Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 86 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 3 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 30
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 86 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, của riêng tôi. Các kết luận, số liệu được sử dụng trong Luận văn Thạc sỹ này là trung thực, đảm bảo độ tin cậy. Nội dung nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ chưa từng được đăng tải, công bố tại bất kì đâu. Tác giả Luận văn Thạc sỹ i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. iv TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ....................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN ................................................................................................7 1.1. Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC ............................................................................8 1.1.1. Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .............................................................................................................8 1.1.2. Sự ra đời của Hardship theo PICC ...........................................................13 1.1.3. Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG ...............15 1.2. Khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 .................................................................................................17 1.2.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG ....................................17 1.2.2. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC ....................................18 1.2.3. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 ............................................................................................................................21 1.3. So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản .............................22 CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CISG VÀ PICC.28 2.1. Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng .........................................................................................................28 2.2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh ..........................................................................................29 2.3. Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác ...............................................................................................................30 2.4. Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên ..............................................31 ii 2.5. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích ...............................................33 CHƯƠNG III –QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG TRƯỜNG HỢP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2015 ...................................40 3.1. Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng ......40 3.1.1. Luật không đặt ra nghĩa vụ phải đàm phán ..............................................42 3.1.2. Chủ thể trong đàm phán ...........................................................................42 3.1.3. Nghĩa vụ chứng minh ...............................................................................45 3.1.4. Khái niệm “thời hạn hợp lý” ....................................................................46 3.2. Quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng .........................47 3.2.1. Thẩm quyền của Tòa án bị bó hẹp ...........................................................48 3.2.2. Việc xác định “chi phí để thực hiện hợp đồng” .......................................49 3.3. Nghĩa vụ của các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết ....................50 3.4. Đánh giá thực trạng ......................................................................................52 3.4.1. Những điểm tích cực ................................................................................52 3.4.2. Hạn chế .....................................................................................................53 3.4.3. Nguyên nhân.............................................................................................54 CHƯƠNG IV- GIẢI PHÁP VỀ GIẢI THÍCH VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................56 4.1- Định hướng nhằm giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ............................................................................56 4.2. Các giải pháp .................................................................................................56 4.2.1. Giải pháp giải thích Điều 420 BLDS 2015 ..............................................57 4.2.2. Đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420 ...............................63 4.2.3. Đề xuất về việc soạn thảo điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng .............................................................................................................66 4.3. Kiến nghị ........................................................................................................68 KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................73 PHỤ LỤC .................................................................................................................79 iii DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban Nhân dân BLDS Bộ luật Dân sự ULIS Luật thống nhất về bán hàng hóa quốc tế Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp CISG đồng mua bán hàng hóa quốc tế PICC Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế PECL Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng UNCITRAL Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế UNIDROIT Viện Thống nhất Tư pháp quốc tế WTO Tổ chức Thương mại Thế giới VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ICSID Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ICC Phòng Thương mại Quốc tế Hardship Hoàn cảnh thay đổi cơ bản GS. Giáo sư iv PGS. Phó Giáo sư TS. Tiến sĩ NXB. Nhà xuất bản v. với v TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài của Luận văn Thạc sỹ có tên là “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế”. Luận văn gồm 04 chương. Chương I “Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản”. Chương I gồm ba phần. Phần 1.1 sẽ nêu Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015, CISG và PICC (bao gồm quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, sự ra đời của Hardship theo PICC và sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG). Phần 1.2 giới thiệu khái niệm hoàn cảnh thay đởi cơ bản theo CISG, PICC và BLDS Việt Nam 2015. Phần 1.3 sẽ so sánh điểm giống và khác nhau giữa trường hợp bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Chương II của Luận văn Thạc sỹ “Điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam và so sánh với CISG và PICC”, người viết trước hết sẽ phân tích các điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo 05 điều kiện: (1) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; (2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; (3) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; (4) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (5) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích (ứng với từng mục). Người viết so sánh từng điều kiện để xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015 với những điều kiện theo PICC và CISG. Sau đó, người viết dẫn các ví dụ minh họa để phân tích các điều kiện này. Ở chương III “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và những bất cập trong quy định của BLDS Việt Nam 2015”, người viết sẽ nêu các quyền và nghĩa vụ về đàm phán lại hợp đồng, quyền yêu cầu Tòa án chấm vi dứt hay sửa đổi hợp đồng và nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng và phân tích những bất cập trong những quy định này. Chương IV – chương cuối cùng của Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp, đề xuất về giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam”, người viết sẽ đề xuất giải pháp giải thích một số thuật ngữ trong điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (phần 4.1). Phần 4.2 sẽ nêu đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420. Phần 4.3 sẽ là những đề xuất của người viết về việc soạn thảo điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng. Cuối cùng, người viết sẽ nêu những kiến nghị để phù hợp với thực trạng hiện nay của nước ta. vii PHẦN MỞ ĐẦU 1, Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình phát triển của Bộ luật Dân sự Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi cơ bản: Từ Bộ luật Dân sự đầu tiên sau khi Việt Nam được hoà bình, thống nhất là Bộ luật Dân sự 1995. Sau gần 10 năm đi vào đời sống thực tiễn, Bộ luật Dân sự 1995 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế xã hội luôn không ngừng phát triển, nên Bộ luật Dân sự 1995 đã được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2005. Cũng 10 năm sau sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005, Quốc hội Việt Nam luôn không ngừng xây dựng những dự thảo luật sửa đổi, bổ sung cho Bộ luật Dân sự nhằm loại bỏ những quy định còn bất cập, hạn chế và thay thế bằng những quy định có tính hợp lý và khả thi hơn. Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành đã ra đời phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng như hiện nay và bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam nói riêng, các quan hệ dân sự và kinh tế ngày một trở nên phức tạp và mở rộng và được thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội như: là sự cụ thể hoá ý chí, nguyện vọng của các chủ thể khi giao kết, đồng thời thể hiện được phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng, là cơ sở để các chủ thể giải quyết các tranh chấp khi phát sinh,… Trong quá trình giao kết hợp đồng, các chủ thể đều mong muốn hợp đồng có khả năng được thực hiện, bảo đảm được tính pháp lý đồng thời là cơ sở để xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra (nếu có). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà việc thực hiện hợp đồng trở thành một nghĩa vụ không thể thực hiện được hoặc thực hiện không trọn vẹn hoặc thực hiện không đúng như mong muốn giao kết ban đầu của các bên. Vậy, những lý do khiến các bên không hoàn thành nghĩa vụ là gì, các bên có thể dự liệu trước được những nguyên nhân này bằng cách ghi nhận trong hợp đồng hay không, trong trường hợp nào được miễn thực hiện nghĩa vụ do 1 những nguyên nhân khách quan, và các cơ quan có thẩm quyền có thể can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra những sự kiện không lường trước này được hay không? Việt Nam là thành viên tích cực của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007,1 và trở thành thành viên của CISG năm 2015,2 cũng như luôn tích cực tham khảo Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế để hoàn thiện pháp luật hợp đồng của nước mình. Thuật ngữ “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” đã xuất hiện trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT; trong khi đó, Công ước quốc tế CISG không quy định cụ thể về “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, nhưng một số học giả vẫn cho rằng có tồn tại khái niệm này trong Công ước CISG. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam (lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015). Do vậy, khái niệm “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” vẫn còn tương đối mơ hồ và thiếu tính cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Xuất phát từ những lý do nêu trên, người viết lựa chọn đề tài “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế”. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trong việc thực hiện hợp đồng trong tình hình hiện nay. 2- Tổng quan tình hình nghiên cứu a) Tình hình nghiên cứu nước ngoài Có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các điều kiện để đánh giá thế nào là Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khi xảy ra sự kiện này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Hardship under the UN Convention on the International Sale of Goods (CISG)” của Markus Petsche, được đăng trên Tạp chí Vindobona Law Journal, Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. 1 2 2 “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium under Hardship Exemption, Jurisprudence”, của Daniel Girsberger và Paulius Zapolskis, hay “Force majeure and hardship: Application in international trade practice with specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts” của Joern Rimke,... Những công trình nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu rất giá trị để người viết nắm được những quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong CISG và PICC. Đồng thời, những phân tích của các học giả trong những công trình nghiên cứu kể trên cũng là tài liệu tham khảo có ý nghĩa để so sánh với những quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015. b) Tình hình nghiên cứu trong nước Trong mối liên hệ so sánh “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của Bộ luật Dân sự Việt Nam với các Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDRIOIT, hiện ở Việt Nam, có rất nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, hay tại các hội nghị như Hội thảo Chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của PGS. TS. Đỗ Văn Đại, “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, được đăng trên Tạp chí kinh tế đối ngoại số 86/2016, hay “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” của Lê Minh Hùng được đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6/2009,… Những công trình khoa học kể trên là nguồn tài liệu rất quý giá, là một trong những căn cứ giúp người viết có thêm nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh các quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu các quy định của Công ước CISG, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và đưa ra những đề xuất trong việc giải thích và áp dụng những điều khoản này. Đây là Luận văn Thạc sỹ Luật học đầu tiên nghiên cứu so sánh cả ba văn bản này. 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.