Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Đề xuất một số biện pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Đề xuất một số biện pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu 100 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Đề xuất một số biện pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Đề xuất một số biện pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu 66 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Đề xuất một số biện pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu 16
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Quản lý năng lượng: Đề xuất một số biện pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty điện lực Bà Rịa Vũng Tàu
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 100 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học I. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, ở nước ta điện năng được sản xuất từ các nguồn: thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện năng lượng tái tạo (phong điện, điện mặt trời, điện địa nhiệt,…) và điện hạt nhân đang trong quá trình chuẩn bị để đưa vào vận hành trong vài năm tới. Mỗi nguồn năng lượng khác nhau có đặc điểm khác nhau. Thủy điện được khai thác mạnh những năm gần đây, bây giờ gần như cạn kiệt, sản lượng điện phụ thuộc theo thời tiết nên không ổn định và có những tác động về mặt môi trường lớn như: phá hủy rừng, thay đổi môi trường sinh thái trong lòng hồ và trên dòng sông, … Nhiệt điện than và khí sử dụng năng lượng không tái tạo sẽ hết trong vài chục năm tới và cũng có những tác động lớn về môi trường: khí thải từ nhà máy nhiệt điện gây hiệu ứng lồng kính và gây bệnh hô hấp cho người lao động và khu vực dân cư ở gần nhà máy, … Điện năng sử dụng năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch nhưng lại có giá thành sản xuất điện cao trong khi nền kinh tế nước ta là nước đang phát triển, giá điện thấp rất khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Với nhu cầu điện ngày càng tăng, nguồn điện cung cấp ngày càng khó kiếm, đây là một bài toán khó cho ngành điện nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Điện năng từ nơi sản xuất phải qua hệ thống điện truyền tải và phân phối mới đến hộ tiêu thụ. Quá trình này luôn có tổn thất điện năng trên hệ thống điện. Như vậy, thay vì đầu tư thêm nguồn có thể tìm các giải pháp giảm tổn thất điện năng để bù trừ có thể giải quyết được một phần bài toán thiếu điện cho nền kinh tế, thiếu vốn đầu tư nguồn và bài toán phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Đối với Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu,với nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh phân phối điện thì việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Với đầu vào, đầu ra giá và sản lượng cố định, giảm tổn thất điện năng sẽ giảm được chi phí sản xuất biến đổi quan trọng, tăng lợi nhuận cho công ty và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ những ý nghĩa đó và sự giúp đỡ của TS. Trƣơng Huy Hoàng, tôi chọn đề tài: “Đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điệ Rịa Vũ t i t Điệ T u”. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 1 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ra và mức độ tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối do Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu quản lý để đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng trong quá trình phân phối điện năng trên hệ thống điện này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về mặt lý thuyết, tổng hợp các nguyên nhân gây ra và các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối. Từ đó phân tích đánh giá thực trạng, các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và nghiên cứu một số giải pháp để giảm tổn thất điện năng cho lưới điện phân phối Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu quản lý vận hành. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công ty Điện lực BÀ RỊA VŨNG TÀU. - Phạm vi nghiên cứu: Tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối của Công ty Điện lực BÀ RỊA VŨNG TÀU. