Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử 109 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử 13
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 109 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ THẢO TIỂU THUYẾT LẠNG SƠN SAU 1975 VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ THẢO TIỂU THUYẾT LẠNG SƠN SAU 1975 VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THU THỦY THÁI NGUYÊN - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Dương Thị Thảo i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Ngô Thu Thủy, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này. Dù đã rất cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thiện luận văn, nhưng tôi nhận thấy luận văn của mình vẫn còn rất nhiều hạn chế thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2019 TÁC GIẢ Dương Thị Thảo ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 8 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9 7. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 10 8. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 11 Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT LẠNG SƠN ......................................................................................... 12 1.1. Quan niệm về tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử ............................................. 12 1.2. Cơ sở hình thành đề tài lịch sử trong tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 ............ 20 1.3. Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử ............................................ 26 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 28 Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LẠNG SƠN SAU 1975 VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ.................................................. 30 2.1. Tái hiện chân thực biến cố, sự kiện, nhân vật lịch sử..................................... 30 2.1.1. Lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc .................................................. 30 2.1.2. Chân dung các nhân vật lịch sử ................................................................... 38 2.2. Suy tư, chiêm nghiệm về đời sống, con người hiện tại .................................. 48 2.2.1. Những chiêm nghiệm về đời sống hiện tại .................................................. 48 2.2.2. Những suy tư về số phận con người ............................................................ 56 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 62 iii Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT LẠNG SƠN SAU 1975 .................. 64 3.1. Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975.................... 64 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử ............................................................ 71 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ...................................................... 72 3.2.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm nhân vật ........................................................ 76 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật....................................................................................... 84 3.3.1. Lớp từ chỉ địa danh mang đậm dấu ấn miền núi ......................................... 85 3.3.2. Lớp ngôn ngữ đời sống giản dị, nhiều màu sắc, đậm chất địa phương ....... 87 3.3.3. Lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận ....................................................... 91 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 94 KẾT LUẬN........................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 100 iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lịch sử dân tộc là một đề tài khá quen thuộc trong sáng tạo văn học nghệ thuật của nhân loại. Những vấn đề của lịch sử dân tộc đã được các văn nghệ sĩ quan tâm nghiên cứu, tìm tòi, khám phá để từ đó sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị lâu bền. Qua các tác phẩm viết về đề tài lịch sử, các nhà văn gián tiếp bày tỏ lòng yêu nước, thể hiện ý thức tự tôn và lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Trong nền văn học của nước ta từ những năm đầu thế kỷ XXI đã xuất hiện một loạt tiểu thuyết lịch sử dày dặn, công phu, có