Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 115 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 91 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 42
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 115 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN DUY TƢỞNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội, 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN DUY TƢỞNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60.31.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trƣơng Thị Khánh Hà Hà Nội, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Hà nội, Ngày 27 tháng 05 năm 2020 Học Viên Nguyễn Duy Tƣởng LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Ban giám hiệu và các bạn sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập dữ liệu khảo sát thực tiễn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình và những người thân luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng còn hạn chế nên luận văn của tôi còn nhiều thiết sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để tôi có thể hoàn thành tốt hơn luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2020 Học Viên Nguyễn Duy Tƣởng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Khách thể nghiên cứu.................................................................................... 2 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3 8. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC ....................................................... 5 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc ......................................................................................................... 5 1.1.1. Một số nghiên cứu về tính cách .............................................................. 5 1.1.2. Một số nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ............................................ 7 1.1.3. Lòng biết ơn và cảm nhận hạnh phúc ................................................... 12 1.1.4. Tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc. ..................................................... 14 1.1.5. Đặc điểm của lòng biết ơn. ................................................................... 16 1.1.6. Đặc điểm của tính đố kỵ ........................................................................ 18 1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 22 1.2.1. Khái niệm tính cách .............................................................................. 22 1.2.2. Khái niệm về lòng biết ơn và tính đố kỵ ................................................ 22 1.2.3. Khái niệm về hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên .......... 24 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 27 Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 28 2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 28 2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận ........................................................... 28 2.1.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn........................................................ 29 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 30 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: ........................................................ 30 2.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. ................................................. 31 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu................................................................. 37 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 39 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP.................................................... 40 3.1. Thực trạng một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc ....... 40 3.1.1. Một số đặc điểm tính cách cá nhân....................................................... 40 3.1.2. Sinh viên với việc tự cảm nhận về hạnh phúc của bản thân. ................ 46 3.1.3. Thực trạng về tính biết ơn. .................................................................... 49 3.1.4. Thực trạng sự hài lòng của bản thân. ................................................... 52 3.2. Tƣơng quan giữa tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. . 55 3.2.1. Tương quan giữa các đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc ..... 55 3.2.2. Tương quan giữa sự hài lòng và lòng biết ơn với việc cảm nhận hạnh phúc. ...................................................................................................... 58 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 68 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 69 1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 69 2. KHUYẾN NGHỊ........................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 PHỤ LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 ĐTB Điểm trung bình 2 ĐLC Độ lệch chuẩn 3 4 ĐHKT KTCN SV Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Sinh viên DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu.................... 31 Bảng 2.2: Sự hài lòng của sinh viên về các vấn đề xung quanh cuộc sống ... 34 Bảng 2.3: Ở thang đo về lòng biết ơn của sinh viên chúng tôi thu được điểm số về độ tin cậy của từng item như sau: .......................................................... 35 Bảng 2.4: Thang đo tính cách của sinh viên trong cuộc sống, với 5 đặc điểm tính cách khác nhau chúng tôi có bảng: ......................................................... 36 Bảng 3.1. Cảm nhận về tính cách của bản thân .............................................. 40 Bảng 3.2. Cảm nhận hạnh phúc về toàn bộ cuộc sống của sinh viên (%) ...... 46 Bảng 3.3. Cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên. (ĐTB) ................. 47 Bảng 3.5: ĐTB Tính biết ơn của bản thân ...................................................... 49 Bảng 3.6: ĐTB sự hài lòng của bản thân ....................................................... 53 Bảng 3.7. Tương quan mối quan hệ giữa tính cách với hạnh phúc của sinh viên.55 Bảng 3.8. Tương quan Person giữa sự hài lòng; cảm thấy hạnh phúc ở sinh viên .......................................................................................................... 59 Bảng 3.9. Tương quan Person giữa lòng biết ơn; cảm thấy hạnh phúc ở sinh viên .......................................................................................................... 62 Bảng: 3.10. Mối tương quan của việc không cảm thấy biết ơn; cảm nhận hạnh phúc ....................................................................................................... 66 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức, là thế kỷ đánh dấu sự phát triển như vũ bão về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vì thế đòi hỏi con người phải thay đổi tư duy, phương pháp hoạt động và biết vượt qua mọi khó khăn để thích ứng với thời đại. Tuy nhiên, không phải mọi thứ của cá nhân đều có thể thay đổi đó là những đặc trưng tính cách cũng như cách cảm nhận hạnh phúc của mỗi con người. Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường quan niệm là có thể dễ dàng đánh giá tính cách của từng người như là người này nóng tính, người kia dễ tính... Nhưng thực tế là không phải ai cũng đánh giá đúng về tính cách của bản thân mình cũng như tính cách của người khác. Trong khi đó, tính cách lại có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, nó giúp bản thân hòa nhập được với cuộc sống đầy biến động xung quanh. Hạnh phúc là gì? Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều đã từng đặt câu hỏi như vậy. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó một cách rõ ràng thì không phải là điều đơn giản. Sinh viên là độ tuổi ở giai đoạn chuyển giao từ tuổi thanh niên sang tuổi trưởng thành, đồng thời, đây là giai đoạn chuyển đổi từ bậc học phổ thông sang việc học ở bậc đại học. Sinh viên bắt đầu với cuộc sống tự lập và tự định hướng cho cuộc sống của bản thân. Vì vậy, việc nắm bắt các đặc điểm về tính cách cũng như cách cảm nhận hạnh phúc của họ có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc sống sau này của họ. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp là trường có truyền thống lâu đời về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về kinh tế - kỹ thuật. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cũng rất quan tâm đến việc cân bằng đời sống tinh thần của các bạn SV. 1 Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm. Nó được coi là hướng nghiên cứu mới mẻ trong lĩnh vực tâm lý học. Trong khi đó, các đặc điểm tính cách được coi là vấn đề trọng tâm khi nghiên cứu về tâm lý học. Tuy nhiên, việc kết hợp nghiên cứu giữa một số đặc điểm tính cách với cảm nhận hạnh phúc trên nhóm khách thể là SV thì dường như chưa được khai thác. Vì vậy, có thể nói rằng triển khai đề nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp” nhằm làm rõ ảnh hưởng của một số đặc điểm của tính cách đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, từ đó đưa ra những nhận định giúp sinh viên rèn luyện những tính cách tốt, nâng cao cảm nhận hạnh phúc của bản thân. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Chỉ ra một số đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của SV và mối liên hệ giữa một số đặc điểm tính cách đó với cảm nhận hạnh phúc của SV trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 3. Khách thể nghiên cứu 298 khách thể là sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, trong đó 148 nam, 150 nữ; sinh viên ở cả 4 năm từ năm nhất tới năm thứ 4. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu mối liên hệ của một số tính cách đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị giúp sinh viên rèn luyện tính cách để có đời sống tinh thần cân bằng và hạnh phúc hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: + Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 2
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.