Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Quang Thiều

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Quang Thiều 97 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Quang Thiều 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Quang Thiều 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Quang Thiều 39
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Quang Thiều
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 97 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ NGỌC HẠNH NHUNG TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ NGỌC HẠNH NHUNG TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH THÁI NGUYÊN - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những nội dung trong luận văn “Tản văn của Nguyễn Quang Thiều” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình khác. Mọi tham khảo trong luận văn đều được ghi trong mục tham khảo với tên tác giả, tên công trình và thời gian rõ ràng. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Tác giả Luận văn Đỗ Ngọc Hạnh Nhung i LỜI CẢM ƠN Sau hai năm nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sỹ chuyên ngành Văn học Việt Nam và hoàn thành luận văn: “Tản văn của Nguyễn Quang Thiều”. Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Thiều, tác giả cuốn tản văn “Mùi của kí ức”; “Có một kẻ rời bỏ thành phố” đã cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý báu để tôi hoàn thành cuốn luận văn này! Đặc biệt, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, người thầy luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn! Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Luận văn Đỗ Ngọc Hạnh Nhung ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i MỤC LỤC............................................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 5. Nhiệm vụ của luận văn .................................................................................... 8 6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 9 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 10 Chương 1: TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG TẢN VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI......................................................................... 10 1.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và các sáng tác của ông............ 10 1.1.1. Tiểu sử ..................................................................................................... 10 1.1.2. Quá trình sáng tác và giải thưởng ............................................................ 11 1.1.3. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Quang Thiều ....................................... 13 1.2. Tản văn của Nguyễn Quang Thiều trong bộ phận tản văn Việt Nam đương đại ................................................................................................. 16 1.2.1. Khái niệm về tản văn ............................................................................... 16 1.2.2. Khái quát về tản văn Việt Nam đương đại .............................................. 17 1.2.3. Tản văn Nguyễn Quang Thiều - Một tiếng nói độc đáo trong tản văn Việt Nam hôm nay................................................................................... 21 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................. 24 Chương 2: HOÀI NIỆM VỀ VĂN HÓA LÀNG QUÊ VIỆT NAM VÙNG BẮC BỘ TRONG TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU ....................... 25 2.1. Tình yêu và sự luyến tiếc cho những giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam đang mai một .............................................................. 25 iii 2.1.1. Văn hóa kiến trúc của làng quê trong quá trình đô thị hóa ..................... 26 2.1.2. Văn hóa ẩm thực của làng quê đồng bằng Bắc bộ .................................. 34 2.1.3. Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của làng quê đồng bằng Bắc bộ ...................................................................................... 45 2.2. Tình yêu và niềm tự hào dành cho những người dân quê - chủ thể sáng tạo, bảo tồn và truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống .......... 51 2.2.1. Người dân quê Bắc Bộ - chủ thể sáng tạo giá trị văn hóa truyền thống của làng quê ..................................................................................... 51 2.2.2. Người dân quê Bắc Bộ - chủ thể tiếp nhận, thưởng thức, lưu giữ và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống .......................................................... 53 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 56 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TỰ SỰ ĐẶC SẮC TRONG TẢN VĂN CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU. ..................................... 57 3.1. Hình tượng người trần thuật ....................................................................... 