Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà

pdf
Số trang Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà 97 Cỡ tệp Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà 742 KB Lượt tải Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà 0 Lượt đọc Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà 0
Đánh giá Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 97 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- VŨ THANH THỦY PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI HÀ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. Tạ Thị Đoàn Hà Nội – Năm 2014 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 5 Chương 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 7 DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 7 1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 7 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 8 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 9 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chính 15 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 18 1.2.1. Thực chất, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 18 1.2.2. Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp 22 1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 24 TÓM TẮT CHƯƠNG I 29 Chương 2 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG 30 TY TNHH ĐẠI HÀ 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Đại Hà 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đại Hà 30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mặt hàng kinh doanh của Công ty 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Đại Hà 32 2.1.4. Đặc điểm có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty 34 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Đại Hà 37 2.2.1. Các báo cáo tài chính của Công ty 37 2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của Công ty 40 2.2.3. Phân tích an toàn tài chính 61 1 2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính 2.3. Đánh giá về tình hình tài chính của công ty TNHH Đại Hà 65 67 2.3.1. Những kết quả đạt được 67 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 68 TÓM TẮT CHƯƠNG II 72 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI 73 CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI HÀ 3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty trong những năm tới 73 3.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế 73 3.1.2. Phương hướng, định hướng phát triển trong những năm tới của 74 Công ty 3.1.3. Mục tiêu của công ty trong năm 2014 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty 75 76 TNHH Đại Hà 3.2.1. Đẩy mạnh công tác thu hồi khoản phải thu 76 3.2.2. Đầu tư đổi mới công nghệ 84 3.2.3. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động 89 3.2.4. Một số giải pháp khác 92 3.2.5. Một số biện pháp kiến nghị 93 TÓM TẮT CHƯƠNG III 94 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 2 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 TCDN Tài chính doanh nghiệp 2 NVNH Nguuồn vốn ngắn hạn 3 TSNH Tài sản ngắn hạn 4 TSDH Tài sản dài hạn 5 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 HĐKD Hoạt động kinh doanh 8 HTK Hàng tồn kho 9 TSCĐ Tài sản cố định 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Stt 1 Tên danh mục Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả HĐKD của công ty TNHH Đại Hà 2011 Trang 38 - 2012 2 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Đại Hà (2010 – 2012) 38 3 Bảng 2.3. Chỉ tiêu sức sinh lời nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) 40 4 Bảng 2.4. Chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng đến sức sinh lời vốn chủ sở 41 hữu 5 Bảng 2.5 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011- 2012 43 6 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của công ty 45 (2011- 2012) 7 Bảng 2.7. Chỉ tiêu năng suất tổng tài sản 47 8 Bảng 2.8. Bảng cơ cấu tài sản của công ty TNHH Đại Hà 52 9 Bảng 2.9. Hệ số nợ của công ty TNHH Đại Hà 57 10 Bảng 2.10. Cơ cấu nguồn vốn vay của công ty năm 2011- 2012 58 11 Bảng 2.11.Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty 62 (2011-2012) 12 Bảng 2.12. Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp 65 của công ty TNHH Đại Hà (2001-2012) 13 Bảng 3.1. Định mức tiêu hao và chi phí NVL tính trên 1 đơn vị sản 84 phẩm bao nhựa in PP 14 Bảng 3.2. Định mức tiêu hao và chi phí NVL tính trên 1 đơn vị sản 85 phẩm bao nhựa PE 15 Bảng 3.3. Đề xuất vốn đầu tư đổi mới công nghệ tại công ty TNHH Đại 86 Hà 16 Bảng 3.4 Mức hao phí nguyên vật liệu chi phí NVL tính trên 1 đơn vị sản phẩm bao nhựa in PP trên dây chuyền công nghệ mới 4 87 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi hội nhập kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và càng khẳng định được uy thế trên thị trường thế giới. Tuy nhiên trong những khó khăn bước đầu của quá trình hội nhập thì không phải tất cả các doanh nghiệp đều thích nghi và hoạt động vững mạnh. Điều này được thể hiện qua năng lực tài chính riêng của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư và sản xuất luôn mong muốn đồng tiền mình bỏ ra mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có của từng ngành nghề kinh doanh thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở đánh giá xem doanh nghiệp có thực sự vững mạnh để tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Việc phân tích tình hình tài chính là cần thiết để doanh nghiệp xem