Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

doc
Số trang Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 124 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 2 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 9
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng TRẦN THỊ HƯƠNG TRÀ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 HỌ VÀ TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TRẦN THỊ HƯƠNG TRÀ : PGS, TS NGUYỄN THỊ QUY HÀ NỘI - 2017 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của luận văn – PGS, TS Nguyễn Thị Quy, đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những đánh giá xác đáng giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp Ban Định chế tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, cùng bạn bè và người thân đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả: Trần Thị Hương Trà i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với thực tế. Tác giả: Trần Thị Hương Trà ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...............................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................viii DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ............................................................................ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................x LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................6 1.1. Tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng thương mại..............................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm tính thanh khoản của Ngân hàng thương mại.....................6 1.1.2. Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng......................7 1.1.3. Rủi ro thanh khoản.................................................................................8 1.1.3.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản............................................................8 1.1.3.2. Biểu hiện của rủi ro thanh khoản.......................................................9 1.1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản..........................................10 1.1.3.4. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hoạt động kinh doanh của NHTM...........................................................................................................12 1.2. Quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại............................13 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM.............................13 1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản..................14 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính........................................................................14 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng.....................................................................15 1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản NHTM......................................17 1.2.3.1. Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản..................................................17 1.2.3.2. Nhận diện rủi ro thanh khoản............................................................19 1.2.3.3. Đo lường rủi ro thanh khoản.............................................................21 1.2.3.4. Kiểm soát rủi ro thanh khoản............................................................25 1.2.3.5. Xử lý rủi ro thanh khoản...................................................................29 iii 1.2.4. Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản đối với hoạt động của NHTM .......................................................................................................................... 31 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản NHTM.......32 1.2.5.1. Nhân tố chủ quan..............................................................................32 1.2.5.2. Nhân tố khách quan..........................................................................33 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam................................................................................33 1.3.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của một số NHTM trên thế giới.............................................................................................................. 33 1.3.1.1. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004..............................33 1.3.1.2. Rủi ro thanh khoản ở Anh – Thảm họa Northern Rock.....................34 1.3.1.3. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Mỹ - Ngân hàng Lehman Brothers ....................................................................................................................... 35 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản cho các NHTM Việt Nam...........................................................................................................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB)..........................37 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)...........................37 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................37 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................38 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây.......................39 2.1.3.1. Số liệu kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.........39 2.1.3.2. Công nghệ thông tin và sản phẩm, dịch vụ.......................................44 2.1.3.3. Hoạt động quản trị rủi ro...................................................................45 2.1.3.4. Phát triển mạng lưới..........................................................................45 2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.45 2.2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản tại SHB......45 2.2.1.1. Nhân tố khách quan đến từ nền kinh tế.............................................45 2.2.1.2. Nhân tố chủ quan đến từ chính SHB.................................................46 2.2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại SHB...............................................48 iv 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội …………………………………………………………………………….58 2.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản...................58 2.3.1.1. Quy định của NHNN Việt Nam........................................................58 2.3.1.2. Quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội..........................61 2.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý thanh khoản....................................................61 2.3.3. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội...........................................................................................................63 2.3.3.1. Nhận diện rủi ro thanh khoản............................................................63 2.3.3.2. Đo lường rủi ro thanh khoản.............................................................66 2.3.3.3. Kiểm soát rủi ro thanh khoản............................................................70 2.3.3.4. Xử lý rủi ro thanh khoản...................................................................73 2.4. Đánh giá hoạt động quản rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội..........................................................................................................76 2.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................76 2.4.2. Hạn chế..................................................................................................78 2.4.3. Nguyên nhân..........................................................................................79 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan..................................................................79 2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía SHB................................................................81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG....................................83 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB)...............................................................................................................83 3.1. Định hướng và mục tiêu tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trong thời gian tới..............................................83 3.1.1. Các mục tiêu chủ yếu.............................................................................83 3.1.2. Định hướng tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.................................................................................84 3.1.2.1.Định hướng của NHNN Việt Nam về quản trị rủi ro thanh khoản.....84 3.1.2.2. Định hướng của SHB trong việc tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản.............................................................................................................84 v 3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội..............................................................................85 3.2.1. Xác định mục tiêu, chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp............85 3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản..........86 3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro thanh khoản........87 3.2.4. Hoàn thiện công tác thông tin, báo cáo.................................................87 3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản................87 3.2.6. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng.........................................88 3.3. Kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội....................................................................88 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.................................................................88 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước...............................................89 3.3.2.1. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt..............................................89 3.3.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý............................................................90 3.3.2.3. Xây dựng chính sách và quy trình kiểm soát, đo lường rủi ro...........92 3.3.2.4. Tăng cường công tác kiểm soát, giám sát hoạt động của NHTM......92 3.3.2.5. Củng cố và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn thứ cấp....93 3.3.2.6. Hoàn thiện các văn bản pháp quy, hướng dẫn cho thị trường tài chính phái sinh........................................................................................................94 KẾT LUẬN.............................................