57 3.1.1. Hình tượng người trần thuật thi sĩ . ......................................................... 58 3.1.2. Hình tượng người trần thuật triết luận ..................................................... 64 3.2. Biểu tượng nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Quang Thiều ...................... 69 3.2.1. Hình tượng làng Chùa - biểu tượng cho văn hóa làng quê đồng bằng Bắc Bộ .......................................................................................... 70 3.2.2. Hình tượng bà và mẹ - biểu tượng cho những người nông dân Bắc Bộ tài hoa và tình nghĩa ......................................................................... 73 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Quang Thiều ........................ 76 3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ ........................................................................... 76 3.3.2. Ngôn ngữ giàu chất chính luận ................................................................ 79 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 81 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 84 PHỤ LỤC ............................................................................................................... iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Nguyễn Quang Thiều là một trong những tên tuổi sáng giá nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông thành công trong cả hai lĩnh vực thơ và văn xuôi, ngoài ra ông còn là một họa sĩ không chuyên khá nổi tiếng trong nền hội họa Việt Nam đương đại. Bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam thường chú ý tìm hiểu và đánh giá về Nguyễn Quang Thiều ở tư cách một nhà thơ xuất sắc với nhiều cách tân mới mẻ, táo bạo. Việc nghiên cứu các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều nói chung và các tập tản văn, tiểu luận nói riêng xét về mặt thành tựu còn rất khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với các giá trị tiềm ẩn trong các tác phẩm này. Đặc biệt các tập tản văn và tiểu luận của Nguyễn Quang Thiều mới chỉ được giới thiệu sơ lược ở một số bài báo mà chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào tìm hiểu đánh giá toàn diện về nó. Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tản văn của Nguyễn Quang Thiều” để thực hiện luận văn của mình. 2. Nguyễn Quang Thiều vừa là nhà thơ, nhà văn đồng thời ông còn là một họa sĩ. Sự giao thoa giữa các đặc trưng thể loại khác nhau là một thực tế gợi mở nhiều vấn đề học thuật cần nghiên cứu. Thơ văn Nguyễn Quang Thiều mang đậm nét của sự giao thoa đó. Ở đây không chỉ là sự cộng sinh thể loại trong từng tác phẩm diễn ra như một quy luật tất yếu của văn học nghệ thuật từ ngàn đời, mà còn là dấu vết chủ nghĩa hậu hiện đại ít nhiều tác động đến sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, và đã để lại những “dấu vết” trong hàng loạt cách tân táo bạo của ông. Khi nghiên cứu vấn đề này chúng tôi muốn góp một tiếng nói nhỏ bé nhằm nhận diện và lý giải sức sống, vẻ đẹp và cả sự phức tạp của dòng chảy văn xuôi Việt Nam đương đại, với sự vận động và biến đổi không ngừng của nó do tác động của bối cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa ở thời đại hôm nay. 3. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn ở trong nhà trường, nghiên cứu về tản văn của Nguyễn Quang Thiều sẽ cho chúng tôi có thêm tư liệu bổ ích để giảng dạy tốt hơn phần Văn học Việt Nam hiện đại. 1 4. Văn xuôi Việt Nam đương đại là một bộ phận văn học đang vận động, biến đổi và chưa hoàn kết. Việc nghiên cứu và đánh giá về nó bao giờ cũng khó khăn hơn việc nghiên cứu đánh giá những tác phẩm văn học đã được khẳng định trong quá khứ. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm một phần tư liệu tham khảo bổ ích cho công tác dạy và học phần văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường các cấp, cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu về bộ phận sáng tác này. Chính vì những lí do kể trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tản văn của Nguyễn Quang Thiều” để nghiên cứu và hoàn thành chương trình thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề Đến với văn chương, Nguyễn Quang Thiều đã tự tạo cho mình một cây bút đa dạng, chưa bao giờ nhà văn chịu bó mình trong một thể loại nhất định. Chính điều này đã tạo nên cho văn chương đương đại một cây bút đa dạng, tài hoa. Nguyễn Quang Thiều được mệnh danh là kẻ đa tài. Từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, chân dung văn học, tản văn và tiểu luận, ở thể loại nào Nguyễn Quang Thiều cũng thể hiện được một cá tính sáng tạo riêng. Là một nghệ sĩ đa tài như vậy, Nguyễn Quang Thiều và sáng tác của ông đã có được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc và của giới nghiên cứu phê bình văn học. Cho đến nay, đã có không ít bài báo, tạp chí, các tiểu luận, các công trình nghiên cứu đánh giá về các tác phẩm của ông trên các lĩnh vực thơ, văn