Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019 118 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019 860 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019 1 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019 10
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 118 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC TIẾN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ CƠ XƢƠNG KHỚP TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI, NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC TIẾN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ CƠ XƢƠNG KHỚP TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 8720115 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PSG.TS. Trần Thị Minh Tâm HÀ NỘI, NĂM 2019 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKLN : Bệnh không lây nhiễm BVĐK : Bệnh viện đa khoa BYT : Bộ y tế CXK : Cơ xƣơng khớp CI : Khoảng tin cậy ( Confidenece Interval ) HGĐ : Hộ gia đình KCB : Khám chữa bệnh NCT : Ngƣời cao tuổi OR : Tỷ suất chênh ( Odds Ratio) PKTN : Phòng khám tƣ nhân PV : Phỏng vấn PVS : Phỏng vấn sâu TCAM : Thuốc bổ sung và thay thế (Complementary and Alternative Medicine) THA : Tăng huyết áp TYT : Trạm Y tế TYTX : Trạm y tế xã XBBH : Xoa bóp bấm huyệt YDHCT : Y dƣợc học cổ truyền YHCT : Y học cổ truyền YHHĐ : Y học hiện đại MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU....................3 1.2. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP CỦA NGƢỜI DÂN Ở VIỆT NAM .......................................................................................................4 1.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN ............11 1.4. NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP CỦA NGƢỜI DÂN ...........................................16 1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới.................................................. 16 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................... 18 1.5. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..........................20 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24 2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................24 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 24 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................... 24 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 24 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 25 2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .............................................. 25 2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 27 2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................. 28 2.2.5. Nội dung, chỉ số nghiên cứu chính ............................................... 28 2.2.6. Biện pháp hạn chế sai số ............................................................... 31 2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ......................................................................31 2.5. HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................32 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33 3.1. THỰC TRẠNG MẮC BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP CỦA NGƢỜI DÂN ........33 3.1.1. Một số thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu ....................... 33 3.1.2. Tình hình mắc và điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ............................ 36 3.2. NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN ĐỂ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP .................................................48 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 53 4.1. THỰC TRẠNG MẮC BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP CỦA NGƢỜI DÂN ........53 4.1.1. Một số thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu ....................... 53 4.1.2. Tình hình mắc và điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ............................ 55 4.1.3. Nhu cầu sử dụng Y học cổ truyền trong điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ... 58 4.2. NHU CẦU SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN ĐỂ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƢƠNG KHỚP .................................................63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các nội dung, chỉ số nghiên cứu chính ........................................... 29 Bảng 3.1. Tuổi của đối tƣợng nghiên cứu ....................................................... 34 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu ................................... 35 Bảng 3.3. Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu .......................................... 36 Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu theo số bệnh cơ xƣơng khớp đang bị mắc ...................................................................................... 37 Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh cơ xƣơng khớp ngƣời dân đang bị mắc theo số năm mắc .. 39 Bảng 3.6. Bệnh cơ xƣơng khớp đang bị mắc của đối tƣợng nghiên cứu ........ 40 Bảng 3.7. Phƣơng pháp điều trị bệnh cơ xƣơng khớp theo từng bệnh ........... 44 Bảng 3.8. Lý do sử dụng YHCT để điều trị bệnh cơ xƣơng khớp................. 46 Bảng 3.9. Lý do không sử dụng thuốc YHCT để điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ... 47 Bảng 3.10. Tỷ lệ ngƣời dân muốn sử dụng phƣơng pháp YHCT để điều trị bệnh cơ xƣơng khớp theo đặc điểm giới tính............................... 49 Bảng 3.11. Tỷ lệ ngƣời dân muốn sử dụng YHCT để điều trị bệnh cơ xƣơng khớp theo đặc điểm độ tuổi .......................................................... 49 Bảng 3.12. Tỷ lệ ngƣời dân muốn sử dụng YHCT để điều trị bệnh cơ xƣơng khớp theo số thể bệnh cơ xƣơng khớp hiện mắc.......................... 50 Bảng 3.13. Hình thức sử dụng YHCT để điều trị bệnh cơ xƣơng khớp ........ 51 Bảng 3.14. Địa điểm ngƣời dân muốn điều trị bệnh cơ xƣơng khớp bằng thuốc YHCT ................................................................................. 