Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 115 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 810 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 18 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 34
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 115 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ BÍCH LỆ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ BÍCH LỆ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG HỒNG HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đề tài “ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Bích Lệ LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập, tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý công. Tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo giảng dạy chương trình cao học chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Quang Hồng - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng UBND huyện Lâm Thao, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện Lâm Thao và các xã trên địa bàn huyện Lâm Thao đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cộng tác để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan chủ quản, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./. Lâm Thao, ngày tháng năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Bích Lệ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo BCH Ban Chấp hành CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CHQS Chỉ huy quân sự CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTMT Chương trình mục tiêu DN Doanh nghiệp GTNT Giao thông nông thôn HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp Tác xã KT-XH Kinh tế xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc NNLN Nông nghiệp lâm nghiệp NNNDNT Nông nghiệp, nông dân, nông thôn NSNN Ngân sách Nhà nước NT Nông thôn PT Phát triển TDP Tổ dân phố THCS Trung học cơ sở TW Trung Ương UBND Ủy ban nhân dân XDNTM Xây dựng nông thôn mới MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI......................................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm quản lý ............................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước ........................................................ 9 1.1.3. Khái niệm về nông thôn.................................................................... 9 1.1.4. Khái niệm về nông thôn mới .......................................................... 10 1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ................. 1.1.6. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới..................................... 11 1.1.7. Quan điểm, mục tiêu của xây dựng nông thôn mới........................ 12 1.1.8. Đặc trưng, nguyên tắc của xây dựng nông thôn mới ..................... 13 1.1.9. Nội dung xây dựng nông thôn mới ................................................. 14 1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ........................................ 26 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ............... 17 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới....... 25 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trong nước và những bài học rút ra cho huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ............... 28 1.3.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh, thành phố trong nước .................................................................. 28 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng nông thôn mới mà huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có thể tham khảo và vận dụng......... 34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ............ 36 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao.................... 36 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 36 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 38 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao trong thời gian qua ......................................................................... 39 2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ........................................................................................................... 39 2.2.2. Chủ trương, quan điểm của tỉnh Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới ............. 41 2.2.3. Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao trong thời gian qua ................................................................................ 47 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................................................................. 56 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân....................................... 56 2.3.2. Những yếu kém, hạn chế và nguyên nhân ...................................... 70 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................... 77 3.1. Chủ trương, quan điểm của tỉnh Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 .. 77 3.1.1.Mục tiêu ........................................................................................... 92 3.1.2. Các nội dung thi đua ...................................................................... 78 3.1.3. Biện pháp thực hiện............................................................................ 3.2. Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2020 ........................................................................ 81 3.2.1. Phương hướng ................................................................................ 82 3.2.2. Mục tiêu .......................................................................................... 82 3.3. Các giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ................................................................................... 85 3.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới ..................................................... 85 3.3.2. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt ........................................................................................... 87 3.3.3. Đẩy mạnh thu hút và huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế xã hội .......................................................................... 88 3.3.4. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn ................................................... 91 3.3.5. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường ................................................................................ 93 3.3.6. Tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội ......................................................................... 95 3.3.7. Củng cố, kiện toàn, tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở .................................................................. 98 3.3.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành quy hoạch, các chính sách, pháp luật của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. .................................................................................................................. 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 99 1. Kết luận ..................................................................................................... 100 2. Kiến nghị ................................................................................................... 100 2.1.1. Đối với các Bộ, ngành ở Trung Ương.......................................... 100 2.1.2. Đối với tỉnh................................................................................... 101 2.1.3. Đối với cấp xã .............................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với khoảng 70% dân số sống trên địa bàn, nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Là địa bàn chiến lược, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với quan điểm: cần có bước phát triển mới về NNNDNT, trong đó chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bền vững; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội NT ổn định; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững, bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN. XD NTM chính là giải pháp quan trọng thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa X đã đề ra, tạo động lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Nông thôn mới có thể khái quát theo 5 nội dung cơ bản là: làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý 1 dân chủ. Trên cơ sở các nội dung của Nghị quyết 26-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020, nêu rõ 19 tiêu chí và 7 nhóm giải pháp. Có thể nói, đây là một chương trình trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết 26-NQ/TW, là chương trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của 16 chương trình mục tiêu quốc gia và 14 chương trình hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai ở địa bàn nông thôn trên phạm vi cả nước. Chính vì vậy thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân nông thôn mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội chung trong cả nước. Huyện Lâm Thao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, với diện tích tự nhiên 9.769,11 ha, có 12 xã và 2 thị trấn ; dân số 102,4 nghìn người trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm 82,08%. Thời gian qua CTMTQG XDNTM trên địa bàn huyện đã được cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở triển khai nghiêm túc, kịp thời, huy động được cả hệ thống chính trị tham gia vào phong trào Toàn dân chung sức XD NTM, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có sự chuyển biến rõ nét. Đến năm 2015, Lâm Thao là huyện đầu tiên của tỉnh Phú Thọ đạt danh hiệu huyện NTM với 10/12 xã đạt xã NTM. Tuy nhiên, quá trình triển khai XD NTM trên địa bàn huyện vẫn còn có những khó khăn cả về cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư, về nhận thức của đội ngũ cán bộ có lúc, có nơi chưa thật đầy đủ và chưa tích cực vào cuộc, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn: Vấn đề cốt lõi của XD NTM chính là nâng cao thu nhập, mức sống của cư dân nông thôn, tạo sự hài lòng của người dân đối với sự quản lý, điều hành của chính quyền Nhà nước các cấp. Song phải xác định: XD NTM là nhiệm vụ lâu dài, không thể nhanh chóng hoàn thành trong ngày một ngày hai, và XD NTM cũng chưa kết thúc khi các địa phương hoàn thành các 2
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.