xuôi và dịch thuật...Có rất nhiều tờ báo lấy Nguyễn Quang Thiều làm nguồn đề tài như các trang báo: Nhà báo và công luận, dân trí, vanvn.net, tạp chí sông Hương, Vnexpress, Giáo dục và thời đại… Đặc biệt là sau khi nhà văn nhận giải thưởng thơ Hàn Quốc thì tên tuổi ông trên các tờ báo càng nhiều. Trước hết về mảng thơ, trong cuộc tọa đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” nhân xuất bản tập thơ “Châu thổ” Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: “Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng nổi bật trong số 2 những cây bút từ sau 1975, với những cách tân ráo riết, táo bạo”[57]. Trong bài viết “Đám mây thơ trên cây ánh sáng” tác giả Nguyễn Việt Chiến đã viết: “những đám mây thơ của anh vẫn cuồn cuộn sức sống thi ca nhưng lại thắp trên cái cây ánh sáng những ngọn lửa của ngôn ngữ tình yêu và khát vọng sống” [2], những cách tân trong thơ Nguyễn Quang Thiều là sự cần thiết cho thơ ca Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và có vai trò tạo ra một diện mạo mới cho thơ ca. Sau khi xuất bản tập “Sự mất ngủ của lửa” năm 1992, Nguyễn Quang Thiều đã định hình một giọng điệu, ngôn ngữ riêng và mới trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Quang Thiều như: Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị Hiền (2003); Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - thơ ca có thể cứu rỗi thế giới của Phùng Hiệu (2015); Sự mất ngủ của lửa hay sự thao thức của một hồn thơ của Đông La. Những ý kiến đánh giá về sự sáng tạo, cách tân của Nguyễn Quang Thiều được đặt trong bối cảnh không ngừng vận động và phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Trong số 45 gương mặt được điểm diện thì Nguyễn Quang Thiều được xem là xu hướng cách tân đích thực và tích cực với những vần thơ được biết đến ở những năm 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Quang Thiều đã góp phần làm cho thơ đương đại Việt Nam khởi hành sang chặng đường mới. Từ những bài viết trên cho thấy thơ Nguyễn Quang Thiều luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ phía bạn đọc và giới phê bình văn học, điều đó khẳng định nhà thơ đã xác lập cho mình cá tính và phong cách riêng trong nền thơ ca Việt Nam. Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong mà ông còn là cây bút văn xuôi giàu sáng tạo và thành công, cho đến nay Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 15 tập văn xuôi với các tiểu thuyết và truyện ngắn xuất sắc. Trong bài Hộp đen - Nguyễn Quang Thiều in trên báo Văn nghệ số 17 +18 (24 - 8 2012), tác giả Thiên Sơn nhận định: “Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều hấp dẫn bởi chất thơ, bởi những chi tiết độc đáo và cả sắc màu kỳ ảo, chiều 3 sâu nhân văn và triết lý. Anh thường tạo ra những chi tiết đầy bất ngờ cuối mỗi truyện, gây được ấn tượng sau mỗi cái kết. Vượt qua biên giới lãnh thổ, thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được in thành sách và được giới thiệu trên các tạp chí và báo ở các nước như Mỹ, Pháp, Nga, Úc, Ireland, Nhật, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, Thụy Điển, Malaysia...” [29]. Trên website http://nico-paris.com/tin-tuc-170/chiec-binh-ruou-cua-nguyenquang-thieu.vhtm trong bài viết “Chiếc bình rượu của Nguyễn Quang Thiều”, tác giả bài viết có nhắc đến nhận xét của Denis Billboz đánh giá “Với phong cách viết nhẹ nhàng, trong sáng chảy xuyên yên ả như sông Đáy chở ta đi giữa dòng yêu thương, tươi mát và tràn đầy xúc cảm, tác giả tìm kiếm một nơi ẩn ngụ thanh bình... Vẻ thanh bình, giản dị và tươi mát kia chỉ là một phần hiển hiện từ một tảng băng giấu che những vết thương chưa lành hẳn, những kỷ niệm nặng nề, những nỗi đau còn sót lại của một cuộc chiến. Nhưng, như con phượng hoàng, dân tộc Việt Nam hôm nay đang gắng làm sống lại từ tro bụi một kỷ nguyên mới thanh bình”[55]. Như vậy, cũng giống như ở mảng thơ, văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều hấp dẫn và lôi cuốn độc giả bởi một phong cách nghệ thuật độc đáo, đồng thời đóng góp những cách tân mới mẻ cho nền văn xuôi đương đại. Cho đến nay các có thể kể đến luận án, luận văn nghiên cứu về Nguyễn Quang Thiều như: Luận án Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị Hiền, ở luận án này tác giả nghiên cứu đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều ở phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Các luận văn Đặc điểm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều qua truyện ngắn và ký của tác giả Phạm Thị Thảo. Tác giả luận văn đi sâu khai thác truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đồng thời nghiên cứu đặc điểm nội dung, nghệ thuật trong cách viết truyện ngắn và ký của ông. Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại là luận văn của tác giả Tăng Thị Hoàn khai thác về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều dưới góc độ thể loại. Truyện ngắn 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.