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................x PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI THANH KHOẢN CỦA SHB THEO KỲ HẠN GIAI ĐOẠN 2014-2016...........................................................................................xii PHỤ LỤC 2: MẪU BÁO CÁO MCO NH TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI..................xiii vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Ký hiệu ALCO AML CAR HĐQT LDR LNST MCO NH NHTM NHTW NLP NPL ODA OMO QLRR REPO Nguyên nghĩa Asset-Liability Committee (Ủy ban Quản lý tài sản nợ-có) Anti-money Laundering Capital Adequacy Ratio (Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) Hội đồng quản trị Loan deposit ratio Lợi nhuận sau thuế Maximum Cumulative Outflow (Dòng tiền cộng dồn tối đa) Ngân hàng Ngân hàng thương mại Ngân hàng Trung ương Net liquidity position (Trạng thái thanh khoản ròng) Non-performing loan (Nợ xấu) Hỗ trợ phát triển chính thức Open Market Operations (Nghiệp vụ thị trường mở) Quản lý rủi ro Repurchase agreement (Nghiệp vụ mua/bán lại chứng RRTK SHB SME TCTD TMCP TSC TSN TTQLV TTS VCSH khoán có kỳ hạn) Rủi ro thanh khoản Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổ chức tín dụng Thương mại cổ phần Tài sản có Tài sản nợ Trung tâm quản lý vốn Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Thang đáo hạn dựa trên kỳ hạn hợp đồng 17 2 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 40 3 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 41 4 Bảng 2.3 Chỉ số lạm phát Việt Nam 2010-2016 46 vii 5 Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn SHB 2014-2016 47 6 Bảng 2.5 Tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá của SHB 2014-2016 47 7 Bảng 2.6 Hệ số CAR 48 8 Bảng 2.7 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 49 9 Bảng 2.8 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày 50 10 Bảng 2.9 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 51 11 Bảng 2.10 Tỷ lệ LDR 52 12 Bảng 2.11 Chỉ số trạng thái tiền mặt 53 13 Bảng 2.12 Chỉ số giới hạn huy động vốn 54 14 Bảng 2.13 Chỉ số chứng khoán thanh khoán 55 15 Bảng 2.14 Chỉ số vị thế ròng của các NH trên thị trường 2 56 16 Bảng 2.15 Báo cáo tóm tắt GAP SHB năm 2016 67 17 Bảng 2.16 Báo cáo MCO tổng hợp SHB năm 2016 68 18 Bảng 2.17 Các loại báo cáo thanh khoản của SHB 72 19 Bảng 2.18 Hệ thống thông tin quản lý thanh khoản 73 viii DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Biểu đồ Nội dung Trang Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức SHB 39 Hình 2.2 Tổng tài sản SHB 2014-2016 41 Hình 2.3 Lợi nhuận trước thuế SHB 2014-2016 42 Hình 2.4 Tổng huy động vốn SHB 2014-2016 42 Hình 2.5 Tổng dư nợ tín dụng SHB 2014-2016 45 Hình 2.6 Hệ số an toàn vốn CAR SHB 2014-2016 48 Hình 2.7 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản SHB 2014-2016 49 Hình 2.8 Tỷ lệ khả năng chi trả SHB 2014-2016 50 Hình 2.9 Hình 2.10 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn SHB 2014-2016 Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi LDR SHB 2014-2016 51 52 Hình 2.11 Chỉ số trạng thái tiền mặt SHB 2014-2016 53 Hình 2.12 Chỉ số giới hạn huy động SHB 2014-2016 55 Hình 2.13 Chỉ số chứng khoán thanh khoản 56 Hình 2.14 Chỉ số vị thế ròng của SHB trên thị trường 2 2014-2016 ix 57 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài “Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)”, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản, trên cơ sở đó đi sâu vào phân tích thực trạng các nhân tố khách quan đến từ nền kinh tế và các nhân tố chủ quan đến từ chính ngân hàng SHB ảnh hưởng tới thực trạng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng trong giai đoạn 2014-2016, sau đó phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản của SHB thông qua các chỉ số thanh khoản. Tiếp theo, tác giả phân tích công tác quản trị rủi ro thanh khoản của SHB trong đó chủ yếu nhấn mạnh các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản thông qua các báo cáo dòng tiền cộng dồn và các báo cáo về chỉ số thanh khoản theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Từ đó, đánh giá các mặt SHB đã đạt được, những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân từ phía khách quan và chủ quan. Cuối cùng, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại SHB và một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đối với SHB nói riêng và các NHTM nói chung. x LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế. Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những lợi ích mà hệ thống ngân hàng mang lại cho nền kinh tế nói chung và mức lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu nói riêng là vô cùng lớn. Tuy nhiên, các hoạt động của ngân hàng đồng thời cũng là một trong những hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Trong số đó, rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các ngân hàng khác, và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, trước những tác động tiêu cực của sự bất ổn định nền kinh tế vĩ mô và các chính sách của Nhà nước, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cá biệt có một số ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tác động đến thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đứng trước những vấn đề đó, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc tìm hiểu cách tiếp cận hiện đại trong quản trị rủi ro thanh khoản, ứng dụng nó để phân tích hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn – Hà Nội nói riêng là cần thiết, góp phần tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Đề tài “Tăng cường hoạt động 1 quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội” được lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên. 2. Tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản, có thể kể đến một số tác giả sau: - Guglielmo Michael R. (2007) trong bài nghiên cứu “Managing Liquidity Risk” đã đề cập 06 bước để tăng cường thanh khoản và quản trị RRTK mà Ủy ban ALCO cũng như các nhà quản lý phải quan tâm bao gồm: xác định mức thanh khoản mà NH đang có; dự đoán mức thanh khoản mà NH cần; thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm; thử kiểm tra sức chịu đựng nhu cầu và tính sẵn có của vốn; vạch ra các phản ứng của nhà quản lý; lên kế hoạch cho cả quá trình và kiểm tra nguồn thanh khoản định kỳ. Trong đó Guglielmo đặc biệt nhấn mạnh đến việc các nhà quản lý phải xác định được mức thanh khoản mà NH đang nắm giữ là bao nhiêu, trên cơ sở đó mới có thể định hướng cho việc quản trị RRTK cho NH mình. - Gianfranco A. Vento (2009) với nghiên cứu về “Bank Liquidity Risk Management and Supervision: Which Lessons from recent Market Turmoil?” đã phân tích các kỹ thuật đo lường RRTK và phương pháp giám sát thanh khoản. Theo đó tác giả đưa ra khung định lượng để đo lường RRTK gồm các phương pháp tiếp cận chứng khoán, phương pháp tiếp cận dựa trên dòng tiền và phương pháp hỗn hợp. Trong phần giám sát thanh khoản, tác giả chỉ ra một vài phương pháp tiếp cận giám sát thanh khoản của một số nước Châu Âu như Anh, Đức, Pháp và Italia để minh chứng cho nghiên cứu của mình. - Rudofl Duttweiler (2009) với công trình nghiên cứu “Quản lý thanh khoản trong ngân hàng” đã mở rộng phạm vi xem xét đến quá trình thiết lập các yếu tố thuộc về cấu trúc cho một khuôn khổ giám sát đối với công tác quản lý thanh khoản nhằm đánh giá tính hợp lý của những khái niệm và quy trình được giới thiệu khi chúng vượt qua các quy định về giám sát và pháp lý. Các công trình nghiên cứu trong nước - “Tăng cường năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của Tiến sĩ Tô Ngọc Hưng (2007). 2 Trong nghiên cứu này tác giả chỉ đi vào tìm hiểu một số chỉ số thanh khoản của NH để đánh giá xem liệu NH có chống đỡ được khi RRTK xảy ra hay không, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường năng lực quản lý RRTK tại NHTM Việt Nam, đảm bảo tính khoa học, khả thi và phù hợp của công tác quản lý rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của NHTM. - “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Trịnh Hồng Hạnh (2015). Luận án đã hệ thống hóa, làm sang tỏ lý luận về quản trị TSN-TSC của NHTM từ việc khái quát lại những đặc trưng của TSN, TSC từ đó xác định rõ những mục tiêu, phạm vi, nội dung của quản trị TSN-TSC. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra quan điểm về chất lượng quản trị TSN-TSC của NHTM và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị TSN-TSC của NHTM cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị TSN-TSC. Mặc dù đã có những đóng góp có giá trị khoa học lớn nhưng nhìn chung, hầu hết những công trình nghiên cứu nói trên đều chưa tiếp cận được một cách toàn diện về quản lý RRTK tại NHTM, bao gồm việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ mục tiêu và những nội dung cơ bản của quản lý RRTK, làm rõ thực trạng thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản tại một NHTM cụ thể từ đó đề xuất các giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực trạng của bản thân NH. Những “khoảng trống” trên đây đã gợi mở cho tác giả những hướng nghiên cứu với mong muốn Luận văn thạc sỹ “Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội” là luận văn nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về các nội dung của RRTK và quản lý RRTK tại NH, là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng RRTK và quản lý RRTK tại SHB, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị RRTK tại NH này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, làm rõ thực trạng rủi ro thanh khoản, công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại NH này trong thời gian tới. 3  Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, ảnh hưởng của nó đến trạng thái thanh khoản hiện tại của ngân hàng. - Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại.  Phạm vi nghiên cứu: - Luận văn tập trung phân tích công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại một NHTM cụ thể (Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội), những mặt đạt được và những vấn đề còn hạn chế, đặt trong mối tương quan so sánh với các NHTM khác tại Việt Nam. - Các số liệu, thông tin chỉ tập trung nghiên cứu cho giai đoạn 2014 - 2016. Ngoài ra, khi nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, thời gian xảy ra khủng hoảng thanh khoản ở Nga vào năm 2004 và ở Anh, Mỹ vào năm 2007, 2008 cũng là phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay. - Phương pháp phân tích số liệu để thấy được rủi ro thanh khoản tại SHB. - Phương pháp tiếp cận lịch sử - logic; Phương pháp phân tích – tổng hợp – hệ thống hóa để đánh giá thực trạng khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại SHB. 4 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. - Làm rõ thực trạng rủi ro thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội. - Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tính thanh khoản của Ngân hàng thương mại Trong tài chính, thuật ngữ “thanh khoản” được sử dụng trong nhiều phạm vi khác nhau. Dưới góc độ tài sản: thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản. Theo Giáo sư Peter Rose (Quản trị ngân hàng thương mại, 2008), một tài sản có tính thanh khoản cao khi nó thỏa mãn đồng thời ba đặc điểm: có một thị trường sẵn sàng để có thể được chuyển thành tiền nhanh chóng; giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá trị lớn thế nào hay cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận với mức giá thay đổi không đáng kể; thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để cho người bán có thể mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể. Như vậy, tính thanh khoản của tài sản được đo lường thông qua thời gian và chi phí để chuyển hóa tài sản thành tiền. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu thời gian để chuyển hóa thành tiền ngắn, chi phí về chuyển nhượng thấp bao gồm các chi phí về giao dịch, chênh lệch giữa giá bán tài sản ngay tức thì và giá trị thị trường của tài sản. Dưới góc độ doanh nghiệp nói chung, thanh khoản là lượng tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp sở hữu. Nhưng thuật ngữ này khi được sử dụng dưới góc độ quản trị NH lại được hiểu là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác. Theo bộ quy tắc về “Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản” của Basel ban hành tháng 9/2008 thì “Thanh khoản là khả năng của ngân hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép”. 6 Như vậy, có thể hiểu rằng tính thanh khoản của ngân hàng là trạng thái luôn có trong tay một lượng vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu hoặc khả năng nhanh chóng huy động được vốn thông qua con đường vay nợ hay bán tài sản. Tính thanh khoản của ngân hàng phải được xem xét ở từng thời điểm cụ thể và ở những thời điểm khác nhau thì tính thanh khoản của ngân hàng có thể là khác nhau. 1.1.2. Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng Theo Peter Rose (Quản trị ngân hàng thương mại, 2008) và Trần Huy Hoàng (Quản trị ngân hàng thương mại, 2011) yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét qua mô hình cung cấp về thanh khoản. Trong đó:  Cung thanh khoản: là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng.  Cầu thanh khoản: là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản vay làm giảm quỹ của ngân hàng. Những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng.  Những nghiệp vụ của cung cầu thanh khoản: Cung thanh khoản -Các khoản tiền gửi đang đến Cầu thanh khoản - Khách hàng rút các khoản tiền gửi -Doanh thu từ việc bán các khoản dịch - Yêu cầu cấp các khoản tín dụng có vụ chất lượng cao -Thu hồi tín dụng đã cấp - Hoàn trả các khoản vay mượn phi -Bán các tài sản đang kinh doanh và sử tiền gửi dụng - Chi phí phát sinh khi kinh doanh các -Vay mượn từ thị trường tiền tệ sản phẩm và dịch vụ - Thanh toán cổ tức cho các cổ đông  Trạng thái thanh khoản ròng: Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau: NLPt = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản 7 Như vậy trạng thái thanh khoản ròng là chệnh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm. Ở đây xảy ra một trong ba trường hợp: NLPt > 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản (liquidity surplus). Trạng thái này mang lại những thiệt hại cho NH do NH đang dư thừa tiền dự trữ không sinh lời. Do vậy các NH cần phải đưa ra các quyết định để sử dụng hiệu quả các khoản dư thừa vốn khả dụng đó. NLPt < 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thâm hụt thanh khoản (liquidity deficit), tức NH đang thiếu hụt tiền để chi trả. Để tiếp tục tồn tại, NH phải xác định bổ sung thanh khoản ngay từ nguồn nào và với chi phí bao nhiêu nhằm giúp NH trở lại trạng thái cân bằng thanh khoản. NPLt=0: NH có được trạng thái thanh khoản cân bằng, đây là trạng thái hoàn hảo nhưng rất khó đạt được trong thực tế hoạt động của NH. 1.1.3. Rủi ro thanh khoản 1.1.3.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản Từ trạng thái thâm hụt thanh khoản của NH, có thể hiểu RRTK xảy ra khi NH rơi vào tình trạng thiếu hoặc không đủ đáp ứng các nghĩa vụ tài chính thường xuyên. Như vậy RRTK là loại rủi ro khi NH không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng nhưng với chi phí cao. Theo định nghĩa của Ủy ban Basel (2008), “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính”. Theo Rudolf Duttweiler (Quản lý thanh khoản trong ngân hàng, 2009), “Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản”. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro phát sinh khi ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao để đáp ứng các nhu cầu về vốn khả dụng. 8 Một TCTD gặp rủi ro thanh khoản khi nó bị lâm vào tình trạng thiếu vốn khả dụng, không có khả năng vay mượn để đáp ứng kịp tShời yêu cầu rút tiền gửi, yêu cầu vay vốn, và các yêu cầu về tiền mặt khác. Trong hoàn cảnh này, các TCTD hoặc buộc phải vay “nóng” với chi phí quá cao, hoặc phải bán các tài sản với giá thấp hơn để chi trả cho những yêu cầu tiền mặt cấp bách của nó và do đó làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. 1.1.3.2. Biểu hiện của rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi: - NH thiếu ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền cho người gửi tiền và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà NH đã vay. - NH thiếu ngân quỹ để giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận. - NH thiếu ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu của các bên đối tác của NH dẫn đến tổn thất cho NH. Một số dấu hiệu cho thấy NH đang đối mặt với rủi ro thanh khoản: - Lãi suất huy động vốn của các NH đã có những diễn biến bất thường: Lãi suất huy động vốn các kỳ hạn ngắn lại cao hơn lãi suất huy động các kỳ hạn dài, các NH chỉ tập trung huy động vốn ngắn hạn. Điều này phản ánh việc hệ thống NH đang thiếu hụt thanh khoản, mục đích huy động vốn của các NH lúc này chủ yếu là nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản chứ không phải vì mục tiêu sinh lời. - Lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng tăng lên nhanh chóng: Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các NH đều đang có vấn đề về thanh khoản, trong điều kiện tình hình huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp không thuận lợi buộc các NH phải chấp nhận đi vay với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng để giải quyết nhu cầu thanh khoản trước mắt của các NH. - Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM vì hoạt động này tạo ra nhiều lợi nhuận nhất và kéo theo các nghiệp vụ khác phát triển. Do đó, khi NH không đáp ứng đầy đủ và kịp thời các cam kết tín dụng thì chứng tỏ NH đang thiếu nguồn cung thanh khoản. - Sự biến động giá cổ phiếu của NH: Khi giá cổ phiếu của NH có xu hướng giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu tư đã giảm đi, dù ảnh hưởng 9 lớn đến tâm lý của người gửi tiền. Người dân có xu hướng rút tiền khỏi NH để gửi tiền sang NH khác hoặc đầu từ vào những kênh có lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó các khoản vay đến hạn thanh toán không được thanh toán dẫn đến cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản khiến cho NH rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản. Ngược lại, giá cổ phiếu tăng hoặc ổn định sẽ củng cố lòng tin của công chúng vào khả năng thanh khoản của NH. - Tình trạng khách hàng rút tiền hàng loạt, dẫn đến hiệu ứng lan tỏa dây chuyền làm cho các NH phải tập trung nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu rút tiền của khách hàng. - Lỗ từ việc bán tài sản: Khi NH bán tài sản một cách vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn chứng tỏ NH đang gặp phải một vấn đề nào đó trong vấn đề thanh khoản. Bán tài sản có nghĩa là NH sẽ phải chấp nhận mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai cũng như các chi phí giao dịch trả cho người môi giới liên quan đến việc bán tài sản. 1.1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản có nhiều và nó đến từ mọi phía trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Từ chủ quan, khách quan, từ bản thân ngân hàng, từ khách hàng, cơ chế chính sách, từ các loại rủi ro khác đưa lại ...Tuy nhiên, trên góc độ nghiên cứu để tìm giải pháp hiệu quả đối với quản trị rủi ro thanh khoản, khóa luận đưa ra những loại nguyên nhân chủ yếu sau:  Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, sự mất ổn định yếu tố vĩ mô của nền kinh tế: hoạt động kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với những biến động của môi trường kinh doanh. Các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội luôn có tác động trực tiếp và gián tiếp tới các quyết định và phương hướng kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Khi sự bất ổn của nền kinh tế xảy ra có thể tạo ra khủng hoảng và gây ra rủi ro thanh khoản cho hệ thống các Ngân hàng thương mại. Thứ hai, thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTW thông qua các công cụ như quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá. - Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động của NHTW mua hoặc bán cho NHTM trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước. Khi muốn tăng cung 10 tiền, NHTW mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền mà NHTW trả cho NHTM làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản cho NHTM. Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu cho các NHTM, số tiền mà NHTW thu về làm giảm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồng thời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM. - Quy định về tỷ lệ Dự trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHTW bắt buộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHTW. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM giảm và ngược lại. - Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất NHTW sử dụng trong chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM. Nếu lãi suất này thấp, tức chi phí vay tiền từ NHTW rẻ, đây sẽ là nguồn vốn giá rẻ mà các NHTM có thể dễ dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản. Thứ ba, thay đổi trong việc lựa chọn kênh đầu tư của các nhà đầu tư: việc lựa chọn hay thay đổi kênh đầu tư không chỉ phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế mà còn phụ thuộc vào nguồn vốn, con người hay cơ sở của công cụ đầu tư thay thế. Ví dụ như khách hàng chuyển tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ, ngoại tệ sang tích trữ vàng hoặc đầu tư vào chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.Việc thay đổi kênh đầu tư của các nhà đầu tư bên ngoài sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, khi các nhà đầu tư không gửi tiền vào ngân hàng mà sử dụng kênh đầu tư khác. Thứ tư, do chu kỳ kinh doanh của khách hàng: Theo thời vụ ở những tháng cuối năm các doanh nghiệp thường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa... tạo nên nhu cầu tiền nhiều vào những tháng cuối năm làm tăng cầu về thanh khoản cho NHTM. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tâm lý khách hàng cũng là một nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản do sự bất ổn tâm lý sẽ nhanh chóng nhân rộng trong dân cư, khi đó nếu ngân hàng không có những biện pháp xử lý kịp thời có thể gây ra những hậu quả khó lường. 11  Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có: do ngân hàng huy động các khoản tiền gửi ngắn hạn để cho vay các khoản tín dụng dài hạn. Như vậy, kỳ hạn của tài sản có dài hơn tài sản nợ làm cho dòng tiền của tài sản có không cân xứng với dòng tiền cần để đáp ứng việc thanh toán khi đến hạn của tài sản nợ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tìm nguồn bù đắp. Thứ hai, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả: Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố hết sức quan trọng, với chiến lược phù hợp và hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro xảy ra mà vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cần thiết. Nhưng nếu chiến lược không phù hợp và kém hiệu quả sẽ không dự báo được các rủi ro về thanh khoản, do đó ngân hàng sẽ không đưa ra được các biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi phát sinh. Thứ ba, do năng lực quản trị yếu kém: ngân hàng không quản trị chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả, ngân hàng cho vay hay đầu tư quá liều lĩnh cụ thể ngân hàng tập trung cấp tín dụng vào một số khách hàng lớn, cho vay tập trung ở một số ngành hoặc trong tổng nguồn huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng nên khi khách hàng lớn gặp khó khăn không trả nợ vay hay khách hàng cần rút vốn một cách bất ngờ sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. 1.1.3.4. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hoạt động kinh doanh của NHTM  Tác động của rủi ro thanh khoản đến hệ thống ngân hàng Rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ bắt buộc các ngân hàng phải cắt giảm nguồn cung tín dụng cũng như tăng lãi suất huy động và/hoặc lãi suất vay vốn để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn trong giai đoạn khó khăn. Điều này sẽ làm sụt giảm mạnh lợi nhuận cũng như uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và con đường phá sản là tất yếu và lúc này đây ngân hàng sẽ sụp đổ hoàn toàn. Như đã đề cập ở các phần trên, tâm lý khách hàng có hiệu ứng dây chuyền và hoạt động của các ngân hàng cũng mang tính hệ thống. Việc phá sản của một ngân hàng sẽ 12 dẫn đến sự hoảng loạn của người gửi tiền, kéo theo sự rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác và lúc này kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống chứ không chỉ của một ngân hàng riêng lẻ.  