Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn 111 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn 2
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ Văn học và Văn hoá Việt Nam: Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 111 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ TUYẾN ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ DÂN TỘC TÀY BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ TUYẾN ĐẶC ĐIỂM THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ DÂN TỘC TÀY BẮC KẠN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tôn Thảo Miên THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác. Bắc Kạn, ngày 08 tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Đinh Thị Tuyến i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô PGS.TS. Tôn Thảo Miên Người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Văn học và khoa Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các sở, ngành liên quan, Thư viện tỉnh Bắc Kạn, các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bắc Kạn, các cô bác là người am hiểu tiếng Tày tại Bắc Kạn đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Bắc Kạn, tháng 7 năm 2018 Học viên thực hiện Đinh Thị Tuyến ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ......................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 8 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................... 9 1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn ....... 9 1.1.1. Về điều kiện tự nhiên................................................................................. 9 1.1.2. Về điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................... 11 1.2. Giới thiệu sơ lược về dân tộc Tày tại tỉnh Bắc Kạn ................................... 12 1.2.1. Đời sống kinh tế....................................................................................... 13 1.2.2. Phong tục, tập quán ................................................................................. 14 1.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................... 17 1.2.4. Một số đặc điểm ngôn ngữ dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn ............................ 18 1.3. Tiêu chí phân loại thành ngữ, tục ngữ qua các công trình nghiên cứu trước đây .................................................................................................. 21 1.3.1. Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ ............................................................ 21 1.3.2. Các công trình nghiên cứu về việc đưa ra các tiêu chí phân loại thành ngữ và tục ngữ ............................................................................... 23 Chương 2: TRI THỨC, KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC KẠN PHẢN ÁNH QUA KHO TÀNG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ ..................................................................... 28 iii 2.1. Tri thức, kinh nghiệm về thời tiết ............................................................... 28 2.1.1. Dựa vào thiên tượng để dự đoán thời tiết ................................................ 29 2.1.2. Dựa vào hiện tượng thiên nhiên .............................................................. 31 2.1.3. Dựa vào vật tượng trong cuộc sống......................................................... 34 2.2. Tri thức, kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp .......................... 36 2.3. Tri thức, kinh nghiệm về thế giới động vật ................................................ 42 2.4. Tri thức, kinh nghiệm về thế giới thực vật ................................................. 49 Chương 3: TRI THỨC, KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC KẠN PHẢN ÁNH QUA KHO TÀNG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ ................................................................................. 54 3.1. Lối ứng xử về ăn, mặc, ở, đi lại .................................................................. 55 3.1.1. Lối ứng xử về ăn ...................................................................................... 55 3.1.2. Lối ứng xử về mặc ................................................................................... 57 3.1.3. Lối ứng xử về ở ....................................................................................... 58 3.1.4. Đi lại, vận chuyển .................................................................................... 61 3.2. Lối ứng xử trong các mối quan hệ xã hội ................................................... 63 3.2.1. Lối ứng xử trong gia đình, dòng họ ......................................................... 64 3.2.2. Lối ứng xử với các dân tộc anh em ......................................................... 73 3.2.3. Lối ứng xử với làng xóm, quốc gia ......................................................... 75 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 82 PHỤ LỤC ............................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng Bảng 2.1. Bảng thống kê thành ngữ, tục ngữ về động vật............................. 42 Bảng 3.1. Bảng thống kê thành ngữ, tục ngữ về tri thức, kinh nghiệm đối với môi trường xã hội của dân tộc Tày Bắc Kạn .......................... 54 Hình Hình 3.1. Nhà sàn tại thôn Pác Ngòi, huyện Ba Bể ...................................... 