thu hút trên 80% lao động, làng nghề mộc dân dụng xã Tân Dân thu hút 80% lao động. 1 Tuy nhiên, trong quá trình phát triển LNTT (làng nghề truyền thống) trên địa bàn huyện hiện nay đang còn bộc lộ nhiều bất cập như: Phát triển nghề vẫn mang tính tự phát, phân tán, quy mô sản xuất nhỏ chủ yếu là hộ gia đình, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh không cao, mẫu mã sản phẩm ít sáng tạo. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được bền vững một số sản phẩm không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và các địa phương khác. Bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, ô nhiễm khí thải từ các làng nghề, ô nhiễm nguồn nước… ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống trong các làng nghề truyền thống nói riêng ở địa phương nói chung. Vấn đề về quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ môi trường và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các làng nghề truyền thống, đào tạo nguồn nhân lực và trong trong tương lai tiếp tục phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, tiến hành xây dựng thương hiệu cần được định hướng như thế nào để có thể phát triển bền vững. Từ những bất cập đó huyện Phú Xuyên phải làm thế nào để phát triển bền vững các làng nghề trên địa bàn huyện đang có. Nhằm giải quyết những bất cập nêu trên, đồng thời đưa ra các giải pháp giải quyết những bất cập đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển, các yếu tố ảnh hưởng mà đề xuất định hướng, giải pháp đẩy mạnh phát triển bền vững LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề truyền thống. - Đánh giá thực trạng phát triển LNTT, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề truyền thống tại huyện Phú Xuyên những năm qua. 2 - Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển bền vững làng nghề truyền thống tại huyện Phú Xuyên những năm tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các loại sản phẩm tại các làng nghề truyền thống - Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống - Các văn bản pháp quy liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống - Các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường liên quan tại các làng nghề truyền thống. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Qua việc phân tích thực trạng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sự phát triển bền vững LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên. - Về không gian: Đề tài chủ yếu đi sâu điều tra, khảo sát các hộ sản xuất kinh doanh tập trung tại 3 làng truyền thống nghề gồm: Làng nghề mây tre đan (Lưu Thượng) xã Phú Túc, làng nghề giày da xã Phú Yên (Giẽ Thượng) và làng nghề mộc (Đại nghiệp) xã Tân Dân. - Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ 2011 đến 2013. Các giải pháp được đề xuất tới 2020 đến 2025. Dữ liệu sơ cấp khảo sát năm 2014. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 1) Phát triển làng nghề truyền thống gồm những nội dụng và tiêu chí đánh giá? 2) Sản phẩm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện gồm những sản phẩm nào? Sản xuất tiêu thụ ra sao? 3) Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống thể nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên gì? 4) Giải pháp để phát triển bền vững LNTT trên địa bàn huyện Phú Xuyên là gì? 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 2.1 Lý luận về phát triển bền vững làng nghề truyền thống 2.1.1 Lý luận về làng nghề truyền thống 2.1.1.1 Các khái niệm * Nghề Truyền thống Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm của một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống thể hiện tính kế thừa là chủ yếu, tuy nhiên cũng có sự phát triển theo lịch sử. Truyền thống được biểu hiện ở hình thức như truyền thống học tập, lễ hội truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề truyền thống. Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.” Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là: phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm ra phải có tính hàng hoá, đồng thời có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Những nghề truyền thống thường được truyền trong một gia đình, một dòng họ, một làng, một vùng. Trong những làng nghề truyền thống, đa số người dân đều hành nghề truyền thống đó. Ngoài ra, họ còn có thể phát triển những nghề khác, những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nghề truyền thống. Ngày nay, việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên vật liệu mới. Do vậy khái niệm nghề truyền thống cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn. 4 Hiện nay ở nước ta tồn tại nhiều nghề truyền thống khác nhau, việc phân loại các nhóm nghề tương đối khó khăn, nó chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì một số người có thể vừa thuộc nhóm này song cũng có thể vừa thuộc nhóm khác. Mặt khác, một số nghề đối với địa phương được coi là nghề truyền thống, nhưng trên phạm vi vĩ mô có thể chưa được gọi là nghề truyền thống. Có nhiều cách phân loại nghề, tuy nhiên có thể xem xét một số cách như sau: - Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, chạm khảm gỗ, chạm khắc đá, thêu, vàng bạc… - Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn, đúc đồng, gang, nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ… - Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: dệt vải, dệt chiếu, khâu nón… - Các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm như: xay xát, làm bún bánh, nấu rượu, nấu đường mật, chế biến thủy sản… Để được công nhận là một nghề truyền thống thì theo Thông tư116/2006/TT BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đạt 03 tiêu chí sau: - Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận - Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc - Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. * Làng nghề Làng, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là một khối người quây quần ở một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế bào của xã hội của người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất. Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm làng được hiểu một cách tương đối. Một số địa phương hiện nay không còn được gọi là làng mà thay vào đó là những tên gọi 5 khác như phố, khối phố. Tuy nhiên, dù tên gọi là có thay đổi nhưng bản chất của cộng đồng dân cư đó vẫn gắn với nông thôn thì vẫn được xem là làng. Các làng ở nước ta được chia làm 4 loại chính: - Làng thuần nông hay còn gọi là làng nông nghiệp, là những làng nghề nông một cách thuần túy. - Làng buôn bán, là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của một số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. - Làng nghề, là làng làm nghề nông nghiệp nhưng có thêm một số nghề thủ công. - Làng chài, là làng của các cư dân làm nghề chài lưới, đánh cá sống ở ven sông, ven biển. Các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành nghệ phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ thủ công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ công và sống được bằng nghề này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong các làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn. Theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Như vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính sau: “Làng nghề là một thiết chế KT-XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”. Phân loại và tiêu chí công nhận làng nghề: Việc phân loại loại nghề cũng khá phức tạp người ta thường dựa vào quy mô, lĩnh vực và lịch sử hình thành, 6 ngành nghề sản xuất, loại hình kinh doanh, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Để được công nhận là một làng nghề thì theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đạt 03 tiêu chí sau: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận (3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. * Làng nghề truyền thống Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”. Tác giả luận án Bạch Thị Lan Anh cho rằng: “LNTT là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt cácthành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc”, (Bạch Thị Lan Anh, 2010). Như vậy LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các LNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề. 7 2.1.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành nông nghiệp: Nghề thủ công truyền thống bắt đầu tư nông nghiệp và gắn liền với sự phân công lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của người nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, các gia đình tự quản lý, phân công lao động, thời gian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ công lúc nông nhàn. Về sản phẩm: Sản phẩm lành nghề truyền thống nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Nó là các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ, nhân văn và xã hội. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống được tạo ra với bộ óc sang tạo và thông bàn tay khéo léo và sự tinh tế tinh vi của người thợ hay có thể là các nghệ nhân. Chật lượng sản phẩm thường không đồng đều do việc sản xuất không thể tạo ra nhiều sản phẩm giống nhau, chỉ là do các người thợ sản xuất và tạo nên từng sản phẩm đơn lẻ. Do đó, khó đáp ứng được các hợp đồng lớn. Kỹ thuật công nghệ: Làng nghề truyền thống thường sử dụng những công cụ thủ công, công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những bí quyết, kinh nghiệm của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề. Tổ chức sản xuất kinh doanh: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình. Do vậy, đây được xem là mo hình sản xuất nhỏ, thường chỉ sử dụng lao động gia đình, do đó ai cũng có thể tham gia. Chính mô hình nhỏ này là một bất lợi cho việc tiếp nhận công nghệ, năng lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực sản xuất còn kém vì vậy việc tiếp nhận các đơn đặt hang lớn thường khó khăn. Tuy nhiên nó lại là mô hình tổ chức sản xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chất ở làng nghề truyền thống hiện nay do có nhiều ưu điểm như 8 tranh thủ thời gian lao động, linh hoạt trong sản xuất thích ứng với cuộc sống lao động sản xuất ở vùng nông thôn. Bên cạnh các hộ sản xuất còn có các mô hình mới như hợp tác xã, các doanh nghiệp, các công ty cổ phần… những mô hình này hoạt động theo Luật hợp tác xã và Luật doanh nghiệp. Các mô hình sản xuất này khá phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay và ngày một đã khẳng định được vai trò của mình trong xu thế hội nhập của các làng nghề truyền thống. 2.1.1.3 Vai trò của làng nghề truyền thống a) Tạo việc làm cho người lao động Người nông dân sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ, nên thời gian sản xuất thường kéo dài hơn thời gian thật sự lao động. Do đó, trong sản xuất nông nghiệp có những lúc nhàn rỗi, dư thừa lao động. Khi sản xuất các sản phẩm của làng nghề sẽ tạo cho người lao động có việc làm trong thời điểm này. Từ đó lao động được sử dụng triệt để hơn trong gia đình. Có những làng nghề thu hút trên 60% lực lượng lao động ở nông thôn tham gia vào hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Nhờ đó, tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn đạt khoảng 80%. Đặc biệt một số làng nghề truyền thống còn sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà các khu vực kinh tế khác không nhận. b) Tăng thu nhập cho hộ gia đình Ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình tham gia sản xuất các sản phẩm làng nghề sẽ có thêm nguồn thu cho hộ, từ đó tăng mức sống cho người dân nông thôn. Thu nhập của người lao động hưởng lương ở các làng nghề cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất thuần nông. c) Khai thác vốn kỹ thuật của dân Quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của hộ. Tạo việc làm cho tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhờ có phát triển ngành nghề truyền thống mà các quy trình sản 9 xuất của ông cha từ xưa để lại không bị mai một mà ngày càng được cải tiến phong phú hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường. d) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý hơn Kinh tế nông thôn cơ cấu chủ yếu là nông nghiệp, chiếm khoảng trên 65%. Đa số là các hộ thuần nông, bên cạnh đó là có một số hộ kiêm ngành nghề và một số ít hộ làm dịch vụ. Theo đường lối của Đảng, phát triển làng nghề sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công cụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. Làng nghề phát triển sẽ trở thành trung tâm kinh tế của địa phương, của vùng, tạo ra bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông thôn ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình, làm giảm bớt làn sóng nông dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả nặng nề. e) Thay đổi tập quán tư duy sản xuất Khi người dân làng nghề tham gia sản xuất, sản phẩm của họ làm ra là sản phẩm hàng hóa nên họ phải chủ động trong mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa. Họ không còn tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp của người nông dân. Bởi vậy, mà người dân các làng nghề trở nên năng động hơn, linh hoạt hơn trong việc bố trí sản xuất. f) Tăng đóng góp cho ngân sách địa phương Phát triển sản xuất ngoài tăng thu nhập cho chính hộ gia đình còn tăng thêm thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách cho địa phương bằng việc đóng thuế, giải quyết việc làm, du lịch làng nghề... g) Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Vì làng nghề cổ truyền tạo nên những sản phẩm truyền thống với trình độ kỹ, mỹ thuật cao, kết tinh tài hoa của các nghệ nhân qua nhiều thế hệ, nhiều sản phẩm 10 không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn phản ánh một cách sinh động lối sống và ước vọng của người lao động, thấm đẫm tâm hồn người Việt và được truyền từ đời này sang đời khác. 2.1.2 Lý luận về phát triển bền vững làng nghề truyền thống 2.1.2.1 Các khái niệm * Phát triển bền vững Năm 1984, Bà Gro Harlem Brundtland khi đó làm thủ tướng Na Uy đã được đại hội đồng Liên hợp quốc ủy nhiệm làm Chủ tịch ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) nay còn gọi là ủy ban Brundtland. Năm 1987, trong bản báo cáo “Tương lai của chúng ta” do ủy ban Brundtland đã công bố thuật ngữ “Phát triển bền vững” dịch sang tiếng anh là Sustainable Development, nó được định nghĩa đó là “sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” và được thế giới công nhận là khái niệm chính thức. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tang trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ , công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo về môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Ở Việt Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2004 Việt Nam đã có Quyết định số 153/2004/Qđ-TTg phê duyệt và ban hành “định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã 11 hội và bảo vệ môi trường. Theo quyết định này thì Việt Nam cũng đưa ra 8 nguyên tắc về phát triển bền vững đúng theo Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992. Đồng thời theo mục 4 điều 3 Bộ luật Bảo vệ môi trường số 52 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, có định nghĩa “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tang trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Hình 2.1: Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam Như vậy, từ các định nghĩa trên chúng tôi cho rằng phát triển bền vững được hiểu là một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không xâm hại tới khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững được cấu tạo bởi 3 nhân tố là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường và chúng tôi mô phỏng ở hình trên. * Phát triển bền vững làng nghề truyền thống Như chúng ta đã biết phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, tăng tỉ trọng nghề thủ công trong cơ cấu 12 kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn. Phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ công bằng xã hội, khai thác tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ nâng cao chất lượng môi trường sống. Khái niệm về phát triển bền vững LNTT không thể tách rời khái niệm về phát triển bền vững trong các lĩnh vực khác. Vì vậy, chúng ta có thể phát biểu rằng: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống là quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của các LNTT. Nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thế hệ hiện tại. Mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. Thực chất sự phát triển bền vững LNTT về kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động trong tương lai. Về xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống, mức sống, trình độ dân trí và các giá trị đạo đức của làng nghề. Về môi trường là giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường. Như vậy, phát triển bền vững LNTT là một nội dung trong chiến lược phát triển bền vững mà đảng và Nhà nước ta đã đưa ra. Hoạt động làng nghề chính là một thực thể gắn liền với phát triển bền vững. LNTT là một hoạt động kinh tế tổng hợp có định hướng về tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Chính vì vậy, sự phát triển làng nghề bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực của toàn xã hội. 2.1.2.2 Vai trò phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội a) Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH Phát triển bền vững làng nghề truyền thống có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao 13 hơn. Hơn nữa, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động. Sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 70 - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 30 - 40% cho nông nghiệp. b) Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Phát triển bền vững làng nghề truyền thống tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Hiện nay việc giao thương, xuất khẩu thuận tiện các làng nghệ có thể tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi. Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động. Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức sống cao hơn so với vùng thuần nông. 14 c) Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do Thường thì đa số các làng nghề thủ công không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề. Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự do ở nông thôn. Giảm bớt tác động tiêu cực tới đời sống KT-XH, gây áp lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở thành thị và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lí đô thị. Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nông, bất li hương” không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị. d) Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa Các làng nghề truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hướng phát triển mới với nhiều nghề ở nông thôn. Đồng thời cùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, thị trường. Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng của các loại sản phẩm 15 được hình thành và phát triển, trong mối quan hệ với các ngành nghề khác, làng nghề đóng góp vai trò động lực. Ở những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. Những trung tâm này ngày càng được mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn. Hơn nữa, nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở, và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt. Dần dần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, nông thôn đổi thay và từng bước được đô thị hóa qua việc hình thành các thị trấn, thị tứ. Vì vậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình thành một phố chợ sầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ. Xu hướng đô thị hóa nông thôn là xu hướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông thôn, là yêu cầu khách quan trong phát triển làng nghề. e) Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Lịch sử phát triển của làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy; đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Các làng nghề phát triển sẽ bảo tồn, duy trì và phát triển nhiều ngành nghề và các giá trị văn hóa của dân tộc. Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Các sản phẩm của các làng nghề chứa đựng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam, nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm chứa những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc đồng thời có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người đạt được. Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản văn hóa quý báu mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thể hệ sau. 16 Cho đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật còn được lưu giữ, trình bày tại nhiều viện bảo tàng nước ngoài. 2.1.2.3 Nội dung phát triển bền vững làng nghề truyền thống a) Phát triển bền vững làng nghề truyền thống về kinh tế Những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt trong những năm qua. Phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm tại các địa phương, đóng vai trò quyết định trong xóa đói giảm nghèo. Nâng cao năng suất lao động và giải quyết vấn nại việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Như vậy, phát triển bền vững LNTT về kinh tế đó là đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của làng nghề, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương và biểu hiện như sau: Yếu tố đầu tiên của phát triển bền vững LNTT là tăng năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào các nhân tố sau: Thứ nhất là việc đào tạo, dạy nghề, truyền nghề trong Làng nghề để các thế hệ lao động tiếp theo có khả năng duy trì, bảo tồn các kỹ xảo truyền thống của cha ông. Thứ hai là khả năng áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất. Nghiên cứu, sử dụng công nghệ hiện đại thay thế công nghệ cũ để tiết kiệm tiêu hao năng lượng, giảm bớt sức lao động, giảm thiểu ô nhiễm. Nâng cao hiệu suất sử dụng tư liệu sản xuất. Thứ ba là các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề được trang bị các kiến thức về tiếp thị, maketing. Biết tổ chức quản lý quá trình sản xuất. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống là phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Điều này thể hiện qua: Tăng tỷ trọng công nghiệp - TTCN, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn; tạo ra một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn với sự thay đổi về cơ cấu, phong phú, đa dạng về loại hình sản phẩm. 17 Phát triển bền vững làng nghề truyền thống phải gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp đáng kể cho kinh tế địa phương. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; kích thích sự ra đời và phát triển các ngành nghề liên quan mật thiết với nó như dịch vụ, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc… Cuối cùng phát triển bền vững làng nghề truyền thống là việc từng bước hình thành phố chợ sầm uất, các trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa, dần dần tạo lập cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, tiến đến đô thị hóa trở thành các thị tứ, thị trấn. b) Phát triển bền vững làng nghề truyền thống về xã hội Sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống về xã hội phải đảm bảo tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miền ở làng nghề, thông qua: Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn. Giải quyết việc làm không chỉ trong làng nghề mà còn thu hút lao động các vùng lân cận, từ đó tạo ra động lực phát triển KT-XH địa phương. Các làng nghề truyền thống phát triển bền vững thì phải có thu nhập ổn định và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Tận dụng và thu hút nhiều loại lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi, hạn chế việc di cư từ vùng này sang vùng khác. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống tạo ra nguồn tích lũy lớn và ổn định cho ngân sách địa phương, từ đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn (hệ thống điện, trường học, cấp thoát nước...); tăng sức mua của người dân và thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn. Nâng cao học vấn của người dân, thể hiện trình độ dân trí văn minh cao hơn; góp phần xóa đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân trong làng nghề, giảm tệ nạn xã hội… 18 Phát triển bền vững làng nghề truyền thống gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc vì nó là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Giữ gìn và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc. c) Phát triển bền vững làng nghề truyền thống về môi trường Phát triển bền vững làng nghề truyền thống về môi trường phải đảm bảo giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh gây ra, có kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa, nghiên cứu, sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế, phòng ngừa, hạn chế các bệnh trong sản xuất thông qua: Bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, hạn chế các bệnh nghề nghiệp. Gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái làng nghề. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch, quy hoạch vùng nguyên liệu cho làng nghề. Hoặc làng nghề truyền thống phải nghiên cứu, hướng tới sử dụng nguyên liệu nhân tạo, đa dạng hóa, thay thế nguồn nguyên liệu. 2.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống a) Nhân tố thị trường Về các yếu tố đầu ra: Là yếu tố tiên quyết, quan trọng nhất của các làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay. Thị trường đầu tiên của làng nghề làng nghề truyền thống là chợ làng nhằm phục vụ địa phương và các vùng lân cận, thị trường tại chỗ nhỏ hẹp, sức tiêu thụ chậm. Hiện nay sản phẩm của làng nghề ở Phú Xuyên không những được tiêu thụ rộng rãi tại nơi sản xuất mà còn được cung cấp ở các địa phương khác trên toàn quốc và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Châu Âu, Châu Á. Thị trường công nghệ: Được hình thành tự phát trên cơ sở các thiết bị công nghệ truyền thống, một số người lao động, hộ thủ công đã tách ra chuyên sửa chữa, cải tiến một số công đoạn cho hiệu quả hơn. Hoặc một số hộ có số vốn dồi dào 19 chuyển sang buôn bán máy móc, thiết bị trong phạm vi làng. Vì vậy, nhìn chung thị trường công nghệ nhỏ hẹp, chắp vá chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa làng nghề. Hiện nay có thể nói chưa có nhiều tổ chức nghiên cứu, cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để nghiên cứu, giúp làng nghề thực hiện chuyển giao, tiếp nhận công nghệ hiện đại. Thị trường lao động: Được hình thành theo thời vụ, cơ cấu lao động trong làng nghề được phân hóa như sau: Lực lượng cơ bản nhất ở tại địa phương bao gồm lao động địa phương chuyên nghiệp; lao động địa phương bán chuyên nghiệp là những người trong gia đình tham gia khi công việc cần kíp hoặc công việc của hộ rỗi rãi; lao động làm thuê ở địa phương khác đến làm việc với tư cách đi học việc, như các ngành chạm, khắc, thêu, ren... Thực tế hiện nay tại một số làng nghề, lao động chuyên nghiệp là những người trong độ tuổi trung niên hoặc là người đã lập gia đình, còn đối với lao động trẻ thì quan niệm nghề truyền thông của cha ông chỉ là tạm thời. b) Nhân tố vốn Vốn quyết định có tổ chức sản xuất hay không, vốn quyết định quy mô sản xuất của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề phải có lượng vốn lớn để đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ công, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Về quy mô vốn tại các hộ gia đình làng nghề truyền thống không thể so sánh với các cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực khác. Mặt khác khối lượng vốn