Tác động của rủi ro thanh khoản đến nền kinh tế Rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng, kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống chứ không chỉ của một ngân hàng riêng lẻ. Chính vì điều này nên hầu như không một nước nào để cho một ngân hàng sụp đổ mà sẽ có biện pháp hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng nhằm tránh đổ vỡ hệ thống tài chính của quốc gia. Khi nguồn vốn của hệ thống ngân hàng khan hiếm, lãi suất cho vay sẽ tăng lên, đẩy chi phí vốn đầu vào của các doanh nghiệp cũng tăng theo và việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn. Do đó tăng trưởng của nền kinh tế chắc chắn sẽ bị giảm sút. Như vậy có thể nói rằng tác động của rủi ro thanh khoản đến một ngân hàng là rất lớn và nó không chỉ nằm ở phạm vi cá thể mà có thể ảnh hưởng lan rộng đến toàn hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế của một quốc gia. Vì vậy hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiện nay càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 1.2. Quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Bản chất hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn vốn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn vốn và phát triển dịch vụ khác một cách hiệu quả. Do đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm rất nhiều rủi ro. Các ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận đựợc. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro. Quá trình đánh giá và và kiểm soát rủi ro đó được gọi là quản trị rủi ro. “Quản trị rủi ro của các NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của các nhà quản trị ngân hàng lên các đối tượng quản trị và khách thể kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn của các ngân hàng.” (Nguyễn Thị Quy, 2008) 13 Quản trị rủi ro thanh khoản được coi là một lĩnh vực quan trọng trong quản trị tài chính đối với tất cả các định chế tài chính. Các định chế tài chính trong quá trình hoạt động đều có hình thức đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn, do vậy cần phải có hình thức quản lý để đối phó với tình trạng thiếu thanh khoản tiềm tàng. Như vậy, “Quản lý RRTK là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ rủi ro về việc NH không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu thanh khoản cho khách hàng.” (Nguyễn Thị Mùi, 2006, tr.326) Việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Hoạt động quản trị rủi ro giúp xác định và kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được. Chủ tịch tập đoàn tài chính Citigroup Walter Wriston đã nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro như sau “Toàn bộ cuộc sống trong ngân hàng là quản trị rủi ro”. Hoạt động quản trị rủi ro do đó là một bộ phận cốt lõi trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh của NHTM tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro và là thước đo năng lực của một NHTM. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản Để đánh giá chất lượng quản trị RRTK của NHTM, trước tiên cần đánh giá xem NH đã hội tụ được các yếu tố cơ bản và chất lượng của các yếu tố đó như thế nào để thực hiện được quá trình quản trị RRTK, đồng thời đánh giá xem quá trình quản trị RRTK có đạt được những mục tiêu đặt ra hay không, đạt ở mức độ nào. Quản trị RRTK được coi là đạt chất lượng cao nếu hoàn thiện được các yếu tố cơ bản của quá trình quản trị RRTK và các mục tiêu đặt ra đều được thực hiện một cách tốt nhất. Cụ thể, có thể đánh giá quản trị RRTK qua hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính Nhóm các chỉ tiêu định tính phản ánh chất lượng quản trị RRTK là các chỉ tiêu thuộc về các yếu tố cơ bản để thực hiện được quá trình quản trị RRTK tốt nhất. Theo thông lệ quốc tế về quản trị RRTK, cần đánh giá những yếu tố cơ bản sau: - Chính sách quản trị RRTK có được xây dựng và truyền đạt, hướng dẫn thực hiện một cách có hiệu quả hay không. Trong chính sách quản trị RRTK có bao quát được hết các khía cạnh, nội dung thuộc chức năng của quản trị RRTK hay không. 14 - Quy trình quản trị RRTK có hiệu quả trong việc xác định, đo lường, kiểm soát và giám sát hay không. - Tổ chức bộ máy quản trị RRTK có được thiết lập và đảm bảo tính độc lập và tập trung trong việc thực hiện quản trị RRTK hay không. - Hệ thống thông tin quản trị có tập trung và cung cấp được những thông tin có giá trị, đầy đủ, chính xác và kịp thời cho phép công tác quản trị RRTK đạt mục tiêu tốt nhất hay không. - Thông tin kiểm toán nội bộ về quản trị RRTK có đầy đủ và có hiệu quả không. Phạm vi và mức độ thường xuyên kiểm toán có phù hợp không. - Tín hiệu thị trường cũng là một trong những chỉ tiêu định tính mà nhà quản trị cần xem xét đến. Về hình thức, nhà quản trị RRTK cần chú ý tới một số các dấu hiệu sau đây: Lòng tin của công chúng, sự vận động trong giá cổ phiếu, phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi các khoản đi vay khác, tổn thất trong việc bán tài sản, khả năng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng, nhu cầu vay vốn từ NHTW… Nếu một trong số các vấn đề đặt ra ở trên có dấu hiệu bất thường về nhu cầu hay biến động, nhà quản trị cần xem xét cẩn thận chính sách và thực tế quản trị thanh khoản của NH để quyết định xem NH cần phải thực hiện những thay đổi gì. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng Một trong những mục tiêu quan trọng của quản trị RRTK là phải đảm bảo duy trì được khả năng thanh khoản của NH với chi phí thấp nhất. Về mặt định lượng, để đánh giá chất lượng quản trị RRTK cần xem xét đến các khía cạnh sau: - Phương pháp nào được sử dụng để đo lường trạng thái thanh khoản của NH, NH có thiết lập các hạn mức thanh khoản hay không, và các chỉ tiêu về trạng thái thanh khoản có được kiểm soát nằm trong hạn mức đó không ? - Cụ thể, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị RRTK của NH bao gồm: Một số chỉ tiêu về đảm bảo an toàn hoạt động NH được quy định trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN: 15  Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng nợ phải trả ≥ 10%): Phản ánh mối quan hệ giữa các loại tài sản có tính thanh khoản cao có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ và tổng nghĩa vụ nợ phải trả của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn của Ngân hàng càng cao.  Chỉ số thanh toán 30 ngày với tiền VND (Tài sản có tính thanh khoản cao/Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo đối với đồng Việt Nam ≥50%): Tài sản có tính thanh khoản cao có khả năng chuyển thành tiền ngay lập tức cho phép Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn đến 30 ngày đối với tiền VND.  Chỉ số thanh toán 30 ngày với tiền USD (Tài sản có tính thanh khoản cao/Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo đối với USD và các ngoại tệ khác quy đổi sang USD ≥10%): Tài sản có tính thanh khoản cao có khả năng chuyển thành tiền ngay lập tức cho phép Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn đến 30 ngày đối với tiền USD và các ngoại tệ khác quy đổi sang USD.  Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (≤80%): Cho phép Ngân hàng đánh giá mức độ sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng. Trạng thái thanh khoản của Ngân hàng giảm khi tỷ lệ này càng cao (đặc biệt là nếu cơ cấu cho vay chủ yếu là các khoản vay kỳ hạn dài).  Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (≤60%): Phản ánh mức độ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng. Dưới góc độ thanh khoản, tỷ lệ này càng cao, rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng tăng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về khe hở thanh khoản và hạn mức khe hở thanh khoản được sử dụng rộng rãi trong các NH. Theo đó, các nhà quản trị RRTK còn có thể dự đoán cung cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu (khe hở, GAP) thanh khoản, từ đó đưa ra chính sách quản trị rủi ro thanh khoản. Thực chất phương pháp này cuối cùng xác định được các GAP năng động theo các dải thời hạn khác nhau. NH thường sắp xếp các luồng tiền vào và luồng tiền ra theo các thời hạn 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng,… GAP năng động = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản = GAP tĩnh +/- Dự báo GAP năng động này cần được kiểm soát trong một hạn mức nhất định. 16 Bảng 1.1: Thang đáo hạn dựa trên kỳ hạn hợp đồng TRONG 1 NGÀY Dòng tiền vào Tài sản đến hạn Thặng dư/ 100 Dòng tiền ra Các khoản nợ đến hạn 50 Lãi nhận được 20 Tiền thu từ bán tài sản 50 Rút vốn từ các khoản 10 phải trả Lãi đến hạn phải trả 10 Các khoản nợ bị rút khác 30 Rút vốn của khách hàng 10 được cam kết theo hợp đồng tín dụng đã Tổng TRONG 2 NGÀY Dòng tiền vào Tài sản đến hạn 180 ký Tổng 100 Dòng tiền ra Các khoản nợ đến hạn 70 140 Lãi nhận được 25 Tiền thu từ bán tài sản 55 Rút vốn từ các khoản 10 phải trả Lãi đến hạn phải trả 20 Các khoản nợ bị rút khác 40 Rút vốn của khách hàng 50 được cam kết theo hợp đồng tín dụng đã ký Tổng 190 Tổng 1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản NHTM 180 (Thâm hụt) 40 Thặng dư/ (Thâm hụt) 10 1.2.3.1. Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản Để quản trị rủi ro trong hoạt động NH, các NH cần thiết lập cơ cấu tổ chức để phân chia trách nhiệm quản trị với từng loại rủi ro. Một trong những hệ thống quản trị rủi ro được áp dụng thành công tại các NHTM hiện đại và được các chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng rộng rãi tại Việt Nam là mô hình 3 vòng bảo vệ, trong đó: Vòng bảo vệ thứ nhất là các bộ phận kinh doanh; Vòng bảo vệ thứ hai là bộ phận quản lý rủi ro; Vòng bảo vệ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ. Điểm ưu việt của mô hình 3 lớp bảo vệ là tất cả các thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của NH được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu ở mức thấp nhất. 17 Quản lý rủi ro thanh khoản nằm trong thể thống nhất của hệ thống quản lý rủi ro và là một trong những hoạt động trọng tâm của quản trị tài sản – nợ (ALM) tại NHTM. Một mô hình quản lý thanh khoản của các NHTM thường bao gồm:  Hội đồng quản trị: o Phê duyệt chiến lược và các chính sách quan trọng liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản; o Giám sát tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ, dễ hiểu và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng.  Ủy ban quản lý rủi ro: o Đảm bảo hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược thanh khoản đã đặt ra; o Đảm bảo các chính sách và thủ tục cần thiết cho quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện; o Quản lý tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ, dễ hiểu và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng; o Giám sát hoạt động của Ủy ban quản lý tài sản/công nợ và việc xử lý các vấn đề quan trọng của Ủy ban này.  Ủy ban quản lý tài sản/công nợ (ALCO). ALCO có trách nhiệm quản lý khả năng thanh khoản nói chung bao gồm các công việc chính sau: o Xây dựng và thực hiện các thủ tục quy trình quản lý khả năng thanh khoản, đảm bảo rằng các thủ tục quy trình luôn đợc cập nhật để đảm bảo tính đầy đủ, thận trọng; o Xây dựng và xem xét các hạn mức đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ các trường hợp vượt hạn mức được xem xét và phê duyệt; o Quyết định cơ cấu bảng cân đối kế toán - các tài sản và công nợ theo tính thanh khoản và theo thời gian đáo hạn; o Lập các báo cáo cho Ban giám đốc, Ủy ban quản lý rủi ro về các hoạt động thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách thường xuyên; o Lập kế hoạch dự phòng chỉ rõ các hoạt động quản lý trong trường hợp có khủng hoảng và khả năng thanh khoản.  Ban giám đốc chi nhánh: trực tiếp chỉ đạo thực hiện quản lý rủi ro thanh 18 khoản tại các đơn vị mình quản lý.  Bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập so với hệ thống quản lý rủi ro, thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý rủi ro; đảm bảo tính tuân thủ của quy trình quản lý rủi ro và chất lượng, nội dung các phương pháp đo lường. 