Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long 100 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long 4 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long 90 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long 40
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 100 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................ TRÀ THỊ HUỲNH MAI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2005 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Thị Huỳnh Mai 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3 MỤC LỤC .................................................................................................................... 4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................................ 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 7 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................................... 7 4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 7 6. Giới hạn đề tài.......................................................................................................... 7 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 10 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 10 1.2. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu ............................................ 13 1.3. Đặc điểm công tác quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường Cao đẳng sư phạm ..................................................................................................... 17 1.3.1. Mục tiêu quản lý học tập: .............................................................................. 17 1.3.2. Nội dung quản lý học tập: ............................................................................. 19 1.3.3. Khách thể của quản lý học tập: ..................................................................... 21 1.3.4. Sự kết hợp giữa các chủ thể quản lý trong quản lý học tập: ......................... 23 1.3.5. Cơ chế quản lý học tập: ................................................................................. 28 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG ....... 31 2.1. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu ......................................................................... 31 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ............................................................................................................................... 32 2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học qua việc xin ý kiến của cán bộ quản lý khoa Tự nhiên – Tin học và phòng Đào tạo trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. ............................................................. 32 2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học bằng phương pháp điều tra. .............................................................................. 34 4 2.3. Đối chiếu cơ sở lý luận với thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long ...................................... 61 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG ............................................................................. 66 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 78 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 83 5 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động của con người, quản lý là một trong những công việc quan trọng, bởi vì nó điều phối lao động để đạt mục tiêu. Trường Sư phạm là nơi đào tạo giáo viên, vì thế, việc quản lý giáo dục trong nhà trường thực chất là quản lý chất lượng đào tạo người thầy cho xã hội. Tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý trường sư phạm cũng chính là góp phần trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Chất lượng giáo dục là kết quả của nhân cách được đào tạo và cũng là chất lượng của quá trình đáp tạo nhân cách. Chất lượng quản lý trường sư phạm được thể hiện ở chất lượng quản lý hoạt động dạy-học, hoạt động giáo dục sinh viên. Một trong những biểu hiện của chất lượng quản lý dạy-học là kết quả học tập. Do đó, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên đang được xem là trọng tâm của công tác quản lý giáo dục trong các trường sư phạm. Giáo viên được đào tạo từ các trường sư phạm là nguồn nhân lực có chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lực lượng này sẽ là lực lượng quan trọng trong việc xây dựng xã hội Việt Nam thành một xã hội học tập ở thế kỷ XXI, ở đó mỗi người đều có năng lực và thối quen tự học suốt đời. Vì vậy, trường sư phạm là nơi mà sinh viên được rèn luyện kỹ năng tự học để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Từ đó, chính bản thân họ sẽ hình thành và phát triển những kỹ năng học tập nhằm thực hiện được các nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ tự quản lý việc học tập của bản thân. Với những điều kiện đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục bước vào thế kỷ XXI của nước ta nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng thì việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên trở thành vấn đề bức xúc đặt ra đối với trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. Để có thể đề ra các biện pháp khả thi trong nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, việc làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý học tập đối với sinh viên nói riêng là cần thiết. 6 Với những lý do trên, đề tài "Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Long" được nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học của nhà trường. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu • Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. • Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. 4. Giả thuyết nghiên cứu Khi quản lý tốt hoạt động học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học thì trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long sẽ hình thành được kỹ năng tự học cho bản thân sinh viên - biểu hiện ở kết quả trong học tập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài được thực hiện với những nhiệm vụ sau: • Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. • Nghiên cứu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. • Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. 6. Giới hạn đề tài • Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở: 7 - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đang trực tiếp tham gia đào tạo giáo viên tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. - Sinh viên ngành Tiểu học trường Cao đẳng Sư phcạm Vĩnh Long năm học 2004 - 2005. • Trong phương pháp nghiên cứu, người nghiên cứu chỉ điều tra các hoạt động học tập có chung ở sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 ngành Tiểu học và không so sánh kết quả điều tra giữa sinh viên theo lớp, khối, giới tính khi xử lý số liệu. • Đề tài chỉ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. 7. Phương pháp nghiên cứu • Các phương pháp nghiên cứu lý luận để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài. • Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học và định hướng cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm góp phạn nâng cao chất lượng quản lý học tập trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long, gồm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau: - Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục qua việc xin ý kiến của cán bộ quản lý trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long về thành quả trong quản lý nhà trường, nội dung cơ bản trong quản lý dạy-học, nhận thức về hoạt động học tập của sinh viên ngành Tiểu học; - Điều tra bằng phiếu thăm dò trên giáo viên, sinh viên ở ngành Tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long với nội dung tìm hiểu: + Mục đích học, hứng thú học, mức độ thực hiện các quy chế và quy định có liên quan đến hoạt động học, thời gian học, cách tự học, việc xây dựng kế hoạch học tập của sinh viên; 8 + Mức độ đánh giá của giáo viên và sinh viên về: cơ sở vật chất phục vụ việc học tập, số lượng và chất lượng tài liệu học; + Nhận thức của giáo viên và sinh viên về: yếu tố quyết định chất lượng học, chủ thể trực tiếp quản lý học tập của sinh viên, các nguyên nhân làm hạn chế kết quả học tập; + Các biện pháp mà giáo viên sử dụng trong dạy học; + Kiến nghị của sinh viên đối với nhà trường trong quản lý học tập; + Nhận xét của giáo viên về hoạt động học tập của sinh viên ngành Tiểu học. • Các phương pháp thống kê toán: Sử dụng các phương pháp thống kê toán nhằm xử lý số liệu như: lập bảng phân bố tần số, tính tỉ lệ. Dùng kiểm nghiệm chi bình phương để tìm xem có sự khác biệt hay không có sự khác biệt ý nghĩa giữa ý kiến của giáo viên và sinh viên với mức xác suất ý nghĩa là 2 0.01, tính x 2 bằng công thức: xtotal = ∑ xy2 trong đó 𝑥𝑦2 = 9 (𝑓0− 𝑓𝑒 )2 𝑓𝑒 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào; một quốc gia muốn phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo đều phải có sự quan tâm đúng mức đến việc đào tạo giáo viên, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên. "Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học" [61; 138] chính là một trong những mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 - 2010. Vì thế, hệ thống quản lý giáo dục các trường sư phạm ở nước ta hiện nay đang tập trung vào quản lý chất lượng đào tạo. Đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học có chất lượng đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục quan tâm. • Nguyễn Hữu Dũng với bài "Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học" [15] cho rằng: các nhà quản lý giáo dục cần xác định đúng đắn mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên tiểu học. - Mục tiêu đào tạo phải hướng vào việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên thành nhà giáo dục, có tính tích cực công dân, tính sáng tạo. - Nội dung đào tạo gồm những kiến thức và kỹ năng có liên quan đến môn học; những kiến thức và kỹ năng có liên quan đến việc tiến hành hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. - Phương pháp đào tạo giáo viên tiểu học cần theo hướng tập trung vào hoạt động của người học. • Trong bài viết "Về đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo" [56], Nguyễn Hữu Trí, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, đã nêu lên các giải pháp cho các nhà quản lý trường sư phạm, như: - Đổi mới công tác tuyển sinh; Thực hiện triệt để việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm; 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.