còn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất. Các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Xuyên đòi hỏi vốn lớn như: các làng nghề sản xuất về đồ gỗ, dày da …vì chi phí nguyên liệu và công đoạn sản xuất phức tạp hơn. Ngược lại một số làng nghề sản xuất không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều như: mây tre đan, thêu ren... Cơ cấu nguồn vốn tại các làng nghề bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể nói ở làng nghề là rất ít, còn nguồn vốn trong nước bao gồm: Vốn tự có là nguồn vốn của các chủ thể 20 sản xuất kinh doanh trong làng nghề được tích lũy lại, nguồn vốn này quá nhỏ bé so với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất hay đổi mới trang bị kỹ thuật, nó chiếm khoảng trên 90% tổng số vốn đầu tư của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tín dụng phi chính bao gồm vốn vay mượn trong gia đình, dòng họ, bạn bè người thân. Nguồn vốn tín dụng chính thức vay từ các quỹ tín dụng địa phương, ngân hàng thương mại, tuy nhiên do thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay còn ít, thời gian vay ngắn nên thực tế hiệu quả của nguồn vốn này còn thấp so với nhu cầu. Hiện nay có một số làng nghề còn được nhận một khoản vốn vay ưu đãi được trích ra từ các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, vốn của các tổ chức xã hội, đoàn thể. c) Nhân tố khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong đó có các làng nghề truyền thống. Công nghệ tiên tiến phù hợp với tiềm năng nguồn lực, trình độ vận dụng, khả năng quản lý sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nguồn khoa học công nghệ được biểu hiện trên nhiều mặt: Trình độ người lao động, đội ngũ các nhà nghiên cứu; Cơ sở vật chất tiến bộ phục vụ nghiên cứu, triển khai sản xuất và khả năng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Tuy nhiên các làng nghề đều chưa đáp ứng được ba tiêu chí trên. Đặc thù nghề thủ công truyền thống đòi hỏi công nghệ tùy thuộc từng công đoạn làm sản phẩm mà áp dụng cho phù hợp để hạn chế ảnh hưởng môi trường, tăng năng suất... Công nghệ hóa sản xuất, giảm bớt tính chất lao động nặng nhọc nhưng phải đảm bảo tính độc đáo, tinh xảo của sản phẩm truyền thống. Công nghệ trong làng nghề đặc biệt trong vấn đề tiêu hao năng lượng sẽ tác động trực tiếp đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm, năng lực cạnh tranh trên thị trường. Áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp làng nghề tăng năng suất, hạ giá thành, đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, đa dạng hóa sản phẩm, doanh thu tăng và đó là động lực mạnh mẽ nhất để giữ và phát triển làng nghề. 21 d) Nhân tố nguồn nguyên liệu Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất, khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn cung cấp nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nguồn nguyên liệu chính tại địa phương trong nước, đây chính là lợi thế của làng nghề. Thị trường nguyên liệu không chính thức, phương thức thanh toán do hai bên tự thỏa thuận, phụ thuộc thời vụ do tư thương cung cấp nên giá cả lên xuống theo mùa. Sử dụng nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hướng cần được quan tâm để làng nghề phát triển bền vững. e) Nhân tố kết cấu hạ tầng Hạ tầng ở các làng nghề nói riêng còn nghèo nàn, có nhiều cản trở sự phát triển các làng nghề. Mặc dù hiện nay hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện phần nào đáp ứng được nhu cầu cho các làng nghề tuy nhiên đang còn nhiều bất cập, giao thông còn khó khăn, ách tắc do vậy việc giao lưu kinh tế phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở địa phương mà còn vươn tới thị trường gặp nhiều cản trở hơn nữa nguồn nguyên liệu phải vận chuyển từ các nơi xa về thì hệ thống giao thông quyết định trực tiếp chi phí hạ giá thành. Hệ thống cung cấp điện nước tốt, giá rẻ không qua các đơn vị quản lý trung gian, sẽ giúp làng nghề sản xuất liên tục, giảm chi phí, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tiếp theo, hệ thống dịch vụ thông tin tốt sẽ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề nắm bắt kịp thời những thông tin về nhu cầu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, thị hiếu để có sự điều chỉnh kịp thời nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu thị trường. f) Nhân tố thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của Nhà nước Nhân tố thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhà nước đóng vai trò quan trọng là “bà đỡ” cho sự phát triển các làng nghề, có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất làng nghề. Thậm chí có những chủ trương chính sách có thể làm tiêu vong một làng nghề. 22 Trước thời kỳ đổi mới, cơ chế kinh tế chỉ tập trung phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể. Làng nghề với tư cách là một chủ thể kinh tế độc lập có đặc trưng mô hình sản xuất kinh doanh là các Hợp tác xã thủ công hoặc Tổ, Đội nghề phụ trong các Hợp tác xã nông nghiệp. Mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã hạn chế sự phát triển kinh tế hàng hóa trong các làng nghề. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đặc biệt sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) với chính sách kinh tế nhiều thành phần, hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế thì các làng nghề phát triển mạnh mẽ. Sau những năm 1990, mô hình kinh tế thị trường và chính sách mở cửa, đặc biệt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cho làng nghề, đồng thời còn làm cho làng nghề phải cạnh tranh với nhiều loại sản phẩm trên thị trường. 2.2 Thực tiễn phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên thế giới và Việt nam 2.2.1 Tình hình phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở một số nước trên thế giới 2.2.1.1 Phát triển làng nghề truyền thống ở Nhật Bản Nhằm mục đích thúc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi vùng. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước, ngành nghề thủ công Nhật bản bị phân hoá và phát triển theo hai hướng: một số ngành tiểu thủ công nghiệp đi lên CNH (chiếm ưu thế); một số khác tiếp tục theo hướng thủ công truyền thống. Bước vào những năm 1970, nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng từ chỗ coi trọng tính hợp lý cơ năng, chuyển sang xu hướng đa dạng hoá và đề cao cá tính, coi trọng chất lượng, tính độc đáo hơn là số lượng theo kiểu tiêu chuẩn hoá đồng loạt. Các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới vào những năm đó khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về giá trị của các nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Trong khi đó hàng thủ công truyền thống Nhật Bản mất 23 dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấp phải hàng loạt khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào các ngành sản xuất hiện đại hoá ... Vì thế các ngành nghề thủ công Nhật Bản đã bị suy thoái. Trong bối cảnh đó Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành Luật Phát triển nghề thủ công truyền thống. Được sự hỗ trợ của Chính phủ, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống. Có hai khẩu hiệu nổi tiếng là: “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương” và “Độc lập và sáng tạo”. Nhờ phong trào, một số sản phẩm truyền thống của Oita trở thành nổi tiếng không chỉ trong Nhật bản, mà còn cả trên thị trường nhiều nước. Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động cả nước Nhật đã có 20 quận hưởng ứng với các dự án tương tự như “sản phẩm của làng”, “chương trình phát triển thành phố quê hương”, “chương trình làm sống lại địa phương”.... Tinh thần của phong trào này còn hấp dẫn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới 2.2.1.2 Phát triển làng nghề truyền thống ở Indonexia Với những kế hoạch 5 năm chính phủ Inđônêxia đã kính thích thúc đẩy mạnh mẽ và sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề. Nhiều chủ rương chính sách được ban hành, bên cạnh đó chính phủ còn tổ chức ra: “Hội đồng thủ công nghiệp quốc gia” nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành này. Nhiều việc làm thiết thực đã được thực hiện: tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu mã, thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm hàng tiểu thủ công nghiệp, các “Trung tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp” cũng được lập ra nhằm quản lý, hỗ trợ ngành này. Kế hoạch phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp được lồng ghép với các chương trình phát triển nông thôn khác. Trong năm 1994 chính phủ đã cung cấp vốn cho việc khôi phục một số làng nghề truyền thống tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn. Chương trình này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn 24 mang ý nghĩa xã hội, gìn giữ, bảo vệ văn hoá truyền thống của dân tộc, của nhân dân Indônêxia. 2.2.1.3 Phát triển làng nghề truyền thống ở Ấn Độ Ở Ấn Độ có rất nhiều ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Giai đoạn những năm 1980 đến 1990 Ấn Độ đã có chương trình tổng hợp thúc đẩy nông thôn, trong đó chú trọng tới việc phát triển ngành nghề TTCN nhằm tăng việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay có rất nhiều lao động tham gia sản xuất làm nghề thủ công với doanh thu hang năm lên tới hàng tỷ rupi. Chính phủ Ấn Độ đề ra nhiều biện pháp và chính sách để bảo tồn và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ như tổ chức các trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết kế mẫu cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở các trung tâm kinh tế. Ấn Độ còn có khoảng 400 trung tâm dạy nghề rải rác ỏ các vùng. Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ thợ lành nghề, thợ cả có nhiều kinh nghiệm, Chính phủ Ấn Độ thành lập 13 trung tâm chuyên lo việc nâng cao tay nghề cho thợ cả. Các nghệ nhân tài năng được Nhà nước quan tâm cả về vật chất cũng như tinh thần. 2.2.1.4 Phát triển làng nghề truyền thống ở Hàn Quốc Chính phủ Hàn Quốc xem việc phát triển các ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống là một chiến lược quan trọng trong công cuộc phát triển vùng nông thôn. Những chương trình, dự án phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ năm 1997. Các mặt hang trong các làng nghề của Hàn Quốc chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu, ngành nghề TCN và sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền. Chương trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏ khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp, ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống được triển khai từ những năm 1970-1980 đã có 908 xưởng thủ công dân tộc, chiếm 2,9% các xí 25 nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23 nghìn lao động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính với 79,4% là dựa vào các hộ gia đình riêng biệt và sử dụng nguyên liệu địa phương và bí quyết truyền thống. 2.2.2 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Qua nghiên cứu các cơ sở lý thuyết phát triển các làng nghề truyền thống của các nước chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, phát triển làng truyền thống phải gắn với quá trình công nghiệp hoá nông thôn. Kết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại, tùy điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nước mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Quy hoạch bố trí các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và tập trung quản lý những làng nghề truyền thống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá. Hai là, đào tạo và bồi dưỡng lao động của làng nghề truyền thống. Có chính sách tuyên dương, trao bằng khen cho các nghệ nhân từ nhà nước đến các địa phương. Đồng thời phải có sự quan tâm đào tạo thế hệ lao động trẻ cho làng nghề. Ba là, có chính sách hỗ trợ về tài chính cho làng nghề truyền thống. Sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng (thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi xuất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất). Có được sự hỗ trợ về tài chính thì các làng nghề thủ công truyền thống sẽ đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bốn là, để sản phẩm có tính nghệ thuật cao được người tiêu dùng chú ý cần tời việc tạo ra những mẫu mã sản phẩm có tính thẩm mỹ cao qua việc đào tạo các nhà thiết kế bài bản. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật với nghề sản xuất truyền thống. Năm là, hỗ trợ khoa học công nghệ, thành lập các trung tâm nghiên cứu về mẫu mã, kỹ thuật sản xuất. Kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống. Đưa công nghệ vào nghiên cứu thay thế và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, thay thế nguyên liệu tự nhiên bằng nguyên liệu khác. 26 2.2.3 Tình hình phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Hà Nội 1. Làng lụa Hà Đông Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của tướng quân Cao Biền theo chồng sang nước Nam cai trị. Bà ở hành cung ngoài thành Đại La và đi thăm thú các nơi. Đến trang Vạn Bảo,( Nay là làng Vạn Phúc do tên cũ trùng với tên vua nhà Nguyễn nên phải đổi) thấy dân tình hiền hoà, lại có cảnh đẹp bên dòng sông Nhuệ nên bà ở lại, dạy dỗ nhân dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng. Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia... Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước. Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đồng). Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình 27 thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. 2. Làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ Nghề dát vàng quỳ là nghề thủ công truyền thống của Việt Nam, đó là chế biến vàng, bạc dát thành lá mỏng bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo. Đến nay, ở Việt Nam chỉ có làng Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có bề dày hành nghề làm vàng, bạc quỳ hơn 400 năm qua với tổ nghề là danh nhân Nguyễn Quý Trị. Vàng mười, bạc thật được dát mỏng như tờ giấy (gọi là đập diệp), cắt thành từng miếng vuông nhỏ 1cm2. Với bàn tay điêu luyện của người thợ, 1 chỉ vàng có thể đập mỏng thành 980 lá, diện tích hơn 1m2. Xếp lần lượt từng miếng vàng hay bạc vào tập lá quỳ (lá quỳ là loại giấy đen đặc biệt, chế từ giấy dó bền dai), mỗi miếng vàng ngăn cách nhau bởi một tờ giấy đen. Bọc vải sơn bên ngoài tập giấy đen đã xếp những miếng vàng hay lá bạc, sao cho thật kín. Khi gỡ quỳ, người thợ phải ngồi trong phòng kín, đeo khẩu trang và ngồi trong màn để tránh gió, bởi chỉ vô ý thở mạnh hay có rung động nhỏ cũng có thể làm bay mất những lá vàng mỏng manh. Hiện làng nghề Kiêu Kỵ đang cung cấp vàng quỳ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông và một số nước Đông Nam Á. 3. Làng gốm Bát Tràng Bát Tràng là một làng cổ nằm bên sông Hồng đã có đến 500 năm tuổi. Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ. Đất sét để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn. Ngoài bát đĩa, ấm chén thông dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàng khác, như các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất: lộc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp... Hàng Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại 28 men này sắc độ trắng hơi ngả xanh hoặc xám, trong và sâu. Đặc biệt là Bát Tràng đã có men lý, men nho, men này màu gần như màu ngọc thạch, nên được gọi là men ngọc. Nói đến làng nghề Bát Tràng, không thể không nêu những linh hồn của làng, đó là các nghệ nhân. Thời nay, Bát Tràng có những nghệ nhân xứng đáng với truyền thống của mình, như các ông Trần Văn Giàng, Nguyễn Văn Cổn, Lê Văn Cam, hoặc nghệ nhân rất trẻ như Lê Xuân Phổ... Các nghệ nhân, có người chú trọng về men, nói cách khác là giỏi độc đáo về men; có nghệ nhân chuyên sâu về tạo dáng; có nghệ nhân tài về vẽ... Nói đến gốm sứ, giá trị của nó đã được gói gọn trong câu nhất dáng, nhì men, sau đó mới đến nét khắc, vẽ. Giờ đây, gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng đã và đang tiếp tục chinh phục người tiêu dùng, bởi các nghệ nhân Bát Tràng chú ý đến tất cả các mặt tạo nên cái đẹp của đồ gốm sứ. Dáng gốm thì thoáng, nhìn mát mắt. Men màu thì tự nhiên, phóng khoáng, tạo được độ trong và sâu. Về trang trí, nếu dùng nét khắc chìm thì loại men có độ chảy cao sẽ làm nổi bật hình vẽ. Bởi vậy, thị trường ăn hàng Bát Tràng đã rộng khắp nước, và có một lượng không nhỏ được bán đi các nước Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan... 4. Làng nghề ở Phú Xuyên Phú Xuyên hiện có 124 làng có nghề trong tổng số 138 làng của toàn huyện (chiếm 89%), đứng thứ ba về số làng có nghề trong số 20 quận, huyện của Hà Nội. Đến nay, Phú Xuyên đã có 38 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống theo đúng tiêu chí công nhận của TP. Các làng nghề truyền thống như khảm trai, sơn mài của địa phương là chủ đạo, cùng các mặt hàng mây giang đan, guột; hàng gỗ dân dụng cao cấp; hàng may mặc, hàng giầy da... Toàn huyện có 22.100 hộ làm nghề, chiếm 40% số hộ chung của huyện với gần 28.500 lao động tham gia nghề. Trở thành một huyện của Hà Nội sau khi Thủ đô mở rộng địa giới hành chính, 5 năm qua, nhiều làng nghề của Phú Xuyên đã và đang tiếp tục có những bước phát triển tốt, chuyển dịch dần theo hướng cụm, vùng làng nghề; xây dựng làng nghề gắn với du lịch; chú trọng đào tạo nghề; xây dựng trung tâm thương mại và hình thành các doanh nghiệp thương mại tại các làng nghề. 29 2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công trình “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, năm 2002. Công trình đã xác định làng nghề Việt Nam dựa theo 2 tiêu chí: (i) Có trên 20% số hộ trong làng tham gia sản xuất thủ công, (ii) chính quyền xã công nhận nghề thủ công đó có ý nghĩa quan trọng đối với làng… Công trình “Tác động xã hội và môi trường của việc phát triển làng nghề”, đề tài cấp Viện của Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội, 2005 do Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hòa thực hiện. Các tác giả đã trình bày một cách tổng quan những xu hướng phát triển các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề ở nông thôn Việt Nam Công trình “Môi trường các làng nghề”, Kỷ yếu hội thảo khoa học của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội, 1998 Công trình “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án Tiến sỹ kinh tế của Mai Thế Hởn, Hà Nội, năm 2000 đã đi sâu phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống cả những mặt được và chưa được, cũng như vấn đề bức bách đặt ra cần giải