nhiều đổi mới trong nghệ thuật. Tiểu thuyết lịch sử nhìn chung đã gặt hái được những thành công và có ý nghĩa to lớn. Thế nhưng, những công trình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ở nước ta còn ít, chưa bao quát cũng như đi sâu vào mảng này, đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ sau 1975 đến nay. Đời sống văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung ở nước ta những năm đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển nở rộ và thăng hoa của đề tài lịch sử. Đặc biệt, tinh thần đổi mới từ sau 1986 đã thổi vào nền văn học một luồng sinh khí mới, phá tan đi sự "đơn điệu" trong tư duy nghệ thuật của văn học giai đoạn 1945-1975. Trong sự vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết được coi là cỗ máy cái. Việc thiếu vắng thành tựu của thể loại này là một chỗ trống đáng buồn cho bất cứ nền văn học nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tiểu thuyết viết về quá khứ luôn luôn ở trong tâm điểm của đời sống văn chương và là bộ phận đạt được nhiều thành tựu nhất của văn chương Việt Nam đương đại. 1.2. Tiểu thuyết lịch sử là thể loại tiểu thuyết mới xuất hiện và được chú ý nhiều trong thế kỷ XX. Trong những năm vừa qua đề tài lịch sử luôn thu hút sự chú ý khám phá của nhiều thế hệ nhà văn cũng như độc giả. Nhìn lại nền văn học nước nhà có thể thấy, tiểu thuyết lịch sử đã có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển của văn xuôi dân tộc. Trong đó có sự góp mặt của tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài này. Việc tìm hiểu các tác phẩm viết về đề tài lịch sử rất có ý nghĩa bởi qua đó ta thấy được thái độ, đánh giá của tác giả trước một nhân vật lịch sử, một 1 sự kiện lịch sử hay một triều đại lịch sử đã qua như thế nào; đồng thời việc tìm hiểu các tác phẩm này, cũng giúp ta có cái nhìn mới đối với các nhà văn khi xử lý về đề tài lịch sử. 1.3. Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở phía Đông bắc của Tổ quốc Việt Nam, nơi đây in đậm dấu ấn các sự kiện trọng đại của cả nước, đây là vùng các đoàn sứ bộ của nước ta đi sang Trung Quốc và cũng là nơi các đoàn sứ bộ của Trung Quốc vào Việt Nam. Có thể nói Lạng Sơn là vùng đất biên giới giàu truyền thống văn hóa, giàu kì tích lịch sử, trong các cuộc chiến tranh chống giặc phương Bắc xâm lược, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã cùng nhân dân cả nước anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước nhà, lập nên nhiều chiến công hiển hách, ghi vào lịch sử những trang vàng chói lọi, những chiến dịch như Đường số 4, chiến dịch biên giới thu - đông (1947-1950)… Những cái tên Bông Lau, Lũng Phầy, Đèo Khách, Ba Sơn, Ải Chi Lăng, chiến khu Bắc Sơn, Bản Nằm… đã mãi đi vào lịch sử vẻ vang của đất nước. Trong cuộc chiến đấu gian khổ và đầy ác liệt ấy, có không biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống vì mục tiêu cao cả là giữ vững biên cương, bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc, không ít người đã trở thành những anh hùng, dũng sĩ với công lao to lớn và nhiều chiến công hiển hách như Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri… Những con người, những địa danh, những chiến công đó đã in sâu vào tâm khảm mỗi chúng ta, để lại niềm tự hào và lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc. Chính những sự kiện, con người của vùng đất biên cương này đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn Lạng Sơn trong việc khắc họa lại những nhân vật lịch sử, những sự kiện hào hùng, làm nên những cuốn tiểu thuyết lịch sử của mình, cũng là những bài học giáo dục truyền thống, ý thức, lòng tự tôn dân tộc cho các thế hệ nhân dân Lạng Sơn. Đề tài lịch sử và lịch sử đấu tranh cách mạng trong văn học Lạng Sơn nói chung và văn xuôi Lạng Sơn giai đoạn sau 1975 nói riêng đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, có những tác phẩm đã gây tiếng vang trong lòng người đọc như: Ngả đường khiếp sợ của Nông Văn Côn, Mũi tên thần của Quang Huynh, Khau slin hùng vĩ của Vũ Ngọc Chương, Trưởng thành trong đấu tranh cách mạng của 2 Hoàng Văn Kiểu (do Vũ Ngọc Chương ghi)… Đặc biệt phải kể đến nhà văn Nguyễn Trường Thanh - người viết về đề tài lịch sử với một bút lực dồi dào, các tiểu thuyết của ông đã được các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học