Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) 107 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) 8 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) 62
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 107 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX) Họ và tên : Trần Thị Thu Dung Ngành : Tài chính Ngân hàng Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng Mã số : 8340201 Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Đỗ Quyên Hà Nội, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Các đánh giá, kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Luận văn Trần Thị Thu Dung MỤC LỤC CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN…................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý thuyết về hành vi bầy đàn trên thị trƣờng chứng khoán…...…… 8 1.1.1. Tài chính hành vi ........................................................................................ 8 1.1.2. Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán.......................................... 14 1.2. Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi bầy đàn trên thị trƣờng chứng khoán……………………………………………………………………. 21 1.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế ........................................................ 21 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ................................................. 31 CHƢƠNG 2: KIỂM ĐỊNH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX) ........................................................................... 34 2.1. Thu thập số liệu…………………………………………………………… 34 2.1.1. Số liệu nghiên cứu thực nghiệm ................................................................. 34 2.1.2. Số liệu nghiên cứu khảo sát ........................................................................ 35 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………..……….. 36 2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................ 36 2.2.2. Nghiên cứu khảo sát ................................................................................... 44 2.3. Kết quả nghiên cứu về hành vi bầy đàn trên thị trƣờng chứng khoán Hà Nội (HNX)……………………………………………………………….……… 46 2.3.1. Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm ................................................ 46 2.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu khảo sát....................................................... 56 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX) .................................. 66 3.1. Một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội…………………………………………………………………… 66 3.1.1. Kiến nghị đối với Bộ tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước .......... ..66 3.1.2. Kiến nghị đối với Sở Giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán 70 3.1.2. Kiến nghị đối với các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân ............................ 72 3.2. Hạn chế và định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai……………………. 73 3.2.1. Hạn chế ....................................................................................................... 73 3.2.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................... 74 KẾT LUẬN ....................................................................................................... ……...75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT TTCK : Thị trường chứng khoán SGDCK : Sở Giao dịch chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX : Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội CSSD (Cross-sectional standard deviation of return): Phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo CSAD (Cross- Sectional Absolute Deviation): Phương pháp độ lệch tuyệt đối dữ liệu chéo VN-index : Chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HN-index : Chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán Hà Nội DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phân loại các lệch lạc về hành vi nhà đầu tƣ ........................................... 12 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê mô tả dữ liệu hằng ngày và nhóm cổ phiếu ............................ 47 Bảng 2.2: Kết quả hồi quy của dữ liệu hằng ngày CSAD........................................ 49 Bảng 2.3: Kết quả hồi quy của ba nhóm ................................................................... 51 Bảng 2.4: Kết quả hồi quy của CSAD hằng ngày khi thị trƣờng tăng và giảm điểm .............................................................................................................................. 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mô tả mức độ tự tin của nhà đầu tƣ .................................................... 