quyết như: Chủ trương, chính sách và luật pháp; vốn đầu tư cho sản xuất; vấn đề môi trường; về thị trường và tiêu thụ sản phẩm; về trình độ quản lý của người lao động. Đề xuất được những phương hướng và giải pháp phát triển LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng CNH, HĐH; Công trình “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” của TS Dương Bá Phượng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.Tác giả đã đề cập những vấn đề chung về làng nghề, vai trò tác động và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. đồng thời, đi sâu phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinhdoanh của các làng nghề về lao động, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ của sản phẩm và môi trường trong các làng nghề. Các quan điểm 30 và phương hướng bảo tồn, phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông thôn mang tính khả thi cao và sát thực với thực tế Các luận văn chuyên ngành Kinh tế nghiên cứu về làng nghề: - Vũ Thị Thu (1988), “Khôi phục và phát triển LNTT ở Việt Nam” - Nguyễn Hữu Niên (2001), “Phát triển kinh tế LN ở tỉnh Bắc Ninh thực trạng và giải pháp”. - Bạch Thị Lan Anh (2004), “Phát triển LNTT ở Hà Tây trong quá trình CNH,HDH nông nghiệp nông thôn” Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước. 31 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình Vị trí địa lý: Huyện Phú Xuyên là một huyện đồng bằng nằm phía nam thành phố Hà Nội, trên trục đường quốc lộ 1A, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 32 KM về phía Nam. trên vĩ tuyến 20o40’- 20o49' Bắc và kinh tuyến 105o48’106o01' đông có tổng diện tích tự nhiên là 17.110,5 ha và có ranh giới như sau: Phía Bắc giáp 2 huyện Thanh Oai và Thường Tín. Phía Nam giáp huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam. Phía đông giáp huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên. Phía Tây giáp huyện Ứng Hoà. Tuyến đường bộ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tuyến đường bộ 1A (cũ) và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua huyện Phú Xuyên, trên địa bàn huyện còn có các tuyến tỉnh lộ chạy qua như 428A, tỉnh lộ 429B. Mặt khác, huyện lại có một số xã giáp sông Hồng nên thuận lợi cả giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt Với vai trò cửa ngõ và là vành đai thực phẩm phía Nam Hà Nội, huyện Phú xuyên có lợi thế rất lớn về thị trường tiêu thụ nông sản, thủ công mỹ nghệ và là địa bàn tiêu thụ số lượng đáng kể về hàng tiêu dùng, cũng là nơi thu hút lao động của huyện. Với vị trí như vậy, Phú xuyên cũng có điều kiện thuận tiên trong trao đổi, lưu thông hàng hóa với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Bên cạnh đó, nông thôn Hà Nội còn có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng 32 dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào các ngành kinh tế do Hà Nội là trung tâm đào tạo của đất nước về khoa học kỹ thuật. Địa hình: Huyện Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mặt nước biển 1,5-6m. Địa hình dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Lãnh thổ của huyện có thể được chia làm 2 vùng: Vùng phía Đông đường 1 A gồm thị trấn Phú Minh và các xã: Văn Nhân, Thụy Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thủy, Đại Xuyên. Đây là các xã có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4km. Vùng phía tây đường 1A gồm Thị Trấn Phú Xuyên và các xã: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Tri Trung, Phú Túc , Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, Phú Yên, Châu Can. Do địa hình thấp trũng, và không có phù sa bồi đắp hang năm, đất đai có độ chua cao nên cây trồng chủ yếu là lúa 2 vụ. 3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn Khí hậu: Huyện Phú Xuyên mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông hồng: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa nóng ẩm và mùa khô hanh. Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu vào cuối mùa nóng ẩm và đầu mùa khô hanh tạo ra 1 nền khí hậu 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm 230C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 270C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên tới 41 0C vào mùa Hạ. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70C vào mùa Đông nhưng ít khi xảy ra, mùa lạnh nhiệt độ trung bình từ 10-170C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.700mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm. Nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mưa lớn và tập trung, làm thiệt hại đáng kể 33 đến mùa màng của nhân dân. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1500 giờ. Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ. Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam (vào mùa nóng ẩm) mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) thường gây ra lạnh, hanh khô, mưa phùn, đôi khi có sương mù, sương giá trong tháng 12 và tháng 1, song ít gây thiệt hại cho sản xuất. Các đặc điểm thời tiết, khí hậu trên, tuy có gây ra những khó khan nhất định cho sản xuất và đời sống, nhưng cũng chính những đặc điểm khí hậu này lại cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản Nhiệt đới, Cận Nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản Ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân. Thủy văn: Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua là: Sông Hồng (17km) theo hướng Bắc- Nam ở phía Đông huyện, sông Nhuệ (17km) chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam ở phía Tây huyện, sông Giẽ (9,75km). Ngoài ra có các sông nhỏ khác như sông Duy Tiên (13 km), sông Vân đình (5 km), sông Hữu Bành (2km) và hệ thống kênh mương trên địa bàn. Hệ thống sông Nhuệ thuộc hệ thống tưới tiêu do công ty thủy lợi Sông Nhuệ quản lý. Trên hệ thống sông Hồng, sau khi trạm bơm Khai Thái hoàn thành giải quyết tiêu úng cho trên 6.000 ha đất canh tác của các xã vùng miền Đông và Trung Tây, đồng thời lấy nước phù sa sông hồng để phục vụ tưới cho cây trồng và cải tạo đồng ruộng. Với hệ thống sông ngòi, kênh mương khá dày đặc, huyện Phú Xuyên có Tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, và phục vụ sinh hoạt. 34 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phú Xuyên 3.1.2.1 Điều kiện đất đai Tổng diện tích đất toàn huyện là 17114,2 ha được phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau. Quỹ đất nông nghiệp có 10780,3 ha, chiếm 63%, diện tích đất tự nhiên, tăng 0,01% so với năm 2011. Trong đó đất trồng lúa 8455,8 ha, chiếm 49,4 %, giảm 1,13% so với 2010. Đất phi nông nghiệp có 6.2496 ha, chiếm 36,5% diện tích đất tự nhiên, tăng 1,69% so với năm 2011. Trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 81.8ha, đất quốc phòng an ninh 14,6 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 70 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 167,2 ha, đất phi nông nghiệp khác còn lại 2.428,6 ha (14,2%). Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên Chỉ tiêu Tổng diện tích đất tự nhiên 1. Đất nông nghiệp 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm - Đất trồng lúa - Đất trồng cây hằng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 2. Đất phi nông nghiệp 2.1 Đất phát triển hạ tầng 2.1.1 Đất ở 2.1.2 Đất chuyên dùng - Đất trụ sở cơ quan, CTSN - Đất SXKD phi nông nghiệp - Đất có mục đích công cộng - Đất quốc phòng an ninh 2.2 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2.3 Đất nghĩa trang, nghiã địa 2.4 Đất sông suối và mặt nước 2.5 Đất phi nông nghiệp khác 3. Đất chưa sử dụng Năm 2011 17110,5 10981,9 10189,1 9493,8 8650,5 843,3 695,3 792,8 6043,6 3011,1 1165,8 1845,3 70,9 269,7 1492,8 11,9 69 158,1 380 2425,4 85 35 Năm 2012 17112,5 10834,3 9989,2 9308,4 8542,6 843,1 691,4 791,5 6141,3 3102,7 1172,6 1832,4 74,4 282,5 1535,3 12,7 68,6 157,7 378,5 2419,3 83,4 Năm 2013 17114,2 10780,3 9987,1 9297,6 8455,8 841,8 689,5 793,2 6249 3202,2 1211,6 1990,6 81,8 298,6 1595,7 14,6 70 167,2 381 2428,6 84,9 Tốc độ tăng BQ (%/ năm) 0,01 -0,92 -1,00 -1,04 -1,13 -0,09 -0,42 0,03 1,69 3,12 1,95 3,86 7,41 5,22 3,39 10,77 0,72 2,84 0,13 0,07 -0,06 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Xuyên Huyện phú xuyên chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh trong khi đất chưa sử dụng có thể khai thác đưa vào sản xuất không còn nhiều. Nhìn chung phần lớn diện tích đất của huyện đều sử dụng đúng mục đích nên đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Môi trường đất cơ bản không bị ô nhiễm nhiều. Huyện không có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng ở khu vực nông thôn có các di tích lịch sử văn hóa và có nhiều đình chùa. Các lễ hội truyền thống hàng năm thường được tổ chức ở các thôn làng. Đặc biệt du lịch làng nghề đang từng bước tiến triển, một số làng nghề đã có đoàn khách trong, ngoài nước đến thăm và mua các sản phẩm làng nghề truyền thống. Công tác xúc tiến thương mại, quảng cáo thương hiệu làng nghề được quan tâm chăm lo, tích cực tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, trưng bày sản phẩm ở nội thành Hà nội, TP Hồ Chí Minh và một số đơn vị bạn trong thành phố. 3.1.2.2 Giao thông Hệ thống giao thông rất thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Có tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua và đường Pháp Vân – Cầu Rẽ, có 2 tuyến đường tỉnh đi qua huyện đó là tỉnh lộ 429 (đường 73) và đường tỉnh lộ 428 (đường 75) hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có đường ô tô vào đến trung tâm, huyện có một bến cảng Vạn điểm có thể cho tàu trở xuống cập bến an toàn…. Huyện có hệ thống đường tránh cho tàu chờ, tàu đỗ, tàu tránh thuận lợi nằm tại trung tâm huyện sát với đường Quốc lộ 1A. Đường Quốc lộ có đường 1A cũ và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (gồm cả tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ và Cầu GiẽNinh Bình) với tổng chiều dài tuyến qua địa bàn huyện Phú Xuyên là 15,2 Km. Ngoài ra, có 3 tuyến đường tỉnh lộ và 48 km đường do huyện quản lý. Qua đây chúng ta thấy huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vô cùng thuận lợi cho sự phát triển giao các làng nghề truyền thống. