Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở để đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng thương mại Cổ phần quốc tế Việt Nam

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở để đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng thương mại Cổ phần quốc tế Việt Nam 89 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở để đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng thương mại Cổ phần quốc tế Việt Nam 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở để đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng thương mại Cổ phần quốc tế Việt Nam 70 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở để đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng thương mại Cổ phần quốc tế Việt Nam 22
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở để đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng thương mại Cổ phần quốc tế Việt Nam
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 89 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ XUÂN HOÀNG DƯƠNG XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ XUÂN HOÀNG DƯƠNG XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM Ngành : Luật Kinh tế Mã số : 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHẠM THỊ GIANG THU Hà Nội, năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi, vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. HỌC VIÊN Lê Xuân Hoàng Dương MỤC LỤC LÀM LẠI MỤC LỤC TỰ ĐỘNG TẠI QUÁN PHOTO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự NHTM Ngân hàng thương mại QSDĐ Quyền sử dụng đất GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất TCTD Tổ chức tín dụng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động chủ yếu liên quan đến kinh doanh tiền tệ là huy động vốn và cấp tín dụng. Về bản chất, các hoạt động này là hoạt động có tính nguy hiểm, nhiều rủi ro. Đặc biệt hoạt động cấp tính dụng của ngân hàng là hoạt động mang nhiều tính rủi ro rất cao. Bởi lẽ khoản vốn được cấp cho chủ thể nếu không kiểm soát, sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn tốt thì rất dễ có tình trạng là không thù hồi được khoản vốn đó. Vì vậy, trong hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại đều thực hiện các biện pháp bảo đảm cho giao dịch cho vay của mình. Khi mà khách hàng không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi và khắc phục thiệt hại. Các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và xử lý đối với tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của các ngân hàng. Nếu như các khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, ngân hàng thương mại bắt buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Thực tế trong những năm vừa qua, tình hình nợ xấu của Việt Nam đã tăng cao, đặc biệt nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Nợ xấu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Do đó, việc thực hiện đúng, đầy đủ pháp luật về bảo đảm tiền gửi ngân hàng và đặc biệt là xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ngân hàng thì đều cần thiết mang lại hiệu quả cao. Do vậy, việc xử lý nợ xấu đang là vấn đề được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại ưu tiên xử lý hàng đầu trong thời gian vừa qua. Trong thực tế, các tài sản thế chấp tại các ngân hàng thương mại để bảo đảm cho khoản vay ngân hàng, để đảm bảo cho hiệu lực hiệu quả đó thì vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay từ khoản thế chấp của các ngân hàng cần được nâng cao hiệu quả, đặc biệt là cần sửa đổi, bổ sung quy định có liên quan về vấn đề này. Chính vì những 6 nguyên nhân đó mà học viên quyết định chọn vấn đề: “Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở để đảm bảo tiền vay theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu luận văn Nghiên cứu về vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất và xử lý tài sản thế chấp đối với khoản vay ngân hàng thương mại đã được các tác giả khắp nơi ở Việt Nam nghiên cứu ở nhiều các giác độ khác nhau. Ở mỗi đề tài, mỗi tác giả đều có cách tiếp cận khác nhau. - Sách của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. thế chấp, chấm dứt hợp đồng thế chấp và thế chấp giá trị quyền sử dụng đất - Thạc sĩ Hồ Quang Huy (2011), "Vật quyền bảo đảm-những vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật dân sự của nước ta", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. - Thạc sĩ Nguyễn Quang Hương Trà, 2011, "Bàn về khái niệm giao dịch bảo đảm nhìn từ giác độ đối tượng của hoạt động đăng ký ", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện (2005), "Cần xây dựng lại khái niệm "quyền tài sản" trong luật dân sự", Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, (số 50). - Lê Thái Tuế (2017), Pháp luật về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học pháp lý, Trường đại học Trà Vinh; - Phạm Hải Đường (2016), Hoàn thiện quy chế cho vay của các ngân hàng cổ phần nhà nước Big Four ở