Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Thuận lợi và thách thức

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Thuận lợi và thách thức 88 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Thuận lợi và thách thức 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Thuận lợi và thách thức 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Thuận lợi và thách thức 8
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Thuận lợi và thách thức
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 88 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI: THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC Họ và tên sinh viên Mã sinh viên : Lê Mai Anh : 1706610002 Hà Nội, tháng 12 năm 2019 LỜI CẢM ƠN Học và nghiên cứu tại Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại thương là trải nghiệm sâu sắc với bản thân em cũng như bất cứ học viên nàotừng tham gia học tập. Nền tảng kiến thức có được thực sự là hành trang quan trọng trong cuộc sống, sự nghiệp của chúng em. Xin gửi lời cảm chân thành đến quý thầy cô, đặc biệt đến TS. Nguyễn Ngọc Hà - giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã song hành cùng chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu, hướng dẫn hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi nhiều hạn chế nhất định, em tin rằng những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cũng như các bạn học viên sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện kiến thức, cũng như hoàn thiện hơn luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2018 Học viên Lê Mai Anh MỤC LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5 6.Một số đóng góp của đề tài...........................................................................................5 7. Bố cục của đề tài ..........................................................................................................6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI............................................................................................................7 1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ...............7 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ...................................................................................7 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ..........................................................................................................................10 1.1.3. Các nội dung cơ bản của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ................13 1.1.4. Vai trò của các FTA thế hệ mới....................................................................17 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ..........................................19 1.2.1. Mối quan hệ giữa thương mại và lao động ...................................................19 1.2.2. Sự cần thiết phải đưa các quy định về lao động vào trong các FTA thế hệ mới ..........................................................................................................................21 1.2.3. Nội dung cơ bản của các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới ......24 1.2.4. Thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới .....................25 CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM ..........................................29 2.1. CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH TRỰC TIẾP VỀ LAO ĐỘNG .........................29 2.1.1.Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ...............29 2.1.2. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu ...................35 2.1.3. Các cam kết về lao động trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tếASEAN ......39 2.2. CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH GIÁN TIẾP VỀ LAO ĐỘNG ..........................43 2.2.1. Các quy định về dịch vụ hoặc đầu tư liên quan đến lao động ......................43 2.2.2. Các ngoại lệ chung........................................................................................46 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG .............................................................................................47 2.3.1. Các ưu điểm ..................................................................................................47 2.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân ........................................................................48 CHƯƠNG III: CƠ HỘI PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC FTA THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM ..............................................................................................................................52 3.1. THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC KHI THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC FTA THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM .....................................52 3.1.1. Thuận lợi .......................................................................................................52 3.1.2. Thách thức ....................................................................................................53 3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẢM BẢO SỰ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ........................................62 3.2.1. Quan điểm .....................................................................................................62 3.2.2. Định hướng ...................................................................................................66 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ...................................................................................................68 3.3.1. Đối với nhà nước .........................................................................................68 3.3.2. Đối với doanh nghiệp ..................................................................................70 3.3.3. Đối với người lao động ...............................................................................71 3.4. CÁC KIẾN NGHỊ ..................................................................................................74 KẾT LUẬN ...................................