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tra cứu, hồi cứu tổng hợp tài liệu, số liệu nhằm kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu đã được triển khai, phục vụ nghiên cứu tổng quan, đánh giá tình hình tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực BÀ RỊA VŨNG TÀU. - Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu, phân tích, đánh giá để thực hiện một số giải pháp giảm tổn thất điện năng nâng cao hiệu quả kinh tế. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: phân tích đánh giá thực trạng. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật và quản lý kinh doanh thông qua khảo sát, đo kiểm, ý kiến đóng góp của chuyên gia, người hướng dẫn khoa học. 6. Dự kiến những đóng góp mới - Hệ thống hóa, hoàn thiện một số vấn đề có liên quan đến tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực BÀ RỊA VŨNG TÀU. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 2 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học - Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và các Công ty Điện lực nói chung khi tham gia thị trường phân phối điện. Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 3 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm tổn thất điện năng 1.1.1. Định nghĩa tổn thất điện năng Theo Ban Kỹ thuật – Sản xuất EVN, tổn thất điện năng (TTĐN) trên lưới điện được định nghĩa là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy phát điện qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. TTĐN còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện. Trong hệ thống điện, TTĐN phụ thuộc vào đặc tính của lưới điện, lượng điện truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trò của công tác quản lý. Tổn thất điện năng bao gồm TTĐN kỹ thuật và TTĐN phi kỹ thuật. 1.1.2. Các nguyên nhân gây ra tổn thất trên lƣới phân phối 1.1.2.1 Tổn thất kỹ thuật Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng là lượng điện năng bị mất mát, hao hụt trên đường dây trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ nguồn đến nơi tiêu thụ, bao gồm tổn thất trên đường dây, trong máy biến áp, trong các công tơ điện. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi qua máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị trên hệ thống lưới điện đã làm nóng máy biến áp, đường dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng. Đường dây dẫn điện cao áp từ 110kV trở lên có tổn thất vầng quang. Dòng điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do điện môi, đường dây dẫn điện đi song song với đường dây khác như dây chống sét, dây thông tin,… có tổn thất điện năng do hỗ cảm. Tổn thất nhiều hay ít phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải điện. Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản xuất kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt sẽ tránh được tình trạng hao phí thất thoát. Nhưng trong lĩnh vực quản lý kinh doanh điện năng thì đây là một phần tổn thất tất yếu phải có, không thể tránh khỏi vì phải có một lượng điện năng phục vụ cho việc truyền tải điện. Chúng Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 4 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học ta có thể giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hơn, cao hơn nhưng không thể giảm xuống tới mức không. Ở mỗi trình độ kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất có thể giảm tới một lượng tối thiểu để đảm bảo công nghệ truyền tải. Tổn thất xảy ra trên các đường dây, trong máy biến áp, phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của đường dây và máy biến áp. 1.1.2.2 Tổn thất thƣơng mại Tổn thất điện năng phi kỹ thuật (còn gọi là TTĐN thương mại) xảy ra do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: Lấy cắp điện dưới nhiều hình thức, do chủ quan của người quản lý khi mất pha, công tơ đứng, cháy không xử lý, thay thế kịp thời,đấu nối sai sơ đồ đấu dây mạch đo đếm, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số của công tơ điện… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệ thống đo đếm thấp hơn so với điện năng khách hàng sử dụng. 1.2. Phƣơng pháp xác định tổn thất điện