51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Giới tính của đối tƣợng nghiên cứu (n=605) .............................. 33 Biểu đồ 3.2. Điều kiện kinh tế hộ gia đình 2019 (n=605) .............................. 37 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu theo số bệnh cơ xƣơng khớp đang bị mắc chia theo giới ........................................................................ 38 Biểu đồ 3.4. Phƣơng pháp điều trị bệnh cơ xƣơng khớp lần gần nhất ........... 41 Biểu đồ 3.5. Phƣơng pháp điều trị bệnh cơ xƣơng khớp bằng thuốc YHCT.... 42 Biểu đồ 3.6. Phƣơng pháp điều trị bệnh cơ xƣơng khớp bằng các phƣơng pháp không dùng thuốc YHCT ............................................................. 43 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ngƣời dân muốn dùng YHCT để điều trị bệnh cơ xƣơng khớp .............................................................................................. 48 1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi ngƣời dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi ngƣời dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó ngành Y tế là nòng cốt”. “Xây dựng hệ thống y tế y học cổ truyền với y học hiện đại”, là chủ trƣơng chính sách của nƣớc ta [2]. “Hiện đại hóa và phát triển mạnh y, dƣợc cổ truyền trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; củng cố và phát triển tổ chức, mạng lƣới y, dƣợc cổ truyền” trong phạm vi cả nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng [37]. Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, tuổi thọ ngƣời Việt Nam ngày càng cao. Năm 2015, tuổi thọ trung bình đạt 73,3 năm tuổi, trong khi đó tuổi sống khỏe mạnh chỉ là 66 [4]. Điều này thể hiện gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng đặc biệt là nhóm bệnh không lây nhiễm trong đó bệnh lý cơ xƣơng khớp là một trong những bệnh lý chiếm tỉ lệ lớn ở ngƣời cao tuổi, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Theo nghiên cứu về cơ cấu bệnh tật ngƣời cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ bệnh lý về cơ xƣơng khớp là đến 11,1% [15]. Nghiên cứu tại Nghi Xuân- Thanh Hóa năm 2017 nhóm bệnh mạn tính mà ngƣời cao tuổi đang mắc có tới 40,7% là bệnh lý cơ xƣơng khớp và 70,9% ngƣời bệnh điều trị bệnh mạn tính có sử dụng YHCT[37], [38]. Nhu cầu CSSK bằng YHCT ngày càng tăng cao, theo báo cáo kết quả 5 năm thực hiện quyết định 2166/QĐ-TTg của thủ tƣớng chính phủ tỉ lệ ngƣời dân sử dụng dịch vụ YHCT để CSSK và chữa bệnh trong toàn quốc là 13,57% [5]. Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 tại 3 tỉnh miền trung Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định có 19,9% ngƣời bị bệnh trong vòng 6 tháng qua đã sử dụng YHCT và 43,6% sử dụng kết hợp giữa YHCT và YHHĐ. Đồng thời cũng có tới 2 92,3% số ngƣời dân đƣợc hỏi có nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT [27]. Nghiên cứu năm 2017 tại ba huyện thuộc Hƣng Yên cho thấy lý do lựa chọn YHCT để điều trị bệnh mạn tính là 25,63% [37]. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra y học cổ truyền có giá trị đặc biệt trong hỗ trợ điều trị một số bệnh cơ xƣơng khớp, v.v... [2]. Trong khi đó xu hƣớng sử dụng y học cổ truyền cũng cao hơn ở nhóm bị mắc bệnh cơ xƣơng khớp. Ngƣời bị mắc càng nhiều bệnh cơ xƣơng khớp phối hợp thì tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền càng cao [49], [63]. Bên cạnh đó, chi phí điều trị bằng các phƣơng pháp y học cổ truyền đã đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới nhận định rằng “Ở các nƣớc phát triển, chi phí điều trị bằng y học cổ truyền thƣờng cao hơn so với phƣơng pháp y học hiện đại do đó những ngƣời có thu nhập thấp ở các nƣớc này ít có cơ hội tiếp cận với y học cổ truyền. Ngƣợc lại, ở các nƣớc đang phát triển việc sử dụng học cổ truyền đƣợc phổ cập nhiều hơn và tầng lớp thu nhập thấp ở các nƣớc này đƣợc tiếp cận nhiều hơn với y học cổ truyền” [33]. Điều trị các bệnh cơ xƣơng khớp bằng y học cổ truyền cũng đã đƣợc chứng minh là có tính an toàn và làm giảm nguy cơ các biến chứng [33], [62]. Vậy nên, việc sử dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh nói chung và bệnh cơ xƣơng khớp nói riêng đặc biệt là đối với ngƣời dân sống ở nông thôn nơi có điều kiện kinh tế còn khó khăn sẽ giúp cải thiện sức khoẻ và giảm gánh nặng chi phí điều trị bệnh. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019” với hai mục tiêu sau đây: 1. Mô tả thực trạng ngƣời bệnh cơ xƣơng khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019. 2. Xác định nhu cầu sử dụng thuốc y học cổ truyền của ngƣời mắc bệnh cơ xƣơng khớp tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2019. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU Bệnh cơ xương khớp: Bệnh cơ xƣơng khớp là một khái niệm chung dùng để chỉ những bệnh liên quan đến hệ xƣơng và các khớp, bệnh cơ xƣơng khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh hay xảy ra ở ngƣời cao tuổi, khi mà tất cả các chức năng cơ thể dần bị thoái hóa và xƣơng khớp cũng không ngoại lệ. Từ tuổi 30 trở về trƣớc cơ thể sẽ sản sinh ra lƣợng tế bào xƣơng dồi dào nhất và vì thế bộ xƣơng sẽ ít có nguy cơ bị giòn, yếu hay gặp phải những tổn thƣơng. Tuy nhiên, sau độ tuổi 30 mọi thứ sẽ thay đổi, các tế bào xƣơng sẽ dần bị mất đi đồng nghĩa rằng sức khỏe của bộ xƣơng sẽ bị giảm sút. Những ngƣời dễ có nguy cơ bị tấn công bởi bệnh xƣơng khớp nhƣ tuổi tác cao, giới tính, do gien di truyền, những ngƣời nghiện rƣợu, mắc các bệnh lý liên quan đến ung thƣ, tiểu đƣờng, thận, khớp, gút, chế độ ăn uống và sinh hoạt nghèo nàn [1]. Thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thang) là thuốc có thành phần là dƣợc liệu đƣợc chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phƣơng pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại [4]. Vị thuốc y học cổ truyền là một loại dƣợc liệu đƣợc chế biến theo lý luận và phƣơng pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh [4]. Thuốc thang là một dạng thuốc cổ truyền gồm có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian đƣợc đóng gói theo liều sử dụng [4].
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.