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEC : ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN AFAS : ASEAN Framework Agreement on Services Hiệp định khung về Thương mại Dịch vụ ASEAN ASEAN : Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Asia-Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á Âu CPTPP : Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Thái Bình Dương EU : European Union Liên minh châu Âu EVFTA : European Union Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam FTA : Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do GATT : General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại GATS : General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ ILO : International Labour Organization Tổ chức Lao động Thế giới MNP : ASEAN Agreement on the Movement of Natural Persons Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân MRA : Mutual Recognition Arrangement Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau MUTRAP : European Trade Policy and Investment Support Project Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu OECD : Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế RTA : Regional Trade Agreement Hiệp định thương mại khu vực PTA : Preferential Trade Agreement Hiệp định thương mại ưu đãi TPP : Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương VCCI : Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO : World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và các điều kiện kinh doanh được cải thiện, đơn giản hóa, số lượng các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có một triệu doanh nghiệp hoạt động trên thị trường1. Cùng với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động sẽ tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh việc nhiều doanh nghiệp đã tuân thủ tốt các quy định của pháp luật lao động, một số lượng không nhỏ doanh nghiệp chưa đảm bảo tốt quyền lợi của người lao động. Đồng thời, do số lượng doanh nghiệp Việt Nam đa số có quy mô vừa và nhỏ, các tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người lao động không có hoặc không có cán bộ chuyên trách2. Với những doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách, nhiều trường hợp là những người hưởng lương của người sử dụng lao động hoặc là người nằm trong các cán bộ quản lý của người sử dụng lao động. Vì vậy, khi đối mặt với các vấn đề mà ở đó quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, họ phải “cân nhắc, lựa chọn trong hành động của mình, hành động vì người lao động hay hành động vì người sử dụng lao động”3. Vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao độnglà yếu tố quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp, phát triển của kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Việt Nam chấp nhận đưa lao động thành một trong những nội dung phi truyền thống được điều chỉnh bởi một số hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement, FTA) thế hệ mới mà Việt Nam và các đối tác thương mại quan trọng đã đàm phán, ký kết trong thời gian qua. Trong một số hiệp định, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (The Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership Agreement, CPTPP)4, Xem Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội ngày 08/11/2016 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. 2 Phạm Thị Quỳnh Nga, “Đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, xem tại: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tuphap.aspx?ItemID=116 (truy cập ngày 30/10/2018). 3 Phạm Thị Quỳnh Nga, tlđd. 4 Tiền thân của hiệp định này là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (The Trans-Pacific Partnership Agreement, TPP). Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, 11 thành viên TPP còn lại tiếp tục đàm 1 2 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (The EU-Vietnam Free Trade Agreement, EVFTA) hay trong khuôn khổ hội nhập của ASEAN, nhiều quy định về lao động mang tính chất pháp lý ràng buộc cao, theo các tiêu chuẩn quốc tế, đã được thiết lập. Việc thực thi các quy định đó sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía Việt Nam, ở các khía cạnh khác nhau như cải cách thể chế pháp luật, nâng cao trình độ, hiểu biết của doanh nghiệp và những chủ thể phải áp dụng pháp luật lao động, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động công đoàn… Từ đây, nhiều câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như: Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung những quy định nào vào hệ thống pháp luật trong nước để đảm bảo sự tương thích với các cam kết về lao động của mình trong các FTA thế hệ mới? Người lao động cần phải