năng 1.2.1 Xác định tổn thất điện năng thực hiên qua hệ thống công tơ đo đếm của EVN. [2] Căn cứ theo Quy trình kinh doanh điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt nam và Quy định “Phương pháp xác định tổn thất điện năng trong Tổng công ty Điện lực miền Nam”, việc tính toán tổn thất điện năng được xác định qua việc ghi chỉ số công tơ điện. Ghi chỉ số công tơ nhằm mục đích làm cơ sở để tính toán điện năng giao nhận, mua bán được xác định thông qua chỉ số công tơ điện năng tác dụng(kWh), công tơ điện năng phản kháng(kVArh) , công tơ điện tử đa chức năng. Căn cứ kết quả ghi chỉ số để : a_ lập hóa đơn tiền điện. b_ Tổng hợp sản lượng điện giao nhận; sản lượng điện thương phẩm và sản lượng điện của các thành phần phụ tải; sản lượng điện dùng để truyền tải và phân phối (sản lượng điện tổn thất). c_ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn ngành; tính toán tỷ lệ tổn thất điện năng trong truyền tải, phân phối điện; quản lý và dự báo nhu cầu phụ tải. Việc ghi chỉ số công tơ được tiến hành như sau : Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 5 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học _ Đối với công tơ đầu nguồn, ranh giới : Công tơ ranh giới của Tổng công ty Điện lực với các đơn vị khác ( Công ty phát điện trong EVN và các nguồn điện mua ngoài , Tổng công ty truyền tải, các Tổng công ty Điện lực khác); công tơ ranh giới giữa các Công ty Điện lực trong Tổng công ty Điện lực ( đầu nguồn của các Công ty Điện lực) : ghi chỉ số vào 0h00 ngày 1 hàng tháng. Trường hợp điểm đo đếm ranh giới không có người trực hoặc không có công tơ tự ghi cho phép ghi vào 0h00 ± 12h ngày 1 hàng tháng. _ Việc ghi chỉ số của công tơ tổng tại các trạm biến áp phân phối hạ thế được thực hiện cùng với việc ghi chỉ số tất cả các công tơ khách hàng dùng điện sau trạm biến áp đó. _ Lịch ghi chỉ số toàn bộ số lượng công tơ khách hàng mua điện được xếp theo nhiều phiên trong cùng một tháng. Mỗi phiên ghi một ngày. Phiên cuối cùng ghi chỉ số vào ngày 25 để tính ngược về đầu tháng. Khuyến khích các đơn vị ghi chỉ số phiên cuối cùng gần sát ngày ghi chỉ số công tơ đầu nguồn, ranh giới của đơn vị. _ Với khách hàng lớn ghi chỉ số nhiếu phân kỳ : + Khách hàng có sản lượng trung bình từ 50.000 đến 100.000kWh/tháng ghi chỉ số công tơ 2 lần trong một tháng vào ngày 11 và 25 hàng tháng. + Khách hàng có sản lượng trung bình trên 100.000kWh/tháng ghi chỉ số công tơ 3 lần trong một thángvào các ngày 6,15,25 hàng tháng. Các Công ty Điện lực , Điện lực chỉ được thay đổi , điều chỉnh lịch ghi chỉ số trong những trường hợp đặc biệt và phải trình Tổng công ty Điện lực phê duyệt trước khi thực hiện. Căn cứ theo quy trình ghi chỉ số của Tập đoàn , phương pháp tình tổn thất điện năng qua hệ thống công tơ đo đếm của Công ty Điện lực và Điện lực do Tổng công ty miền Nam ban hành như sau : Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 6 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 1.2.1.1 Tổn thất điện năng của Công ty Điện lực: Tổng Công ty Điện lực khác Khách hàng sử dụng điện Các nhà máy điện của EVN và các Nhà máy điện độc lập x x x ATCTkhác_CTĐL AIPP_CTĐL ACTĐL_KH ACTĐL_IPP ACTĐL_TCTkhác Các Công ty Truyền tải điện thuộc NPT ACTTTĐ_CTĐL Lưới điện của Công ty Điện lực ACTĐL_Diesel Các Nhà máy điện x x ACTĐL_CTTTĐ ADiesel_CTĐL ACTĐL_CTĐLkhác hoặc cụm Diesel do CTĐL quản lý ACTĐL_CT x ACTĐLkhác_CTĐL Các CTĐL x ACT_CTĐL Công ty lưới điện cao thế Miền Nam a.Điện năng nhận : Điện năng nhận của Công ty Điện lực (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay), bao gồm: Tổng điện năng nhận từ các Nhà máy điện của EVN và Nhà máy điện độc lập: AIPP_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các Nhà máy điện hoặc cụm Diesel của CTĐL: ADiesel_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các Tổng Công ty Điện lực khác: ATCTkhác_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các Công ty Lưới điện Cao thế Miền Nam: ACT_CTĐL Tổng điện năng nhận từ các CTĐL khác: ACTĐLkhác_CTĐL Tổng điện năng nhận của CTĐL: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 7 