Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Nguyên cứu xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Nguyên cứu xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng 98 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Nguyên cứu xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng 992 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Nguyên cứu xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Nguyên cứu xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng 5
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Nguyên cứu xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 98 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ LÊ MINH NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TÀI LIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRỰC THUỘC VĂN PHÕNG TRUNG ƢƠNG ĐẢNG THUỘC DIỆN NỘP LƢU VÀO KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Lƣu trữ học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ LÊ MINH NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TÀI LIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRỰC THUỘC VĂN PHÕNG TRUNG ƢƠNG ĐẢNG THUỘC DIỆN NỘP LƢU VÀO KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG CHUYÊN NGÀNH : LƢU TRỮ Mã số : 60 32 24 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƢU TRỮ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN LỆ NHUNG Hà Nội – 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong luận văn có tham khảo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và sử dụng một số thông tin trong các văn bản của Đảng và Nhà nước nhưng đã được chú thích. Công trình này chưa được tác giả nào công bố. TÁC GIẢ Đỗ Lê Minh 3 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN 1. APSC Chi nhánh An Phú 2. BBT Ban Bí thư 3. BCHTW Ban Chấp hành Trung ương 4. BCT Bộ Chính trị 5. KLTTW Kho Lưu trữ Trung ương 6. MTV Một thành viên 7. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8. TW Trung ương 9. VPTW Văn phòng Trung ương 4 MỤC LỤC --Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5. Các nguồn tài liệu tham khảo 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Đóng góp của đề tài 8. Bố cục của đề tài Nội dung Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý để xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp thuộc diện nộp lưu và Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp và các đặc điểm hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Nguyên tắc trong xác định giá trị tài liệu 1.2.2. Phương pháp xác định giá trị tài liệu 1.2.3. Tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu 1.3. Cơ sở pháp lý 1.3.1. Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương Đảng 1.3.2. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu tài liệu và Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 1.3.3. Hệ thống văn bản quy định nhiệm vụ thu thập tài liệu, bổ sung tài liệu vào lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng 1.3.4. Vai trò của Văn phòng Trung ương Đảng đối với công tác thu thập tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Chương 2. Cơ sở thực tiễn và việc vận dụng lý luận vào công tác xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp thuộc diện nộp lưu vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 5 7 7 8 9 9 10 11 11 12 12 15 16 18 20 21 21 27 33 37 41 2.1. Sự chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng và lãnh đạo các doanh nghiệp đối với công tác lưu trữ nói chung và công tác thu thập, bổ sung tài liệu nói riêng 41 2.2. Thực trạng công tác thu thập tài liệu từ các nguồn nộp lưu của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 47 2.2.1. Thành phần và nội dung tài liệu đang bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 47 2.2.2. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu của các doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 2.3. Nhu cầu khai thác tài liệu của các đơn vị, cá nhân thuộc các doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức thuộc Văn phòng Trung ương Đảng 2.4. Đánh giá, nhận xét Chương 3. Danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 3.1. Các căn cứ để xây dựng danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ TW Đảng 3.2. Mục tiêu xây dựng bảng danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ TW Đảng 3.3. Yêu cầu của việc xây dựng danh mục tài liệu của các doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu vào kho lưu trữ TW Đảng 3.4. Phương pháp xây dựng danh mục tài liệu của các doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu vào kho lưu trữ TW Đảng 3.4.1. Lựa chọn phương án phân loại cho bản danh mục thành phần tài liệu 3.4.2. Cấu trúc của bản danh mục tài liệu của các doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu và kho lưu trữ TW Đảng 3.5. Ban hành bản danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu vào kho lưu trữ TW Đảng 3.6. Danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu vào kho lưu trữ VPTW 3.7. Cách sử dụng danh mục tài liệu của các doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu vào kho lưu trữ VPTW Đảng Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 6 51 58 60 66 66 68 69 70 72 75 79 80 89 91 95 98 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc xác định thành phần tài liệu cần nộp lưu là một khâu quan trọng trong công tác lưu trữ, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thu thập tài liệu vào bảo quản và lưu giữ lâu dài tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng. Đến nay, các kho lưu trữ Đảng từ trung ương tới địa phương đều chưa có danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc hệ thống Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ; gây nhiều khó khăn cho công tác thu thập, bổ sung tài liệu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc hệ thống Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ trở thành vấn đề cấp bách và thiết thực. Do đó, tôi chọn đề tài : “Nguyên cứu xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học, vừa để phục vụ trực tiếp cho công tác của bản thân, đồng thời góp phần vào việc tối ưu hoá thành phần tài liệu kho lưu trữ Trung ương Đảng, thành phần phông lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu: - Phân tích được các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý đối với việc xây dựng bảng danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng. - Đề tài nhằm mục tiêu đưa ra bản danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng. * Nhiệm vụ nghiên cứu: 7 - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác thu thập bổ sung tài liệu. - Thực trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu và công tác quản lý tài liệu lưu trữ trong Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. + Xác định thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng. + Xây dựng danh mục thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Lý luận về công tác thu thập, bổ sung tài liệu và việc áp dụng lý luận vào công tác lưu trữ Đảng. + Hệ thống tổ chức các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, đặc biệt là các doanh nghiệp trực thuộc. + Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng. - Phạm vi nghiên cứu: + Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng và thành phần tài liệu của các doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng. + Khảo sát thực tế tài liệu tại ba doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng: Công ty in Tiến Bộ, Công ty An Phú, Công ty Hồ Tây giai đoạn 1997 – 2012. + Bên cạnh đó, trong phạm vi đề tài tác giả chỉ đi sâu vào khảo sát, đánh giá công tác giao nộp, thu thập bổ sung tài liệu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc VPTW hiện nay chứ không đi sâu vào tìm hiểu từng nghiệp vụ công tác lưu trữ doanh nghiệp nói chung vốn không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 8 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề nghiên cứu về công tác xác định thành phần tài liệu nộp lưu cũng được nhiều cơ quan, tác giả ở nước ta đã nghiên cứu như : Đề tài của Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước: “Nghiên cứu xác định nguồn và thành phần tài liệu thiết kế xây dựng cần nộp để bảo quản tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia”, chủ nhiệm: TS. Nguyễn Cảnh Đương, 1993; “Nghiên cứu nguồn và thành phần tài liệu quản lý Nhà nước cần nộp vào lưu trữ tỉnh”, chủ nhiệm : Nguyễn Quang Lệ, 1993; “Nghiên cứu nguồn và thành phần tài liệu bản đồ cần nộp vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia”, chủ nhiệm: TS.Nguyễn Minh Phương, 1997; “Cơ sở khoa học để xác định nguồn bổ sung tài liệu ảnh có giá trị lưu trữ vĩnh viễn” chủ nhiệm: Lã Thị Hồng, 1989; “Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghiên cứu khoa học phải nộp vào Lưu trữ Quốc gia”, chủ nhiệm: TS. Nguyễn Minh Phương, 1995... Tuy nhiên, các bài viết, đề tài trên chỉ đề cập đến vấn đề nguồn và thành phần tài liệu cần nộp lưu vào lưu trữ của các cơ quan nhà nước. Đối với công tác xác định thành phần tài liệu nộp lưu của các cơ quan Đảng, cũng đã có một số tác giả nghiên cứu như : Đề tài “Xác định nguồn và thành phần tài liệu của các cơ quan, tổ chức Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng”, TS. Nguyễn Lệ Nhung, 2000; “Xác định nguồn và thành phần tài liệu của các cơ quan, tổ chức thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ huyện uỷ”, Nguyễn Ngọc Quý, 2009. Tuy nhiên, các đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và đưa ra danh mục nguồn và thành phần tài liệu của các các cơ quan, tổ chức Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng chứ không đề cập đến thành phần tài liệu nộp lưu của các doanh nghiệp trực thuộc hệ thống Đảng vốn có rất nhiều điểm khác biệt so với các cơ quan, tổ chức Đảng khác. 5. Các nguồn tài liệu tham khảo Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tham khảo các nguồn tài liệu sau : - Các giáo trình nghiệp vụ lưu trữ của các học giả nghiên cứu trong nước; 9 - Các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước, của doanh nghiệp về tổ chức, quản lý hoạt động lưu trữ; - Các công trình nghiên cứu của các học giả, các đề tài luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp hay báo cáo khoa học của các sinh viên, học viên hiện đang được lưu trữ tại Tư liệu khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng; - Các sách chuyên khảo, quy định của các nước trên thế giới về tổ chức, quản lý hoạt động lưu trữ doanh nghiệp; - Các bản tham luận tại các Hội thảo khoa học, các bài viết đăng tải trên tạp chí chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ; - Các website chuyên ngành có liên quan. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu của Lưu trữ học. Lưu trữ học là bộ môn khoa học thuộc phạm trù của khoa học xã hội. Nó đòi hỏi phải được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, nghĩa là phải biết vận dụng đúng đắn các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu lý luận cũng như khi giải quyết các vấn đề thực tiễn của hoạt động lưu trữ Việt Nam. Các nguyên tắc bao gồm: nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và tổng hợp. Những nguyên tắc này là kim chỉ nam chỉ rõ phương hướng nhận thức khoa học trong quá trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của nước ta. Phương pháp này đã định hướng cho đề tài về mặt lý luận. - Phương pháp khảo sát thực tiễn. Sử dụng phương pháp này, tác giả có thể nghiên cứu trực tiếp với tài liệu, tiếp cận trực tiếp với người có nhiệm vụ lưu trữ tài liệu của các doanh nghiệp thuộc VPTW thông qua khảo sát tình hình thực tế tại 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.