làm gì để có thể tận dụng tốt các quy định này nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình? Các doanh nghiệp và người sử dụng lao động khác cần làm gì để tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan? Để có thể trả lời một cách thấu đáo cho các câu hỏi này, người viết đã chọn đề tài “Thực thi các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Thuận lợi và thách thức” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở nước ngoài cũng như ở trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu về chủ đề này. Cụ thể: Ở nước ngoài, các quy định về lao động được đưa vào trong các hiệp định thương mại tự do nói chung và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nói riêng là đề tài được nhiều học giả nghiên cứu. Có thể kể đến các công trình như: Bart Kerremans & Jan Orbie, “The Social Dimension of European Union Trade Policies”,European Foreign Affairs Review, 2009, vol. 14, pp. 629-641; Ian Manners, “The Social Dimension of EU Trade Policies: Reflections from a Normative Power Perspective”, European Foreign Affairs Review, 2009, vol. 14, pp. 785-803; JeanMarc Siroen & David Andrade, “Trade Agreement and Core Labour Standards”,University works, Université Paris-Dauphine, 2016, pp. 7-16; Daniela Sicurelli, “The EU as a Promoter of Human Rights in Bilateral Trade Agreements: The phán và đã ký kết CPTPP vào tháng 03/2018. CPTPP chính thức có hiệu lực vào cuối tháng 12/2018 sau khi có đủ số thành viên phê chuẩn. 3 Case of the Negotiations with Vietnam”, Journal of Contemporary European Research, 2015, vol. 11, no. 2, pp. 231-246; Ronald C. Brown, “FTAs in Asia-Pacific: “Next generation” of Social Dimension Provisions on Labor?”, Indiana International & Comparative Law Review, 2016, vol. 26, no. 2, pp. 69-101; Dr Roman Grynberg & Veniana Qalo, “Labor Standards in US and EU Preferential Trading Arrangements”, Journal of World Trade, 2006, vol. 40, no. 4, pp. 619-653; Liam Campling et al.,“Can labour provisions work beyond the border? Evaluating the effects of EU free trade agreements”, International Labour Review, 2016, vol. 155, no. 3, pp. 357-382… Về cơ bản, các công trình nêu trên đã phân tích về lịch sử hình thành các quy định về lao động trong các FTA, nội dung một số quy định về lao động cũng như khả năng áp dụng của các quy định đó trong khuôn khổ các FTA thế hệ mới, đặc biệt là các FTA thế hệ mới được ký kết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các công trình này sẽ hữu ích đối với người viết khi làm rõ cơ sở lý thuyết và phân tích nội dung của các quy định về lao động của các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực thi các quy định này trong bối cảnh của Việt Nam chưa được đề cập đến trong tài liệu nào kể trên. Ở trong nước, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về quy định lao động trong TPP hay trong AEC như: Vũ Thị Loan, “Cơ hội, thách thức và các vấn đề cần giải quyết về lao động, tổ chức công đoàn khi Việt Nam ký kết Hiệp định TPP”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, 2016, số 5, tr. 18-22; Đan Tâm, “Những thách thức của công đoàn Việt Nam khi hội nhập TPP”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, 2016, số 5, tr. 15-17; Hoàng Thị Thu Thủy, “Quan hệ lao động khi gia nhập TPP và AEC: Cơ hội và thách thức?”, Tạp chí Tài chính, 2016, số 9, tr. 72-73; Lê Thị Thu Hương, “Tác động của TPP tới lao động ngành dệt may Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, 2016, số 5, tr. 82-83; Nguyễn Vĩnh Thanh, “Cộng đồng kinh tế ASEAN và nguồn nhân lực của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 2015, số 443, tr. 60-64… Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung phân tích một số tác động của việc thực thi các cam kết về lao động trong TPP và AEC, mà chưa làm rõ nội dung các cam kết, chưa chỉ ra các điểm mới của các cam kết, chưa làm rõ những điểm không tương đồng hay tương thích của nội luật… Đặc biệt, các bài viết mới chủ yếu nhìn nhận 4 vấn đề ở góc độ vĩ mô, thiếu đi những phân tích, đánh giá từ góc độ doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài luận văn sẽ góp phần khỏa lấp các khoảng trống nghiên cứu nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài có một số mục đích nghiên cứu sau đây: - Tổng hợp và làm rõ cơ sở lý thuyết của các quy định về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; - Phân tích nội hàm của các quy định về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam; - Phân tích và làm rõ những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam khi thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới, từ đó, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để đảm bảo thực thi các quy định này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở các mục đích nghiên cứu ở trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Làm rõ các vấn đề lý thuyết như khái niệm, đặc điểm, vai trò, sự hình thành và phát triển… của các FTA thế hệ mới; - Làm rõ và phân tích các vấn đề lý thuyết liên quan đến các quy định về lao động trong ác FTA thế hệ mới và việc thực thi các quy định này; - Giới thiệu tổng quan về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam; - Phân tích nội dung của các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam; - Làm rõ các thuận lợi, thách thức khi thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để đảm bảo việc thực thi các quy định về lao động trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.