Việt Nam hiện nay, Trường đại học tài chính ngân hàng, Hà Nội; 7 - Nguyễn Học Hải (2015), Pháp luật về thế chấp tài sản cố định thuê mướn từ người thứ 3 những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Khoa tổng hợp trường đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nói trên chỉ phân tích, nghiên cứu về mặt lý luận về biện pháp thế chấp tài sản và đánh giá chung về quy định xử lý tài sản thế chấp mà chưa có những đánh giá về thực trạng áp dụng và xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại. Đề tài này của học viên phần nào đáp ứng được tính cấp thiết của việc nghiên cứu trong tình hình hiện nay, khi mà việc xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại đang là nhiệm vụ cấp thiết để giải quyết vấn đề nợ xấu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu những góc độ đầy đủ và toàn diện về vấn đề lý thuyết về thế chấp và xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm giao dịch tiền vay ngân hàng thương mại và thực tiễn thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm từ hoạt động thế chấp của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam từ đó rút ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay ngân hàng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những mục đích nghiên cứu mang tính đầy đủ và toàn diện trên, để hoàn thiện đề tài, tác giả đặt ra cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất ở và xử lý thế chấp quyền sử dụng đất ở để bảo đảm tiền vay ngân hàng. Thứ hai, nghiên cứu quy định của pháp luật về xử lý thế chấp quyền sử dụng đất ở để bảo đảm tiền vay ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý thế chấp 8 quyền sử dụng đất ở để bảo đảm tiền vay ngân hàng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các quan điểm, các học thuyết và đặc biệt là các quy định của pháp luật có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ngân hàng từ hoạt động thế chấp. Đặc biệt đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động này tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài có những phạm vi nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, về mặt lý luận: luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của NHTM, cơ chế điều chỉnh của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trong hoạt động xử lý nợ của NHTM. Thứ hai, Đề tài nghiên cứu thực trạng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ngân hàng thương mại ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019, từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của công tác này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài có phương pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa Mác Lê nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời sử dụng các quy luật, nguyên lý, các cặp phạm trù để tạo dựng cơ sở nghiên cứu. Trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trên đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… 6. Những đóng góp mới của luận văn Đây là đề tài tương đối hoàn chỉnh ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về vấn đề xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay ngân hàng thương mại đặc biệt là tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam. Kết quả này được thể hiện ở các nội dung sau: 9 Thứ nhất, luận văn tập trung phân tích và xác định được tài sản được dùng để thế chấp và các phương thức xử lý hiệu quả đối với tài sản thế chấp; để có cơ sở nhận diện các tài sản thế chấp cũng như phương thức xử lý tài sản thế chấp, luận văn đã xây dựng khái niệm, các đặc trưng pháp lý của tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp; Thứ hai, luận văn đưa ra một cách nhìn toàn diện, đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn đối với xử lý tài sản thế chấp ở Việt Nam; trên cơ sở phân tích, tham chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới, luậnvăn đã đúc rút những kinh nghiệm cần thiết về xác định xử lý tài sản thế chấp một cách hiệu quả; Thứ ba, luận văn nêu bật tầm quan trọng trong việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan như công chứng, đăng ký thế chấp và các cơ quan chức năng khác trong việc đảm bảo tính an toàn của các giao dịch thế chấp. Thứ tư, luận văn đánh giá một cách toàn diện về các kết quả đạt được trong công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam trong thời gian vừa qua. Thứ năm, luận văn mạnh dạn đưa ra những đề xuất ban đầu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản thế chấp trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của nước ngoài phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nền kinh tế của đất nước trong điều kiện hội nhập thương mại quốc tế hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài Một đề tài hoàn chỉnh với kết cấu 3 chương, cộng thêm các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo được đánh thành danh mục đầy đủ. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.