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học ACTĐLnhận = AIPP_CTĐL + Adiesel_CTĐL + ATCTkhác_CTĐL + ACTTTĐ_CTĐL + ACT_CTĐL + ACTĐLkhác_CTĐL b. Điện năng giao (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay), bao gồm: Tổng điện năng giao các Nhà máy điện của EVN, các Nhà máy điện độc lập: ACTĐL_IPP Tổng điện năng giao cho hệ thống điện tự dùng của các Nhà máy điện hoặc cụm Diesel do CTĐL quản lý: ACTĐL_Diesel Tổng điện năng giao cho các Công ty Truyền tải điện: ACTĐL_CTTTĐ Tổng điện năng giao các Tổng Công ty Điện lực khác: ACTĐL_TCTkhác Tổng điện năng giao cho Công ty Lưới điện Cao thế Miền Nam: ACTĐL_CT Tổng điện năng giao cho các Công ty Điện lực khác: ACTĐL_CTĐLkhác Tổng điện bán cho khách hàng sử dụng điện: ACTĐL_KH Tổng điện năng giao của Công ty Điện lực: AĐLigiao = ACTĐL_IPP + ACTĐL_Diesel + ACTĐL_CTTTĐ + ACTĐL_TCTkhác + ACTĐL_CT + ACTĐL_CTĐLkhác + ACTĐL_KH c. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN không được tính vào điện năng để xác định tỷ lệ TTĐN trên lưới điện: Điện năng này được xác định bằng tổng các sản lượng điện năng đơn vị nhận rồi giao ngay cho khách hàng hoặc các đơn vị khác trên cùng một cấp điện áp tại cùng một trạm biến áp giao nhận điện năng: ACTĐL-khongTT d. Tổn thất điện năng của Công ty Điện lực: ΔACTĐL = ACTĐLnhận – ACTĐLgiao ΔACTĐL (%) = ΔACTĐL x 100% / (ACTĐLnhận – ACTĐL-khongTT) Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 8 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học 1.2.1.2. Tổn thất điện năng của Điện lực: Khách hàng sử dụng điện Tổng Công ty Điện lực khác x ATCTkhác_ĐL Các nhà máy điện của EVN và các Nhà máy điện độc lập x AIPP_ĐL x AĐL_KH AĐL_IPP ACTĐL_TCTkhác Các Công ty Truyền tải điện thuộc NPT ACTTTĐ_ĐL x AĐL_Diesel Các Nhà máy điện Lưới điện của Công ty Điện lực x AĐL_CTĐLkhác AĐL_CT x AĐLkhác_ĐL x AĐL_ĐLkhác ACTĐLkhác_ĐL Các CTĐL hoặc cụm Diesel ADiesel_ĐL do CTĐL quản lý AĐL_CTTTĐ Điện lực khác cùng Công ty Điện lực x ACT_ĐL Công ty lưới điện cao thế Miền Nam a. Điện năng nhận của Điện lực (kể cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay) bao gồm: - Tổng điện năng nhận từ các Nhà máy điện của EVN và Nhà máy điện độc lập: AIPP_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các Nhà máy điện hoặc cụm Diesel của CTĐL: ADiesel_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các Tổng Công ty Điện lực khác: ATCTkhác_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các Công ty Lưới điện cao thế Miền Nam: ACT_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các CTĐL khác: ACTĐLkhác_ĐL - Tổng điện năng nhận từ các Điện lực khác cùng Công ty Điện lực: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 9 Trƣờng Đại học Điện lực Luận văn tốt nghiệp cao học AĐLkhác_ĐL - Tổng điện năng nhận của các Điện lực: ACTĐLnhận = AIPP_ĐL + ADiesel_ĐL + ATCTkhác_ĐL + ACTTTĐ_ĐL + ACT_ĐL + ACTĐLkhác_ĐL + AĐLkhác_ĐL b. Điện năng giao (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay), bao gồm: - Tổng điện năng giao các Nhà máy điện của EVN, các Nhà máy điện độc lập: AĐL_IPP - Tổng điện năng giao cho hệ thống điện tự dùng của các Nhà máy điện hoặc cụm Diesel do CTĐL quản lý: AĐL_Diesel - Tổng điện năng giao cho các Công ty truyền tải điện: AĐL_CTTTĐ - Tổng điện năng giao cho các Tổng Công ty Điện lực khác: AĐL_TCTkhác - Tổng điện năng giao cho Công ty Lưới điện cao thế Miền Nam: AĐL_CT - Tổng điện năng giao cho các Công ty Điện lực khác: AĐL_CTĐLkhác - Tổng điện năng giao cho các Điện lực khác cùng Công ty Điện lực: AĐL_ĐLkhác - Tổng điện năng bán cho khách hàng: AĐL_KH - Tổng điện năng giao của Điện lực: ACTĐLgiao = AĐL_IPP + AĐL_Diesel + AĐL_CTTTĐ + AĐL_TCTkhác + AĐL_CT + AĐL_CTĐLkhác + AĐL_ĐLkhác + AĐL_KH c. Tổng sản lượng điện năng nhận và giao ngay không gây TTĐN không được tính vào sản lượng điện năng để xác định tỷ lệ TTĐN trên lưới điện: Điện năng này được xác định bằng tổng các sản lượng điện năng đơn vị nhận rồi giao ngay cho khách hàng hoặc các đơn vị khác trên cùng một cấp điện áp tại cùng một trạm biến áp giao nhận điện năng: Học viên: Ngô Văn Dũng - Lớp CH2-QLNL HCM 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.