57 Biểu đồ 2.2: Phân tích sự kiên trì tin tƣởng của các nhà đầu tƣ ............................ 58 Biểu đồ 2.3. Thống kê mô tả về tỷ lệ đầu tƣ dựa vào giai đoạn đầu tƣ .................. 59 Biểu đồ 2.4: Đánh giá của nhà đầu tƣ về hiệu quả luật chứng khoán trong vấn đề minh bạch thông tin .................................................................................................... 60 Biểu đồ 2.5: Ý kiến của các nhà đầu tƣ về mức độ răn đe của luật chứng khoán đối với các hành vi sai ................................................................................................. 61 Biểu đồ 2.6: Các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định của nhà đầu tƣ .. 62 Biểu đồ 2.7: Nhà đầu tƣ tự quyết định hoặc dựa theo ngƣời khác ......................... 63 Biểu đồ 2.8: Quyết định của nhà đầu tƣ về hành vi mua/bán theo ngƣời khác .... 63 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Có nhiều dấu hiệu để nhận ra sự hiện diện của hành vi bầy đàn của các nhà đầu tư, dẫn đến những biến động bất thường và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Thị trường đã ghi nhận được những biến động bất thường mà học thuyết Thị trường hiệu quả không thể giải thích được nhưng học thuyết Tài chính học hành vi lại có thể giải thích được điều đó. Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài Luận văn này là điều tra về hành vi bầy đàn của thị trường chứng khoán, một trong những điều đã được nhắc đến trong học thuyết Tài chính học hành vi như một nhân tố gây ra những biến động bất thường cho thị trường. Tác giả đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp khảo sát trong bài Luận văn. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sử dụng số liệu thứ cấp về giá cổ phiếu hằng ngày của 130 công ty ngẫu nhiên trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ giai đoạn tháng 1/2013 đến tháng 12/2017, dựa vào cách tiếp cận của Chang, Cheng và Khorana (2000) nhằm để phát hiện hành vi bầy đàn trong thị trường. Kết quả cho thấy có tồn tại hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian nghiên cứu. Đồng thời bằng việc gửi bảng câu hỏi điều tra cho 150 nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tác giả không chỉ tái khẳng định được kết quả thu được về việc tồn tại hành vi bầy đàn trên thị trường mà còn phát hiện ra sự hiện diện của việc tự tin thái quá và sự duy ý chí - 2 khía cạnh được nhắc đến trong thuyết Tài chính học hành vi. Ở phần cuối tác giả xin được đưa ra một số khuyến nghị để cải thiện sự hiệu quả của thị trường cũng như hạn chế được hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian đó, thị trường đã trải qua những thăng trầm thể hiện qua sự biến động của chỉ số VN-Index. Những biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cho thấy việc nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư là hết sức cần thiết. Các bằng chứng về dấu hiệu thị trường “bong bóng”, điển hình là phong trào đầu tư chứng khoán (2016-2017) tại Việt Nam hoặc sự sụt giảm giá quá mức đã cho thấy các nhà đầu tư không phải luôn luôn hành động một cách sáng suốt và khôn ngoan như mong đợi. Việc áp dụng các lý thuyết tài chính chuẩn không thể giải thích được sự biến động thất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Thay vào đó, việc nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư trên cơ sở các lý thuyết của tài chính hành vi sẽ giúp các cơ quan quản lý và điều tiết thị trường chứng khoán có các giải pháp hợp lý và thực thị đúng thời điểm để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường. Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm hiểu hành vi đầu tư của các chủ thể trên thị trường và tác động của nó đến giá chứng khoán. Hành vi này chịu tác động của các yếu tố như tầm nhìn đầu tư, các tiêu chí đo lường hiệu quả đầu tư, hành động của các chủ thể khác, mức độ bất ổn của thị trường, sự xuất hiện của hiện tượng nhất thời và hành động đầu cơ trên thị trường tài chính… đặc biệt chú ý đến xu hướng bắt chước hành động của các nhà đầu tư khác, hay là hành vi bầy đàn. Đó là một hiện tượng phổ biến trong thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, bất kể thị trường phát triển hay đang phát triển. Hành vi bầy đàn đã làm giảm tính hiệu quả của thị trường, và trong nhiều trường hợp dẫn đến những phản ứng quá mức, làm mất sự ổn định của thị trường làm tăng khả năng đổ vỡ của thị trường tài chính. Lịch sử kinh tế thế giới đã không chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khoảng hoảng như khủng hoảng Hoa tulip - Hà Lan (16341637), bong bóng South Sea - Anh (1711-1720), khủng hoảng Bất động sản 2 Florida- Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng Châu Á 1997, khủng hoảng dotcom, tất cả đều do tâm lý bầy đàn gây nên. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam kéo theo sự phát triển của thị trường tài chính, với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Cùng với đó hành vi bầy đàn được nhắc đến nhiều hơn cứ sau một vài khủng hoảng tài chính. Do đó, việc nghiên cứu tâm lý bầy đàn dưới góc độ các nhà quản lý là cần thiết và có tác dụng rất tích cực nhằm phát hiện và hạn chế những rủi ro trong các hoạt động kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng. Bởi việc nhận biết và hiểu rõ về sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường có thể giúp các nhà quản lý và hoạch định đưa ra những chính sách quản lý, minh bạch thông tin cũng như giảm thiểu tác động của hành vi tới thị trường. Mặt khác, các nhà đầu tư có thể nhận thức về sự bầy đàn, song việc nhận diện tính bầy đàn không dễ dàng. Nếu các nhà đầu tư cùng hành động theo một quyết định đúng thì thị trường vẫn hiệu quả. Nhưng nếu họ đầu tư vào một tài sản không đúng với giá trị của nó, khi đó bong bóng sẽ xuất hiện trên thị trường. Vì vậy, dưới góc độ các nhà đầu tư, nghiên cứu hành vi bầy đàn giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hành vi đầu tư của các chủ thể trên thị trường tài chính. Khi các nhà đầu tư có hiểu biết đầy đủ hơn về sự bầy đàn, họ sẽ cân nhắc quyết định đầu tư của mình kỹ càng hơn, phân tích dựa trên nguồn thông tin tiếp cận có chọn lọc hơn và đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn. Với bài nghiên cứu này, bằng những số liệu thực tiễn diễn biến giá cổ phiếu hằng ngày trên thị trường chứng khoán, tác giả mong muốn rằng sẽ có câu trả lời chính xác hơn về việc liệu có hay không tồn tại của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể nghiên cứu đối với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Từ thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu hành vi bầy đàn trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)” được chọn để nghiên cứu. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Có rất nhiều công trình nghiên cứu về hành vi bầy đàn của các nhà đầy tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân trong hơn 20 năm qua. Các công trình nghiên cứu về hành vi bầy đàn của các nhà đầy tư tổ chức có thể kể đến các công trình sau: Năm 1995, bài nghiên cứu Christie và Huang đã trình bày một mô hình để 3 phát hiện hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Mỹ. Phương pháp của họ dựa trên độ lệch chuẩn dữ liệu chéo của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu chỉ ra liệu lợi suất cổ phiếu có thường xuyên biến động xung quanh tỷ suất sinh lợi thị trường hay không. Mô hình này phân biệt giữa thị trường chứng khoán bình thường và biến động mạnh và giả định rằng nhà đầu tư có xu hướng theo bầy đàn trong trường hợp sau. Họ cho rằng khi có bầy đàn – tức là khi nhà đầu tư đưa ra quyết định theo người khác mà bỏ qua quan điểm hoặc thông tin cá nhân – tỷ suất sinh lợi của từng cổ phiếu sẽ không chệch đáng kể so với tỷ suất sinh lợi của toàn thị trường, thể hiện ở giá trị độ lệch chuẩn dữ liệu chéo nhỏ hơn mức bình thường. Christie và Huang áp dụng mô hình này lên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1995 và đã tìm thấy chứng cứ chứng có có sự hiện diện của hành vi bầy đàn trên thị trường này. Christie và Huang là người tiên phong trong việc sử dụng phân tích kinh tế với hướng tiếp cận thị trường rộng để phát hiện hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán. Hầu hết các nghiên cứu mới nhất vẫn sử dụng phương pháp này hoặc các phương pháp khác được mở rộng thêm dựa trên lý thuyết của Christie và Huang. Năm 2000, Chang, Cheng và Khorana đã có bài nghiên cứu mở rộng nghiên cứu của Christie và Huang (1995) ít nhất ở hai điểm. Thứ nhất, thay vì sử dụng phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo, họ dùng phương pháp độ lệch tuyệt đối dữ liệu chéo của tỷ suất sinh lợi để đo lường sự tồn tại của hành vi bầy đàn. Ý tưởng chính của phương pháp độ lệch tuyệt đối dữ liệu chéo là tính toán độ lệch tỷ suất sinh lợi của thị trường và tỷ suất sinh lợi của từng cổ phiếu. Thứ hai, họ đưa ra công thức hồi quy phi tuyến để mô tả hiện tượng bầy đàn cực mạnh. Mô hình mới này phức tạp hơn và nó có thể phát hiện hành vi bầy đàn không chỉ vào những ngày tỷ suất sinh lợi thị trường biến động mạnh nhất. Chang, Cheng và Khorana áp dụng mô hình này và phân tích thị trường cổ phiếu ở Mỹ, Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản từ năm 1983 đến 1997. Kết quả thu được cho thấy không có hiện tượng bầy đàn trên thị trường Mỹ và Hong Kong, một vài bằng chứng của hiện tượng này ở Nhật và dấu hiệu rõ ràng trên các thị trường mới nổi Hàn Quốc và Đài Loan.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.