Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 129 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 4 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 17
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tính tích cực học tập trong học phần "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 129 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thanh Thủy LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thanh Thủy Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THU MAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Thủy LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn tôi nhận được sự giúp đỡ và động viên khích lệ của bạn bè, đồng nghiệp và điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp Tâm lý học K21 đã luôn sát cánh bên tôi trong quá trình thực hiện luận văn và luôn nhiệt tình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cùng tôi. Tôi đặc biệt chân thành cảm ơn Tiến Sỹ Trần Thị Thu Mai, người hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm. Tôi biết ơn sâu sắc những chỉ dẫn quan trọng về kiến thức chuyên môn cũng như về cách thực hiện mà cô đã truyền đạt cho tôi. Tp, Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thanh Thủy MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP HỌC PHẦN “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN”................................................ 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................... 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ........................................ 13 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập ......................... 16 1.2.1. Tính tích cực ................................................................................. 16 1.2.2. Tính tích cực học tập ......................................................................... 22 1.2.3. Tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”................................................................ 28 1.2.4. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên ............................................... 36 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP HỌC PHẦN “NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN” CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .... 40 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................. 40 2.1.1. Bước khảo sát thăm dò ................................................................... 40 2.1.2. Bước khảo sát thực trạng ................................................................ 41 2.2. Vài nét về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 42 2.3. Đặc điểm đặc thù của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 43 2.4. Việc giảng dạy học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................... 44 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ............................ 44 2.5.1. Kết quả đánh giá về tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ........ 44 2.5.2. Những yếu tố tác động đến tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 61 2.5.3. Kết quả học tập học phần của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 76 2.6. Đề xuất biện pháp phát huy tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ............................ 78 2.6.1. Cơ sở đề xuất biện pháp.................................................................. 78 2.6.2. Đề xuất một số biện pháp cụ thể ..................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên ......... 49 Bảng 2.2: Hoạt động của sinh viên đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” ................................................... 52 Bảng 2.3 : Xếp hạng các yếu tố theo tầm quan trọng .................................. 61 Bảng 2.4: Ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập của sinh viên .............................................................................................. 63 Bảng 2.5: Đánh giá của sinh viên về các yếu tố.......................................... 65 Bảng 2.6: Tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập học phần của sinh viên....................................................................... 66 Bảng 2.7: Các yếu tố hội tụ nên một giờ giảng tích cực hóa người học ..... 68 Bảng 2.8: Tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực học tập học phần của sinh viên....................................................................... 68 Bảng 2.9: Mức độ thực hiện hoạt động dạy của giảng viên ........................ 69 Bảng 2.10: Mức độ thực hiện hoạt động dạy của giảng viên ........................ 73 Bảng 2.11: Mức độ thực hiện hoạt động dạy của giảng viên ........................ 74 Bảng 2.12: Kết quả học tập của sinh viên ..................................................... 77 Bảng 2.13: Học lực của sinh viên.................................................................. 77 Bảng 2.14: Các biện pháp phát huy tính tích cực của sinh viên. .................. 80 Bảng 2.15: Mức độ cần thiết của việc áp dụng các yếu tố ............................ 81 Bảng 2.16 : Biện pháp phát huy tính tích cực học tập của sinh viên ............. 84 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Tầm quan trọng của học phần ................................................. 45 Biều đồ 2.2 : Học phần là nền tảng cho môn học sau .................................. 46 Biểu đồ 2.3 : Học phần đem đến hiểu biết lịch sử, chính trị, xã hội ............ 47 Biểu đồ 2.4 : Học phần giúp hình thành thế giới quan cho sinh viên .......... 47 Biểu đồ 2.5 : Việc đến lớp của sinh viên ...................................................... 50 Biểu đồ 2.6 : Mức độ thực hiện việc phát biểu xây dựng bài của sinh viên 51 Biểu đồ 2.7 : Mức độ tập trung trong giờ học của sinh viên ........................ 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trên đà đi lên hội nhập với nền kinh tế thế giới, nội lực mạnh mẽ phải kể đến là nhờ có đội ngũ trẻ đang được sử dụng ngày một hiệu quả. Những sản phẩm của giáo dục chính là nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước, như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy rằng: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Sinh viên là những tri thức tương lai của đất nước, họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế trí thức hiện nay. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, sự phát triển khoa học kỹ thuật, nên rất cần những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại. Họ cũng là những người làm chủ vận mệnh của đất nước tương lai. Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức, trong những năm gần đây chính phủ đã không ngừng gia tăng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và cải cách giáo dục, tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia học tập. Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người. Với những sinh viên, những người đang ngồi trên ghế giảng đường Đại học, đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng để tích lũy lâu dài kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị. Từ điểm xuất phát này, con người trưởng thành và bước vào đời. Nếu điểm xuất phát tốt họ sẽ đạt được những bước đi dài ổn định và vững chắc trong tương lai, ngược lại con đường đi sẽ gặp khó khăn trở ngại. Do đó, vấn đề học tập của người sinh viên mà đặc biệt là sự thích thú, tích cực và sáng tạo trong học tập sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành đạt trong tương lai. 2 Trước những khó khăn, thử thách mà cuộc sống mới đặt ra, người sinh viên càng phải thể hiện tính chủ động tích cực của mình không chỉ trong hoạt động học tập ở nhà trường mà trong hoạt động sống nói chung. Tính tích cực học tập là chủ đề được nhiều trường Đại học hiện nay quan tâm vì nó như một minh chứng phản ánh tình hình học tập của sinh viên và trên cơ sở đó có thể dự đoán được kết quả học tập của sinh viên. Từ đó có thể hình dung ra chất lượng đầu ra của nhà trường. Thực tế cho thấy nhiều nhà tuyển dụng cho rằng sinh viên sau khi tốt nghiệp còn thiếu nhiều tri thức và kỹ năng cần thiết cho công việc một phần là do sinh viên thiếu tích cực trong học tập và hoạt động sống nói chung ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Vì thế việc tìm hiểu tính tích cực trong học tập của sinh viên là điều rất cần thiết. Trong quá trình học tập tại Đại học hầu hết sinh viên các trường đều phải học tập các môn thuộc chương trình đại cương, và một trong những môn học đại cương mà các em sinh viên chưa tìm được sự hấp dẫn thực sự đó là học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”. Đây không chỉ là học phần bắt buộc về mặt đào tạo chính quy mà nó còn có ý nghĩa trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cho việc nhận thức ở mức độ cao hơn về các môn học nói riêng và về tự nhiên và xã hội nói chung. Do đó việc học tập môn học này một cách tích cực sẽ đem lại hiệu quả cho người học trong việc đánh giá, nhìn nhận, tư duy logic và là tiền đề thuận lợi cho một kỹ sư hay một giáo viên kỹ thuật trong tương lai. Thực tế cho thấy, sinh viên kỹ thuật hiện nay chưa thực sự yêu thích các môn học xã hội nói chung và học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” nói riêng mặc dù các em đã ý thức được phần nào tầm quan trọng của nó. Vì thế việc tìm hiểu về tính tích cực học tập học phần này là việc làm cần thiết không chỉ đối với việc phát triển nhận thức cho người
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.