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như giao lưu thương mại giữa các vùng và khách hang, người tiêu dùng của các làng nghề. 36 3.1.2.3 Dân số và lao động Dân số: Dân số trung bình năm 2013 có 174.736 người. Trong đó dân số đô thị khoảng 13,61 nghìn người, vùng nông thôn là 161,126 nghìn người, mật độ dân số trung bình khoảng 1.1 người/km2 (có xu hướng tăng qua các năm). Dân số năm 2014 ước đạt 18.599 người. Số hộ dân là 46,850 hộ trong đó có 28.456 hộ nông nghiệp (60,74%) và 18394 hộ phi nông nghiệp (39,36%) Lao động: Trên địa bàn huyện lao động trong độ tuổi có 96.781 người. lực lượng tham ra các hoạt động kinh tế có 93.366 người. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng dần. Tỷ lên lao động trong ngành CN-TTCN xây dựng và thương mại dịch vụ du lịch, nhưng tốc độ dịch chuyển còn chậm. Bảng 3.2: Dân số lao động huyện Phú Xuyên Chỉ tiêu 1. Tổng dân số 2. Số hộ gia đình 2.1 Nông nghiệp 2.2 Phi nông nghiệp 3. LĐ trong độ tuổi 3.1 LĐ đang làm việc - Nông nghiệp -CN -TTCN - XD - Dich vụ, thương mại 3.2 Trình độ lao động - Đã qua đào tạo - Chưa qua đào tạo Người Hộ Hộ Hộ Người Người Người Người 165.583 41.904 27.200 14.704 87.566 87.820 51.551 26.318 168.732 43.835 28.246 17.456 89.462 91.675 49.265 28.742 174.736 46.850 28.456 18.394 96.781 93.366 51.618 29.747 Tốc độ tăng BQ (%/năm) 2,73 5,74 2,28 11,85 5,13 3,11 0,06 6,32 Người 9.951 87.566 15.306 72.260 11.248 89.426 18.745 76.253 12.001 96.781 19.501 77.280 9,82 5,13 12,87 3,42 Đơn vị tính Người Người Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Xuyên Chất lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn còn thấp qua bảng ta thấy đang còn tới 77.280 lao động chưa qua đào tạo, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thủ đô trong tình hình hiện nay và giai đoạn tới. Lực lượng lao động trẻ ở nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn. Đây là tín hiệu tốt cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn nhưng cũng gây ra những khó khăn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp do lao động nông nghiệp chủ 37 yếu là lao động cao tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế nên việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ hoa học kỹ thuật trong sản xuất của các làng nghề đang còn hạn chế. 3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Về kinh tế: Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế của huyện năm 2013 qua bảng ta thấy nông nghiệp chiếm 23,39%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 54,78%, thương mại dịch vụ 21,83%. Trong 3 năm từ 2011 - 2013 cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến đáng kể, đã liên tục có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực khi tỷ trọng công nghiệp xây dựng liên tục tăng lên từ 47% đến 54%, tỷ trọng thương mại dịch vụ tương đối ít biến động và tỷ trọng nông nghiệp thay đổi nhiều từ 34% xuống 23,09%. Bảng 3.3: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế huyện Phú Xuyên từ 2011 đến 2013 (tính theo giá thực tế 1994) Chỉ tiêu Nông nghiệp, thủy sản Công nghiêp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ Tổng Năm 2011 Giá trị Cơ cấu (tỷ đồng) (%) 477,30 34,02 667,60 47,59 258,00 18,39 1402,90 100,00 Năm 2012 Giá trị Cơ cấu (tỷ đồng) (%) 498,56 28,73 864,36 49,81 372,50 21,46 1735,42 100,00 Năm 2013 Giá trị Cơ cấu (tỷ đồng) (%) 517,50 23,39 1211,90 54,78 483,00 21,83 2212,40 100,00 Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Xuyên Về xã hội: Tính đến nay tất các xã thị trấn ở phú xuyên đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS tỷ lệ huy động học sinh đến trường như sau (nhà trẻ 55%, mẫu giáo 98%, tiểu học 100%). Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao chất lượng. Đến năm 2012 có 100% giáo viên đạt chuẩn. Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, các ngày lễ lớn, phục vụ nhu cầu văn hóa và đời sống tinh thần của nhân dân. Chuyên mục truyền hình huyện, đài phát thanh tiếp tục được duy trì kịp thời thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và các hoạt động chính trị của huyện. 38 Tăng cường thực hiện công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Hoạt động hành nghề y dược tư nhân đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; công tác y tế dự phòng thực hiện tốt nên không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. 3.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu đối với phát triển bền vững làng nghề truyền thống Thuận lợi: Phú huyện là huyện ven Hà Nôi giao thông thuận lợi. Với điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, nền kinh tế chiếm trọng công nghiệp dịch vụ khá cao do đó sẽ là nơi để sản xuất đa dạng các nghành nghề dịch vụ trong đó có sản phẩm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn. Hơn nữa với một tuyến giao thông đa dạng đường sắt, đường không, đường bộ đều là những tuyến lớn chạy qua đây hẳn là một kênh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Khó khăn: Là một huyện mới phát triển trong những năm gần đây tỉ trọng nông nghiệp đang còn khá cao. Bên cạnh đó hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn; sản phẩm, các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp chưa có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Do đó việc sản xuất cũng như tiêu thụ các sản phầm của các làng nghề trong đó đang còn chưa xứng với điều kiện của huyện. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại Huyện Phú Xuyên có 26 xã và 2 thị trấn trong đó có hơn 100 làng nghề thủ công, trong đó có 38 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí thành phố. Để đi sâu nghiên cứu đề tài này chúng tôi chọn 3 xã mang tính đại diện cho cả huyện như có LNTT phát triển, có các sản phẩm nổi tiếng, mang tính nghệ thuật cao, hấp dẫn khách du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút phần lớn lao động nông thôn đó là: Làng nghề Da giầy thuộc xã Phú 39 Yên, Làng nghề Mộc dân dụng thuộc Xã Tân Dân và Làng nghề Mây tre đan xã Phú Túc. 3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này gồm các loại tài liệu, thông tin do các nguồn khác nhau cung cấp được tổng hợp ở bảng 3.4 dưới đây. Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp này bằng cách: - Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập. - Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng lắng nghe, ghi chép và sao chụp. Sau khi thu thập được chúng tôi tiến hành kiểm tra tính chính xác của thông tin, sử dụng và trích dẫn đầy đủ. Bảng 3.4: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập Cơ sở lý luận của đề tài, các + Các loại sách báo và bài + Thư viện Học viện nông số liệu, dẫn chứng về tình giảng: Kinh tế phát triển, nghiệp Hà Nội, Thư viện hình sản xuất và tiêu thụ chính sách nông nghiệp, khoa Kinh tế & PTNT, Học các sản phẩm của các làng Marketing… viện Nông nghiêp Hà Nội. nghề trên địa bàn huyện + Các tài liệu từ Website. + Internet. Phú Xuyên. Các nghiên cứu + Các luận văn liên quan + Báo, tạp chí. gần đây có liên quan PTBV đến đề tài nghiên cứu. LNTT. Đặc điểm địa bàn nghiên + Các tài liệu từ Website. + Internet cứu, số liệu về tình hình + Báo cáo kết quả kinh tế +Uỷ ban nhân dân huyện, chung của Xuyên. PTLNTT huyện Đặc trên biệt địa Phú xã hội của huyện qua 3 Phòng Thống kê, Phòng Tài là năm. chính, Phòng Nông nghiệp, bàn + Các chính sách và đề án Phòng Tài nguyên và Môi nghiên cứu tập trung vào PTSX làng nghề của huyện trường. một số xã đã chọn. Phú Xuyên. 