1.2.3.2. Nhận diện rủi ro thanh khoản Nhận biết rủi ro thanh khoản là một trong những khâu quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại. Để nhận biết rủi ro thanh khoản, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng phải chú ý những điểm sau: Yếu tố đầu tiên để nhận biết rủi ro thanh khoản đó là tình hình biến động của nền kinh tế. Đây là nhân tố dễ dàng có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NHTM. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định và lành mạnh, các doanh nghiệp và tổ chức vay tiền của ngân hàng sẽ dễ dàng trả được nợ. Do đó, ngân hàng sẽ quản lý tốt được tỷ lệ nợ xấu của mình. Thêm vào đó, nền kinh tế phát triển lành mạnh khiến cho người dân cũng trở nên tin tưởng hơn vào hệ thống ngân hàng và điều tất yếu là lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế có các dấu hiệu bất ổn, suy thoái, lạm phát, ngay lập tức người dân sẽ rút bớt lượng tiền gửi của mình về để đảm bảo an toàn. Lượng nợ xấu, nợ khó đòi của ngân hàng cũng tăng lên… Vì vậy, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần luôn theo dõi những biến động của nền kinh tế không chỉ trong nước, trong khu vực mà phải trên toàn thế giới. Một ví dụ điển hình về tác động của nền kinh tế đến tình hình thanh khoản trong thời gian qua đó là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ sau đó đã lan rộng ra toàn thế giới và các ngân hàng của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề và có nhiều lúc tính thanh khoản của một số ngân hàng ở nước ta đã bị đe dọa nghiêm trọng. Thứ hai, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần liên tục theo dõi các chính sách quyết định của NHNN. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Rất nhiều các quyết định chính sách của NHNN có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM. Ví dụ như khi NHNN yêu cầu tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, yêu cầu mua một lượng giấy tờ có giá hay sự thay đổi về quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay 19 trung dài hạn, hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản được sửa đổi trong thông thư 06 thời gian gần đây…Vì vậy, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần phải dự đoán trước được tình hình thị trường, linh hoạt trước các quyết định chính sách của NHNN, đồng thời phải có các biện pháp hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn được duy trì ở mức ổn định, không làm ảnh hưởng đến uy tín đồng thời cũng không lưu giữ quá nhiều các tài sản có độ thanh khoản cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Thứ ba, khi ngân hàng phải đối mặt với những tin đồn xấu. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Họ sẽ có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng để gửi sang ngân hàng khác. Trong khi đó, các khoản cho vay hay đầu tư của ngân hàng chưa thu hồi đến cầu thanh khoản lớn hơn cung khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản. Một ví dụ điển hình đó là vụ ngân hàng Northern Rock của Anh hay ngân hàng Phương Nam, ngân hàng ACB ở nước ta trong thời gian qua. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những tin đồn như vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời như thông cáo báo chí để trấn an tinh thần của khách hàng, yêu cầu sự giúp đỡ của NHNN và huy động nguồn vốn kịp thời như vốn vay liên ngân hàng hay vay các tổ chức tín dụng khác để đề phòng các khách hàng rút tiền tránh nguy cơ thâm hụt thanh khoản rồi dẫn đến rủi ro thanh khoản. Thứ tư, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng thường xuyên phải tính toán lượng cung cầu thanh khoản trong ngân hàng bằng các phương pháp lượng hóa rủi ro thanh khoản. Bất cứ khi nào cầu thanh khoản vượt khỏi lượng cung thanh khoản theo một tỷ lệ nhất định thì có nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với thâm hụt thanh khoản. Nếu hiện tượng này kéo dài thì có nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Dễ dàng nhận thấy nhất đó là căn cứ vào tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nếu dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng quá nhanh so với nguồn vốn huy động được đó là dấu hiệu báo trước ngân hàng có khả năng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Khi đó, ngân hàng cũng cần có biện pháp để giảm thiểu khe hở thanh khoản bằng việc đi vay liên ngân hàng, hay thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại NHNN, có các chính sách để tăng cường nguồn vốn huy động từ dân… 20 Nếu như xuất hiện bất kỳ vấn đề nào trên đây thì nhà quản trị ngân hàng cần phải xem xét cẩn thận các chính sách và thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng để từ đó tìm ra nguyên nhân và phương pháp giải quyết nhằm cải thiện khả năng thanh khoản của ngân hàng. 1.2.3.3. Đo lường rủi ro thanh khoản Theo Peter Rose, tác giả cuốn Commercial Banking Management, trong những năm gần đây, một số phương pháp đo lường RRTK đã được phát triển bao gồm: Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn; Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn; Phương pháp chỉ số thanh khoản và một số phương pháp khác. Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựa trên một số giả định là NH chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đó chính là lý do vì sao nhà quản lý thanh khoản phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi NH nhận được thông tin mới.  Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn Với phương pháp này, bước đầu tiên là tiền gửi và các nguồn vốn khác nhau của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng, ví dụ như: (i) Nhóm vốn “nóng” là vốn vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất được dự tính sẽ bị rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch (ii) Nhóm vốn kém ổn định gồm các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phần đáng kể (25% - 30%) sẽ có thể bị rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch (iii) Nhóm vốn ổn định (hay còn gọi là tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở) là khoản mục vốn được tin tưởng rằng ít có khả năng bị chuyển khỏi ngân hàng. Tiếp theo, nhà quản lý thanh khoản phải dành riêng một phần vốn thanh khoản tùy theo những nguyên tắc quản lý đối với mỗi nhóm vốn nêu trên. Dự trữ thanh khoản này có thể bao gồm tiền gửi có thể sử dụng tức thời tại các ngân hàng khác, đầu tư vào trái phiếu kho bạc và các hợp đồng mua lại,…Do vậy, dự trữ thanh khoản đằng sau vốn tiền gửi và phi tiền gửi của ngân hàng được xác định: Dự trữ thanh khoản vốn = ∑ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc) 21 Nhu cầu vay tiền của khách hàng là một phần của nhu cầu về vốn thanh khoản. Nếu như ngân hàng không được phép từ chối nhu cầu xuất phát từ phía người gửi tiền, thì nhu cầu vay tiền từ khách hàng lại có thể từ chối (đối với những khách hàng có nhu cầu vay mới). Tuy nhiên, công tác quản trị ngân hàng sẽ là yếu nếu ngân hàng luôn phải từ chối khách hàng vay tiền có chất lượng cao vì lý do thanh khoản, bởi nó đồng nghĩa với việc ngân hàng đánh mất cơ hội đầu tư sinh lời cho ngân hàng. Điều này gợi ý rằng, nhà quản trị ngân hàng phải cố gắng dự tính con số vốn vay tối đa tiềm năng và cần có lượng dự trữ thanh khoản hay năng lực vay vốn hợp lý, tương đương với 100% phần chênh lệch giữa tổng dư nợ thực tế và tổng cho vay tối đa tiềm năng. Do đó: Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng = ∑ tỷ lệ dự trữ thanh khoản xác định của nhóm x (nhóm vốn tiền gửi và phi tiền gửi – dự trữ bắt buộc) + 100 x (quy mô cho vay tối đa tiềm năng – tổng dư nợ hiện tại) Đi sâu vào phương pháp này, bộ phận quản trị thanh khoản sẽ cố gắng làm rõ trạng thái thanh khoản tốt nhất và xấu nhất tiềm năng mà ngân hàng có thể gặp phải và phân bổ xác suất cho tất cả các trường hợp có thể.  Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn Cách đo lường này bắt đầu với thực tế là: Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; và khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng phải đối mặt với khe hở tài trợ (financing gap). Khe hở này được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng nguồn vốn huy động trung bình và tổng dư nợ trung bình. Khe hở tài trợ = Tổng dư nợ trung bình - Tổng nguồn vốn huy động trung bình Nếu khe hở này là dương thì ngân hàng buộc phải bù đắp bằng các khoản tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản hoặc vay nợ trên thị trường tiền tệ. Do đó khe hở tài trợ còn được tính theo công thức: “Khe hở tài trợ =  Tài sản thanh khoản + Nhu cầu tài trợ”  Khe hở tài trợ + Tài sản thanh khoản = Nhu cầu tài trợ Sau đây là một ví dụ về khe hở tài trợ của Ngân hàng A: 22 Tài sản (triệu USD) Các khoản cho vay Tài sản thanh khoản Tổng Nợ (triệu USD) 25 Tiền gửi 5 Nhu cầu tài trợ (vay nợ) 30 Tổng Financing gap Khe hở tài trợ của Ngân hàng A bằng 5, nó được bù đắp bằng 20 10 30 5 việc vay nợ trên thị trường tiền tệ.  Phương pháp đo lường bằng các chỉ số thanh khoản Yêu cầu thanh khoản còn có thể được ước tính dựa trên kinh nghiệm và mức trung bình ngành. Điều này có nghĩa yêu cầu thanh khoản được ước tính dựa trên chỉ số thanh khoản và các chỉ báo khác của trạng thái thanh khoản, cụ thể như sau: (i) Chỉ số thanh khoản: đo lường tổn thất mà một ngân hàng gánh chịu khi phải bán tháo (bán ngay lập tức) tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản so với mức giá của tài sản đó trên thị trường (ở điều kiện bình thường). Tuy nhiên để bán được tài sản với mức giá chấp nhận được ngân hàng sẽ cần mất nhiều thời gian hơn trong khi ngân hàng lại có nhu cầu bán gấp. Do đó luôn luôn tồn tại sự chênh lệch giữa 2 mức giá này (mức giá bán tháo Pi và mức giá thị trường P*i). Sự chênh lệch giữa Pi và P*i càng lớn thì tính thanh khoản của danh mục tài sản mà ngân hàng nắm giữ càng thấp. Công thức đo lường chỉ số thanh khoản được xác định như sau: I = ∑[wi×(Pi/P*i)] Trong đó: wi: tỷ trọng của tài sản thứ i trong danh mục tài sản Pi: Giá bán tháo tài sản của tài sản thứ i P*i: Giá thị trường của tài sản thứ i (ii) Các chỉ số trạng thái thanh khoản khác: Các chỉ số đo lường khả năng thanh khoản theo quy định của NHNN hiện tại bao gồm như đã được đề cập trong phần tiêu chí đánh giá rủi ro thanh khoản: + Tỷ lệ dự trữ thanh khoản; + Chỉ số thanh toán 30 ngày với tiền VND và ngoại tệ; + Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn; + Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Bên cạnh đó, các NH còn sử dụng một số chỉ số khác nhằm đo lường phục vụ mục tiêu quản lý thanh khoản: 23  Tỷ lệ khả năng chi trả (Tổng TSC có thể thanh toán ngay/Tổng TSN sẽ đến hạn thanh toán ngay): Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng trong tương lai, phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng bằng việc dùng các TSC có thể thanh toán ngay để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán. Nếu chỉ số khả năng thanh toán càng cao thì ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản ngắn hạn càng cao và ngược lại. Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng nên duy trì chỉ tiêu này tối thiểu ở mức 25%.  Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản (Chứng khoán Chính phủ/Tổng TSC): Các chứng khoán thanh khoản bao gồm trái phiếu và tín phiếu kho bạc (gọi chung là chứng khoán chính phủ), là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Chỉ tiêu này càng cao tình trạng thanh khoản càng tốt.  Chỉ số trạng thái tiền mặt (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác/Tổng TSC): Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Về lý thuyết, nếu chỉ số trạng thái tiền mặt càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng bởi vì đây là các tài sản không sinh lời hoặc hầu như không sinh lời cho ngân hàng.  