Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa 93 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa 7 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa 40
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 93 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUYỀN TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUYỀN TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Thị Thanh Quý THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được cá nhân tôi thực hiện. Mọi kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quý - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về tri thức, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa học này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ...............................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi vấn đề nghiên cứu ................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn………………………………………………... .7 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 8 NỘI DUNG ......................................................................................................... 9 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU ......................................................................... 9 1.1. Tìm hiểu chung về văn hóa - văn học ...................................................... 9 1.1.1. Văn hóa .................................................................................................. 9 1.1.2. Văn học ................................................................................................ 12 1.2. Vai trò, vị trí của văn hóa và văn học ..................................................... 15 1.2.1. Văn học phản ánh, soi chiếu văn hóa .................................................. 15 1.2.2. Văn học góp phần lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa ..................... 18 1.3. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ............................................... 19 1.3.1. Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa ........................ 19 1.3.2. Tiếp cận văn hóa trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu ..................... 21 1.4. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu .............................................................. 23 1.4.1. Vài nét về dân tộc Thái ........................................................................ 23 1.4.2. Vài nét về truyện thơ Tiễn dặn người yêu ........................................... 26 iii Chương 2. NỘI DUNG TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ................................................................................... 29 2.1. Tín ngưỡng dân gian trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu ................... 29 2.2. Phong tục, tập quán trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu ..................... 34 2.3. Văn hóa ứng xử trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu ........................... 42 2.3.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình ............................................................ 42 2.3.2. Văn hóa ứng xử trong xã hội ............................................................... 45 Chương 3. NGHỆ THUẬT TRUYỆN THƠ TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ....................................................................... 52 3.1. Biểu tượng văn hóa trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu ..................... 52 3.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 52 3.1.2. Một số biểu tượng tiêu biểu ................................................................. 53 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................ 60 3.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 60 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu . 61 3.3. Ngôn ngữ trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu ..................................... 73 KẾT LUẬN....................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 80 PHỤ LỤC iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học – văn hóa là hai lĩnh vực không thể thiếu trong mọi tiến trình lịch sử của bất kì quốc gia, dân tộc nào. Thông qua văn học, chúng ta có thể nhận ra diện mạo văn hóa của một quốc gia, và ngược lại. Văn học có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa, là một trong những yếu tố góp phần hình thành lên bản sắc văn hóa dân tộc, văn học là tấm gương phản chiếu một phần văn hóa. Văn học giúp hình thành, phát triến, làm mới văn hóa. Đến lượt văn hóa, văn hóa tạo đông lực, là tiền đề thúc đẩy văn học phát triển, không ngừng đổi mới. Văn hóa và văn học có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc, toàn diện đời sống văn học của cả cộng đồng, dân tộc. 1.2. Truyện thơ là thể loại văn học quan trọng trong nền văn học các dân tộc thiểu số. Trong đó truyện thơ dân tộc Thái đã có những đóng góp vô cùng lớn làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian dân tộc Thái nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung. Nói tới truyện thơ Thái chúng ta nhắc đến truyện thơ Tiễn dặn người yêu - tác phẩm tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện thơ của dân tộc Thái. Vì vậy nghiên cứu truyện thơ Tiễn dặn người yêu là góp phần làm rõ hơn diện mạo văn học Thái, đặc biệt hơn khi chúng ta khám phá truyện thơ dân tộc Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp riêng, gợi mở những hướng tiếp cận sâu sắc về nội dung, nghệ thuật và về văn hóa của dân tộc Thái. Hơn nữa, đây là một trong những tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu được đưa vào Chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành. SGK lớp 10 không đưa hết toàn văn tác phẩm nhưng qua trích đoạn thơ Tiễn dặn người yêu, người học có thể cảm nhận phần nào giá trị của truyện thơ. 1 Trên tiến trình nghiên cứu văn học đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Tiễn dặn người yêu. Nhưng tìm hiểu truyện thơ dưới góc nhìn văn hóa cho đến nay vẫn còn ít và cũng chưa có công trình nào tiếp cận sâu sắc bản chất vấn đề. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Truyện thơ Tiễn dặn người yêu dưới góc nhìn văn hóa”, với đề tài này tôi hi vọng sẽ góp một cách nhìn mới về những giá trị văn hóa của dân tộc Thái qua truyện thơ Tiễn dặn người yêu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về văn hóa học đã hình thành và phát triển rất sớm trên thế giới với nhiều công trình tiêu biểu như: E.B.Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy xuất bản năm 1871 đến những nghiên cứu của M. Bakhtin về văn hóa, văn học trong những công trình tiêu biểu của ông như Sáng tác của Francois Rabelais và văn hóa dân gian thời Trung cổ và phục hưng (1965) đã khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa và văn học. Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà văn hóa, văn học như: Mikhail Epstein, Yuri Lotman…. 2.2. Ở Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XX, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Từ việc đưa ra những quan điểm về mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyết phương Tây áp dụng vào thực tiễn Việt Nam đến việc thực nghiệm trên một số tác phẩm của các tác gia tiêu biểu, giới nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa - văn học dưới sự soi rọi của ánh sáng văn hóa. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu thành công trong việc tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa như: Trần Đình Hượu với công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995) đã chỉ ra mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại: Dựa trên phương diện tìm hiểu lý thuyết, kết hợp phân tích, tổng hợp, ông đã tìm ra bản chất và quy luật của đối tượng: “Nghiên cứu là cho thực tế, và từ thực tế để nghiên cứu”; nghiên cứu Nho giáo, chủ yếu là thấy được sự sự tồn 2 tại, vận động của nó trong thực tiễn (trong đời sống xã hội, gia đình, họ hàng, làng, nước; trong văn hóa, văn học, nghệ thuật…). GS.TS Trần Nho Thìn với công trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đã có những lí giải mới về văn học trung đại và văn hóa: Nội dung cuốn sách được chia làm ba phần, gồm cả lí luận và thực tiễn. Trong phần thứ nhất của quyển sách, tác giả đưa ra các khái niệm về văn hóa học và cách nhìn nhận văn học từ hệ quy chiếu văn hóa học. Phần thứ hai, các vấn đề của văn học trung đại Việt Nam được tác giả tiếp cận và giải quyết theo cơ sở văn hóa học hết sức đọc đáo. Phần cuối, bằng cách so sánh đối chiếu giữa hai cặp khái niệm cũ - mới, trên cơ sở đặc trưng văn hóa, GS.TS Trần Nho Thìn có nhận xét về các vấn đề trong giai đoạn giao thời cực kì nhạy cảm của văn học nước ta, giai đoạn mà cái cũ dần lùi lại để cái mới tiến lên. [31, tr. 70] PGS.TS. Nguyễn Bá Thành trong Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, đã cho rằng: “Ta có thể nhìn thấy các chặng đường vận động và thay thế nhau của các mô hình văn hóa do sự chọn lựa của người Việt Nam. Văn hóa khởi nguyên, Văn hóa theo mô hình Trung Hoa, Văn hóa theo mô hình phương Tây, và Văn hóa dân tộc tự chủ là bốn mô hình, bốn kiểu văn hóa, bốn thời đại văn hóa của Việt Nam. Ở mỗi chặng đường, mỗi mô hình văn hóa đều là kết quả của sự tiếp nối, kế thừa và biến đổi của văn hóa dân tộc trong giao lưu và hội nhập. Hẳn nhiên sẽ có một sợi dây xuyên suốt các mô hình văn hóa làm thành bản sắc Việt Nam bên cạnh một cái nền cơ bản làm nảy sinh văn hóa Việt Nam.” [42, tr. 135]. Nghiên cứu về văn học dân gian dưới góc nhìn văn hóa cũng có một số bài viết tiêu biểu như: Đề tài luận văn thạc sĩ Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa của Tô Thị Quỳnh Mai đã làm rõ nét văn hóa cổ truyền của mảnh đất Thái Bình qua những câu tục ngữ tiêu biểu. Bên cạnh đó là bài nghiên cứu khoa học: Ẩn dụ về con người trong ca dao Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của Trần Thị Minh Thu. Trong bài viết tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, sự ý nhị, tinh tế trong suy nghĩ, tình cảm của con người Việt 3 Nam được gửi gắm kín đáo qua những ẩn dụ, biểu tượng mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt, từ đó làm nổi bật những đặc trưng văn hóa trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Như vậy các bài viết trên đã đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa và mở ra những hướng khai thác mới trong việc tìm hiểu các tác phẩm văn học. 2.3. Trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Thái, truyện thơ là một trong những thể loại tiêu biểu và đặc sắc nhất. Qua truyện thơ chúng ta có thể tìm hiểu về nếp sống, phong tục tập quán, về văn hóa của dân tộc Thái. Nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Thái đã có nhiều bài viết hay và đặc sắc như: Người Thái ở Tây Bắc - Việt Nam của tác giả Cầm Trọng. Bài viết đã ghi lại một số phong tục, tập quán, một số khái niệm về đạo lý làm người mà con người trong xã hội người Thái đã trải qua. Sách văn học chuyên biệt đầu tiên có tính chất nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Thái mang tên Tìm hiểu văn học dân tộc Thái Việt Nam của Cầm Cường, ông đã biên soạn và trích đăng một số truyện thơ Thái tiêu biểu viết về chủ đề lịch sử, xã hội và tình yêu như Chương Han, Xống Chụ Xon Xao, Khun Lú - Náng Ủa… Trên tinh thần tự hào dân tộc và trân trọng di sản văn hóa truyền thống của cha ông để lại. Lê Trường Phát với bài viết Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số đã trình bày khái quát về thi pháp truyện thơ đặc biệt người viết đã đưa ra một cái nhìn khá toàn diện về thi pháp truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Đến năm 2014, tác giả Ngô Thị Thanh Quý với công trình nghiên cứu Truyện thơ Tiễn dặn người yêu góc nhìn thi pháp đã tập trung làn rõ những thi pháp nghệ thuật trong tác phẩm như vấn đề kết cấu, cốt truyện, thi pháp nhân vật, thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật, lời văn nghệ thuật của tác phẩm Tiễn dặn người yêu. Bên cạnh đó là các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu về truyện thơ dân tộc Thái như: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Phượng Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội với đề tài Nghiên cứu một số truyện thơ dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh. Bài viết đã so sánh, lí 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.