40 3.2.2.2 Dữ liệu sơ cấp Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này bao gồm các thông tin căn bản của các cơ sở sản xuất nghề TT, các loại sản phẩm, khối lượng, chi phí, giá bán, thị trường, khách hang, những khó khan và kiến nghị của cơ sở sản xuất. Đề tài tập trung nghiên cứu tại 90 hộ hộ đại diện cho 3 làng nghề. Mỗi làng nghề chọ 30 hộ hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh theo tiêu chí chuyên môn hóa: Hộ chuyên sản xuất ngành nghề và Hộ kiêm sản xuất. Các dữ liệu này được thu thập từ cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng điều tra, phỏng vấn các nghệ nhân, thợ giỏi, chủ hộ và những người có kinh nghiệm sản xuất. Số liệu mới còn được thu thập từ các thông tin, số liệu tổng hợp của địa phương nghiên cứu. Việc thu nhập số liệu mới tiến hành thông qua nội dung phiếu khảo sát các đối tượng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, chủ cơ sở, cán bộ địa phương, người lao động tại các cơ sở, các hộ. Mẫu phiếu điều tra được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng được khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt được sau đó tiến hành khảo sát thực tế. * Nội dung mẫu phiếu điều tra dự kiến gồm các phần: - Các thông tin chung về chủ hộ, cơ sở; họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, địa chỉ.. - Tình hình việc làm và thu nhập của hộ, cơ sở; số lao động của hộ, cơ sở, trong đó lao động nam, nữ (độ tuổi, trình độ văn hóa. Chuyên môn, tay nghề ) lao động thường xuyên, thời vụ, tình trạng việc làm của lao động hộ, cơ sở (đủ hay thiếu) các nguồn thu nhập của hộ, cơ sở, thu nhập từ ngành nghề TTCN của lao động làm nghề.. - Tình hình đầu tư của hộ, cơ sở; về cơ sở vật chất trang thiết bị, công cụ, về vốn, lao động và đào tạo hướng nghề cho lao động... - Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ, cơ sở; địa chỉ tiêu thụ, tình trạng tiêu thụ sản phẩm, những thuận lợi, khó khăn, khả năng nắm bắt thị trường... 41 - Các kiến nghị và nguyện vọng của hộ, cơ sở; kiến nghị với nhà nước, kiến nghị với các cấp quản lý ở địa phương (về chính sách thuế, vốn, tiêu thụ sản phẩm, về hỗ trợ đào tạo hướng dẫn nghề và các mặt khác), nguyện vọng cần đề đạt. Mỗi phần đều có các câu hỏi mở để đối tượng trả lời, đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếu. Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, các cơ sở để thu thập số liệu. Số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Xử lý thông tin sơ cấp: Tổng hợp, phân loại và so sánh. Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel. 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 3.2.4.1 Phương pháp tổng quan lịch sử Sử dụng phương pháp này nhằm phân tích lịch sử phát triển làng nghề truyền thống qua thống kê những thành tựu, hạn chế, số lượng chất lượng ở từng thời kỳ qua đó thấy được xu hướng phát triển. Đồng thời phương pháp này còn giúp chúng ta định hướng những giải pháp phát triển bền vững các LNTT trên địa bàn huyện. 3.2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả Dựa trên các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân nhằm phân tích mức độ sản xuất kinh doanh sản phẩm của các làng nghề, kết quả hiệu quả, hiệu quả kinh tế trong các làng nghề, của từng nhóm hộ SXKD những khó khăn thuận lợi và các kiến nghị. 42 3.2.4.3 Phương pháp so sánh Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh sự phát triển LNTT qua các năm giữa các xã, các nhóm hộ, giữa thực tế với kế hoạch và tiềm năng của huyện. 3.2.4.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ phân tích một hiện tượng dưới dạng quan điểm hệ thống từ bên trong (S,W) ra bên ngoài (O,T) hay kết hợp cả trong và ngoài. Đây là công cụ được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội dưới dạng định tính. Là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề và ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như tổ chức kinh doanh. Ma trận SWOT có thể xem hình sau: ĐIỂM MẠNH CƠ HỘI ĐIỂM YẾU CẢN TRỞ THUẬN LỢI BÊN TRONG THÁCH THỨC Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và kết hợp chúng nhằm tìm các giải pháp phù hợp để phát triển bền vững làng nghề truyền BÊN NGOÀI thống. 43 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài nghiên cứu 3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng phát triển LNTT - Số lượng làng nghề truyền thống - Số hộ và cơ sở SXKD sản phẩm LNTT - Khối lượng sản phẩm chính từng loại sản xuất ra trong năm - Giá trị sản xuất sản phẩm LNTT - Số lượng vốn đầu tư cho LNTT - Giá trị TSCĐ cho SXKD sản phẩm LNTT - Số lượng LĐ SXKD sản phẩm LNTT - Diện tích đất cho sản xuất LNTT 3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bền vững LNTT a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kinh tế - Tăng trưởng về số lượng SP: thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Tăng trưởng về giá trị sản xuất, doanh thu và lợi nhuận: thể hiện hiệu quả của hoạt động SX sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư vào làng nghề - Đóng góp của LNTT vào tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu: thể hiện tầm quan trọng của LNTT đối với nền kinh tế. - Hiệu quả sử dụng chi phí GO/IC, VA/IC - Hiệu quả sử dụng lao động - Hiệu quả sử dụng vốn b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh về xã hội Sự phát triển bền vững về mặt xã hội của LNTT qua các tiêu chí giá dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hoá, khả năng giải quyết công ăn việc làm nâng cao đời sống cho người dân được thể hiện ở 1 số chỉ tiêu cụ thể sau: - Số lượng lao động tham gia SXKD sản phẩm LNTT - Tỷ lệ vay nợ trong tổng số hộ, cơ sở SXKD sản phẩm LNTT 44 - Mức tăng thu nhập bình quân của hộ qua các năm - Tỷ lệ hộ giảm nghèo c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường Sự phát triển bền vững về mặt môi trường được thể hiện ở việc đảm bảo môi trường sinh thái: các hộ, cơ sở SXKD có điểm thu gom lý rác thải, chất thải rắn của làng nghề. Mức độ ô nhiễm môi trường, tỷ lệ người mắc bệnh, số lần khám chữa bệnh. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan chung về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Xuyên 4.1.1 Lịch sử phát triển làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên Huyện Phú Xuyên là một trong những huyện tập trung nhiều làng nghề truyền thống có tiếng của Hà Nội. Huyện có 138 làng, khu dân cư có nghề trong đó 39 làng nghề được Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống. Không chỉ giải quyết việc làm cho các lao động địa phương, các làng nghề trong huyện đã tạo việc làm cho nhiều lao động ngoài huyện, khu vực lân cận. Thu nhập của lao động làng nghề trong huyện đạt hơn 25 triệu đồng/năm. Nhiều mặt hàng có truyền thống lâu đời như khảm trai - sơn mài Chuyên Mỹ, da giày Phú Yên, may Vân Từ, mộc Tân Dân… được xuất khẩu sang các thị trường Đông Âu, Mỹ, Nhật, Ba Lan… Nghề mây tre đan huyện Phú Xuyên có từ hơn 400 năm trước, bà Nguyễn Thảo Lâm từ nơi khác đã đến truyền cho dân xã Phú Túc huyện Phú Xuyên nghề buôn cỏ tế từ trên rừng về rồi chẻ và bán cho các làng nghề khác như: Nón Chuông, rổ rá Cầu Bầu, mũ lá Chi Lê, mây tre đan Ninh Sở...Những năm 1990, khi việc tiêu 45 thụ hàng gặp nhiều khó khăn thì cũng là lúc những con người thông minh, nhanh nhạy của đất Phú Túc đã có được bước tìm tòi, học nghề rồi phát triển thành nghề guột tế, mây, tre, giang đan của quê hương. Nghề mây tre đan Phú Túc tuy chỉ mới phát triển hơn chục năm nay, sau quá trình tìm tòi từ nghề buôn, chẻ cỏ tế truyền thống của dân làng. Với những bàn tay cần cù, khéo léo cộng với nền tảng vững chắc là những nguồn hàng nguyên liệu dồi dào, giá rẻ mà nghề mới ở Phú Túc đã có được sức cạnh tranh, phát triển. Làng da giày Phú Yên Làng nghề đóng giày Phú Yên thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội. Làng nghề Phú Yên đã nổi tiếng từ hơn 100 năm nay, do 2 cụ Nguyễn Lương Nghè và Nguyễn Lương Mạc sau khi học được nghề đã về quê truyền lại cho các thế hệ dân trong làng, xã. Sau giải phóng 1954 làng nghề Phú Yên chủ yếu làm hàng xuất khẩu sang Đông Âu, nhưng sau những biến động tại Đông Âu vào đầu những năm 1990, Làng nghề Phú Yên đã kịp thời chuyển hướng và tiếp tục phát triển. Ra đời sau Làng nghề Hoàng Diệu, nhưng Làng nghề Phú Yên lại phát triển mạnh hơn, tập trung tại hai thôn Giẽ Hạ và Giẽ Thượng với khoảng 200 hộ sản xuất quy mô lớn, sử dụng khoảng 1.500 lao động tại địa phương và các xã lân cận. Các cơ sở sản xuất tại Làng nghề Phú Yên làm tất cả các khâu, từ cắt may da, thiết kế, tạo khuôn, gò giày…theo đơn hàng gia công, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Toàn xã có trên 60% số hộ có người tham gia sản xuất, kinh doanh, mỗi năm làm ra từ 6 7 triệu đôi giầy (tương đương sản lượng của một nhà máy), doanh thu hàng năm đạt 50 – 60 tỷ đồng, chiếm 70% tổng thu nhập toàn xã. Làng nghề da giầy Phú Yên được công nhận làng nghề truyền thống và điểm du lịch của Hà Nội, nhiều nghệ nhân giỏi đạt danh hiệu nghệ nhân bàn tay vàng. Ngày 24/10 hàng năm, Làng nghề Phú Yên tổ chức Lễ hội làng nghề để tôn vinh những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương và quảng bá, giới thiệu sản phẩm giầy da thủ công tới du khách gần xa. Xã Tân Dân có nghề sản xuất chế biến gỗ từ lâu đời. Sản phẩm đồ mộc của làng có uy tín và chất lượng trong vùng được xuất đi khắp các tỉnh trong cả nước và một số nước trên thế giới. Chẳng ai nhớ nổi nghề mộc nơi đây có từ bao giờ, chỉ 46 biết từ xưa sản phẩm đồ gỗ đã có mặt ở khắp nơi, vào cả cung vua, phủ chúa. Thôn Đại Nghiệp xã Tân Dân xưa có tên là làng Tre. Đây là một trong những làng nghề phát triển nhất Phú Xuyên hiện nay. Đại Nghiệp có trên 550 hộ thì có đến 90% số hộ làm nghề, 10% còn lại mở dịch vụ xung quanh nghề, thu hút hơn 1.000 lao động trực tiếp và nhiều hộ gia đình sản xuất vệ tinh quanh vùng, ở Đại Nghiệp, người trong độ tuổi lao động không thiếu việc. Sản phẩm mộc Đại Nghiệp xã Tân Dân được xuất đi khắp các tỉnh trong nước và ra nước ngoài đắt hàng bởi những người thợ nơi đây luôn cải tiến mẫu mã, phù hợp với thị hiếu, có sức cạnh tranh đáng kể. Sản phẩm nổi bật ở Đại Nghiệp như...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.