61 iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Tỉnh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện có 8 đơn vị hành chính (7 huyện, 1 thành phố) với 122 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số trên 312.000 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm trên 54% trên tổng dân số tỉnh Bắc Kạn. Là một trong những địa bàn cư trú của người Tày cổ, người dân nơi đây đã sáng tạo, lưu truyền, lưu giữ một kho tàng văn hóa - văn nghệ dân gian vô cùng phong phú, đa dạng. Ở lĩnh vực ngôn ngữ, đồng bào cũng có một kho tri thức, kinh nghiệm vô cùng đặc sắc, được phản ánh một phần qua kho tàng tục ngữ, thành ngữ dân gian của chính mình. Tuy nhiên, cho đến nay ở Bắc Kạn, hiện vẫn chưa có ai tiếp cận nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ trong đời sống của người Tày. Điều này ít nhiều đã tạo ra một khoảng trống trong hoạt động khoa học, nhất là khi tiếp cận nghiên cứu về người Tày bản địa, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ nằm trong khu vực Tày cổ “Cần Tày cốc đin mác nhả” (Người Tày gốc đất hạt cỏ). 1.2. Trong các sáng tạo của tiền nhân, hệ thống tri thức, kinh nghiệm của mỗi dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua việc tổng hợp, cô đọng... một cách hết sức ngắn gọn bằng những lời nói có vần điệu, gọn và dễ nhớ mà chúng ta thường gọi là thành ngữ, tục ngữ. Do vậy, thành ngữ, tục ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu cho một ngành khoa học đơn lẻ mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành như: văn học, ngôn ngữ học, văn hóa học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, lịch sử... Tuy nhiên, các tiếp cận nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày từ góc góc độ văn hóa (nhấn mạnh vai trò của môi trường diễn xướng) còn rất ít. Đối với tỉnh Bắc Kạn, kết quả khảo sát, 1 thống kê của cá nhân cho biết hiện chưa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu về nội dung bản sắc dân tộc Tày Bắc Kạn thông qua thành ngữ, tục ngữ. Đây là một khó khăn nhưng cũng là cơ hội để bản thân tôi có thể tìm ra được những vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. Vần đề này sẽ càng trở nên ý nghĩa và thú vị hơn khi tác giả tiếp cận với cách sử dụng ngôn ngữ cùng với lối so sánh, ví von... của người Tày xưa, ở một thời điểm mà sự lai tạp giữa tiếng Tày và tiếng phổ thông dường như chưa diễn ra. Ví dụ: từ “chăn bông” tiếng Tày tại khu vực thành phố Bắc Kạn ngày nay gọi là “phà bông”, trong khi tiếng Tày cổ lại gọi là “phà mèng”. 1.3. Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình toàn cầu hóa, rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang bị đặt trước nguy cơ mai một. Tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tày, một bộ phận nhỏ của di sản văn hóa phi vật thể cũng đang chịu tác động rất mạnh của quá trình phát triển. Bởi di sản văn hóa phi vật thể luôn tồn tại trong con người, mà con người thì vốn mong manh trước các giá trị của sự phát triển theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sự biến mất dần thói quen sử dụng trang phục và ngôn ngữ truyền thống của tộc người, thay vào đó là các sản phẩm, thói quen sử dụng ngôn ngữ, trang phục theo xu hướng phổ thông luôn đem lại sự âu lo cho những người làm công tác gìn giữ văn hóa, văn học và các di sản văn hóa tộc người mà tiền nhân đã dày công hun đúc và mong được cháu con tiếp tục trao truyền. Điều này sẽ càng trở nên ý nghĩa hơn tại một địa phương vốn được nhiều nhà khoa học khẳng định là một trong những cái nôi, là địa bàn sinh tụ của người Tày cổ. Bản thân tôi là người dân tộc Tày, sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, mong muốn tìm hiểu sâu hơn về bản sắc dân tộc Tày thông qua tục ngữ, thành ngữ, qua đó góp phần nhỏ bé trong việc bảo tồn các thành ngữ, tục ngữ quý báu của dân tộc. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày Bắc Kạn. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Việc sưu tầm, biên soạn thành ngữ, tục ngữ nói chung Thừa hưởng kết quả luận văn nghiên cứu của Hà Huyền Nga, “Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày” (2009), có thể sơ lược về việc sưu tầm thành ngữ, tục ngữ ở nước ta như sau: [33]. Ở nước ta, trước thế kỷ XIX, các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm đã có ít nhiều dấu vết của các tư tưởng dân gian. Nguyễn Trãi là người đầu tiên sử dụng các câu tục ngữ dân gian trong sáng tác của mình. Sau đó phải kể đến các sáng tác chữ Nôm như: “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông (thế kỷ XV), “Bạch vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI), “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XVIII, XIX)… Trong điều kiện lịch sử giai đoạn đó, chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào chuyên về tục ngữ, thành ngữ thì các tác phẩm trên là đối tượng rất quan trọng của các nhà nghiên cứu. Từ thế kỷ thứ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện các công trình như: “Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn”,(1897) của Huỳnh Tịnh Của; “Tục ngữ và cách ngôn” (1920) của Hàn Thái Dương; “An Nam tục ngữ” (1933) của Vũ Như Lâm và Nguyễn Đa Gia; “Phong ngữ, ca dao, phương ngôn, tục ngữ” (1936) của Nguyễn Văn Chiểu; “Ngạn ngữ phong dao” của Nguyễn Can Mộc… Nhìn chung các công trình trên chủ yếu tổng hợp, thống kê, bước đầu có sự phân tích, bình luận. Cùng thời kì phải kể đến công trình Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản năm 1928, đã giới thiệu 6.500 câu tục ngữ, thành ngữ. Công trình đã có đóng góp lớn trong việc sưu tầm nhưng chưa đi vào nghiên cứu sâu. Sau cách mạng tháng Tám xuất hiện một số công trình nghiên cứu có chiều sâu hơn. Trong đó phải kể đến tác giả Vũ Ngọc Phan với công trình “Tục ngữ và dân ca”. Ở cuốn sách này, tác giả cố gắng hướng người đọc nhận biết 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.