xét sự vững mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp đồng thời qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp xác định đầy đủ và chính xác nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó những nhà quản trị của doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời để cho doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu quả. Ngoài ra việc phân tích tình hình tài chính còn có ý nghĩa cho các đối tượng bên ngoài công ty như người cho vay, các nhà đầu tư khi có những mối quan hệ hợp tác với công ty. Nó có ý nghĩa thực tiễn và giúp đưa ra chiến lược quản lý lâu dài. Chính vì sự quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp mà tôi đã chọn đề tài “ Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà” nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. 5 - Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đại Hà và tìm ra những nguyên nhân gây nên hạn chế tình hình tài chính của công ty. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đại Hà trên góc độ là nhà quản trị doanh nghiệp, thời gian từ 2010 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là: - Phương pháp duy vật lịch sử, biện chứng - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế 5. Kết cấu luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Đại Hà Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đại Hà 6 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của kinh tế hàng hóa tiền tệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế. Song song với những quan hệ kinh tế thể hiện một cách trực tiếp là các quan hệ kinh tế thông qua tuần hoàn luân chuyển vốn, gắn với việc hình thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này phụ thuộc phạm trù tài chính và trở thành công cụ quản lí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Mỗi loại hình doanh nghiệp thậm chí từng doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau cũng có những phương thức khác nhau để tạo lập nguồn vốn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ việc dùng số vốn tiền tệ ban đầu để mua sắm các yếu tố đầu vào cho đến khi sản xuất xong, bán hàng hóa và thu được tiền. Số tiền bán hàng đó được doanh nghiệp sử dụng để trang trải các chi phí, nộp thuế, sau đó tiếp tục phân phối. Do vậy, quá trình hoạt động kinh doanh từ góc độ tài chính cũng chính là quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Trong quá trình đó luôn diễn ra sự vận động và chuyển hóa liên tục của các nguồn tài chính, tạo ra các luồng chuyển dịch giá trị mà biểu hiện của nó là các luồng tiền tệ đi vào hoặc đi ra khỏi chu kỳ kinh doanh. Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị này sản sinh gắn 7 liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là một hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp a. Lựa chọn quyết định đầu tư Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới... Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và thu nhập do đầu tư đưa lại hay nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính của việc đầu tư. b. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp Để có thể tổ chức huy động vốn kịp thời và đầy đủ điều đầu tiên mỗi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động gồm cả nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn. Tiếp theo là tổ chức huy động kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để có được cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhất, cần xem xét cân nhắc nhiều mặt như kết cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn từng nguồn, phân tích điểm lợi và bất lợi của từng phương thức huy động. c. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc huy động các nguồn vốn mà điều quan trọng và khó khăn hơn là sử dụng vốn hiện có đó như thế nào để đem 8 lại hiệu quả cao nhất. Tiến hành phân loại số vốn hiện có của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau nhằm thuận lợi cho công tác quản lý vốn, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Theo dõi các khoản thu, chi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tìm các biện pháp nhằm lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. d. Thực hiện việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp Phân phối lợi nhuận là việc giải quyết mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các bên. Việc phân phối lợi nhuận vừa đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhưng đồng thời đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp, của người lao động. e. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp Công tác kiểm soát được thực hiện thông qua các chứng từ, hóa đơn, sổ sách ghi chép và các báo cáo tài chính. Mặt khác, cần định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh như khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển của vốn, khả năng sinh lời... Qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu từ đó có điều chỉnh thích hợp. f. Thực hiện kế hoạch hóa tài chính Các hoạt động của doanh nghiệp cần dược dự kiến trước thông quá việc lập kế hoạch tài chính. Thực hiện tốt kế hoạch hóa tài chính là công việc cần thiết để doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp khi thị trường có biến động. Đồng thời kế hoạch hóa tài chính là cơ sở để đề ra các quyết định tài chính nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp thường xem xét các nhóm chỉ tiêu sau: 1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.