Phương pháp sử dụng thang đáo hạn Phương pháp “thang đáo hạn” được sử dụng để đo lường và theo dõi thanh khoản NH. Thực chất phương pháp này dựa vào việc so sánh các luồng tiền ra và vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kì nhất định để xác định được trạng thái thanh khoản ròng (nhu cầu tài trợ ròng) mỗi ngày hoặc trạng thái thanh khoản tích lũy cho một thời kì. Để thực hiện đo lường theo phương pháp này, NH cần sắp xếp các luồng tiền vào theo thứ tự vào thời gian đến hạn của các TSC và các luồng tiền ra theo thứ tự đến hạn của các TSN. Từ đó có thể tính toán được mức chênh lệch luồng tiền vào và luồng tiền ra của NH trong mỗi thời kì, mức chênh lệch này phản ánh nhu cầu thanh khoản của NH tại thời kì đó. Các NH thường sắp xếp các luồng tiền vào và luồng tiền ra theo các thang đáo hạn là 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng… Luồng tiền vào bao gồm các TSC đến hạn; bán các TSC chưa đến hạn; nhận các khoản tiền gửi mới; đi vay mới và các khoản thu khác (như lãi cho vay, phí dịch vụ…). Luồng tiền ra thường bao gồm: 24 TSN đến hạn; giải ngân các hợp đồng tín dụng và các cam kết ngoại bảng; chi trả tiền lãi, tiền lương và chi nghiệp vụ; ngoài ra còn có các luồng tiền ra khác (không dự tính được). Ngoài ra, phương pháp này còn có thể sử dụng để dự báo trạng thái thanh khoản cho các kịch bản kinh tế khác nhau như điều kiện bình thường, điều kiện NH gặp khó khăn và điều kiện cả nền kinh tế gặp khó khăn (các NH khác trong nền kinh tế đều gặp khó khăn trong huy động vốn và chất lượng tín dụng toàn hệ thống giảm sút). Kết hợp phương pháp này với phân tích, dự báo tình hình kinh tế tổng thể giúp NH xây dựng những biện pháp đối phó kịp thời cho từng tình huống. Như vậy có thể thấy rằng quản lý thanh khoản ở đây là quản lý trong sự phân tích trạng thái động chứ không phải theo trạng thái tĩnh mà chúng ta vẫn thường làm khi tính toán các chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản. 1.2.3.4. Kiểm soát rủi ro thanh khoản Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó chính là việc sử dụng các biện pháp, ký thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra đối với ngân hàng. Qua nhiều năm, các nhà quản lý ngân hàng đã phát triển một số chiến lược nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng: quản trị rủi ro thanh khoản tài sản, quản trị rủi ro thanh khoản nợ và quản trị rủi ro thanh khoản kết hợp.  Quản trị rủi ro thanh khoản tài sản – chiến lược dự trữ Đây là phương pháp quản trị thanh khoản truyền thống và cổ điển nhất. Trong chiến lược này, “ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán dễ bán. Khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện, ngân hàng sẽ sử dụng phần dự trữ tiền mặt vượt quá và tiến hành bán một số tài sản cho tới khi toàn bộ nhu cầu được đáp ứng. Trên thực tế, để đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng sẽ không để lượng dự trữ tiền mặt vượt quá quá nhiều, thay vào đó họ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản 25 cao. Vì thế chiến lược này còn được gọi là chiến lược chuyển đổi tài sản bởi vì vốn thanh khoản được tạo ra chủ yếu từ việc chuyển tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. Để quản trị rủi ro thanh khoản theo chiến lược này, ngân hàng có thể lựa chọn những tài sản: (i) Các khoản dự trữ ngân quỹ, bao gồm:  Dự trữ bắt buộc  Dự trữ thanh toán (dự trữ sơ cấp) Các ngân hàng luôn phải cân nhắc để làm sao đạt được lượng dự trữ tiền mặt/tiền gửi tối ưu (vừa đảm bảo được nhu cầu thanh khoản, các quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc và vừa tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn). Với những ngân hàng có quy mô nhỏ, lượng dự trữ bắt buộc có thể không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản và buộc họ phải để thêm phần dự trữ vượt quá. Tuy nhiên đối với những ngân hàng lâu đời, có quy mô lớn thì khối lượng tiền gửi tại NHNN để đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc theo quy định tương đối cao, nhiều khi còn vượt lên trên nhu cầu thanh khoản hàng ngày của họ. Điều này dẫn đến sự lãng phí trong việc sử dụng vốn. Vì vậy các ngân hàng này có thể tính toán lượng tiền mặt/tiền gửi tối ưu và an toàn từ đó tính toán chi phí - lợi ích giữa việc không đảm bảo dự trữ bắt buộc theo đúng quy định và chỉ đảm bảo phần dự trữ tối ưu trên để đưa ra phương án hiệu quả và phù hợp cuối cùng. (ii) Dự trữ ngoài ngân quỹ (dự trữ thứ cấp): các khoản dự trữ này chủ yếu tập trung vào việc đầu tư chứng khoán có tính lỏng cao, dễ chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, thương phiếu chấp nhận thanh toán, giấy nợ ngắn hạn,… Phương pháp này có ưu điểm là các yêu cầu thanh khoản được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và ngân hàng chủ động hơn trong việc đối phó với các áp lực về thanh khoản. Tuy nhiên, chuyển đổi tài sản không phải là một phương pháp quản lý thanh khoản có chi phí thấp. Thứ nhất, bán tài sản có nghĩa là ngân hàng sẽ mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai. Đồng thời, việc bán tài sản đều liên quan tới chi phí giao dịch, hoặc chúng có thể được bán trên những thị trường đang đi xuống với giá thấp gây tổn thất về vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc bán tài sản để tăng cường thanh khoản cho ngân hàng sẽ làm cho hình ảnh của 26 ngân hàng thể hiện qua bảng cân đối kế toán yếu đi (giảm phần tài sản). Ngoài ra, với việc đầu tư vào các tài sản thanh khoản, ngân hàng sẽ phải bỏ qua tỷ lệ thu nhập cao mà nó mong muốn đạt được từ những tài sản khác có rủi ro cao hơn nhưng mang lại lợi tức lớn hơn (chi phí cơ hội).  Quản trị rủi ro thanh khoản nợ - chiến lược huy động Trong phương pháp này, đại bộ phận các thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng được đáp ứng bằng cách đi vay mượn dưới các hình thức. Do đó, chiến lược này còn được gọi là chiến lược “vay thanh khoản”. Một số hình thức được sử dụng trong chiến lược này là: (i) Tạo thanh khoản từ việc đi vay: các khoản vay từ các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc vay từ cửa sổ chiết khấu của NHNN (ii) Tạo thanh khoản qua tiền gửi: đó là việc ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác Ngân hàng có thể quản lý thanh khoản tương đối hiệu quả thông qua việc tạo ra các gói sản phẩm huy động tiền gửi linh hoạt với các điều khoản có lợi cho ngân hàng và cả khách hàng. Ví dụ như chứng chỉ tiền gửi có lãi suất thả nổi và không được quyền rút trước hạn, sản phẩm tiền gửi có quyền được rút vốn trước hạn nhưng khách hàng sẽ phải chịu mức lãi suất thấp hơn… Với công cụ huy động vốn đa dạng, linh hoạt, ưu đãi về lãi suất cho khách hàng đi kèm với các điều khoản ràng buộc liên quan, ngân hàng có thể giảm bớt một phần lợi nhuận thu được tuy nhiên lại hạn chế khả năng rút tiền từ phía khách hàng. (iii)Tạo thanh khoản qua thị trường tiền tệ/thị trường vốn: các ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Chiến lược quản lý thanh khoản nợ là một phương pháp quản trị thanh khoản năng động, các trường hợp thiếu hụt thanh khoản được giải quyết khá linh hoạt, chủ yếu thông qua các hình thức vay mượn trên thị trường tiền tệ; đồng thời giảm tới mức thấp nhất tài sản Có dự trữ và do đó tránh được tình trạng ứ đọng vốn, tập trung vốn để đầu tư vào các khoản mục sinh lời, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra, quản lý thanh khoản nợ có khả năng tự điều chỉnh chi phí mức lãi suất đưa ra để vay vốn. Nếu ngân hàng đi vay cần thêm vốn, nó chỉ cần 27 nâng lãi suất cho tới khi nhận được đủ vốn, ngân hàng cũng có thể giảm lãi suất để hạn chế dòng vốn đổ vào. Quản trị tài sản Nợ không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu tài sản Có, nhưng làm thay đổi kết cấu tài sản Nợ. Mọi điều chỉnh của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản chỉ diễn ra bên tài sản Nợ. Qua đó cho thấy, nếu ngân hàng quản trị tài sản Nợ một cách hiệu quả, thì chiến lược kinh doanh bên tài sản Có sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sự rút tiền gửi quá mức thông thường. Do vậy, sử dụng chiến lược quản trị tài sản Nợ ngày nay được phát triển nhanh và nhiều đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, vay thanh khoản là cách tiếp cận rủi ro trong việc giải quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng bởi vì lãi suất và quy mô tín dụng sẵn có trên thị trường tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng. Thông thường ngân hàng phải mua thanh khoản trong những trường hợp khó khăn - cả về giá cả và tính sẵn có. Chi phí vay vốn của ngân hàng do đó thường khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định trong thu nhập. Hơn nữa, do phụ thuộc quá lớn vào thị trường tiền tệ nên ngân hàng thường rơi vào trạng thái bị động.  Quản trị rủi ro thanh khoản kết hợp Do những rủi ro cố hữu của việc dựa quá nhiều vào vay thanh khoản và mức chi phí đáng kể của việc dự trữ thanh khoản, một phương pháp đang được rất nhiều ngân hàng hiện đại thực hiện là phối hợp cả quản lý thanh khoản tài sản và quản lý thanh khoản nợ. Theo chiến lược quản lý thanh khoản phối hợp, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ được giải quyết bằng việc vay thanh khoản. Các nhu cầu thanh khoản của NHTM được chia thành 3 bộ phận: nhu cầu thanh khoản thường xuyên, nhu cầu thanh khoản thời vụ và nhu cầu thanh khoản đột xuất. (i) Các nhu cầu thanh khoản thường xuyên phát sinh khá thường xuyên, đều đặn hàng ngày, tương đối ổn định nên ngân hàng có thể dự đoán và kế hoạch hóa được, các nhu cầu này được đáp ứng bằng các tài sản Có dự trữ dưới dạng tiền mặt, tiền gửi, các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao. (ii) Các nhu cầu thanh khoản thời vụ tuy không phát sinh thường xuyên nhưng NHTM có thể dự đoán và kế hoạch hóa được, do đó NHTM thường chủ động kí các 28 cam kết, các hợp đồng vay vốn trước với các TCTD khác, xác định trước khối lượng, thời hạn, lãi suất phải trả… Do chủ động ký kết hợp đồng vay mượn trước nên phương án này khắc phục được nhược điểm của hai phương án trên. (iii)Các nhu cầu thanh khoản phát sinh đột xuất, bất ngờ không thể dự đoán trước được, buộc NHTM phải vay mượn trên thị trường tiền tệ để đáp ứng. Phương pháp quản lý thanh khoản bên tài sản và nguồn vốn phải được kết hợp hài hòa sao cho hoạt động quản lý nội bộ ngân hàng thực sự là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp tối đa hóa thu nhập của ngân hàng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản của ngân hàng. 1.2.3.5. Xử lý rủi ro thanh khoản Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý sau đó cần thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: Tự khắc phục và chuyển giao rủi ro.  Tự khắc phục rủi ro: Là một số biện pháp các NH có thể sử dụng để xử lý khi xảy ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản  Khi xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản: - Vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc vay ngắn hạn NHNN dưới các hình thức đấu thầu thị trường mở (OMO), vay tái cấp vốn trong trường hợp cấp thiết (quản trị thanh khoản nợ): các phương án này được sử dụng khi ngân hàng phát sinh các nhu cầu nguồn vốn đột xuất với khối lượng lớn và lượng tài sản dự trữ vẫn không đủ đáp ứng. Tuy nhiên hình thức vay vốn NHNN chỉ được sử dụng khi thị trường liên ngân hàng gặp khó khăn, khó có thể tiếp cận. - Tăng cường huy động vốn từ khách hàng: nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào gói sản phẩm của ngân hàng có linh hoạt, đa dạng và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng hay không. Như đã đề cập ở chương 1, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn cũng như giữ chân được khách hàng bằng cách hy sinh một chút lợi nhuận. - Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng còn có thể bán tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ví dụ như bán ngoại tệ (hiếm khi sử dụng vì nó ảnh hưởng đến trạng thái ngoại tệ của TCTD). Đối với các tài sản khác như chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp…) hầu hết có kỳ hạn tương đối dài, giao dịch trên thị trường sẽ mất nhiều 29 thời gian hơn nên cũng ít khi được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cấp bách. Và trên thực tế, cũng ít khi ngân hàng sử dụng phương án bán tài sản mà chỉ cầm cố chúng làm tài sản bảo đảm để vay vốn mà thôi. Nguyên nhân của việc các ngân hàng ít sử dụng phương án bán tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản một phần xuất phát từ yếu tố chủ quan là các tài sản ngân hàng nắm giữ thường là các chứng khoán đầu tư (kỳ hạn dài, nắm giữ đến lúc đáo hạn). Tuy nhiên nguyên nhân phần lớn do yếu tố khách quan là thị trường chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam chưa phát triển, các giao dịch mua/bán diễn ra không sôi động và nhanh chóng, trong khi nhu cầu thanh khoản của ngân hàng là khẩn cấp.  