đánh giá cao, được bạn đọc cả nước đón nhận nhiệt tình như các cuốn Kỳ tích Chi Lăng, Hoa trong bão, Tướng không phong hàm, Một thời biên ải, Ngôi nhà của cha, Hương ngàn, Hoa bất tử. Những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử đấu tranh oanh liệt của anh em đồng bào các dân tộc Lạng Sơn đã giúp cho người đọc có được một cái nhìn xuyên suốt và hệ thống về lịch sử của quê hương mình, nuôi dưỡng và bồi đắp thêm tinh thần yêu nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho mọi thế hệ. 1.4. Hơn nữa, bản thân là một người con của tỉnh Lạng Sơn, tôi mong muốn được có điều kiện tìm hiểu một cách sâu sắc và cụ thể về văn học tỉnh nhà để có một cái nhìn toàn diện, hệ thống hơn về văn học Lạng Sơn nói chung và tiểu thuyết Lạng Sơn về đề tài lịch sử nói riêng, từ đó góp phần khẳng định thêm một tiếng nói về những giá trị tiêu biểu của văn học Lạng Sơn trong nền văn học dân tộc. Vì những lí do nêu trên nên chúng tôi đã lựa chọn văn học Lạng Sơn làm đối tượng để nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một đề tài và khả năng tìm hiểu còn hạn chế, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề Văn xuôi Lạng Sơn và văn xuôi Lạng Sơn về đề tài lịch sử đã có những đóng góp đáng kể vào nền văn học hiện đại nói chung và văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Qua khảo sát, chúng tôi thấy đã có một số bài, công trình nghiên cứu và một số cuộc hội thảo bàn về xung quanh vấn đề này. Trong cuộc hội thảo văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỉ XIX năm 2009, nhà báo Nguyễn Quang Huynh với bài Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỉ XXI với đề tài lịch sử nhận xét: “Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỉ XXI viết về đề tài lịch sử đáng kể nhất phải nói đến một số tiểu thuyết dày dặn của tác giả Nguyễn Trường Thanh, đó là các tiểu thuyết: Một thời biên ải (Hội VHNT Lạng Sơn Tập 1-2000, tập 2-2008), Ngôi nhà của cha 3 (NXB văn hóa thông tin-2007), Hương ngàn (NXB Hội nhà văn-2008), Hoa bất tử (NXB Hội nhà văn-2009) [20]. Và nhà báo Quang Huynh khẳng định: “Qua khảo sát bước đầu về văn học Lạng Sơn, có thể khẳng định rằng: Văn xuôi Lạng Sơn ở thể loại tiểu thuyết đã có khá nhiều tác phẩm viết về đề tài lịch sử và có những tác phẩm thành công rất đáng trân trọng…”, ông cũng cho rằng: “Văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỉ XXI mà tập trung là thể loại tiểu thuyết đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và có những thành công rất đáng trân trọng” và “Văn học Lạng Sơn những năm đầu thế kỉ XXI viết về đề tài lịch sử, mà tập trung là hai tác giả Nguyễn Trường Thanh và Vũ Ngọc Chương, đã có những thành tựu rất đáng phấn khởi” [20]. Như vậy, có thể thấy rằng sáng tác của các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn mà tiêu biểu là nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã được các nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao. Hiện nay theo khảo sát, chúng tôi thấy vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về tiểu thuyết Lạng Sơn nói chung và tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử nói riêng. Mặc dù vậy, rải rác trên báo, tập chí vẫn có những bài viết, đánh giá, nhận xét mỗi khi có một tiểu thuyết về lịch sử Lạng Sơn ra đời. Được giới phê bình nghiên cứu quan tâm và chú ý hơn cả là nhà văn Nguyễn Trường Thanh và những sáng tác của ông, bởi ông là một trong số những nhà văn tiêu biểu của Lạng Sơn, với một bút lực dồi dào ông đã viết một số lượng lớn các tiểu thuyết về đề tài lịch sử. Nhà nghiên cứu Trung Thành có bài đánh giá về tác giả Nguyễn Trường Thanh trong cuộc Hội thảo văn xuôi Lạng Sơn những năm đầu thế kỷ XXI năm 2009: “Ở thể loại tiểu thuyết lịch sử nhà văn Nguyễn Trường Thanh là tác giả nổi bật đã dày công viết tiểu thuyết lịch sử của quê hương Lạng Sơn - nơi có bề dày lịch sử, từng lập nên những chiến công oanh liệt, những thành tích vẻ vang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc”[46] Khi tiểu thuyết lịch sử Kỳ tích Chi Lăng ra đời (1981), nhà nghiên cứu văn học Hương Thanh đã có bài nhận xét: “Cuốn sách ra đời lập tức gây được tiếng vang bởi giá trị thời sự và văn học của nó. Bởi đây là những tháng ngày căng thẳng 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.