Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 98 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 1
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 98 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ LAN DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ LAN DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn: “Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Xác nhận của Khoa Ngữ văn Xác nhận của người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 24, chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 14 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan ii MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8 4.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 8 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9 6. Đóng góp của Luận văn ................................................................................. 10 7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 10 Chương 1. THỂ TÀI DU KÝ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THỂ TÀI DU KÝ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ..................................................................................................... 11 1.1. Khái quát chung về du ký ........................................................................... 11 1.1.1. Một số quan niệm về du ký ..................................................................... 11 1.1.2. Du ký với tư cách là thể tài văn học ........................................................ 13 1.1.3. Thể tài du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX ..................................... 16 1.2. Cơ sở văn hóa, xã hội của sự ra đời và phát triển du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX ............................................................................................. 19 1.2.1. Văn hóa, xã hội và con người vùng Tây Bắc .......................................... 19 1.2.2. Ý thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu thưởng thức của độc giả .......... 22 1.2.3. Tác giả, tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX ............... 25 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 26 iii Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA THỂ TÀI DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ......................................... 27 2.1. Vùng Tây Bắc Việt Nam với tư cách là một đối tượng phản ánh của du ký nửa đầu thế kỷ XX ........................................................................................ 27 2.2. Những “điều trông thấy” từ các chuyến viễn du ........................................ 29 2.2.1. Cảnh sắc thiên nhiên vùng Tây Bắc ........................................................ 30 2.2.2. Văn hóa, phong tục tập quán ................................................................... 35 2.3. Trải nghiệm từ những “điều trông thấy” .................................................... 45 2.3.1. Cảm nhận về “những cái khác” ............................................................... 45 2.3.2. Sự chuyển mình của Tây Bắc .................................................................. 50 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 55 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .................................................. 56 3.1. Vai trò của người kể chuyện trong du ký viết về vùng Tây Bắc ................ 56 3.1.1. Điểm nhìn đa diện đối với hiện thực ....................................................... 56 3.1.2. Sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật .................................................. 59 3.2. Sự dung hợp các phong cách thể loại ......................................................... 66 3.2.1. Sử dụng yếu tố chính luận ....................................................................... 67 3.2.2. Giao thoa giữa các thể loại ...................................................................... 72 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 78 KẾT LUẬN....................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82 iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đầu thế kỷ XX, khi văn học Việt Nam chuyển mình sang hướng hiện đại hóa trên cơ sở chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn học phương Tây, thì cùng với thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch… các tác phẩm tùy bút, du ký cũng rất phát triển. Sự hiện diện của thể tài du ký xét cả về số lượng và chất lượng đã cùng với những thể loại khác làm nên diện mạo và thành tựu của nền văn học trong buổi đầu canh tân - nửa đầu thế kỷ XX. Bản thân hai chữ du ký đã có một nội hàm rất rộng, nhưng tựu trung lại: Du ký là loại ký có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn. Du ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người đi du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức du ký bao gồm các ghi chép, ký sự, hồi ký, thư tín... Tác giả của du ký thường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ; đồng thời tác giả cũng cung cấp một lượng thông tin phong phú từ nhiều lĩnh vực của đời sống, ở nhiều vùng đất xa gần khác nhau khiến cho mỗi tác phẩm hiện lên sống động như một bộ phim tư liệu được dàn dựng hết sức công phu. 1.2. Qua quá trình phát triển và hình thành thể loại, du ký Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được biết đến với nhiều tác giả, tác phẩm đăng trên các báo và tạp chí đương thời. Thể loại này đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách bởi sự mới mẻ và hấp dẫn của nó. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã tạo nên những cơ hội và cũng là thách thức cho sự phát triển du lịch Việt Nam, do đó mỗi một trang du ký viết về các vùng của đất nước, trong đó có du ký viết về vùng Tây Bắc sẽ luôn là đề tài đầy cảm hứng cho mỗi tác giả. Từ một số đề tài đã nghiên cứu về các vùng trên đất nước như du ký vùng Đông Bắc, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ… cho thấy du ký viết về các vùng này không 1 chỉ có giá trị về mặt văn học mà còn có giá trị trên nhiều phương diện khác như khảo sát địa lý, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, góp phần giúp độc giả và khách du lịch có được cái nhìn rõ hơn về hiện trạng cảnh quan, đời sống người dân nơi đây. Đối với du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX, tuy đã có một số tác giả tìm hiểu nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích để phát hiện ra những đóng góp cả về nội dung lẫn nghệ thuật của du ký Tây Bắc, chưa đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về thiên nhiên, con người, về chiều sâu nền văn hóa vùng cao Tây Bắc… 1.3. Với mong muốn từ những tìm hiểu về du ký vùng Tây Bắc (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái), vùng đất được coi là “miền đất của những núi cao và cao nguyên”, người viết chọn đề tài Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX để phân tích và nghiên cứu. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần giới thiệu toàn cảnh và chiều sâu nền văn hóa vùng cao Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Du ký được coi là thể loại tiên phong, mở đường cho tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, vì nó đã khơi nguồn và đem đến cho công chúng một nhu cầu mới, đó là nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học. Ở nửa đầu thế kỉ XX, khi du ký bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở nước ta, vấn đề thể loại của du ký vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận do Phan Cự Đệ chủ biên, với quan niệm du ký như là một thể của kí, khi nói về du ký Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, tác giả nhận định: “Một số tác phẩm đã ghi lại được những tư tưởng và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và vấn đề xã hội đương thời. Bên cạnh các tác phẩm mang hơi hướng tùy bút, đậm chất trữ tình (các tác phẩm của Tương Phố, Đông Hồ) là các tác phẩm nặng về chất khảo cứu, biên khảo, ghi chép phong tục (các tác phẩm của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác)” [11, tr.377]. Các nhà nghiên cứu này đã chưa thấy hết lịch sử và qui mô của du ký Việt Nam 2 nửa đầu thế kỉ XX, đó là du ký không phải dừng lại ở giai đoạn 1900 - 1930 mà vẫn tiếp diễn trong cả giai đoạn sau đó (1930 - 1945), nhiều về số lượng tác phẩm, đa dạng về nội dung và phong cách. Khi bàn về vị trí của thể loại du ký trong quá trình hiện đại hóa văn học, trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945 nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cho rằng: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến du ký. Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau. Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, kí sự truyền thống” [30, tr.44]. Trong cuốn Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX, ở phần "Văn chương hiện kim", mục "Những bước đầu của tiểu thuyết", Bùi Đức Tịnh vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, coi Du ký như những thiên kí sự kể những chuyện của chính tác giả "Được xem như là một loại tiểu thuyết, chỉ tô điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến" [79, tr.363]. Ở cuốn giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, Du ký được xem là một thể loại đứng độc lập cùng với các thể loại khác (như ký sự, phóng sự, nhật ký, hồi ký, bút ký, tùy bút, tản văn) và đã đưa ra khái niệm mang tính mô tả "là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con người về những chuyến du ngoạn, du lịch..." [12, tr.382]. Khái niệm của Hà Minh Đức đưa ra giống với định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) coi “Du ký là thể loại văn học thuộc loại hình kí, biểu hiện với sự đa dạng về hình thức miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến. Trong cuốn từ điển này, còn nêu lên các dạng: dạng đặc biệt của du ký là phát huy tính chất ghi chép... về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay 3 viễn tưởng khoa học; dạng ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước” [14, tr.75]. Báo Văn hóa và thể thao, ra ngày 27-4-2007 có bài viết Du ký như một thể tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời phỏng vấn của tác giả Linh Lê, đã khẳng định:“Du ký cần quan niệm như là một thể tài. Thể tài du ký cần phải hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết chứ không phải phía thể loại” [32, tr.75]. Bên cạnh quan điểm tiếp cận du ký trên phương diện thể tài còn có một số cách tiếp cận khác trong nghiên cứu du ký Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ở Luận án của Nguyễn Hữu Lễ (2015) là công trình mới nhất được triển khai theo quan niệm: “Đã đến lúc du ký cần được làm sáng tỏ về mặt thể loại” [35, tr.16]. Tác giả cho rằng đây là xu hướng nghiên cứu phù hợp trong tình hình hiện nay, một khi du ký được định danh rõ ràng thì những “vấn đề về đặc điểm và cách tiếp cận nghiên cứu trong du ký còn bị cản trở bởi sự giao thoa và các lằn ranh thể loại cùng với quan niệm mơ hồ về du ký” [35, tr.7]. Hoặc tiếp cận trên phương diện văn hóa, trong bài Giá trị văn hóa và văn học của du ký (khảo sát qua sách Du ký Việt Nam), Nguyễn Thúy Hằng đã tập trung khảo sát các tác phẩm trong bộ Du ký Việt Nam trên tạp chí Nam Phong ở ba phương diện: tác giả, bối cảnh văn hóa - xã hội và thể tài để tìm ra những giá trị văn hóa và văn học của du ký [16]. Dựa trên quan điểm coi du ký là tiểu loại của kí, tác giả đã phân tích ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm du ký viết bằng chữ Quốc ngữ ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau đó, đưa ra những nhận định về các đặc điểm ngôn từ du ký giai đoạn này gồm ba vấn đề: hệ thống từ Hán Việt và lối biểu đạt biền văn, hệ thống từ cổ và phong cách diễn đạt cũ kĩ, lạc hậu, hệ thống từ ngữ và lối diễn đạt khúc chiết du nhập từ phương Tây. Từ phương diện nội dung, Nguyễn Hữu Sơn đưa ra một số loại du ký như du ký viễn du, là những chuyến du hành đến với các nước khác như du ký của người Việt Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt - Pháp giai đoạn cuối thế kỷ 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.