Khi xảy ra tình trạng dư thừa thanh khoản: - Đầu tư tiền gửi liên ngân hàng - Tăng cho vay đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân, TCTD - Đầu tư giấy tờ có giá ngắn hạn - Đầu tư kinh doanh ngoại tệ - Điều chỉnh lại kế hoạch về huy động vốn/dư nợ tín dụng cho một số chi nhánh  Chuyển giao rủi ro: Để chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro thanh khoản, ngân hàng sẽ ký kết những hợp đồng bảo hiểm tiền gửi với công ty bảo hiểm tiền gửi những điều khoản đặc biệt. Bên cạnh đó, các NH cũng nên thực hiện chiến lược phát triển thị trường bán lẻ, là nguồn vốn chiến lược chính hình thành nên sức mạnh của NH bởi chúng có đặc điểm là ổn định trong dài hạn và có chi phí thấp so với thị trường bán buôn. Xét về mặt kỳ hạn, nguồn vốn bán lẻ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, như vậy nguồn vốn bán lẻ thường có kỳ hạn ngắn. Nhưng theo nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy số dư của nguồn vốn bán lẻ thường ổn định thường xuyên như nguồn vốn dài hạn. 1.2.4. Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản đối với hoạt động của NHTM Đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động ngân hàng và nó luôn mang một ý nghĩa to lớn đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Thứ nhất, do có sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng nên quản trị thanh khoản tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời cần 30 thiết. Ngân hàng càng tập trung nhiều vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của ngân hàng sẽ càng thấp và ngược lại, nếu ngân hàng muốn đạt nhiều lợi nhuận thì phải chịu nhiều rủi ro, mạo hiểm về thanh khoản. Trong thực tế, các NHTM có xu hướng không muốn duy trì mức vốn ngân hàng cần thiết do khoản tài sản này không sinh lợi. Thêm vào đó, với thị trường tiền tệ ngày càng phát triển, rất nhiều NHTM cho rằng không quá khó khăn để vay được một khối lượng vốn lớn tại bất kỳ thời điểm nào khi có nhu cầu, nên không cần tích trữ quá nhiều dự trữ thanh khoản dưới hình thức những tài sản dễ bán. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng yêu cầu về thanh khoản là vấn đề không thể xem nhẹ, một số NHTM đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiền mặt nghiêm trọng. Khả năng thanh khoản tốt nghĩa là ngân hàng có thể tính toán và dự đoán chính xác luồng vốn vào và ra khỏi ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào, đồng nghĩa với việc ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động trong sử dụng nguồn vốn của mình và tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn. Khi đó, thu nhập sẽ tăng, tạo cơ hội cho NHTM mở rộng hoạt động cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ ảnh hưởng đến NHTM: (i) Mức độ nhẹ sẽ làm tăng chi phí do ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường); giảm thu nhập do ngân hàng phải bán các chứng khoán hoặc các tài sản khác với giá thấp. Hậu quả dẫn đến giảm giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của NHTM. (ii) Nếu thiếu vốn khả dụng kéo dài, chậm được khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trên thị trường, gây sức ép và trở ngại cho quá trình huy động vốn và cho vay, giảm thấp khả năng sinh lời. Mức độ nghiêm trọng hơn là xảy ra hiệu ứng dây chuyền bằng hiện tượng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền, có thể đẩy NHTM đến bờ vực phá sản và dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng. Thứ ba, rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống. Các NHTM được xem như huyết mạch của nền kinh tế. Nếu hệ thống NHTM hoạt động ổn định có nghĩa là cả cơ thể kinh tế sẽ hoạt động ổn định. Tất nhiên, sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng hệ thống NHTM lại là lĩnh vực có ảnh hưởng sâu sắc nhất, tác động tới mọi mặt hoạt động kinh tế – xã hội. Hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính hệ thống cao, vì vậy, khi rủi ro thanh khoản xảy ra tại một ngân hàng nào đó sẽ rất dễ dẫn đến khủng hoảng thanh khoản đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chính tầm ảnh hưởng này càng đặt ra yêu cầu hệ thống NHTM hoạt 31 động ổn định và kinh doanh hiệu quả. Như vậy, quản trị rủi ro thanh khoản là yêu cầu cấp thiết và là nội dung quan trọng trong công tác quản trị của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo khả năng sinh lời bền vững. Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và của cả hệ thống. Do đó, các quyết định về quản lý thanh khoản không thể được hình thành biệt lập với các lĩnh vực hoạt động khác của ngân hàng. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản NHTM 1.2.5.1. Nhân tố chủ quan Thứ nhất, nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của ngân hàng: trình độ đội ngũ cán bộ, trình độ công nghệ, số lượng thị phần, uy tín của ngân hàng trên thị trường… Các nhân tố này có thể tác động đến nhu cầu thanh khoản ngắn hạn và dài hạn qua đó tác động gián tiếp đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. Thứ hai, chính sách của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo: ưu tiên nâng cao khả năng sinh lời hay ưu tiên cho mức độ an toàn trong thanh khoản bởi vì tài sản càng thanh khoản thì tỷ lệ sinh lời càng thấp. Chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng đều thiết lập một chính sách huy động vốn và sử dụng sao cho các dòng tiền vào đều đặn sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư dự kiến, đồng thời duy trì thanh khoản ở mức cần thiết. Thứ ba, chính sách quản lý quỹ của ngân hàng: ngân quỹ là nguồn cung thanh khoản nhanh chóng nhất, giúp cho NHTM thực hiện các hoạt động thanh toán và đầu tư kịp thời nhưng lại có chi phí cơ hội cao nhất, gia tăng ngân quỹ sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. NHTM quyết định gia tăng hoặc giảm ngân quỹ theo chiến lược quản lý dự trữ mà ngân hàng đang theo đuổi. 1.2.5.2. Nhân tố khách quan Thứ nhất, chính sách vĩ mô của chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Nhân tố bao gồm: Nghiệp vụ thị trường mở, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu. Bên cạnh đó là sự phát triển và cạnh tranh của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác trong nước, khu vực và quốc tế, độ nhạy cảm của tiền gửi với lãi suất, mạng lưới ngân hàng… tác động đến khả năng huy động nguồn vốn một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất. 32 Thứ hai, sự cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính: như chính sách lãi suất huy động, chính sách tín dụng… của mỗi tổ chức. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cầu thanh khoản của mỗi ngân hàng. Thứ ba, thay đổi tâm lý của khách hàng gửi tiền: Các bất ổn về kinh tế chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính, các khoản vay xấu dẫn đến mất khả năng thanh toán của một số ngân hàng lan sang các ngân hàng khác có thể tạo ra sự hoảng loạn làm điều chỉnh hành vi của khách hàng. Thứ tư, nhân tố liên quan đến thu nhập, nhu cầu chi tiêu của khách hàng như tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng, mức thu nhập và hệ số tiết kiệm, mật độ dân số và doanh nghiệp, sự đa dạng khách hàng gửi tiền và vay tiền. 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của một số NHTM trên thế giới 1.3.1.1. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004 Trường hợp xảy ra ở Nga năm 2004 là ví dụ về sự yếu kém của hệ thống NH. Tháng 7 năm 2004, các NH của Nga đứng trước nguy cơ RRTK rất lớn. - 9/7/2004: NH Guta thông báo tạm khóa các khoản tiền gửi trên toàn quốc do chi trả trong 6 tháng vượt 10 tỷ rúp (~345 triệu USD). Ngay sau khi lệnh thông báo khóa các tài khoản tiền gửi được ban bố, người dân đổ xô đi rút tiền ở các NH khác để đề phòng rơi vào hoàn cảnh tương tự. - 16/7/2004: Các NH Nga từ chối cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt rút tiền. - 17/7/2004: Alfa – đại gia thứ 4 trong ngành Tài chính quyết định áp dụng biện pháp cấp bách là phạt 10% nếu rút tiền khách hàng rút trước hạn. - 18/7/2004: Thống đốc NHTW Sergei Ignatiev quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ 7% xuống 3,5% để đáp ứng thanh khoản, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp cứu Guta Bank. - 20/7/2004: Nhiều NH sụp đổ, Chính Phủ ra kế hoạch để Vneshtorgbank (một NH nhà nước) mua lại Guta Bank. - 8/2004, Chính Phủ mua lại các NH lớn với giá rẻ bất ngờ và tăng cường vai trò sở hữu của Nhà nước với ngành ngân hàng. 33 Nguyên nhân: Theo các chuyên gia, khủng hoảng rất dễ xảy ra bởi Nga có quá nhiều NH, trong đó phần lớn là các NH có vốn chủ sở hữu rất nhỏ. Theo tính toán có khoảng 90% NH có vốn dưới 10 triệu USD. Bên cạnh đó, ngoài biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt, cơ quan quản lý tài chính Nga chưa đưa ra được phương pháp hữu hiệu nào khác để giải quyết vấn đề. 1.3.1.2. Rủi ro thanh khoản ở Anh – Thảm họa Northern Rock Northern Rock được thành lập năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tổ chức tín dụng là Northern Counties Permanent Building Society và Rock Building Society, Northern Rock có trụ sở chính ở TP. Newcastle (Anh). Năm 1997, Northern Rock chính thức lên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán London. Northern Rock là một ngân hàng thương mại loại trung bình ở Anh, riêng trong lĩnh vực chuyên cho vay thế chấp nhà ở (mortgage) là ngân hàng lớn thứ 5. Trước khi gặp nạn, kết quả kinh doanh của Northern Rock được xem là khá lành mạnh. Dưới đây là chi tiết về ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến việc sụp đổ của Northern Rock. - Northern Rock đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với dự kiến ban đầu. Báo Anh đưa ra nhiều thông tin giật gân: Northern Rock đang khan hiếm tiền mặt, Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay thế chấp tràn lan,… - Trong 3 ngày 14, 15 và 17/9/2007 khoảng 3 tỷ Bảng Anh đã được rút ra. - Do được Ngân hàng Anh hỗ trợ nên Northern Rock không thiếu tiền mặt song số người rút tiền vẫn chưa giảm. - NHTW Anh đã phải ra tay cứu giúp bằng cách “bơm” một lượng tiền mặt không nhỏ cho Northern Rock. Năm 2008 sau vụ khủng hoảng tài chính thế giới chính phủ Anh đã chính thức có quyết định quốc hữu hóa lâu dài ngân hàng này. Có thể nói, rủi ro thanh khoản cũng có tác động phần nào đến sự suy yếu và sụp đổ của Northern Rock. Nguyên nhân: - Có thể nói nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất dẫn đến RRTK của Northern Rock chính là rủi ro tín dụng mà NH này phải đối mặt. Sai lầm lớn nhất của NH Northern Rock chính là tiếp tục cho vay các khách hàng vay cầm cố nhiều gấp 5 lần lương của người vay. Khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, NH đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động 34 sản tụt dốc.Việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng xà phòng của NH tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. - Ngoài ra, việc rò rỉ thông tin khiến giới truyền thông nhảy vào cuộc và khiến mọi chuyện thêm tồi tệ cũng là một tác động khiến cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề. 1.3.1.3. Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Mỹ - Ngân hàng Lehman Brothers Định chế tài chính 158 năm tuổi phá sản ngày 15/09/2008 khi mới chỉ 1 năm trước còn là ngân hàng lớn thứ 4 nước Mỹ với số nhân viên lên tới 26 nghìn người. Thiệt hại mà ngân hàng này phải gánh chịu là kết quả của việc biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư, trong đó có Lehman Brothers, lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh. Giá trị vốn hóa đỉnh điểm khoảng 45 tỷ vào cuối năm 2007 của Lehman Brothers đã về số 0 chỉ sau gần 10 tháng, tạo nên một trong những vụ sụp đổ ngân hàng chóng vánh nhất. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản cho các NHTM Việt Nam Từ bài học kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới trong việc thực hiện rủi ro thanh khoản, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản trị RRTK cho các NHTM Việt Nam như sau: Thứ nhất, xây dựng niềm tin của khách hàng: Hầu hết các tổ chức tín dụng hoạt động dựa trên uy tín, niềm tin khách hàng.Vì vậy, các NHTM cần phải phản ứng nhanh với những tin đồn, gây ảnh hưởng đến uy tín và thiệt hại cho chính ngân hàng đó và cả hệ thống. Để làm được điều này, các NHTM cần tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao năng lực quản lý điều hành, nâng cao trình độ của nhân viên… Ngoài 35 ra, các ngân hàng phải thường xuyên công bố thông tin về tính thanh khoản và tình hình quản trị rủi ro thanh khoản của mình để khách hàng nắm rõ hơn về tình hình thanh khoản của ngân hàng và thấy tin tưởng hơn vào ngân hàng. Thứ hai, xây dựng chính sách quản trị thanh khoản phù hợp: Mỗi NHTM cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản toàn diện đồng bộ với hệ thống chính sách và đặc biệt quy định rõ mục tiêu, chính sách, quy trình, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận… Phải đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản thường xuyên để tạo điều kiện cho ngân hàng kịp thời có các biện pháp chống đỡ khi gặp rủi ro. Thứ ba, công tác báo cáo, công tác kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ cần được chú trọng: Việc kiểm tra giám sát định kỳ không những giúp ngân hàng nắm được tình hình thanh khoản mà còn giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời. Ứng dụng công nghệ phần mềm trong công tác báo cáo để tăng việc xử lý và khả năng chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và nhanh nhất giúp xóa bỏ được giới hạn về thời gian và không gian. 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) thành lập theo Quyết định số 214/ QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Trải qua 24 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông – nhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. SHB hiện nằm trong Top 5 các Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam không do Nhà nước chi phối vốn. Tính đến 31/12/2016, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với Tổng tài sản đạt hơn 234.000 tỷ đồng, Vốn điều lệ đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Với những thành tích đã đạt được, SHB đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều giải thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức uy tín trong nước và Quốc tế như: Top 10 Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam, Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 – trong đó SHB là Ngân hàng có tỷ lệ giá trị thương hiệu/giá trị tài sản cao nhất trong 10 Ngân hàng được đánh giá, Ngân hàng tài trợ Dự án tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng nước ngoài tiêu biểu Campuchia, Ngân hàng có Sản phẩm tiền gửi tốt nhất Việt Nam và Sáng kiến thương hiệu tốt nhất, Ngân hàng có dịch vụ Internet Banking tốt nhất. 37 SHB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Hiện nay, mô hình tổ chức hiện tại của SHB được chia thành nhiều phòng ban, các phòng ban thực hiện chức năng riêng biệt và có sự tương trợ giữa phòng ban này với phòng ban khác. Trong đó, bộ máy quản lý rủi ro phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cấp trong công tác quản lý rủi ro nhằm kiểm soát toàn diện rủi ro trong tất cả các mặt. Đứng đầu là HĐQT, sau đó đến ủy ban ALCO và ủy ban QLRR tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt chiến lược mà mục tiêu QLRR và giám sát việc triển khai và kết quả thực hiện của Ban Tổng giám đốc. Phía dưới Ban Tổng giám đốc là các bộ phận quản lý rủi ro thanh khoản tại Hội sở bao gồm: Ban quản lý tài sản nợ có, Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính, Khối Quản lý rủi ro. Các bộ phận này sẽ tham mưu cho Ban giám đốc về xây dựng các chính sách, quy định, quy trình quản lý rủi ro; Thực hiện công tác giám sát, xử lý rủi ro thanh khoản của SHB tại tất cả các Đơn vị kinh doanh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh của SHB. Với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trên giúp SHB theo dõi tốt công tác thanh khoản và dự phòng những rủi ro thanh khoản xảy ra và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời. 38 (Nguồn: Báo cáo tổng kết SHB) Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây 2.1.3.1. Số liệu kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Trong thời gian năm năm trở lại đây, qua các chính sách và giải pháp Chính phủ thực thi đều kiên trì với 3 mục tiêu ưu tiên đề ra từ năm 2011 là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội, nền kinh tế Việt Nam nhìn chung đã có nhiều khởi sắc. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh như vậy thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng tăng mạnh là một tất yếu. Nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cũng như quy trình quản lý. Bằng cách tung ra các sản phẩm hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng cụ thể, SHB đã cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả kinh doanh với tốc độ rất nhanh. Nét nổi bật của hoạt động đầu tư tín dụng của SHB là có sự tăng trưởng cao, tiếp tục duy trì các khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng vay mới. Các sản phẩm của SHB đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh. 39 Trong năm 2016, mặc dù bối cảnh nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa hoàn toàn ổn định, sự cạnh tranh của các kênh đầu tư hấp dẫn như vàng, bất động sản, chứng khoán gây không ít khó khăn cho hoạt động của các NHTM, SHB đã có nhiều cố gắng, kiên định với chiến lược và định hướng để đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động tốt, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển bền vững. Do vậy, khi biến động lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng tới khá nhiều Ngân hàng khác thì các chỉ tiêu hoạt động quan trọng của SHB đều đạt mức tăng trưởng ổn định, trong đó lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2016 của toàn hệ thống SHB đạt trên 1.164 tỷ đồng, tăng trưởng 101% so với lợi nhuận năm 2015. Sau khi sáp nhập với ngân hàng Habubank năm 2012, vốn điều lệ của SHB đã tăng lên 8.865 tỷ đồng. Năm 2015 vốn điều lệ của SHB đã đạt 9.485 tỷ đồng. Năm 2016, SHB tiếp tục sáp nhập Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel nhằm mục đích có đầu mối chuyên biệt phát triển tín dụng tiêu dùng. Đây vừa là xu hướng hoạt động, vừa đáp ứng yêu cầu NHNN đặt ra. Vốn điều lệ của SHB được nâng lên 11.197 tỷ đồng. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: tỷ VND Tăng trưởng Tăng trưởng 2015/2014 2016/2015 2016 (+/-) % (+/-) % 169,035 204,704 35,729 121% 234,786 30,022 114% 10,480 11,255 775 7.40% 13,281 2,026 18.00% Kết quả hoạt 2014 động kinh doanh 2015 Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Trong đó: Vốn 8,866 9,486 điều lệ Tổng huy động 127,353 157,503 vốn Tổng dư nợ tín 104,096 131,427 dụng Lợi nhuận thuần từ Hoạt động kinh doanh trước trích 1,633 1,859 lập dự phòng rủi ro tín dụng Lợi nhuận trước 1,012 1,017 thuế Lợi nhuận sau thuế 791 795 620 107% 11,197 1,711 117% 30,150 23.67% 183,118 25,615 16.26% 27,331 26.26% 162,370 30,943 23.54% 226 13.84% 2,488 629 33.84% 5 0.49% 1,164 147 14.45% 4 0.51% 939 144 18.11% (Nguồn: Báo cáo tài chính SHB 2014-2016) 40 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản Đơn vị: % Các chỉ tiêu tài chính cơ bản Tỷ lệ LNST/TTS bình quân (ROAA) Tỷ lệ LNST/VCSH bình quân (ROAE) Tỷ lệ nợ xấu (NPL) CAR Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 2014 2015 2016 0.51 0.43 0.43 8.14 7.32 7.65 2.02 11.33 1.72 11.40 1.93 13.00 26.73 32.40 31.00 7 7.5 7.5 (Nguồn: Báo cáo tài chính SHB 2014-2016) Về quy mô tổng tài sản: Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tổng tài sản, vốn chủ sở hữu liên tục tăng qua các năm từ 2014 – 2016 đã tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng quy mô, đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, có công nghệ cao cũng như giúp ngân hàng khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, đến 31/12/2016, tổng tài sản của SHB đạt 234,786 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2015, hoàn thành 101.2% kế hoạch, tiếp tục đưa SHB vào nhóm các NH TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam.Vốn tự có của SHB đạt 16,370 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 11,197 tỷ đồng. Tổng tài sản SHB 2014-2016 300000 169,035 204,704 234,786 200000 100000 0 2014 2015 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính SHB 2014-2016) Hình 2.2: Tổng tài sản SHB 2014-2016 Về kết quả hoạt động kinh doanh: Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng được nâng cao rõ rệt, thể hiện qua sự tăng trưởng ổn định qua các năm của lợi nhuận trước thuế và sau thuế. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận trước trích lập dự phòng đạt gần 2,500 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2015, lợi nhuận trước thuế đạt 1,164 tỷ đồng. 41 (Nguồn: Báo cáo tài chính SHB 2014-2016) Hình 2.3: Lợi nhuận trước thuế SHB 2014-2016 Về hoạt động huy động vốn: Trong năm 2016, trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 06 tháng tiếp tục được NHNN điều chỉnh giảm xuống còn 5.5% nối tiếp xu hướng giảm trần lãi suất huy động kéo dài từ năm 2012 đến nay. Do vậy mặt bằng lãi suất huy động từ đầu năm đến cuối năm 2016 giảm khoảng 0.2% đến 0.5%/năm và hiện ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của SHB không vì thế mà suy giảm thậm chí đạt được những kết quả rất tích cực. Nguồn vốn huy động được từ tiền gửi của khách hàng và vốn vay tăng khá mạnh trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2016. Lượng vốn huy động 2015 tăng 19.39% so với 2014, 2016 tăng hơn 23% so với 2015 (đạt 183,118 tỷ). Có được thành công này một phần là nhờ sự linh hoạt trong chính sách lãi suất của ngân hàng, phù hợp với từng thời kỳ và phương châm luôn luôn đề cao lợi ích khách hàng. (Nguồn: Báo cáo tài chính SHB 2014-2016) Hình 2.4: Tổng huy động vốn SHB 2014-2016 42 Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị tuyệt đối lớn, cơ cấu huy động vốn của SHB cũng cho thấy sự tăng trưởng hiệu quả, bền vững. Vốn huy động thị trường I năm 2016 (tổ chức kinh tế và dân cư) chiếm ~84% tổng nguồn vốn huy động Tỷ trọng vốn huy động bằng gửi tiết kiệm dân cư luôn chiếm gần 60% tổng tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, SHB không ngừng tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ từ các định chế tài chính trong và ngoài nước như tham gia các dự án có nguồn vốn ODA tài trợ từ các tổ chức quốc tế như World Bank, JICA, ADB. Đó là điều kiện thuận lợi và tiên quyết giúp Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn đồng thời ngăn ngừa rủi ro thanh khoản, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Về hoạt động...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.